Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định pháp lý quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường
Trang 1Mục lục
Mục lục 1
A ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1 VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 2
1.1 Khái niệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng.2 1.2 Đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng 3
1.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.: 4
1.3.1.Phải có thiệt hại xảy ra 4
1.3.2.Phải có hành vi trái pháp luật 4
1.3.3 Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật 4
1.3.4.Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại: 5
1.4 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 5
1.5 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 6
2.TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA 6
2.1 Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra 7
2.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 7
2.2.1 Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ 7
2.2.2 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra 9
2.2.3 Điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 9
2.2.4 Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 10
2.3 Chủ thể bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 11
3 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 15
4 Một số vấn đề và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 17
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định pháp lý quan trọng trongviệc xác định trách nhiệm bồi thường đối với các chủ thể có hành vi vi phạm, gâythiệt hại cho người khác, vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thựchiện thông qua việc xác định lỗi, tuy nhiên trong một số trường hợp yếu tố lỗi chỉ làthứ yếu, không phải là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc truy cứu trách nhiệmbồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là một trong những nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại mà không cần yếu tố lỗi, lỗi không phải là điều kiện quyếtđịnh Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (NNHCĐ) gây ra
là loại trách nhiệm đặc biệt, nó phát sinh ngay cả khi chủ sở hữu, người chiếm hữuhợp pháp không có lỗi, tuy nhiên hiện nay cách hiểu và áp dụng quy định này nhiềukhi thiếu sự thống nhất, bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn vấn đề này
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1.1 Khái niệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 307 BLDS về tráchnhiệm BTTH nói chung và chương XXI về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Tuynhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm BTTH mà chỉnêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu tráchnhiệm…Trách nhiệm BTTH làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ BTTHtạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với khái niệm nghĩa vụ quy định tại điều 281
BLDS: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều
chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền)” từ quy định
này có thể khái niệm về nghĩa vụ BTTH: “Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại
quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
Trang 3phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra” 1
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự màtheo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho ngườikhác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra
1.2 Đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệmpháp lý nói chung thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn có những đặc điểm:
Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự và chịu
sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì
họ phải BTTH và BTTH chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh vàđược quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thihành BLDS
Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm BTTH chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều
kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợpđồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại vớithiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc) Tuynhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm BTTH có thể phát sinh khi không
có đủ các điều kiện trên điển hình là các trường hợp BTTH do tài sản gây ra
Về hậu quả: Trách nhiệm BTTH mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho
người gây thiệt hại, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó đượctính bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất địnhnếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường Do đó, những thiệt hại vềtinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quyđịnh của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại
Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt
hại thì trách nhiệm BTTH còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha,
Trang 4mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đốivới người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợpngười chưa thành niên…
1.3.Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.:
Theo quy định tại Điều 604 BLDS năm 2005 và nghị quyết của hội HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợpđồng thì trách nhiệm BTTH chỉ xảy ra :
1.3.1.Phải có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại về vật chất bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại
Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm( khoản 1 Điều 609 BLDS); thiệthại do tính mạng bị xâm phạm (khoản 1 Điều 610 BLDS); thiệt hại do danh dự, nhânphẩm, uy tín bị xâm phạm (khoản 1 Điều 611 BLDS)
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân là do sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm màngười thân thích của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tìnhcảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm Thiệt hại do tổnthất về tinh thần của tổ chức được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó
bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin vì bị hiểu nhầm
1.3.2.Phải có hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ
thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái vớicác quy định của pháp luật
1.3.3 Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái
pháp luật: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và hành vi
trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại Khi xác định quan hệ nhân quả giữahành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra cần phải xác định những đặc điểm sau:2
Hà nội
Trang 5Thứ nhất là tính thời gian trong quan hệ nhân quả: Hành vi được coi là nguyên
nhân phải diễn ra trước hậu quả
Thứ hai là tính hiển nhiên trong quan hệ nhân quả: Tính hiển nhiên phản ánh
mối quan hệ bản chất của sự vật, sự việc trong những điều kiện nhất định, vận động,phát triển theo xu hướng nhất định phải như thế này mà không phải thế kia
Thứ ba là tính khách quan trong quan hệ nhân quả : tồn tại độc lập với ý thức
của con người, con người không thể tùy tiện xóa bỏ nó
1.3.4.Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại:
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽgây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mongmuốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình
có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy rahoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại
sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được
1.4 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Khi giải quyết tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng, cần phải thực hiệnđúng nguyên tắc BTTH quy định tại Điều 605 BLDS thì
“Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thoả thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật
Trang 61.5 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Khi áp dụng quy định tại Điều 606 BLDS về năng lực chịu trách nhiệm BTTH,cần chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp, cụ thể:
- Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS thì người gây thiệthại là bị đơn dân sự, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự;
- Trong trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS thì cha, mẹcủa người gây thiệt hại là bị đơn dân sự;
- Trong trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS thì người gâythiệt hại là bị đơn dân sự và cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan;
- Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS thì cá nhân, tổ chứcgiám hộ là bị đơn dân sự
2.TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, những thành tựu mới củacông nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm thế giới ngày càng văn minh, hiện đại hơn Tuynhiên, kéo theo đó là sự gia tăng các tai nạn mang tính khách quan nằm ngoài sự chiphối, điều khiển của con người, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tàisản… của các chủ thể trong xã hội Có những sự vật như máy móc, phương tiện, hệthống điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy… bản thân hoạt động của nó luôntiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh Mặc dù con người luôntìm mọi cách kiểm soát, vận hành nó một cách an toàn nhưng vẫn có những thiệt hạikhách quan bất ngờ có thể xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó Trong khoa học pháp lýxuất hiện thuật ngữ “nguồn nguy hiểm cao độ” để chỉ những sự vật như vậy
Bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệthại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động của những
sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại Mặc dù chủ sởhữu, người chiếm hữu NNHCĐ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo
Trang 7đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm
bồi thường Theo đó “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được
hiều là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ và do sự hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi” 3
2.1 Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra
Trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra có cơ sở pháp lý từ những quy địnhchung thuộc chương XXI về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, và được quy địnhchi tiết, cụ thể tại điều 623 về BTTH do NNHCĐ gây ra, đã đề cập đến khái niệmNNHCĐ, chủ thể chịu trách nhiệm BTTH, nguyên tắc bồi thường, năng lực BTTH
Trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra còn được quy định tại mục III nghịquyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 3/2006/NQ-HĐTP hướngdẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng
2.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.2.1 Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ
Thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiềunguyên nhân khác nhau Tuy nhiên, chỉ áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây
ra khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Những sự vật được coi là NNHCĐ phải đang trong tình trạng vận
hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham gia giao thôngtrên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt động…Trường hợp thiệt hại xảy ra khi NNHCĐ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt độngthì không thể coi là thiệt hại do NNHCĐ gây ra, ví dụ: xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốcnhưng theo quán tính trượt xuống chân dốc gây thiệt hại
nội,Tr 259
Trang 8Thứ hai: thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân NNHCĐ hoặc do
hoạt động nội tại, “tự thân” của NNHCĐ gây ra Xuất phát từ lý do này mà pháp luật
qui định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản,
trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật” Cần phân biệt thiệt hại “do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” với thiệt hại
“do hành vi trái pháp luật của con người gây ra có liên quan đến nguồn nguy hiểm caođộ” Thiệt hại do NNHCĐ gây ra là thiệt hại do “tự thân” NNHCĐ gây ra thiệt hại,không có tác động của con người, yếu tố lỗi có thể được loại trừ Ví dụ: xe ô tô đangvận hành thì bị nổ lốp, mất phanh, gãy trục…gây thiệt hại, còn thiệt hại có liên quanđến NNHCĐ là thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người, có tác động của conngười, việc gây thiệt hại này có liên quan đến NNHCĐ, ví dụ: lái xe phóng nhanhvượt ẩu gây tai nạn, say rượu bia điều khiển xe gây tai nạn…Tuy nhiên, trong thựctiễn xét xử đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây
ra khi người áp dụng không phân biệt được “thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gâyra” và thiệt hại “liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ” Nhiều trường hợp khi ápdụng pháp luật cứ thấy có hành vi trái pháp luật của con người gây thiệt hại, hành vigây thiệt hại có liên quan đến NNHCĐ lại được xác định là thiệt hại do NNHCĐ gây
ra Việc xác định thiệt hại là do “tác động của người” hay “tác động của vật” có ýnghĩa quan trọng khi xác định trách nhiệm BTTH, bởi vì nó liên quan đến trách nhiệmhình sự của người gây thiệt nếu đó là hành vi trái pháp luật liên quan đến NNHCĐ
Bên cạnh đó, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra cũng loại trừ các trườnghợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng,tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 Bộ luật dân sự) Nói tóm lại, trách nhiệm BTTH doNNHCĐ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của bản thânNNHCĐ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người gây ra
2.2.2 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra
Trang 9Đây là mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự “tự thân” gây thiệt hại củaNNHCĐ Như đã phân tích ở trên, thiệt hại xảy ra thì phát sinh trách nhiệm bồithường, tuy nhiên để có thể phát sinh trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra thì thiệthại xảy ra phải trực tiếp do bản thân NNHCĐ gây thiệt hại Nếu thiệt hại do hành vitrái pháp luật của con người gây ra mà có liên quan đến NNHCĐ thì không áp dụngĐiều 623 để giải quyết mà đây là trường hợp BTTH ngoài hợp đồng thông thường dohành vi trái pháp luật của con người gây ra Điều kiện này đòi hỏi hoạt động củaNNHCĐ là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại
và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động “tự thân” của NNHCĐ Khi xác định tráchnhiệm BTTH, điểm mấu chốt quan trọng là xác định thiệt hại đó do nguyên nhân nàogây ra và nguyên nhân đó có dẫn đến hậu quả không
2.2.3 Điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Theo quan điểm cổ điển, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi cóđiều kiện lỗi Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.Chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi hợppháp của người khác thì mới phải bồi thường Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồithường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại Điều kiện này trong nhiềutrường hợp thực tế là không thể thực hiện được khi thiệt hại xảy ra không phải do lỗicủa ai cả Khuynh hướng xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên yếu tố lỗi nhiềukhi không bảo đảm được quyền lợi cho nạn nhân trong khi việc bồi thường thiệt hạicho người bị thiệt hại là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng
Để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân chống lại việc gây ra tai nạn, cóquan điểm cho rằng trách nhiệm BTTH trong một số trường hợp có thể phát sinh màkhông cần điều kiện lỗi Thực tế cho thấy các tai nạn mang tính khách quan nhiều khinằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người ngày càng gia tăng cùng với sự pháttriển của công nghiệp hóa, cơ giới hóa Bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra là mộttrong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không
Trang 10cần xem xét đến điều kiện lỗi Khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở
hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi” Dấu hiệu quan trọng nhất để xác định trách
nhiệm này là hoạt động của NNHCĐ chính là nguyên nhân trực tiếp, là yếu tố quyếtđịnh dẫn đến thiệt hại Hoạt động gây thiệt hại của NNHCĐ có thể hoàn toàn không
có lỗi của con người (như xe đang chạy trên đường bất ngờ nổ lốp trước dẫn đến đổihướng đột ngột gây thiệt hại) hoặc cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý,điều khiển, tuy nhiên lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại (như trướckhi xuống dốc, lái xe không kiểm tra lại phanh; lốp mòn nhưng chưa thay do chủ quannghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt…) Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, hành vi củangười điều khiển NNHCĐ thì không áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra
2.2.4 Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra là một dạng bồi thường thiệt hại cụ thể
do vậy về nguyên tắc thiệt hại phải bồi thường gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm,thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tạiđiều 608, 609, 610 BLDS 2005
Thiệt hại về tài sản là thiệt hại về vật chất tính toán được Theo đó thiệt hại do
tài sản bị xâm hại được bồi thường gồm: tài sản bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng; lợiích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế,khắc phục thiệt hại
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng, phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất, giảm sút; chi phí hợp lý và phần thunhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng;tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thườngtổn thất về tinh thần cho những người thân thích ở hàng thừa kế thứ nhất
Trang 112.3 Chủ thể bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Căn cứ vào khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 và Nghị quyết số HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 vềBTTH ngoài hợp đồng, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra có thể được áp dụngvới các chủ thể sau:
03/2006/NQ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Chủ sở hữu
đang chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình
để nắm giữ, quản lý NNHCĐ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khaithác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ NNHCĐ
- Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật phải BTTH do NNHCĐ gây ra,
trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuậnkhác không trái pháp luật, đạo đức xã hội
Trong trường hợp chủ sở hữu NNHCĐ giao cho người khác chiếm hữu, sửdụng NNHCĐ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở
hữu phải BTTH Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe nhưng vẫn
giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải BTTH
Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sửdụng hợp pháp NNHCĐ phải BTTH do NNHCĐ gây ra cả khi không có lỗi, trừ cáctrường hợp sau đây:
Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại Ví dụ: Xe ô tô
đang tham gia giao thông thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả làngười này bị chết Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giaochiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải BTTH
Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có
quy định khác về trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra trong trường hợp bất khả