Trên phạm vi toàn cầu cũng nhưtại Việt Nam, chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Tr¸ch nhiÖm båi th−êng thiÖt h¹i do
hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt m«i tr−êng g©y
nªn T¹i viÖt nam
(ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG)
Bộ môn Luật Môi trường
HÀ NỘI - 2007
Trang 2TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
GÂY NÊN TẠI VIỆT NAM
(ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG)
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Stt Họ và tên Học hàm –
học vị
Cơ quan công tác
1 Vũ Thu Hạnh Tiến sĩ Khoa Pháp luật Kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội
2 Nguyễn Văn Phương Thạc sĩ Khoa Pháp luật Kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội
3 Vũ Duyên Thuỷ Thạc sĩ Khoa Pháp luật Kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội
4 Lưu Ngọc Tố Tâm Thạc sĩ Khoa Pháp luật Kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội
5 Đặng Hoàng Sơn Thạc sĩ Khoa Pháp luật Kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội
6 Nguyễn Văn Tài Tiến sĩ Vụ Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường
7 Dương Thanh An Thạc sĩ Cục Bảo vệ môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 3MỤC LỤC
Trang
2.1 Chuyên đề 1 Những vấn đề lý luận về thiệt hại trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường
2.4 Chuyên đề 4 Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về môi trường
100
2.5 Chuyên đề 5 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên với trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ sự cố môi
trường
110
2.6 Chuyên đề 6 Mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm pháp luật môi trường với trách
nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường
126
2.7 Chuyên đề 7 Mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm pháp luật môi trường với trách
nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường
138
2.8 Chuyên đề 8 Thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường tại Việt Nam trong thời gian qua
151
2.9 Chuyên đề 9 Kinh nghiệm của nước ngoài về áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên
160
2.10 Chuyên đề 10 Bước đầu nghiên cứu về bảo hiểm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về môi trường
183
3 Tài liệu tham
khảo
191
Trang 4Phần thứ nhất BÁO CÁO TỔNG QUAN
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, chất lượng môi trường
đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cuộc sống của con
người Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự tác động theo chiều hướng tiêu cực của con người tới môi trường ngày càng gia tăng Có nhiều cách thức, biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, trong đó các biện pháp pháp lý với nội dung chính là quy định trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại gây nên do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm Luật Bảo vệ môi trường 20051
quy
định 5 điều về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (Mục 2
Chương XIV, từ Điều 130 đến Điều 134)2 Đây là một bước tiến mới về mặt lập pháp Người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại phải bồi thường là sự cụ thể hóa nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả giá” (PPP) đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này không chỉ có tác dụng trừng phạt người đã gây ô nhiễm môi trường mà còn có tác dụng răn đe các chủ thể khác trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tố của môi trường không được gây tổn hại cho môi trường Nói khác đi, bồi thường thiệt hại môi trường ngày càng được xem là một nội dung quan trọng của quản lý và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt hại gây nên do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện vẫn dừng ở mức chung chung, mang tính nguyên tắc, chưa thể áp dụng trên thực tế Thực tiễn giải quyết các vụ kiện
đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên trong
thời gian qua tại Việt Nam gặp không ít khó khăn do chưa có sự thống nhất về
Trang 6cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này Do vậy, cần phải có thêm những nguyên cứu có tính chuyên sâu về loại trách nhiệm này, góp phần cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nước: Trong một số lĩnh vực khoa học có liên quan như xã hội
học môi trường, kinh tế học môi trường, khoa học quản lí về môi trường cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về môi trường, như: “Xây dựng phương pháp xác định mức đền bù
thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ra” do
Trung tâm kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, trường Đại học xây
dựng Hà Nội thực hiện năm 1999; “Bước đầu tiếp cận công tác thanh tra giải
quyết đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây bởi các hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Phả lại” do Nguyễn Thị Thanh Minh, sinh viên Khoa Môi
trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội thực
hiện năm 2000, "Chính sách quản lý môi trường đối với việc giải quyết xung
đột môi trường", luận văn cao học chuyên ngành chính sách khoa học và công
nghệ của Lê Thanh Bình Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu về giá trị kinh tế của Khu bảo tồn biển Hòn Mun (Economic valuation of the Hon Mun Marine Protected Area) Song nhìn chung các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến các giải pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế mà chưa đề cập đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường
Từ góc độ nghiên cứu khoa học pháp lí, chủ đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường cũng đã bước đầu nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các luật gia, cũng như những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực quản lý môi trường Ở các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số công
Trang 7trình và tài liệu đề cập đến vấn đề này, như: Giáo trình Luật Môi trường của Trường Đại học Luật Hà Nội (1999); đề tài "Bước đầu nghiên cứu cơ chế giải
quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam" do Cục Môi trường, Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với
Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2000; đề tài "Trách
nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường" do Viện nghiên cứu Khoa
học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2002; các Báo cáo tổng kết công tác
thực tiễn giải quyết đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên của Phòng quản lý môi trường các tỉnh, thanh tra môi trường
các địa phương, Cục bảo vệ môi trường; "Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam
- Luật pháp và thực tiễn" của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao; luận án tiến sĩ luật
học của Vũ Thu Hạnh về “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”; “Bồi thường thiệt hại về
môi trường” thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam- Thụy Điển về tăng cường
năng lực quản lí nhà nước về đất đai và môi trường
Nước ngoài: Có một số công trình nghiên cứu về cách thức đền bù và
đánh giá thiệt hại môi trường Các công trình này trở thành căn cứ quan trọng
để đưa ra các quy định về giải quyết các khiếu kiện liên quan đến việc đòi bồi
thường thiệt hại về môi trường Trong số này trước tiên cần kể đến công trình
“Đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường: Một số vấn đề về chính sách và pháp lí đối với khu vực ASEAN” do Tiến sĩ Brady Coleman - Trung tâm Luật
Môi trường châu á- Thái Bình Dương, Đại học tổng hợp Singapore thực hiện;
“Khuôn khổ thể chế hiện hành về đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường tại
Malayxia” của Amirul arpin - Chuyên gia kiểm soát môi trường, Cục Môi
trường Malayxia; “Mô tả khuôn khổ hiện hành về đền bù và đánh giá thiệt hại
môi trường ở các nước thành viên ASEAN: Kinh nghiệm của Thái Lan” do
Charit Tingabadh- Trung tâm kinh tế, sinh thái- Khoa kinh tế- Đại học Tổng
Trang 8hợp Chulalongkorn, Bangkok, Thai Lan thực hiện Đặc biệt là ấn phẩm
"Compendium of summaries of judicial decisions in environment related
cases"3 do Chương trình Môi trường Hợp tác Nam á (SACEP) và Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP) xuất bản năm 2001 Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu về trách nhiệm dân sự đối với bồi thường thiệt hại về môi trường (Study of Civil Liability Systems for remedying Environmental Damage)
3 Mục đích, nội dung và pham vi nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên, làm cơ sở cho việc hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Kết quả nghiên cứu sẽ trực tiếp phục vụ việc giảng dạy một số chuyên đề sau đại học thuộc môn học Luật môi trường
Phạm vi nghiên cứu:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường gồm 2 nội dung chính: Bồi thường thiệt hại về môi trường do hành vi vi phạm pháp luật gây nên và bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố môi trường gây nên Trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Nghĩa là chỉ nghiên cứu trách nhiệm thiệt hại về môi trường đối với những các chủ thể có năng lực chủ thể thực hiện các hành vi trái pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ mà không nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
3
Tạm dịch là "Trích yếu tóm tắt các quyết định của toà án trong các vụ có liên quan đến môi trường"
Trang 9Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam
- Đánh giá một số kết quả thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua
- Học hỏi kinh nghiệm của một số nước về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp phân tích và khái quát hoá, phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra, nghiên cứu, thu thập và kế thừa các kết quả đã có Ngoài ra, phương pháp mô hình hoá cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
B TÓM TẮT NỘI DUNG
I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG GÂY NÊN (GỌI CHUNG LÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG)
1.1 Thiệt hại và xác định thiệt hại trong lĩnh vực môi trường
1.1.1 Thiệt hại trong lĩnh vực môi trường
Trong lĩnh vực dân sự, thiệt hại có thể được hiểu là những tổn thất thực
tế được tính thành tiền, do việc bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức, bao gồm:
- Thiệt hại về tài sản: Biểu hiện cụ thể của loại thiệt hại này là người bị thiệt hại bị mất tài sản, giảm sút tài sản, trả những chi phí để ngăn chăn, hạn
Trang 10chế, sửa chữa, thay thế tài sản và cả những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản
- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ: Đây là những thiệt hại làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe gây ra
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị tín bị xâm hại: Loại thiệt hại này bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực
tế bị mất bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại
- Tổn thất về tinh thần Đây là những tổn thất mà về nguyên tắc là không thể giá trị được bằng tiền và không thể phục hồi được
Khác với thiệt hại trong dân sự, trong lĩnh vực môi trường, thiệt hại lại
được hiểu là những tổn thất do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây
ra Theo qui định tại Điều 130 Luật bảo vệ môi trường 2005, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:
Một là: Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật Xem xét dưới giác độ xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại thì các yếu tố nhân tạo thường được nhìn nhận là các loại tài sản hiện hữu, thuộc quyền sở hữu của một chủ thể xác định Nếu chúng có bị suy giảm chức năng, tính hữu ích thì cần được hiểu là suy giảm chức năng, tính hữu ích của chính tài sản đó Nói cách khác, đó là các thiệt hại về tài sản của người bị thiệt hại và người bị thiệt hại trong trường hợp này có thể là Nhà nước cũng
có thể là một tổ chức, cá nhân cụ thể Trong khi đó, các yếu tố tự nhiên lại
được xem là những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại, phát triển chung của cả
cộng đồng, không do một tổ chức, cá nhân nào tạo ra và đương nhiên thuộc quyền sở hữu chung của cả cộng đồng mà đại diện là Nhà nước Do đó, nếu
Trang 11có sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các yếu tố này thì đó là sự suy giảm các giá trị môi trường sống nói chung Chính vì vậy, nói đến thiệt hại trong lĩnh vực môi trường dưới góc độ chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm là nói đến sự suy giảm chức năng, tính hữu ích vốn có của môi trường tự nhiên
Xét một cách khái quát, nói đến chức năng, tính hữu ích của môi trường,
có thể kể đến ba chức năng chính sau đây: i) Môi trường là không gian sinh tồn của con người; ii) Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người; iii) Môi trường là nơi chứa đựng và xử lý chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình
Như vậy, có thể thấy, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: i) Chất lượng của các yếu tố môi trường sau sử dụng nhỏ hơn quy chuẩn kĩ thuật về môi trường qui định; ii) Lượng tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục, tái tạo và lượng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được khai thác, sử dụng lớn hơn lượng thay thế; iii) Lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc phân huỷ tự nhiên
Hai là: Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra Cụ thể là:
- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Tương tự với loại thiệt hại này trong lĩnh vực dân sự nói chung, người bị thiệt hại phải chi trả các chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe gây ra từ tình trạng môi trường bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái
Trang 12- Thiệt hại về tài sản do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Đây là những thiệt hại về vật chất của người bị thiệt hại như mất tài sản, bị giảm sút tài sản mà nguyên nhân của nó là do chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm Chính những biểu hiện xấu này của môi trường đã làm cho họ bị mất, bị giảm sút tài sản, phải chi trả những chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản
- Thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Đây là những thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường đã bị suy giảm chức năng, tính hữu ích Họ là những chủ thể
được phép khai thác, sử dụng một cách hợp pháp các thành phần môi trường
đó để phục vụ cho các hoạt động của mình Tuy nhiên, do các thành phần môi
trường này đã bị ô nhiễm hoặc suy thoái nên họ không thể tiếp tục khai thác,
sử dụng hoặc phải khai thác, sử dụng một cách hạn chế, dẫn đến lợi ích vật chất của họ bị tổn hại
Như vậy, nói đến thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là nói đến hai loại thiệt hại Thứ nhất là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Loại thiệt hại này thường gắn với chủ thể bị thiệt hại là Nhà nước, người đại diện cho lợi ích chung của cả cộng đồng Loại thiệt hại thứ hai lại thường gắn với chủ thể bị thiệt hại là các tổ chức, cá nhân cụ thể Đó là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ luôn được xem
là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ sinh)
So với các thiệt hại trong các lĩnh vực khác, thiệt hại trong lĩnh vực môi trường có những dấu hiệu đặc trưng riêng của nó Đó là:
- Thiệt hại thường có giá trị lớn Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con người nên khi bị tổn hại, nó thường
Trang 13để lại hậu quả rất lớn Mặt khác, thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
không dễ nhận biết Vì thế, trong rất nhiều trường hợp, thiệt hại về môi trường chỉ được xác định khi đã ở vào giai đoạn cuối của quá trình ô nhiễm và suy thoái nên hậu quả đã trở nên khá nặng nề
- Thiệt hại thường khó xác định một cách chính xác Có cả những thiệt hại gián tiếp, thiệt hại lâu dài nên không thể dễ dàng trị giá thiệt hại ngay trong một thời điểm cụ thể Có những thiệt hại có thể xác định được mức độ bị hại, như số lượng cá chết trong ao, hồ; số hoa màu bị hư hỏng do nguồn nước
bị ô nhiễm nhưng cũng có những thiệt phải dựa trên sự suy đoán hợp lý và
khoa học thì mới xác định được mức độ bị hại Ví dụ, thiệt hại đối với tổ chức,
cá nhân về thu nhập bị mất hoặc lợi nhuận bị giảm sút do phải đình trệ các hoạt động bình thường từ sự cố môi trường gây ra, như hoạt động du lịch, khai thác thuỷ sản
- Trong nhiều trường hợp, thiệt hại không phải là do con người gây ra Những tổn hại gây ra có thể do chính những biến đổi của thất thường của tự nhiên (chẳng hạn tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường xảy ra do hậu quả của một sự cố môi trường)
- Thiệt hại thường rất khó khắc phục, thậm chí có những trường hợp không thể khắc phục được Điều này xuất phát từ chính những đặc trưng của môi trường Đó là khi bị ô nhiễm, suy thoái thì hoặc là phải mất rất nhiều thời gian để khắc phục nhưng vẫn không thể khôi phục lại được trạng thái ban đầu, hoặc là không thể khôi phục lại được
- Thiệt hại thường xảy ra trên một phạm vi rộng Do môi trường là tổng thể các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau nên khi một thành phần môi trường này bị tổn hại có thể gây tổn hại cho nhiều thành phần môi trường khác (có tính “lan truyền” hay hiệu ứng Đô mi
nô) Ví dụ, gây ô nhiễm nước sẽ dẫn đến thiệt hại đối với đất có mặt nước,
thiệt hại đối với các nguồn lợi thủy sinh Bên cạnh đó, chính đặc tính không
Trang 14biên giới của môi trường cũng có thể làm cho tình trạng biến đổi xấu của nó lây lan rất nhanh, trên một phạm vi rộng lớn, có thể mang tính liên quốc gia
1.1.2 Những căn cứ xác định thiệt hại về môi trường
Từ phương diện pháp lý, thiệt hại về môi trường có thể được xác định dựa trên các căn cứ sau:
Thứ nhất, đối với thiệt hại về sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường, căn cứ để xác định thiệt hại bao gồm:
- Căn cứ vào mức độ chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm Theo qui định tại Điều 131, khoản 1 Luật bảo vệ môi trường 2005, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ: i) Có suy giảm; ii) Suy giảm nghiêm trọng; iii) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng Mức
độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thường được xác định
dựa vào mức độ suy giảm về chất lượng, số lượng của các yếu tố môi trường
và khả năng tiếp nhận, hấp thụ tự nhiên các loại chất thải của môi trường Vì thế, có thể xác định mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thông qua mức độ ô nhiễm hay suy thoái của một hoặc nhiều thành phần môi trường Cụ thể:
+ Về mức độ ô nhiễm môi trường: Tương ứng với ba mức suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là ba mức độ ô nhiễm môi trường Đó là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường
đặc biệt nghiêm trọng Theo qui định tại Điều 92, Luật bảo vệ môi trường
(2005) thì một thành phần môi trường bị coi là ô nhiễm khi hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng của thành phần môi trường đó Môi trường bị coi là ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hay hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây
ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên Khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu
Trang 15chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ
10 lần trở lên thì đó là tình trạng môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng + Về mức độ suy thoái môi trường: Có ba mức độ suy thoái môi trường tương ứng với ba mức suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Đó là suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng và suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng Mức độ suy thoái môi trường đối với từng thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa trên cơ sở số lượng của thành môi trường bị khai thác, sử dụng so với trữ lượng tự nhiên của nó hoặc dựa trên mức độ khan hiếm của chính thành phần môi trường ấy trên thực tế Như vậy, có thể xác định rõ ba mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường như sau:
Mức 1- Suy giảm: Đây là mức gây thiệt hại thấp nhất có thể được áp dụng trong trường hợp một thành phần môi trường cụ thể bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái;
Mức 2- Suy giảm nghiêm trọng: Mức thiệt hại này được xác định trong trường hợp một thành phần môi trường cụ thể bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc bị suy thoái nghiêm trọng;
Mức 3- Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng Đây là trường hợp thiệt hại gây
ra thường được xác định tương đối lớn mà biểu hiện của nó là môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc bị suy thoái đặc biệt nghiêm trọng
- Căn cứ vào phạm vi, giới hạn và vùng môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích: Theo qui định tại Khoản 2 Điều 131 Luật bảo vệ môi trường (2005), việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có: i) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; ii) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm; iii) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm
Trang 16Việc xác định thiệt hại về môi trường bằng một con số thiệt hại cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào giới hạn, diện tích thành phần môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích là lớn hay nhỏ, tuỳ thuộc vào vùng bị suy giảm của chính thành phần môi trường đó là vùng lõi, vùng đệm hay các vùng khác
- Căn cứ vào các thành phần môi trường bị suy giảm: Theo căn cứ này, tuỳ thuộc vào số lượng thành phần môi trường bị suy giảm nhiều hay ít, loại
hệ sinh thái và giống loài bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra có mức độ quí hiếm đến đâu thì mức độ thiệt hại sẽ được xác định là lớn hay nhỏ Điều 131, khoản 3 Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định rõ việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có: i) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại; ii) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài
Thứ hai, đối với thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra Căn cứ để xác định loại thiệt hại này được
áp dụng giống như trong lĩnh vực dân sự nói chung Theo đó, việc xác định thiệt hại trong lĩnh vực này được thực hiện dựa trên các căn cứ cơ bản sau:
- Căn cứ vào thiệt hại thực tế: Theo căn cứ này, thiệt hại được xác định dựa trên những tổn thất thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do tình trạng môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gây ra Đó là các thiệt hại về tài sản và sức khoẻ của người bị thiệt hại, bao gồm: i) Thu nhập thực tế
bị mất hoặc bị giảm sút do tình trạng sức khoẻ bị suy giảm của người bị thiệt hại về sức khoẻ; ii) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại về sức khoẻ trong thời gian điều trị; iii) Thiệt hại do tài sản bị mất và những lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản
- Căn cứ vào các chi phí hợp lý phát sinh từ những tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, bao gồm: i) Những chi phí hợp lý đã chi trả cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn
Trang 17nhân trước khi chết cùng với các khoản chi phí mai táng cho người đó; ii) Các khoản tiền phát sinh từ nghĩa vụ cấp dưỡng của người bị thiệt hại về tính mạng; iii) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và các chức năng bị mất bị giảm sút của người bị thiệt hại về sức khoẻ; iv) Chi phí hợp lý, cần thiết để phục hồi tài sản, bảo đảm tính năng sử dụng ban đầu như trước khi bị thiệt hại của tài sản bị thiệt hại; v) Chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hoặc khắc phục thiệt hại
- Căn cứ vào những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc những người thân của người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm: i) Tiền bù
đắp những tổn thất về tinh thần cho những người thân của người bị thiệt hại
(những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất) trong trường hợp thiệt hại về tính mạng; ii) Tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu trong trường hợp thiệt hại về sức khoẻ
- Căn cứ vào các lợi ích bị xâm hại từ những tổn hại về tài sản như: i) Lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản Chẳng hạn như không thể khai thác tài sản trong suốt thời gian sử chữa tài sản; ii) Những hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại xảy ra
Như vậy, đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các lợi ích hợp pháp do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây
ra, khi xác định thiệt hại cần phải dựa vào những tổn thất thực tế, những chi phí liên quan đến thiệt hại và cả những tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại cũng như nghiên cứu lợi ích khác mà họ bị mất do tài sản bị tổn thất
Từ phương diện kinh tế - kĩ thuật, người ta thường sử dụng các cách thức sau để xác định thiệt hại môi trường:
Một là, so sánh tài sản bị giảm sút, thiệt hại thông qua năng suất, sản
lượng, sức khoẻ trước và sau khi bị ô nhiễm và suy thoái môi trường Ví dụ,
thiệt hại về tài sản được đánh giá thông qua sản lượng bị giảm sút so với trước
Trang 18khi môi trường bị ô nhiễm bởi các các loại khí độc hại, sản lượng giống loài
bị suy giảm do ô nhiễm nguồn nước, số lượng khách du lịch vắng hơn…
Để tính được các thiệt hại trên cần dựa vào một số căn cứ: i) Xác định tổ
chức, cá nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường và chịu trách nhiệm bằng cách xem xét công nghệ của các cơ sở trên địa bàn có khả năng gây ô nhiễm môi trường, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường tại từng cơ sở xem có vượt chỉ tiêu cho phép không? Kiểm tra các chỉ tiêu tại nơi bị ô nhiễm xem có vượt mức cho phép không và những chỉ tiêu nào vượt? Thống kê số cơ sở có chỉ tiêu tại cơ sở và tại nơi bị ô nhiễm, gây thiệt hại vượt mức cho phép; ii) Xác
định phạm vi, đối tượng bị hại- khu vực bị thiệt hại nặng, khu vực bị thiệt hại
trung bình và khu vực bị thiệt hại nhẹ Thống kê lĩnh vực bị thiệt hại như: nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, ngư nghiệp, du lịch, đa dạng sinh học…; iii) Xác định thiệt hại đối với từng lĩnh vực bằng cách khảo sát, thống kê, đánh giá và so sánh sản lượng thu hoạch trung bình của vụ, mùa, năm bị ô nhiễm với năm không bị ô nhiễm có cùng điều kiện canh tác Từ đó
đánh giá bằng tiền mức độ giảm sút của trước và sau khi ô nhiễm môi trường
cho từng khu vực ô nhiễm nặng, trung bình hay nhẹ; iv) Tổng số tiền thiệt hại
do giảm năng suất thu hoạch, cây trồng, vật nuôi giảm năng suất lao động và sức khoẻ được sử dụng làm cơ sở thương lượng và đòi bồi thường thiệt hại
Hai là, đánh giá thiệt hại thông qua chi phí giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
Cụ thể là thiệt hại gây ra cho môi trường được tính bằng tổng chi phí các nguồn gây ô nhiễm đạt tới mức được thải ra môi trường mà không gây ô nhiễm Khi
cơ sở đầu tư để xử lý chất thải thì sẽ không gây ô nhiễm môi trường, và tất nhiên sẽ không có thiệt hại cho cộng đồng Như vậy, nếu môi trường bị ô nhiễm, số thiệt hại ít nhất sẽ bằng tổng số chi phí để khắc phục, xử lý để giữ cho môi trường nguyên trạng như trước kia Tuy nhiên, cần lưu ý là chi phí bỏ
ra để xử lý, khắc phục có lớn đến đâu cũng không thể khắc phục được những hậu quả môi trường lâu dài, trở lại hiện trạng ban đầu Có thể nói rằng, chi phí
bỏ ra để bồi thường sẽ thấp hơn tổng số thiệt hại xảy ra
Trang 19Ba là, đánh giá thiệt hại thông qua hiệu quả sử dụng Cách thức này dựa
trên cơ sở bên gây ô nhiễm môi trường phải đền bù cho bên bị ô nhiễm bằng chi phí mà người bị ô nhiễm phải bỏ ra để xử lý ô nhiễm, để loại bỏ các yếu tố
độc hại như: chi phí lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải sinh hoạt
và nước sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản… chi phí xử lý đất bị ô nhiễm, phục hồi
độ phì nhiêu của đất, chi phí do giá trị sử dụng cơ sở hạ tầng bị giảm sút…
Tổng chi phí này nhằm triệt tiêu nguồn gốc ô nhiễm và bồi thường thiệt hại
do môi trường bị ô nhiễm nên chi phí bỏ ra để khắc phục cao hơn thiệt hại do
ô nhiễm môi trường gây ra
Bốn là, đánh giá thiệt hại về sức khoẻ do bị ô nhiễm môi trường bao gồm
toàn bộ chi phí y tế như chăm sóc sức khoẻ thường xuyên, khám bệnh định
kỳ, thuốc men… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, xác định thiệt hại trên chỉ mới tính đến các thiệt hại trực tiếp và trước mắt cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng
và thông thường được bồi thường trực tiếp cho người bị hại Trong khi đó, tổng số chi phí bồi thường do người gây thiệt hại môi trường phải trả bao gồm: chi phí bồi thường cho người thiệt hại trực tiếp, xử lý, khôi phục lại hiện trạng môi trường
Hiện nay, phương pháp được áp dụng phổ biến để xác định bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên là phương pháp so sánh năng suất, sản lượng bị giảm sút do bị ô nhiễm (phương pháp thứ nhất), kết hợp với đánh giá thiệt hại sức khoẻ (phương pháp thứ tư) Tuy nhiên, các phương pháp nên trên chủ yếu là xác định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ cũng như về tài sản, chứ chưa đề cập đến việc xác định thiệt hại đối với môi trường tự nhiên
1.1.3 Những nguyên tắc xác định thiệt hại về môi trường
Việc xác định thiệt hại về môi trường được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:
Trang 20Một là: Nguyên tắc phối hợp, hợp tác Để có thể xác định được những
biến đổi của môi trường và những tổn hại gây ra từ chính sự biến đổi đó cần phải có sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật môi trường Vì thế, để xác
định thiệt hại trong lĩnh vực môi trường, cần phải đảm bảo sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại với các cơ quan quản lý môi trường Ngoài ra, sự phối hợp, hợp tác ở đây còn cần được hiểu là
sự phối hợp giữa các bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại Điều đó góp phần
đảm bảo cho việc xác định thiệt hại được thuận lợi và nhanh chóng hơn trên
tinh thần thiện chí của các bên tham gia tranh chấp
Hai là: Nguyên tắc xác định một cách có căn cứ khoa học các thiệt hại
xảy ra Nguyên tắc này được hiểu là mọi loại thiệt hại trong lĩnh vực môi trường đều phải được xác định dựa trên các căn cứ khoa học cụ thể Đây là một nguyên tắc cơ bản đồng thời cũng là một yêu cầu đặt ra cho việc xác định thiệt hại về môi trường Cơ sở của việc xây dựng nguyên tắc này bắt nguồn từ những đặc trưng của thiệt hại trong lĩnh vực môi trường Đây thường là những thiệt hại có giá trị lớn, không dễ khắc phục, không dễ định lượng và xảy ra trên một phạm vi rộng lớn nên việc xác định các thiệt hại này không đơn giản
Nó luôn đòi hỏi phải dựa trên những căn cứ khoa học rõ ràng, chính xác
Ba là: Nguyên tắc đảm bảo tính toán chính xác chi phí thiệt hại về môi
trường Theo nguyên tắc này, khi xác định thiệt hại cần phải tính đến các chi phí thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài, chi phí cải tạo, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường Theo qui định tại khoản 4 Điều 131 Luật bảo vệ môi trường, việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường bao gồm: i) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; ii) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; iii) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại
Bốn là: Nguyên tắc ước định thiệt hại Theo nguyên tắc này, không nhất
thiết mọi thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong mọi trường hợp đều phải được trị giá một cách cụ thể Trong một số trường hợp nhất định, các thiệt
Trang 21hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra không thể trị giá bằng
những con số thiệt hại nhất định mà có thể được xác định trên cơ sở “ước
lượng thiệt hại” Tất nhiên sự ước lượng này cũng phải dựa trên những căn cứ
khoa học cụ thể chứ không phải mang tính chất suy đoán cảm tính Cách xác
định thiệt hại này thường được áp dụng trong những trường hợp không thể định
lượng chính xác thiệt hại bằng một con số cụ thể
Xác định thiệt hại nói chung là một vấn đề không dễ và lại càng không
đơn giản khi phải xác định các thiệt hại trong lĩnh vực môi trường Trong quá
trình giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, các cơ quan chức năng của Việt nam đang gặp phải không ít khó khăn về vấn đề này Đó là:
Thứ nhất, thiệt hại về môi trường nhiều khi là những thiệt hại tiềm ẩn Thứ hai, trong một số trường hợp, thiệt hại về môi trường là những thiệt
hại do tác động cộng hưởng
Thứ ba, hầu hết các cán bộ tư pháp của Việt nam chỉ có trình độ chuyên
môn về khoa học pháp lý mà không có kiến thức về kỹ thuật môi trường, trong khi xác định thiệt hại về môi trường lại là một công việc đặt ra những
đòi hỏi rất cao về kỹ thuật môi trường
Thứ tư, quá trình xác định thiệt hại ít khi nhận được sự phối hợp mang
tính chất thiện chí của bên gây thiệt hại làm cho quá trình xác định thiệt hại khó khăn hơn và mất rất nhiều thời gian
Xác định thiệt hại về môi trường là một công việc phức tạp và khó khăn, song lại là một đòi hỏi khá bức thiết, đặc biệt trong điều kiện các tranh chấp môi trường ngày một gia tăng ở Việt Nam Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc
đặt ra cũng như các căn cứ khoa học chính xác là yêu cầu cơ bản của việc xác định thiệt hại về môi trường nhằm giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra khi giải
quyết tranh chấp môi trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường của các bên
1.1.4 Giám định thiệt hại môi trường
Trang 22Giám định thiệt hại môi trường có thể hiểu là việc áp dụng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ để xác định các giá trị thiệt hại cụ thể từ việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và những thiệt hại về sức khoẻ, thiệt hại về tính mạng của con người hay thiệt hại về tài sản do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây nên Việc giám định thiệt hại môi trường có thể được tiến hành một cách độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại Nói cách khác, giám định thiệt hại về môi trường là việc sử dụng những kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học
kỹ thuật nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vẫn đề có liên quan đến
vụ việc môi trường do nhà giám định thực hiện theo trưng cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến môi trường
* Các nguyên tắc giám định thiệt hại môi trường Việc giám định thiệt
hại môi trường được thực hiện với một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc coi trọng tính mạng, sức khoẻ của con người Khác với việc
giám định giá trị thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ của con người trong các lĩnh vực hình sự, dân sự thuần tuý Thông thường đó là những thiệt hại trực tiếp và chỉ xảy ra đối với một hoặc một vài nạn nhân Trong lĩnh vực môi trường, thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ con người thường xảy ra đối với nhiều người, thậm chí trong nhiều trường hợp xảy ra đối với cả cộng đồng người Vì vậy, trong giám định thiệt hại về môi trường, giám định tính mạng
và sức khoẻ của con người phải luôn luôn được đề cao và coi trọng
- Nguyên tắc xem xét, kết hợp hài hoà giá trị kinh tế của thiệt hại với giá trị xã hội, giá trị nhân văn và giá trị môi trường Thiệt hại về môi trường xảy
ra có thể xâm hại tới rất nhiều các lợi ích khác nhau như giá trị kinh tế, giá trị
xã hội, giá trị nhân văn và giá trị môi trường Thông thường, những giá trị kinh tế được ưu tiên giải quyết trước và thậm chí có khi còn được xem như căn cứ để giải quyết các vụ việc có liên quan tới môi trường Mặc dù trong các vụ việc này, giá trị thiệt hại về môi trường có khi lại rất lớn, lâu dài và để
Trang 23lại những ảnh hưởng nghiêm trọng khác Đối với đa phần các vụ giám định thiệt hại môi trường, việc bồi thường thiệt hại về kinh tế được ưu tiên giải quyết trước, trong khi đó, các giá trị thiệt hại về môi trường có thể tiến hành sau hoặc thậm chí bị bỏ qua Do đó, một nguyên tắc đặt ra khi giải quyết các
vụ việc có liên quan tới môi trường là cần kết hợp hài hoà các giá trị thiệt hại
về kinh tế, xã hội và môi trường
- Nguyên tắc trung thực, chính xác và khách quan Tính trung thực, chính xác và khách quan là một yêu cầu quan trọng khi giám định thiệt hại môi trường Việc giám định đòi hỏi phải được thực hiện bởi một cơ quan hoặc tổ chức hợp pháp, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn cũng như đáp ứng được các yêu cầu khác về mặt kỹ thuật nghiệp vụ Thực hiện công tác giám định cũng đòi hỏi người giám định và các tổ chức giám định phải công tâm khi giải quyết vấn đề, không thể vì các lý do riêng mà giải quyết vụ việc một cách thiếu khách quan và không trung thực
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và các quy chuẩn chuyên môn Mặc dù hiện tại các quy định pháp luật về giám định thiệt hại trong lĩnh vực môi trường chưa đầy đủ, song công tác giám định nói chung, giám định trong một
số lĩnh vực đặc thù nói riêng lại đang được điều chỉnh bằng những quy định tương đối cụ thể và chi tiết Do vậy, cá nhân và tổ chức tiến hành giám định thiệt hại môi trường phải tuân theo các quy định chung về công tác giám định
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định Không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có chức năng giám định thiệt hại môi trường hoặc có khả năng giám định thiệt hại môi trường Những tổ chức có khả năng và chức năng giám định thiệt hại môi trường mới được phép tiến hành giám định thiệt hại môi trường Vì vậy, trong phạm vi công việc của mình, cá nhân tổ chức tiến hành giám định thiệt hại môi trường sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan và trung thực của kết quả giám định
Trang 24* Các căn cứ giám định thiệt hại môi trường Việc tiến hành giám định
thiệt hại môi trường dựa trên các căn cứ cơ bản sau đây:
- Hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại: Việc giám định thiệt hại môi trường có thể được tiến hành trên cơ sở của hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại Thông thường, chủ thể bị hại sẽ lập một bộ hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, trong đó nêu cụ thể về hành vi vi phạm, giá trị thiệt hại thực tế, nguyên nhân gây ra thiệt hại, chủ thể gây thiệt hại và mức đòi bồi thường… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bộ hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại cũng có thể được lập ra bởi một chủ thể khác được uỷ quyền Chủ thể này phải có uy tín, có kinh nghiệm hoặc có thầm quyền
- Các thông tin, số liệu, chứng cứ có liên quan: Để đòi bồi thường thiệt
hại, người bị hại cần phải đưa ra được các chứng cứ xác thực để chứng minh thiệt hại là có thật, hành vi gây hại là có cơ sở, mối liên hệ nhân quả giữa hành vi gây hại và hậu quả xảy ra… Các thông tin, số liệu, chứng cứ phải có sức thuyết phục và có cơ sở thực tiễn, thể hiện ở những yếu tố rõ ràng, lôgic,
cụ thể về không gian và thời gian Từ đó nêu ra các yêu cầu, đòi hỏi cũng như kiến nghị hướng giải quyết vụ việc Ngoài ra, còn có rất nhiều các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại
* Chủ thể tiến hành giám định thiệt hại môi trường Giám định thiệt
hại môi trường được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức hoặc các cơ quan có thầm quyền, có chức năng hoặc có chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về vấn đề liên quan tới việc giám định thiệt hại môi trường Người trưng cầu giám định thiệt hại môi trường có thể là các cá nhân người gây hại, người bị hại, người
có quyền và lợi ích liên quan hoặc có thể là các cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại đó Tuy nhiên, từ phương diện pháp lý thì hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào quy định toàn diện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của các chủ thể tiến hành giám định thiệt hại môi trường mới chỉ có các quy định nằm rải rác trong các văn bản dưới luật chuyên ngành
có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau
Trang 25* Trách nhiệm của chủ thể tiến hành giám định thiệt hại môi trường
và các bên có liên quan
- Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan tiến hành giám định: Cá
nhân, tổ chức, cơ quan tiến hành giám định có thể yêu cầu các chủ thể có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng giám định Những chủ thể này có toàn quyền chủ động lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định Họ có thể sử dụng kết quả giám định bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc cho việc giám định của mình Có thể từ chối giám định trong trường hợp không được cung cấp đầy đủ thông tin, thời gian và tính chính xác của vấn đề có liên quan
Ngoài trách nhiệm nêu trên, các cá nhân, tổ chức, cơ quan tiến hành giám
định còn phải thực hiện theo đúng nội dung yêu cầu giám định, thời gian giám định, tuyệt đối giữ bí mật về kết quả giám định, thông tin cũng như tài liệu
giám định Nếu trong quá trình tiến hành giám định, người giám định thực hiện các hành vi vi phạm đến các quy định về công tác giám định, vi phạm trình tự thủ tục giám định, cố ý đưa ra các kết luận sai sự thật thì phải hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật
- Trách nhiệm của người trưng cầu giám định: Người trưng cầu giám
định có quyền trưng cầu tổ chức hoặc cán nhân tiến hành việc giám định, có
quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân tiến hành giám định trả kết luận giám định
đúng nội dung yêu cầu và thời hạn, có quyền yêu cầu chủ thể giám định giải
thích cụ thể về kết luận giám định Bên cạnh đó, việc trưng cầu phải được ghi thành văn bản, cần cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của chủ thể tiến hành giám định, có thể phải chịu một số chi phí theo quy định của nhà nước về giám định thiệt hại môi trường và một số nghĩa vụ khác
1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
Trang 261.2.1 Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một khái niệm pháp lý xuất hiện trong
nhiều lĩnh vực khác nhau Nội dung cơ bản của nó là: trong những điều kiện nhất định, người nào gây ra thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường Căn
cứ vào cơ sở phát sinh và giải quyết, bồi thường thiệt hại được chia thành: i) Bồi thường thiệt hại phát sinh trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng hợp pháp Theo đó những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng phải bồi thường; ii) Bồi thường thiệt hại phát sinh trên cơ sở quy định về pháp luật về bảo vệ các quyền, lợi ích cơ bản của các tổ chức, cá nhân (còn gọi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) Sau đây là những hướng tiếp cận chính của trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường:
Thứ nhất, môi trường cần phải được xem như một loại “tài sản đồng
nhất”4 Do các giá trị môi sinh, giá trị kinh tế và khoa học của các yếu tố môi trường nên gây hại đối với môi trường (cụ thể là làm biến đổi tính chất của các thành phần môi trường hoặc làm suy giảm khả năng khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường) chính là gây hại đến các giá trị nêu trên Nếu xem xét một cách chặt chẽ tác hại gây ra đối với môi trường không khác gì tác hại gây
ra đối với con người hay đối với tài sản của con người thì chất lượng môi trường bị suy giảm (hay môi trường bị tổn hại) cũng cần phải được bồi thường một cách thỏa đáng
Thứ hai, do quan hệ pháp luật về bảo vệ môi trường có thể phát sinh
giữa các tổ chức, cá nhân mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệ hợp đồng hay quan hệ công vụ) nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường luôn là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự
4
Xem bản tin Luật so sánh số 1/2004 Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp – CIDA Canada
Trang 27tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thoả thuận trước của các chủ thể
Việc phân tích, nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường tập trung chủ yếu trong những nội dung sau:
Một là, những trường hợp làm phát sinh mối quan hệ về bồi thường thiệt
hại trong lĩnh vực môi trường
Môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân: i) Các nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán Những trường hợp này không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nào5; ii) Các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người tạo ra từ việc khai thác, sử dụng đất, nước, khoáng sản, rừng, nguồn lợi thuỷ sản và từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác6 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh chủ yếu từ nhóm nguyên nhân này
Theo cách hiểu chung nhất hiện nay thì mối quan hệ về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường phát sinh khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra thiệt hại cho chủ thể khác Theo đó, hành
vi vi phạm pháp luật môi trường được hiểu là hành vi không tuân theo các qui
định của pháp luật môi trường, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường, sự cố môi trường, xâm phạm các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ như quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản Đây được coi là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trên thực tế, hành vi trái pháp luật môi trường được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau nhưng tồn tại phổ biến một số dạng như: Vi phạm các qui định về
Trang 28đánh giá tác động môi trường; vi phạm các qui định về bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên; vi phạm các qui định về xuất, nhập khẩu công nghệ, thiết
bị, chất thải, hoá chất độc hại; vi phạm các qui định trong việc bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm; vi phạm các qui định về vệ sinh công cộng như qui định về vận chuyển và xử lí chất thải, rác thải…
Tuy nhiên, những trường hợp làm phát sinh mối quan hệ về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường còn có những trường hợp đặc thù sau đây:
- Do Nhà nước chưa có những quy định đầy đủ nhằm xác định nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức và cá nhân (như chưa ban hành tiêu chuẩn môi trường) nên mặc dù tổ chức, cá nhân không thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng có những hoạt động làm ảnh hưởng tới môi trường và từ đó gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác
- Do hiện tượng tích tụ và cộng dồn của các ảnh hưởng tới môi trường và
từ đó gây thiệt hại Trong khi đó, hành vi làm phát sinh yếu tố ảnh hưởng tới môi trường do nhiều đối tượng khác nhau cùng thực hiện và khó xác định chính xác Trong trường hợp này, có thể có hoặc không xuất hiện hành vi trái pháp luật nhưng thiệt hại vẫn xảy ra
- Những hành vi được thực hiện trong thời gian trước khi doanh nghiệp phá sản, giải thể, chia tách hoặc hợp nhất là nguyên nhân gây thiệt hại mà thiệt hại này xuất hiện sau khi các trình tự nêu trên đã hoàn thành
Hai là, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra
trong lĩnh vực môi trường
Thiệt hại về môi trường có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân có thể là phát sinh nhiều hậu quả, thiệt hại về môi trường Trên thực tế, hành vi vi phạm rất đa dạng và phức tạp Có hành vi chứa đựng khả năng thực tế gây hậu quả về môi trường như xả nước thải không qua xử lý, chứa độc tố huỷ diệt các loài thuỷ sinh, khí thải độc hại Giữa những hành
vi này và hậu quả của nó tương đối dễ dàng xác định mối quan hệ nhân quả
Trang 29Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp hành vi vi phạm pháp luật môi trường ẩn dấu khả năng gây hậu quả trong tương lai như các vi phạm về các chất phóng xạ, hạt nhân, nguồn bức xạ Khi hậu quả xảy ra, rất khó xác
định mối liên hệ với với nguyên nhân của nó vì hành vi vi phạm được thực
hiện trước đó đã lâu Trong những trường hợp này, chỉ có hoạt động giám
định mới có thể xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm
và hậu quả xảy ra
Bên cạnh đó, hiện tượng tích tụ và cộng dồn các yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới môi trường do hành vi của các đối tượng khác nhau gây ra, trong đó
có thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, và từ đó gây ra thiệt hại cũng khó có thể xác định rõ ràng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra
Ba là, xác định đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi
trường
Theo nguyên tắc chung, đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại là người bị tổn hại về sức khoẻ hoặc là người có quyền sở hữu đối với khối tài sản bị thiệt hại Việc xác định đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi trường trong trường hợp đối tượng được bồi thường thiệt hại do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được xác định theo hướng:
- Nhà nước, mà đại diện là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý, là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp thành phần môi trường không được Nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử dụng
- Trường hợp thành phần môi trường đã được Nhà nước giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng thì
tổ chức, cá nhân đó là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại Trong trường hợp các đối tượng này không thực hiện quyền của mình thì Nhà nước
là người có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi trường
Bốn là, xác định đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường
Trang 30Theo quy định của Bộ luật dân sự 1995, đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường là đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại và có lỗi Do đó, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành
vi vi phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả, việc chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là một trong những yêu cầu để xác
định đối tượng phải bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, theo Bộ luật dân sự 2005,
mọi đối tượng khi có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đều phải bồi thường thiệt hai, kể cả trong trường hợp không có lỗi Đây được xem là bước phát triển lớn trong tư duy pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm
ô nhiễm môi trường
1.2.2 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường với trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường
- Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Như đã phân tích
ở Mục 1.2.1, hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại về môi
trường, tính mạng sức khoẻ, tài sản của con người thì luôn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Còn đối với sự cố môi trường, những sự cố môi trường do tai biến, rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người thì
có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Còn những sự cố môi trường do biến đổi thất thường của tự nhiên thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Về chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại Đối với bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây nên, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường Còn đối với bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường, cần phải xem
xét trong 2 trường hợp Một là, sự cố môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra
trong quá trình hoạt động của con người, gây ô nhiễm, suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người để xảy ra sự
Trang 31cố Hai là,nếu sự cố môi trường xảy ra do biến đổi thất thường của tự nhiên
dẫn tới thiệt hại thì Nhà nước phải thực hiện các biện pháp ứng phó, khắc phục kịp thời sự cố môi trường, hỗ trợ, bù đắp các thiệt hại đối với nhân dân, thực hiện các biện pháp đảm bảo ổn định đời sống nhân dân;
- Về mức bồi thường thiệt hại Mức bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào
thiệt hại xảy ra trên thực tế, điều kiện kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây ra thiệt hại Mức bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên và mức bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường có những khác biệt nhất định Thiệt hại từ sự cố môi trường thường lớn hơn so với thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật môi trường Do vậy, trong nhiều trường hợp mức bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường lớn hơn so với bồi thường thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật môi trường Người gây thiệt hại từ sự cố môi trường thường được giảm mức bồi thường, trong khi tỷ lệ giảm mức bồi thường trong vi phạm pháp luật môi trường thường ít hơn
- Về cơ chế ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại: Cơ chế ngăn chặn,
hạn chế, khắc phục thiệt hại giữa hành vi vi phạm pháp luật môi trường với sự
cố môi trường gây ra thiệt hại có những điểm không giống nhau Hành vi vi phạm pháp luật môi trường, trong một số trường hợp gây ra thiệt hại không lớn, môi trường bị ảnh hưởng không nghiêm trọng thì các bên có thể tự thoả thuận về biện pháp, thời gian ngăn chặn, hạn chế, khắc phục các hậu quả xấu
về môi trường Còn sự cố môi trường thường gây hậu quả lớn đối với môi trường nên việc hạn chế, ngăn chặn, khắc phục thiệt hại về môi trường luôn phải có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo việc khắc phục hậu quả được chính xác, khách quan, khoa học và hiệu quả, hạn chế ở mức thấp nhất các thiệt hại đối với môi trường và cộng đồng, bảo vệ môi trường ở mức độ cao nhất Trong thực tế hiện nay, khi xảy ra các sự cố môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ yếu tập trung vào việc loại trừ nguyên nhân gây sự cố, khôi phục hiện trạng môi trường, bảo đảm sự trong
Trang 32lành của môi trường Điều đó góp phần quan trọng cho việc bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng
1.2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường với trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Xử lý mối quan hệ này được hiểu không phải ở dạng “xử lý vi phạm” mà muốn đề cập tới hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường, áp dụng và thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường, trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường phải xem xét mối quan hệ giữa hai loại trách nhiệm này để có giải pháp thực hiện hợp lý nhất
Thứ nhất, quan hệ về lợi ích công, tư: Về cơ bản, bồi thường thiệt hại là
loại trách nhiệm tư, tức là nhằm khôi phục bảo vệ, quyền lợi của một hoặc một nhóm chủ thể nhất định trong xã hội Còn trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm công, tức là bảo vệ lợi ích chung của xã hội, của Nhà nước Người phải chịu trách nhiệm hành chính tức là phải thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước-người đại diện cho lợi ích cộng đồng và quản lý xã hội Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi trường việc thực hiện trách nhiệm hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường có mối quan hệ về lợi ích công,tư khá rõ nét Người thực hiện trách nhiệm hành chính phải thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước để đảm bảo không làm tổn hại tới lợi ích công cộng Đó là thực hiện các hình thức xử phạt hành chính, có thể phải thực hiện hình thức xử phạt bổ sung có thể phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả Việc thực hiện các nghĩa vụ đó suy cho cùng là nhằm bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của cộng đồng Còn người thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường không chỉ là bồi thường các thiệt hại cụ thể có tính mạng, sức khoẻ, tài sản cho người bị thiệt hại mà còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái để ngăn chặn các thiệt hại khác có thể xảy ra, không chỉ khôi phục
Trang 33bảo vệ lợi ích của chủ thể đã bị thiệt hại, mà còn bảo vệ lợi ích chung về môi trường cho cộng đồng
Như vậy, việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường và thực hiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường tuy có những điểm khác nhau, nhưng đều có điểm chung là góp phần bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của cộng đồng Mặt khác, thực hiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường và thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường cũng đều góp phần bảo vệ lợi ích tư rõ nét Còn trong việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì lợi ích tư được khôi phục, bảo vệ rất rõ nét khi người bị thiệt hại được bồi thường các thiệt hại cụ thể về tính mạng, sức khoẻ, tài sản
Thứ hai, quan hệ về chủ thể: Trong nhiều trường hợp có hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực môi trường nhưng chưa gây ra tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, chưa gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ phát sinh trách nhiệm hành chính Một chủ thể phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường thì thường chủ thể đó phải chịu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường bởi các vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại phải bồi thường thì cũng đồng thời là những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường Bên cạnh đó, một chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường dẫn tới thiệt hại về tài sản, sức khoẻ con người thì chủ thể đó phải thực hiện
đồng thời cả hai loại trách nhiệm Đó là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại Tuy nhiên nếu điều kiện kinh tế trước mắt và lâu dài của chủ thể đó khó khăn, không có khả năng thực hiện đồng thời cả hai loại trách nhiệm nói trên thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải can thiệp kịp thời trong việc ngăn chặn, khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái để bảo vệ lợi ích cộng đồng, còn vấn đề bồi thường thiệt hại có thể xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự
Trang 34Thứ ba, quan hệ về biện pháp khắc phục hậu quả Việc thực hiện trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường và thực hiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường có một điểm chung là chủ thể vi phạm phải thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường Tuy nhiên, cần xác định chủ thể vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường với tính chất là một dạng của trách nhiệm hành chính hay là một dạng của trách nhiệm dân sự khi mà một chủ thể vi phạm pháp luật môi trường mà vừa bị xử phạt hành chính, vừa phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.2.4 Mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường với trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường
Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình có liên quan tới môi trường Trong lĩnh vực môi trường, trách nhiệm
hình sự có những đặc điểm sau: Thứ nhất, trách nhiệm hình sự về môi trường
là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội về môi trường Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ
có thể được áp dụng đối với người thực hiện các hành vi có liên quan tới môi trường bị luật hình sự coi là tội phạm, nghĩa là việc thực hiện hành vi phải thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định tại điều 182 đến
191 Bộ luật Hình sự 1999 Thứ hai, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi
trường là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội có liên quan tới môi
trường Theo pháp luật Hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực
môi trường chỉ có thể là trách nhiệm của cá nhân người đã thực hiện hành vi
mà Bộ luật Hình sự coi là tội phạm về môi trường Về nguyên tắc, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về môi trường do người phạm tội thực hiện Người phải chịu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường chỉ
có thể là người phạm tội về môi trường Người thực hiện hành vi nguy hiểm
Trang 35cho xã hội có liên quan tới môi trường bị Luật Hình sự coi là tội phạm về môi trường khi đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự và có lỗi Trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức
đồng phạm thì từng người đồng phạm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự độc
lập Hình phạt đối với từng người đồng phạm được quyết định căn cứ vào tính
chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của họ Thứ ba, trách
nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường được thể hiện ở bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do
Bộ luật Hình sự quy định Bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật là
cơ sở pháp lý xác nhận người phạm tội trong lĩnh vực môi trường chính thức
“bị coi là có tội” Đa số các trường hợp bản án kết tội của Toà án trong lĩnh vực môi trường đối với người phạm tội đi kèm với việc Toà án quyết định hình phạt đối với người đó Trong trường hợp này, trách nhiệm hình sự được thể hiện ở bản án kết tội và hình phạt Trong lĩnh vực môi trường, các biện pháp cưỡng chế mà cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người phạm tội
về môi trường như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định Thứ tư, trách nhiệm hình sự trong lĩng vực môi trường là trách nhiệm mà người phạm tội về môi trường phải gánh chịu trước nhà nước Đây
là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự chứ không phải trách nhiệm đối với người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi
phạm tội trực tiếp xâm hại Thứ năm, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi
trường chỉ có thể được xác định và thực hiện theo một trình tự, thủ tục đặc biệt do pháp luật tố tụng hình sự quy định
1.2.5 Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
* Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
Theo Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, kinh doanh bảo hiểm là hoạt
động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh
nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
Trang 36cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về môi trường, người thực hiện hành vi có khả năng gây thiệt hại về đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại hoặc chi trả cho người đóng bảo hiểm
Cũng như các công cụ kinh tế khác trong bảo vệ môi trường, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành trên hai nguyên tắc cơ bản
đã được quốc tế thừa nhận: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và
nguyên tắc áp dụng các công cụ chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu về môi trường
Yếu tố cơ bản để phân biệt bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các công cụ kinh tế khác trong quản lý môi trường là việc tổ chức, cá nhân trả phí bảo hiểm để trong trường hợp xảy ra thiệt hại về môi trường thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho thiệt hại thực tế xảy ra Mức chi trả phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm
* Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có đặc điểm: Thứ nhất, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một biện pháp phân tán
rủi ro Bằng việc đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ trách được những rủi ro phải chi trả những khoản bồi thường vượt quá khả năng chi trả của mình nếu trường hợp thiệt hại xảy ra Họ đã chuyển giao những rủi ro này cho doanh nghiệp bảo hiểm Từ nguồn thu phí bảo hiểm của nhiều người bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chi trả cho những trường hợp xảy ra Thứ
hai, trong bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, bao giờ
cũng xuất hiện mối quan hệ tay ba giữa người bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người bị thiệt hại, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm (thiệt hại về môi trường) cho người bị thiệt hại trên cơ sở người gây thiệt hại trả phí bảo hiểm Phần thiệt hại còn lại (phần không được bảo hiểm)
sẽ do người gây thiệt hại chi trả cho người bị thiệt hại theo trình tự chung
Trang 37- Trong trường hợp bảo hiểm thiệt hại do môi trường bị ô nhiễm gây ra (bảo hiểm về tài sản) thì chỉ tồn tại mối quan hệ giữa người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
- Bảo hiểm bồi thường thiệt hại về môi trường sẽ được giới hạn trong những trường hợp nguy cơ gây thiệt hại quá lớn Kinh nghiệm của một số quốc gia chỉ ra rằng, những hoạt động có nguy cơ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng chỉ thực hiện bảo hiểm bồi thường thiệt hại ở những giới hạn
Chủ sở hữu tài sản
Doanh nghiệp bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm
Môi trường (với tư cách là yếu tố bị thiệt
hại)
Người gây thiệt hại
Người
bị thiệt hại
Doanh nghiệp bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm
Trang 38thiệt hại nhất định Trong trường hợp xuất hiện thiệt hại trên thực tế, phần thiệt hại không được bảo hiểm sẽ được Nhà nước hỗ trợ
* Vai trò, tác dụng bảo hiểm hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường Kinh doanh bảo hiểm được coi như là một tấm lá chắn kinh tế
bảo vệ cho các tổ chức, cá nhân đồng thời huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển Cụ thể là khi bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường được triển khai sẽ bảo đảm việc bồi thường thiệt hại trên thực tế, tránh
được những trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng chi trả Còn đối với nền kinh tế, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
là một kênh phân phối lại dòng tiền trong nền kinh tế, cung cấp một nguồn tài chính cho các nhà đầu tư thông qua một chủ thể kinh tế khác Bên cạnh đó, nó còn hạn chế những nguyên nhân gây thiệt hại về môi trường, bởi lẽ, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thực hiện những biện pháp về
an toàn theo quy định của pháp luật và hợp đồng bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn, khuyến nghị hoặc yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo dảm an toàn khi được sự đồng ý của đối tượng được bảo hiểm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền Như vậy, thông qua hoạt động này, các nguyên nhân gây thiệt hại về môi trường có thể được hạn chế
1.2.6 Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường
Về nguyên tắc, việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được
áp dụng như trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự Cụ thể:
- Thương lượng, hoà giải ngoài tố tụng, trong đó thương lượng luôn
được xem là hình thức quan trọng của việc giải quyết giải quyết bồi thường
thiệt hại về môi trường, vì tính chất đơn giản và hiệu quả của nó So với các cuộc thương lượng để giải quyết bồi thường thiệt hại khác, thương lượng
Trang 39trong giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường có đặc điểm là thường
diễn ra giữa các chủ thể đại diện Do số lượng những người có liên quan
trong mỗi vụ việc quá đông (có trường hợp con số lên đến hàng nghìn cá nhân, hàng chục tổ chức) nên quá trình thương lượng không thể diễn ra trực tiếp giữa tất cả những người có liên quan mà thường thông qua những chủ thể
đại diện, như: Thứ nhất, đại diện cho lợi ích công cộng, lợi ích xã hội bị xâm
hại Loại đại diện này thường xuất hiện trong các vụ việc bồi thường thiệt hại
về môi trường có yếu tố nước ngoài, bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
gây nên Thứ hai, đại diện cho các nhóm đồng lợi ích Người đại diện trong
trường hợp này thường được các bên có cùng mối quan tâm, có chung yêu cầu chỉ định Họ thường là các chuyên gia (gồm chuyên gia kinh tế, chuyên gia kỹ thuật, các luật gia ), các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, trưởng các cụm dân cư, tổ dân phố , thay mặt những nhóm người có cùng lợi ích để tiến hành thương lượng giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường Còn hoà giải là hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại được tiến hành khi quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả, song vẫn mong muốn tìm kiếm sự thoả thuận bởi chính bản thân mình Trong hoà giải giải quyết bồi thường thiệt hại
về môi trường, trung gian hoà giải thường được tổ chức thành các nhóm, bao gồm: đại diện chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện cộng đồng dân
cư, các tổ chức phi Chính phủ (NGOs), các luật gia
- Giải quyết bằng con đường trọng tài hoặc/và toà án: Phụ thuộc vào mô hình giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại mà mỗi quốc gia có thể xây dựng cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường khác nhau Đó là các
mô hình: Trọng tài hoặc toà án; Trọng tài và toà án; Toà án Giải quyết bằng con đường trọng tài có thể được coi là một bước độc lập trước giai đoạn giải quyết bằng con đường toà án hoặc có thể thay thế con đường toà án Thông thường, giải quyết bằng con đường toà án được ưa chuộng hơn Tuy nhiên, đối
Trang 40với việc hoà giải tại toà án thì hiện vẫn có các quan điểm khác nhau Quan
điểm thứ nhất cho rằng, giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường chỉ đơn
thuần là giải quyết việc đòi bồi thường thiệt hại về người và tài sản của cá nhân, tổ chức nên vẫn phải tiến hành hoà giải tại toà án như đối với các tranh chấp dân sự khác Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng, do Nhà nước là
đại diện sở hữu chủ đối với các nguồn tài nguyên và thành phần môi trường,
nên gây tổn hại đối với môi trường tự nhiên là gây thiệt hại đối với Nhà nước Trong những trường hợp này, theo quy định của pháp luật hiện hành, toà án không tiến hành hoà giải Như vậy, việc quyết định mô hình nào phụ thuộc vào quyết định của Nhà nước trên cơ sở điều kiện về kinh tế - xã hội, tập quán, hệ thống tư pháp của mỗi quốc gia
2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Tổng quan về thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt Nam
Thực tiễn pháp lý áp dụng trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt Nam đã xuất hiện từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, với vụ việc điển hình là sự cố tràn dầu ở Cát Lái- Thủ Đức ngày 03/10/1994 do tàu chở dầu Neptune Aries quốc tịch Singapore đâm va vào cầu cảng của Sài Gòn Petro làm tràn 1680 tấn dầu DO, xăng, gaz, dầu lửa, condensate, gây ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống sông Đồng Nai- Sài Gòn- Nhà Bè Qua đấu tranh thương lượng đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, Thành phố Hồ Chính Minh đã nhận được 4,2 triệu USD từ phía chủ tàu và đã dành một phần tiền nêu trên (7 tỉ VN đồng) để tổ chức xử lý làm sạch môi trường và phục hồi sản xuất 2.000 ha ruộng lúa và 50 ha ao đầm nuôi thủy sản bị ô nhiễm dầu cho hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ Tại thời điểm này, một số văn bản pháp luật về áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường cũng đã được ban thành