Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ
Trang 1Cấu trúc bài luận
2 Khái niệm quyền sở hữu, khái niệm bảo vệ quyền sở hữu 3
3 Mối quan hệ giữa quyền thừa kế quy định trong
1.1 Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế thể hiện việc
bảo vệ quyền sở hữu 6
1.2 Quyền của người để lại di sản và người thừa kế được
pháp luật về thừa kế quy định thể hiện việc bảo vệ quyền sở hữu 10
1.3 Người không được quyền hưởng di sản được pháp
luật thừa kế quy định thể hiện việc bảo vệ quyền sở hữu 12
1.4 Thừa kế theo di chúc trong việc bảo vệ quyền sở hữu 12 1.5 Thừa kế theo pháp luật trong việc bảo vệ quyền sở hữu 14
1.6 Những nội dung khác của pháp luật thừa kế thể hiện
hữu 16
2 Vai trò của pháp luật thừa kế trong việc bảo vệ quyền
sở hữu 18
III Phương hướng nhằm tăng cường, bảo đảm việc bảo vệ của pháp luật thừa kế đối với quyền sở hữu 19
kết 20
Trang 2A Đặt vấn đề.
Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp
luật bảo vệ, từ quy định tại Điều 58 Hiến pháp 1992 về quyền sở hữu: “Công
dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh ngiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” các ngành luật cụ thể đã có sự cụ thể hóa về quyền sở hữu cũng
như cách thức để bảo vệ quyền sở hữu của công dân, một trong số đó là phápluật về thừa kế
Các chế định pháp luật thừa kế đã có sự quy định cụ thể về toàn bộ cáchthức nhằm thực hiện tốt nhất, bảo vệ tốt nhất quyền sở hữu cho công dân: nhữngnguyên tắc của pháp luật thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật Tất cả những quy định này đều nhằm đạt được những mục đích nhất định phù
hợp với lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội Có thể nói pháp luật thừa kế là một công
cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu, cụ thể nó quan trọng như
thế nào, bảo vệ ra sao đối với quyền sở hữu? Sau đây là phần phân tích, chứngminh để làm rõ
Trang 3Trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, con người cũng biết đến việc
để lại tài sản cho những người còn sống sử dụng tài sản đó Tuy nhiên, việc đểlại tài sản của người chết không có một chứng thư hay bất cứ thứ gì chứng minhngười chết đã để lại tài sản vì đây là chế độ sở hữu của cộng đồng, nó chỉ đơngiản là việc người này chết đi để lại tài sản thì người khác còn sống sẽ sử dụng,thế hệ này không còn thì tài sản sẽ do thế hệ sau tiếp tục sử dụng
Từ khi có nhà nước, mỗi nhà nước đều sử dụng công cụ hữu ích để quản
lý xã hội là pháp luật Lúc này, tài sản không còn là thuộc sở hữu chung củacộng đồng nữa mà là thuộc sở hữu của cá nhân, khi một người chết đi việc để lạitài sản cho những người còn sống không thể không có một chứng thư hay bất cứthứ gì để chứng minh, mà người chết đó đã để lại cùng tài sản là một chứng thư
để chứng minh việc để lại tài sản của mình, nếu người này không để lại bất cứthứ gì thì pháp luật cũng có những chế định nhằm bảo vệ chế độ sở hữu tư nhâncũng như bảo vệ quyền lợi cho những người thân thuộc của người chết đó
Nói chung, việc một người chết đi để lại tài sản cho những người cònsống và những người sống có quyền sử dụng, định đoạt tài sản đó theo di chúchoặc không theo di chúc nhưng pháp luật bảo vệ quyền sử dụng, định đoạt tàisản của những người sống đó chính là thừa kế
Cùng với thừa kế, quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật baogồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về việc dịchchuyển tài sản từ người chết cho những người còn sống theo ý chí của họ đượcthể hiện trong di chúc hoặc theo ý chí của nhà nước được thể hiện trong các quyphạm pháp luật (điều chỉnh mối quan hệ thừa kế) Theo một cách khác, quyềnthừa kế được hiểu là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể có quyền đểlại di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết để lại theo
ý chí của người đó hoặc theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, dưới góc độ khoa học pháp lý, quyền thừa kế còn được hiểu làmột quan hệ pháp luật dân sự Quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế là quan hệthừa kế được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh Quan hệ này bao gồmchủ thể, khách thể, nội dung Quan hệ thừa kế là quan hệ tài sản do Luật Dân sự
Trang 4điều chỉnh được xác định là một quan hệ tuyệt đối giống quan hệ sở hữu, trong
đó chỉ xác định được một bên chủ thể mang quyền là người để lại di sản hoặcnhững người thừa kế còn các chủ thể khác là những người phải tôn trọng quyền
để lại di sản thừa kế và quyền hưởng di sản thừa kế của họ
Như vậy, từ các khái niệm này ta có thể thấy việc làm rõ quan điểm pháp
luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu
thực chất là việc tìm hiểu quyền thừa kế có vai trò, tác dụng như thế nào đối vớiquyền sở hữu, quyền thừa kế nó bảo vệ quyền sở hữu như thế nào?
2 Khái niệm quyền sở hữu, khái niệm bảo vệ quyền sở hữu.
Theo quy định tại điều 164 BLDS, quyền sở hữu được hiểu là: “bao gồm
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật; Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định doạt tài sản” Với quy
định này ta thấy: quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sởhữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm phápluật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội, một trong số cácquy phạm đó có cả những quy phạm pháp luật thừa kế trong BLDS và Pháp lệnhthừa kế Theo đó, các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo
vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạttài sản (bảo vệ quyền sở hữu)
Khái niệm quyền sở hữu ngoài việc được quy định tại Điều 164 BLDS thì
nó còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, chẳng hạn: “Quyền sở hữu là hệthống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sảnxuất, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác; quyền sở hữu được hiểu là một quan
hệ pháp luật dân sự- quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu, vì rằng bản thân nóchính là hệ quả của sự tác động của một bộ phận pháp luật vào các quan hệ sởhữu, theo nghĩa này quyền sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố của quan hệ pháp
luật dân sự: chủ thể, khách thể và nội dung ” (Trường Đại học Luật Hà Nội
-Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam I – Nxb CAND2007)
Trang 5Cùng với khái niệm này, để thấy được sự bảo vệ của pháp luật thừa kế đốivới quyền sở hữu, ta phải làm rõ được khái niệm về bảo vệ quyền sở hữu Theo
đó, pháp luật được coi là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất trong việc bảo vệquyền sở hữu, đảm bảo cho chủ sở hữu thực hiện có hiệu quả và hợp lý cácquyền năng của mình đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, thông qua việc bảo
vệ quyền sở hữu, ngoài việc khẳng định quyền của chủ thể đối với tài sản còn làyếu tố quan trọng để buộc các chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải
gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi Như vậy, “Bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là
những biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người qua đó bảo đảm cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện được các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm
hữu của mình” (TS Lê Đình Nghị (chủ biên) - Giáo trình Luật Dân sự Việt
Nam tập I Nxb Giáo dục Việt nam).
3 Mối quan hệ giữa quyền thừa kế quy định trong pháp luật về thừa kế với quyền sở hữu.
Trước hết, phải khẳng định rằng quyền sở hữu là cơ sở làm phái sinh
quyền thừa kế, bởi lẽ từ khi xuất hiện xã hội thì đã có sự sở hữu đối với tài sản
do thiên nhiên mang lại hoặc do chính con người tạo ra, khi con người chết đi sẽ
để lại tài sản của mình, tài sản đó sẽ tiếp tục được những người sống sử dụng,định đoạt đây gọi là sự thừa kế, khi xuất hiện nhà nước, xét thấy vai trò quantrọng của quyền sở hữu vì nó không chỉ phục vụ cho chủ sở hữu khi còn sốngđược toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của mình mà nócòn phục vụ cho những người còn sống khác được sử dụng tài sản do người chết
để lại, giai đoạn này được gọi là thừa kế tài sản do người chết để lại cho nên nhànước đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền sở hữu, từ đây quyền thừa kế cótác động trở lại đối với quyền sở hữu khi những người còn sống được sở hữu tàisản do người chết để lại mà không sợ xảy ra sự tranh giành
Thứ hai, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước
quy định nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích vật chấttrong xã hội Những quy phạm đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền sở hữu
Trang 6của các chủ sở hữu đối với tài sản của mình Quyền thừa kế là tổng hợp các quyphạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các điều kiện, trình tự dịchchuyển những tài sản của người đã chết cho người sống Như vậy, thông quaquyền thừa kế (thông qua các điều kiện, trình tự dịch chuyển tài sản) thì quyền
sở hữu tài sản của người chết được dịch chuyển sang cho những người còn sống,một khi quyền sở hữu đó được dịch chuyển sang cho những người thừa kế thìquyền thừa kế coi như đã bảo đảm tốt vai trò của mình
Thứ ba, quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là những phạm trù pháp lý,
song song tồn tại trong cùng một hình thái kinh tế- xã hội nhất định, do vậy từchỗ pháp luật quy định cho công dân có quyền sở hữu tài sản, cũng trên cơ sở đó
họ có quyền năng trong quan hệ thừa kế Nếu họ có quyền hưởng thừa kế thì tấtyếu họ sẽ được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế đó và ngược lại, nếutài sản đã thuộc sở hữu của họ thì họ có mọi quyền năng trong phạm vi pháp luậtquy định đối với tài sản đó: đó là họ có quyền để lại thừa kế cho người khác sốtài sản thuộc sở hữu của mình (người khác đã có quyền thừa kế tài sản đó)
Thứ tư, công dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình cho người khác, nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế vàquyền nhận thừa kế của công dân (trừ trường hợp vi phạm Điều 643 BLDS).Như vậy, quyền sở hữu và quyền thừa kế kết hợp với nhau tạo cho chủ sở hữumột quyền năng toàn diện vừa có quyền sở hữu vừa có quyền để lại thừa kế chonhững người khác tài sản của mình, bên cạnh đó nó cũng tạo cho chủ thể khácnhững quyền năng cơ bản, theo đó những chủ thể này vừa có quyền thừa kếnhững tài sản đó đồng thời họ cũng được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản dongười chết để lại
4 Nguyên nhân của việc pháp luật thừa kế có thể bảo vệ quyền sở hữu.
Một là, xuất phát từ mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu, hai
quyền này có mối liên hệ nhất định, quyền sở hữu có tác dụng thúc đẩy quyềnthừa kế phát triển và ngược lại quyền thừa kế cũng có vai trò to lớn trong việctạo lập quyền sở hữu bằng việc quyền thừa kế được ghi nhận trong các văn bảnpháp luật về thừa kế, từ đó việc dịch chuyển quyền sở hữu giữa người chết cho
Trang 7người sống phải thông qua các bước được quy định trong pháp luật thừa kếnhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho các chủ thể.
Hai là, xuất phát từ việc quyền sở hữu ra đời sớm hơn quyền thừa kế, để
có thể điều chỉnh quan hệ tài sản giữa người chết với người sống thì chưa có mộtvăn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này, để bảo vệ quyền và lợi ích chongười còn sống, giúp họ được sử dụng tài sản của người chết để lại mà khôngxảy ra sự tranh chấp, thì nhà làm luật phải ban hành một văn bản pháp luật vềthừa kế nhằm điều chỉnh vấn đề này bởi lẽ suy cho cùng thừa kế là việc dịchchuyển quyền sở hữu tài sản từ người chết sang cho người sống, do vậy phảituân theo những trình tự nhất định
Ba là, một chủ sở hữu đối với với tài sản của mình thì họ có toàn quyền
đối với tài sản đó, một trong các quyền đó là quyền định đoạt tài sản, khi họ chết
đi họ muốn định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác còn sống thì
họ phải tuân theo những quy định của pháp luật về thừa kế Như vậy, trongtrường hợp này pháp luật thừa kế xuất phát từ quyền định đoạt tài sản của chủ sởhữu, cho nên đã quy định trình tự, thủ tục thực hiện quyền định đoạt tài sản chochủ sở hữu cũng là để bảo đảm việc xác lập quyền sở hữu cho những người cóquyền thừa kế thông qua việc quy định những chủ thể có quyền thừa kế và nghĩa
vụ của những người này
Bốn là, xuất phát từ đặc trưng của pháp luật thừa kế là bảo vệ quyền lợi
cho chủ sở hữu tài sản khi họ chết và quyền lợi của những chủ thể khác đượcxác lập quyền sở hữu khi chủ sở hữu chết đi, cho nên pháp luật thừa kế là bảo vệ
sự dịch chuyển tài sản giữa người chết cho người sống, cũng là sự dịch chuyểnquyền sở hữu Nói chung, xuất phát từ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản với baquyền năng của mình; việc xác lập quyền sở hữu đối với những người có quyềnthừa kế; bảo đảm không xảy ra tranh chấp về thừa kế giữa các chủ thể cho nênpháp luật thừa kế đã hướng mục tiêu tới việc bảo vệ quyền sở hữu
II Làm rõ quan điểm “pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu”.
1 Các phương diện pháp luật thừa kế bảo vệ quyền sở hữu.
Trang 81.1 Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế thể hiện việc bảo vệ quyền
sở hữu.
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng ý chí của người có quyền thừa kế: người
có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật là công dân, tổ chức Trên cơ sởcủa nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận được quy định tại Điều 7BLDS, pháp luật thừa kế hiện hành vẫn kế thừa việc tôn trọng ý chí của người
có quyền thừa kế tại các văn bản pháp luật thừa kế trước đó và bảo đảm mộtcách nhất quán về quyền của cá nhân để lại tài sản và quyền của cá nhân hưởngthừa kế di sản, với nguyên tắc này vừa bảo vệ được quyền sở hữu của chủ sởhữu tài sản trong việc định đoạt tài sản của mình vừa xác lập quyền sở hữu chongười có quyền nhận thừa kế, cụ thể:
Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ sở hữu hợp phápđối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thể hiện quyềnđịnh đoạt tài sản của bản thân sau khi họ chết, quyền này của chủ sở hữu được
pháp luật về thừa kế quy định cụ thể tại Điều 648 BLDS “họ có quyền: chỉ định
người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế ”, đây cũng là sự thể hiện việc bảo vệ của pháp luật
thừa kế đối với quyền sở hữu khi quy định cụ thể quyền của chủ sở hữu, thôngqua quy định này, chủ sở hữu có thể thực hiện quyền của mình một cách dễdàng Bên cạnh đó, pháp luật thừa kế còn cho phép chủ sở hữu tài sản có quyềnkhông lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, đây là quy định nhằm để chochủ sở hữu tự do trong cách thể hiện ý chí với những quyền năng của mình đốivới tài sản
Đối với cá nhân có quyền nhận di sản, pháp luật thừa kế bảo vệ quyền sởhữu như thế nào? Pháp luật có quy định người thừa kế có quyền nhận di sảnhoặc từ chối nhận di sản, nếu họ nhận di sản thì đương nhiên họ được xác lậpquyền sở hữu đối với tài sản được thừa kế đó, từ đây họ có mọi quyền năng củachủ sở hữu đối với tài sản do mình nhận thừa kế, pháp luật thừa kế có nhữngquy định cụ thể về cách thức nhận thừa kế để làm sao đó chuyển giao tốt nhất tàisản từ người để lại di sản và người nhận di sản: họ có quyền nhận di sản theo di
Trang 9chúc hoặc theo pháp luật Chính điều này đã là cơ sở vững chắc cho việc họ thựchiện quyền của chủ sở hữu tài sản mà không xảy ra bất cứ sự tranh chấp nào.
Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của cá nhân, nguyên tắc này
của pháp luật thừa kế thể hiện việc bảo vệ quyền sở hữu ở chỗ:
Đối với tài sản chung của vợ chồng: vợ chồng có quyền ngang nhau trongviệc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, theo đó vợchồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung, vợ chồng có thể sửađổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào (Điều 664 BLDS).Khi vợ chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phảiđược sự đồng ý của người kia, chính quy định này của pháp luật về thừa kế đãbảo vệ được quyền sở hữu bởi vì: mặc dù tài sản của vợ chồng là sở hữu chunghợp nhất nhưng mỗi người đều có những đóng góp theo sức lao động của mình
do đó họ cũng phải có sự định đoạt theo ý chí riêng của mỗi người đối với tàisản chung đó Nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi phần dichúc của mình, với quy định này thì đã bảo vệ được quyền định đoạt cuối cùngcủa người đã chết kia
Một khía cạnh nữa liên quan đến quyền sở hữu tài sản của một bên vợ
chồng, vợ chồng có quyền hưởng di sản của nhau khi một bên chết trước, quy
định này đã bảo vệ được quyền sở hữu của vợ hoặc chồng còn sống bởi lẽ: vợchồng là người thừa kế ở hàng thứ nhất, việc dịch chuyển tài sản của vợ, chồngchết trước cho người còn sống là điều tất yếu nhằm bảo vệ chế độ gia đình vữngchắc cũng như bảo đảm điều kiện sống cho người vợ hoặc chồng còn sống, đâycũng là nghĩa vụ trong quyền định đoạt tài sản của vợ, chồng chết trước
Đối với việc cha, mẹ có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản củacon: Điều 676 BLDS đã quy định cha, mẹ cùng đứng vào hàng thứ nhất đểhưởng di sản thừa kế của con khi con chết trước cha mẹ Cũng trong điều luậtnày, tại khoản 2 đã quy định người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sảnbằng nhau Qua các nội dung trên cho thấy, vợ chồng luôn bình đẳng và ngangquyền nhau trong việc để lại thừa kế cũng như hưởng di sản thừa kế trong mọitrường hợp Như vậy, pháp luật thừa kế bảo vệ quyền sở hữu trước hết và quan
Trang 10trọng nhất là những quan hệ hôn nhân và huyết thống, bởi lẽ đây là cơ sở của xãhội.
Đối với việc các con có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của bố
mẹ, với quy định này nó bảo vệ quyền sở hữu ở chỗ: việc xác lập quyền sở hữuđối với tài sản của bố mẹ cho các con không phân biệt nam nữ, độ tuổi, có nănglực hành vi dân sự hay không đều được thừa kế những phần ngang nhau, nếuđược hưởng thừa kế theo pháp luật Như vậy, các con đều được tạo điều kiệnnhư nhau để phát triển về mọi mặt khi bố mẹ không còn, nguyên tắc bình đẳnggiữa các chủ thể trong việc để lại di sản và nhận di sản thừa kế được pháp luậtthừa kế quy định nhằm bảo vệ những quyền, lợi ích chính đáng của công dântrong quan hệ tài sản để củng cố tình đoàn kết trong gia đình, dòng họ, cũng làviệc bảo vệ quyền sở hữu cho mọi thành viên trong gia đình khi họ định đoạt tàisản và hưởng di sản Có thể nói pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quantrọng khi quy định cụ thể cách thức thực hiện quyền sở hữu tài sản cho các chủthể trong quan hệ pháp luật thừa kế
Thứ ba, nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm
mở thừa kế Việc pháp luật thừa kế quy định như vậy nhằm bảo đảm cho quyền
thừa kế được thực hiện trên thực tế hay nói cách khác là sự dịch chuyển tài sản
từ người chết sang cho người sống được thực hiện một cách triệt để Quy địnhnày là hoàn toàn có cơ sở vững chắc bởi lẽ: nếu người được nhận di sản cònsống vào thời điểm mở thừa kế thì quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu chonhững người có quyền thừa kế được thực hiện theo ý chí của họ (ý chí của họđược hoàn thành), chính điều này đã bảo vệ được quyền tự định đoạt tài sản của
họ, bên cạnh đó, nó cũng bảo vệ được quyền của những người có quyền nhận disản bởi vì: nếu người có quyền hưởng di sản còn sống vào thời điểm đó thì họđương nhiên được xác lập quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng và địnhđoạt) tài sản do người để lại di sản định đoạt cho họ, từ đây người hưởng di sản
có toàn quyền đối với số di sản nhận thừa kế đó Nói chung việc pháp luật thừa
kế quy định như vậy, vừa bảo vệ được quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản vừa
Trang 11bảo vệ được quyền sở hữu cho người có quyền thừa kế trong việc được xác lậpquyền sở hữu.
Thứ tư, nguyên tắc người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại Với nguyên tắc này, pháp luật thừa kế muốn thể hiện việc bảo
vệ quyền sở hữu như sau: người để lại di sản khi chết nhưng chưa thanh toán hếttài sản mà khi còn sống họ có nghĩa vụ phải thanh toán số tài sản đó, khi chết đitài sản do họ chưa kịp thanh toán thuộc sở hữu của họ sẽ do những người thừa
kế của họ thay họ thanh toán, bởi lẽ những người thừa kế đang sống thì họ cónăng lực chủ thể được tham gia vào các quan hệ dân sự đồng thời họ có quan hệnhất định đối với người để lại tài sản, vì vậy khi phải thanh toán nghĩa vụ về tàisản cho người chết thì đứng ở góc độ pháp luật họ có quyền thay mặt người đãchết thực hiện nghĩa vụ về tài sản cho những chủ thể khác, đứng dưới góc độquan hệ nhân thân với người chết họ có nghĩa vụ làm tròn bổn phận với nhữngngười đó
Di sản thừa kế trong trường hợp này là những tài sản của người chết để lạiđược chia cho những người có quyền hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.Tuy nhiên, những quyền tài sản và nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thânngười chết thì không phải là di sản thừa kế, vì nghĩa vụ gắn liền với nhân thânngười chết chấm dứt cùng thời điểm mở thừa kế Người hưởng di sản theo quyđịnh của pháp luật chỉ phải thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người chết để lạitrong phạm vi di sản của người đó Chính điều này, những người thừa kế đã giúpcho quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu đã chết được thực hiện trên thực tế,đồng thời họ cũng đã thực hiện được quyền của chủ sở hữu tài sản khi trực tiếpthanh toán nghĩa vụ tài sản cho chủ thể khác Pháp luật thừa kế quy định nhưvậy nhằm bảo vệ quyền của người chết khi họ được người hưởng thừa kế thaymặt thực hiện các nghĩa vụ về tài sản, bên cạnh đó bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của những chủ thể có quyền nhận thanh toán nghĩa vụ về tài sản vì nhữngtài sản này thuộc quyền sở hữu của họ (họ đã cho những người để lại di sản cónghĩa vụ thanh toán vay, mượn trước đó)