Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo đảm sự phát triển tự do cá nhân (TDCN) nằm trong tổng thể bảođđảm quyền công dân, quyền con người không những thể hiện chất lượng cuộc sống của cá nhân trong xã hội mà còn là điều kiện phát triển cá nhân với tư cách là con người sáng tạo, thể hiện sự phát triển văn minh, dân chủ, tiến bộ của xã hội. Một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm là đẩy mạnh dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong các lónh vực, trước hết là xây dựng cơ chế để công dân thực hiện quyền hiến đònh của mình. Theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, tạo điều kiện và môi trường để công dân thực hiện các quyền tự do cá nhân hiến đònh của mình. Tuy nhiên, vấn đề bảo đảm pháp lý cho công dân thực hiện các quyền cơ bản của mình trong đó có quyền TDCN còn gặp những vướng mắc nhất đònh cả về phương diện lý luận, thực tiễn và đònh hướng phát triển. Vì thế, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và cơ bản về quyền TDCN của công dân và bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền TDCN của công dân trong hệ thống bảo đảm quyền con người, quyền công dân là hoàn toàn cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN được đề cập ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp trong các công trình của các nhà khoa học vào những năm gần đây. Trước hết có thể kể đến các công trình nghiên cứu lý luận đã được công bố của các tác giả và tập thể tác giả ở các đơn vò khác nhau trong nước như Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện CTQG, Học viện HCQG, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp, Trường ĐH Luật Hà Nội, Khoa Luật ĐH Quốc gia về lý luận chung về nhà nước, pháp luật, về nhà nước pháp quyền, mối quan hệ nhà nước-công dân và bản chất của nó trong một xã hội phát triển, về các quyền tự do cơ bản của công dân, về 2 các tư tưởng, học thuyết về Nhà nước và pháp luật, vấn đề quyền lực nhà nước và hạn chế quyền lực nhà nước, lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, tư pháp, về ý thức pháp luật… Đặc biệt, các công trình nghiên cứu quan trọng và mang tính hệ thống cao, liên quan nhiều hơn đến vấn đề của luận án của Trần Ngọc Đường-Chu Văn Thành, Luận án TS Luật học của Nguyễn Văn Động, Nguyễn Văn Mạnh, Trần Văn Bách, Lê Hồng Sơn… công trình nghiên cứu của Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái…đề cập nhiều đến những khía cạnh lý luận và thực tiễn của vấn đề quyền con người, quyền công dân: nội dung và sự phát triển của quyền con người, quyền công dân… Tuy vậy, vấn đề bảo đảm cho việc thực hiện quyền con người, công dân nếu có chỉ là một phần nội dung nhỏ của những công trình trên. Cũng bàn về quan hệ nhà nước-công dân song các táùc giả không đi sâu vào vấn đề bảo đảm quyền công dân, hay bảo đảm quyền công dân trong lónh vực TDCN. Có nghóa là chưa có công trình làm rõ được vấn đề bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền, càng chưa phải là bảo đảm thực hiện quyền của công dân trong lónh vực TDCN. Chưa công trình nào làm rõ vấn đề bảo đảm quyền hiến đònh trong lónh vực TDCN đi từ những nội dung như: xác đònh rõ quyền TDCN trong hệ thống các quyền cơ bản, phân tích khái niệm bảo đảm pháp lý cho thực hiện quyền TDCN của công dân và hệ thống bảo đảm pháp lý thực hiện quyền TDCN của công dân, đánh giá sâu và chi tiết thực trạng của việc bảo đảm quyền TDCN của công dân mà chỉ có những nhận đònh về thực trạng thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân một cách bao quát. Cũng do đònh hướng nội dung của các đề tài của mình mà các tác giả nêu trên chỉ đề xuất phương hướng chung hoàn thiện những bảo đảm quyền con người, quyền công dân, chưa chú ý đặc biệt đến các quyền của công dân trong TDCN với các biện pháp pháp lý cụ thể . Tóm lại, vì cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN như là một trong những quyền cơ bản quan trọng của công dân và những bảo đảm 3 pháp lý cho nên đề tài “Những những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN” là công trình khoa học đầu tiên thực hiện nhiệm vụ này trong tổng thể của vấn đề lớn hơn và rất bức thiết trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền là bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng bảo đảm quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN, từ đó đưa ra các đề xuất hoàn thiện việc bảo đảm quyền TDCN của công dân trong điều kiện nước ta hiện nay. Để đạt mục đích này, luận án có nhiệm vụ: - Làm rõ khái niệm quyền TDCN trong hệ thống các quyền cơ bản của công dân, từ đó phân tích về khái niệm, đặc điểm và hệ thống bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN. - Đánh giá, kết luận về thực trạng bảo đảm quyền TDCN cơ bản của công dân ở nước ta với những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục. - Đưa ra các kiến nghò hoàn thiện những bảo đảm pháp lý cho quyền TDCN của công dân trên cơ sở phân tích thực trạng, nhu cầu khách quan và quan điểm hoàn thiện. Đây là đề tài nghiên cứu rộng, phức tạp, có thể xem xét từ nhiều ngành và lónh vực pháp luật, song khuôn khổ của luận án có hạn nên tác giả chỉ phân tích những nội dung cơ bản nhất về việc bảo đảm quyền của công dân trong TDCN ở nước ta dưới góc độ của ngành Luật nhà nước. Ở một chừng mực, những hiện tượng điển hình thuộc ngành luật khác, tác động đến việc thực hiện và bảo vệ các quyền TDCN hiến đònh của công dân cũng được xem xét để lý giải vấn đề toàn diện, từ đó đề xuất chuẩn xác, khách quan theo tư duy hệ thống. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu là chủ nghóa duy vật biện chứng và chủ nghóa duy vật lòch sử, nguyên lý cơ bản của chủ nghóa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về 4 xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thể hiện trong các Nghò quyết của Đảng, trong HP và pháp luật Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được dùng là phân tích, tổng hợp, luật học so sánh, xã hội học cụ thể, hệ thống; kết hợp lý luận và thực tiễn để đưa ra các kết luận, đánh giá nhằm giải quyết các nội dung được đề cập. 5. Những điểm mới của luận án Luận án là chuyên khảo đầu tiên phân tích sâu về bảo đảm pháp lý cho quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN dưới góc độ Luật nhà nước. Những đóng góp chủ yếu là: -Làm sáng tỏ luận điểm: TDCN xác lập trình độ phát triển của con người xã hội và quyền TDCN của công dân là một trong những lónh vực quyền thể hiện giá trò xã hội cao nhất. -Quyền TDCN là tiêu chuẩn xác lập mối quan hệ công quyền- cá nhân, là phạm trù pháp lý vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù trong mỗi chế độ xã hội, trong mỗi quốc gia cụ thể. Vì thế mà không có khuôn mẫu, mô hình chung cho việc xác đònh nội hàm cũng như bảo đảm quyền TDCN của công dân trong các quốc gia khác nhau. - Bảo đảm quyền TDCN của công dân được phân tích trong mối quan hệ đa chiều: quan hệ giữa cá nhân và Nhà nước, quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, quan hệ giữa cá nhân và cá nhân. - Phân tích khái niệm và đặc điểm của bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền TDCN của công dân và hệ thống bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các quyền TDCN của công dân; làm rõ mối quan hệ giữa bảo đảm pháp lý và các bảo đảm khác cho việc thực hiện quyền TDCN trong xã hội. -Khái quát thực trạng pháp luật bảo đảm thực hiện quyền TDCN của công dân và chỉ ra các thành tựu cũng như những hạn chế bảo đảm quyền. - Xây dựng, củng cố hệ quan điểm về quyền TDCN của công dân trong điều kiện 5 phát huy dân chủ ở Việt Nam, đề xuất những giải pháp cụ thể tăng cường hiệu quả hệ thống bảo đảm quyền TDCN của công dân trong công cuộc đổi mới kinh tế, chính trò của đất nước và hội nhập quốc tế. 6. Ý nghóa của luận án Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, kết quả nghiên cứu sẽ là sự bổ sung quan trọng cho lý luận về mối quan hệ Nhà nước và công dân, về quyền con người, quyền công dân ở nước ta. Công trình có giá trò tham khảo đối với sinh viên đại học và cao học luật, cho công tác nghiên cứu và giảng dạy pháp luật cũng như một số chuyên ngành liên quan ở các trường đại học. Trong một chừng mực nhất đònh, nó còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy các bộ môn thuộc chuyên ngành công pháp, liên quan hoạt động của Nhà nước, công dân và quyền tự do của công dân. Những kết luận trong luận án có giá trò tham khảo cao khi nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của HP và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến việc thực hiện quyền TDCN của công dân, các kiến nghò góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong ý nghóa tổng quát của nó. Công trình còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những người làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung, các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng, giúp công chức hoàn thiện nhận thức về quyền TDCN của công dân, từ đó hành xử đúng đắn trong quan hệ với công dân. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu, 3 chương (trong đó có 9 mục), kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. 6 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ CHO VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG LĨNH VỰC TỰ DO CÁ NHÂN 1.1. Khái quát về bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân 1.1.1. Quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân trong hệ thống các quyền cơ bản của công dân 1.1.1.1. Quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân nhìn từ góc độ lòch sử Từ phân tích tư tưởng Đông-Tây về quyền TDCN, có thể thấy: - Tuy TDCN của con người mang ý nghóa và giá trò xã hội khách quan, song không phải ai cũng thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ nếu như điều này chưa được Nhà nước thừa nhận chính thức. - Quyền TDCN chứa đựng yếu tố chủ quan, được Nhà nước áp đặt bằng ý chí của mình dưới hình thức pháp luật, chỉ là hiện thực khi được thừa nhận là quyền trong pháp luật của Nhà nước. Khi tự do được thừa nhận bởi công quyền, từ phạm trù xã hội nó trở thành phạm trù pháp lý. - Quyền xác đònh phạm vi của tự do, nhờ đó tự do của con người được bảo đảm và nhờ đó mọi cá nhân được bình đẳng về mặt hình thức trong việc thụ hưởng giá trò của tự do. 7 1.1.1.2. Bản chất của quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN - Quyền TDCN xuất phát từ quyền tự nhiên của con người, gắn với mỗi cá nhân, thuộc mỗi con người riêng lẻ. - Quyền tự do của cá nhân gắn liền với bản chất của Nhà nước. - Quyền TDCN thuộc về mỗi cá nhân song là giá trò phản ánh sự phát triển xã hội, mang đặc điểm xã hội. - Quyền TDCN có mối quan hệ chặt chẽ với quyền tự do cộng đồng, là sự biểu hiện của truyền thống lòch sử và văn hóa dân tộc. 1.1.1.3. Nội hàm của quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN Quyền TDCN của công dân phong phú về cách thức thể hiện và đa dạng về nội dung, khó có thể gọi tên một cách chính xác và đầy đủ. Quyền TDCN của công dân không chỉ là quyền làm chủ bản thân: khả năng mà mỗi cá nhân tránh được can thiệp từ bên ngoài vào việc thực hiện các nhu cầu cơ bản của mình và quyền về nội tâm, đảm bảo cuộc sống riêng tư không bò cản trở, mà còn là nhu cầu tham gia vào cuộc sống xung quanh, giao tiếp và làm chủ xã hội trong đó có quyền sống, tự do và bất khả xâm phạm thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, tự do đi lại và cư trú, được bảo vệ cuộc sống cá nhân, giao tiếp và bất khả xâm phạm chỗ ở, quyền bí mật đời tư, nhân phẩm, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do hội họp, lập hội, biểu tình… 1.1.1.4. Quyền cơ bản của công dân trong TDCN trong mối liên hệ với các quyền khác của công dân: Tác giả phân tích sự khác biệt giữa quyền tự do cá nhân của công dân và các quyền công dân về chính trò, kinh tế, xã hội và văn hóa để làm rõ đặc thù của quyền tự do cá nhân của công trong hệ thống quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, việc phân chia các quyền thành các lónh vực chỉ là tương đối. Các quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN chỉ tồn tại trong một tổng thể chung của quyền con người và các quyền cơ bản khác. 8 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân Khái niệm và đặc điểm của bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tư do cá nhân được phân tích lồng ghép. Ý nghóa của bảo đảm quyền là để chuyển hóa quyền đã được ghi nhận trong HP thành hiện thực trong cuộc sống, tránh tính hình thức của quyền. Quyền tự do cá nhân cơ bản của công dân cần bảo đảm kinh tế, bảo đảm chính trò… và bảo đảm pháp lý, trong đó bảo đảm kinh tế, chính trò, xã hội là bảo đảm chung, mang tính bao trùm, còn bảo đảm pháp lý mang tính đặc thù và có vai trò quan trọng trong hệ thống bảo đảm với những đặc điểm cơ bản là: - Bảo đảm pháp lý cho quyền TDCN của công dân luôn gắn với yếu tố pháp luật, thể hiện bằng hình thức pháp luật. - Bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền TDCN của công dân gắn liền với năng lực, nhận thức của cá nhân mỗi công dân về quyền của mình. - Mọi bảo đảm pháp lý cho quyền TDCN của công dân luôn gắn với trách nhiệm của xã hội chính trò- trách nhiệm của Nhà nước. - Bảo đảm quyền TDCN của công dân đòi hỏi nhận thức của các cá nhân và các tổ chức trong xã hội về nghóa vụ tôn trọng quyền công dân, không vi phạm quyền của công dân, hỗ trợ công dân thực hiện quyền. Có thể cho rằng, những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN là khái niệm pháp lý bao gồm tổng thể những tiền đề, yếu tố, phương tiện gắn với pháp luật, có mối liên hệ mật thiết, chi phối lẫn nhau, thể hiện qua trách nhiệm của Nhà nước, được các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức trong xã hội cũng như mọi công dân sử dụng thông qua hành vi và ý thức pháp luật của mình tạo thành một môi trường pháp lý để biến những quyền cơ bản công dân trong lónh vực TDCN trong hệ thống các quyền và nghóa vụ hiến đònh thành hiện thực trong cuộc sống và bảo vệ quyền khi quyền bò xâm hại. 9 1.1.3. Mối quan hệ giữa bảo đảm pháp lý với các bảo đảm khác cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân Sau khi các bảo đảm về kinh tế, chính trò…được phân tích một cách bao quát, tác giả so sánh ý nghóa và vai trò của những bảo đảm pháp lý trong hệ thống các bảo đảm quyền để đi đến kết luận là: -Trong tương tác với các bảo đảm khác thì bảo đảm pháp lý là quan trọng nhất và có ý nghóa trực tiếp, cụ thể, toàn diện vì trong Nhà nước pháp quyền dân chủ, bảo đảm quyền thể hiện qua hình thức pháp luật. -Khác với các bảo đảm xã hội khác, các yếu tố trong hệ thống bảo đảm pháp lý luôn gắn trực tiếp với trách nhiệm Nhà nước, bảo đảm bằng quyền lực Nhà nước và bảo đảm pháp lý mang tính bình đẳng đối với mọi công dân. 1.2. Hệ thống bảo đảm pháp lý thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân Năm thành tố cơ bản nhất của hệ thống bảo đảm quyền TDCN của công dân được phân tích, đó là: 1.2.1. Hệ thống pháp luật xác đònh nội dung và cụ thể hóa quyền hiến đònh của công dân trong lónh vực TDCN 1.2.2. Thủ tục hành chính thực hiện quyền; chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và ý thức, năng lực phục vụ của cán bộ, công chức nhà nước 1.2.3. Tổ chức đúng đắn BMNN và sự kiểm soát có hiệu quả quyền lực nhà nước 1.2.4. Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền 1.2.5. Năng lực thực hiện quyền của công dân và văn hoá pháp lý của cộng đồng xã hội 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ CHO VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG LĨNH VỰC TỰ DO CÁ NHÂN Ở NƯỚC TA 2.1. Bảo đảm quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân bằng hệ thống văn bản pháp luật 2.1.1. Quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân và những bảo đảm hiến pháp cho việc thực hiện quyền trong lòch sử lập hiến Việt Nam Sự thừa nhận và bảo đảm quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN ở nước ta trước hết thể hiện qua các HP và ngày càng được phát triển. HP hiện hành ghi nhận một số lượng tương đối đầy đủ và phong phú các quyền của công dân trong lónh vực TDCN, kế thừa các HP trước đó và các điều ước quốc tế đã tham gia. 2.1.2. Thực trạng pháp luật nước ta xác đònh nội dung và cụ thể hóa quyền cơ bản hiến đònh của công dân trong lónh vực tự do cá nhân Những mặt tích cực là: - Sự cụ thể hóa quyền tự do cơ bản của cá nhân công dân ở mức độ ngày càng cao trên cơ sở kết hợp nhiều ngành luật và lónh vực pháp luật. - Pháp luật hiện hành tôn trọng và bảo đảm quyền của công dân, quy đònh về những chế tài nghiêm khắc đối với hành vi xâm hại quyền TDCN của công dân từ cá nhân và tổ chức khác trong xã hội. - Quyền của công dân trong lónh vực TDCN ở nước ta chỉ bò pháp luật hạn chế trong những trường hợp nhất đònh và đối với những đối tượng nhất đònh. Hình phạt hay những biện pháp cưỡng chế được áp dụng cho những cá nhân vi phạm pháp luật, đặc biệt là phạm tội hoặc không thực hiện nghóa vụ chỉ nhằm mục đích răn đe, giáo dục chứ không mang tính nhục hình hay hạ thấp danh dự, nhân phẩm con người. - Pháp luật ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm quyền TDCN của công dân nhằm mục đích khôi phục lại các quyền công dân đã bò xâm hại. Những hạn chế cơ bản: [...]... đối với luật pháp CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN BẢO ĐẢM PHÁP LÝ CHO VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG LĨNH VỰC TỰ DO CÁ NHÂN 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân 3.1.1 Nhu cầu hoàn thiện bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế... thiện bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân Thứ nhất, bảo đảm quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN phải nằm trong sự tương thích với cơ chế bảo đảm quyền con người và các quyền cơ bản khác của công dân, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết Thứ hai, quyền TDCN của công dân được bảo đảm trong tình trạng bảo đảm công dân thực. .. dân thực hiện nghóa vụ của mình Thứ ba, quyền TDCN của công dân được bảo đảm trong mối quan hệ tương hỗ với tự do cộng đồng 3.2 Phương hướng, giải pháp hoàn thiện bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân 3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân 3.2.1.1 Bảo đảm tính thống nhất, đầy đủ trong hệ thống pháp luật... hướng xã hội chủ nghóa đòi hỏi sự bảo đảm quyền tự do cơ bản cho mỗi công dân 15 Thứ hai, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân đòi hỏi nhận thức đúng về quan hệ Nhà nước -công dân và bảo đảm tự do của công dân trong xã hội Thứ ba, bảo đảm sự phát triển tự do của mỗi cá nhân công dân là điều kiện để phát triển đất... các bảo đảm xã hội khác, trong đó bảo đảm pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng vì tất cả các bảo đảm khác đều thể hiện thông qua hình thức pháp luật và chỉ có bảo đảm pháp lý mới mang tính bình đẳng cho các cá nhân trong xã hội trong việc thực hiện các quyền tự do của mình 21 6 Quyền TDCN của công dân và việc bảo đảm chúng ngày càng hoàn thiện trong lòch sử pháp luật nước ta Hiện nay, hệ thống pháp. .. đònh của công dân (thành lập TAHP hoặc một thiết chế bảo hiến mang tính chính trò) 3.2.4 Hoàn thiện cơ chế tư pháp bảo vệ quyền: đẩy mạnh hoạt động tư pháp và tăng cường vai trò của Toà án trong việc bảo vệ quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân Tiếp tục công cuộc cải cách tư pháp với việc xác đònh một trong các mục tiêu cơ bản của nó là tôn trọng và bảo vệ quyền công dân, bảo đảm xét... 2.2 Bảo đảm quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân bằng thủ tục hành chính, hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và ý thức phục vụ của đội ngũ công chức trong giải quyết các công việc của công dân 2.2.1 Thủ tục hành chính và hoạt động thực hiện pháp luật giải quyết các công việc của công dân của các cơ quan hành chính nhà nước Nhìn chung luật thủ tục về quyền. .. pháp luật của mình tạo thành một môi trường pháp lý để biến những quyền cơ bản công dân trong lónh vực TDCN trong hệ thống các quyền và nghóa vụ hiến đònh thành hiện thực trong cuộc sống và bảo vệ quyền khi bi xâm hại 4 Bảo đảm pháp lý cho quyền cơ bản của công dân trong lónh vực TDCN của công dân bao quát gần như toàn bộ đời sống pháp luật của xã hội Nó có hệ thống bao gồm: một thể chế pháp luật thống... TDCN của công dân 11 Việc hoàn thiện những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền TDCN của công dân phải được tiến hành trong sự ổn đònh chính trò, phát triển nền kinh tế thò trường; trong tổng thể của cơ chế bảo đảm quyền con người và các quyền cơ bản khác của công dân, trong một nhận thức về quyền công dân luôn gắn với nghóa vụ công dân và trong mối tương quan chặt chẽ với tự do cộng đồng, phù hợp... quyền TDCN cơ bản của công dân Tuy nhiên, những nỗ lực cho việc cải cách toàn diện BMNN, nâng cao năng lực phục vụ của cán bộ, công chức không biểu hiện đồng đều ở mọi nơi Việc công dân bò gây phiền hà trong khi thực hiện các quyền tự do của mình và công quyền vi phạm quyền tự do của công dân đôi khi còn nhức nhối và gây nhiều bức xúc trong dư luận mà một số biểu hiện cơ bản là: 13 Thứ nhất, còn công chức . 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ CHO VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG LĨNH VỰC TỰ DO CÁ NHÂN 1.1. Khái quát về bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân. trong lónh vực tự do cá nhân 1.1.1. Quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân trong hệ thống các quyền cơ bản của công dân 1.1.1.1. Quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự. đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân 3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về quyền cơ bản của công dân trong lónh vực tự do cá nhân 3.2.1.1 Bảo đảm