Phương thức bảo vệ quyền sở hữu – Một số vẫn đề lí luận và thực tiễn

15 638 0
Phương thức bảo vệ quyền sở hữu – Một số vẫn đề lí luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân,

Mục lục Trang I/ Mở đầu…………………………………………………………………1 II/ Nội dung………………………………………………………………2 1/ Khái niệm về ly hôn……………………………………………….… 2 2/ Pháp luật về quyền của phụ nữ trong việc ly hôn…………………… 3 3/ Những điểm tích cực tiêu cực của việc ly hôn tác động đến người phụ nữ…………………………………………………………………………5 4/ Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong việc ly hôn……………6 5/ Ví dụ thực tế một vụ ly hôn………………………………………… 11 III/ Kết luận…………………………………………………………… 14 1 I/ Mở đầu Gia đình chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành giáo dục nhân cách, chuẩn bị hành trang cho mỗi cá nhân con người bước vào cuộc sống, góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Ở mỗi con người đều tồn tại mối quan hệ rằng buộc về hôn nhân gia đình. Khởi nguồn để hình thành nên một gia đình thực sự là việc xác lập mối quan hệ hôn nhân giữa hai người nam nữ được gọi là kết hôn. Kết hôn chính là sự thừa nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quan hệ vợ chồng của người khác giới, làm phát sinh quyền nghĩa vụ giữa họ với nhau. Trong quan hệ hôn nhân gia đình thì không chỉ có sự kiện kết hôn mà còn có cả ly hôn. Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Theo quan điểm của chủ nghĩa, ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân, nó là mặt trái, mặt bất bình thường nhưng là mặt không thể thiếu của quan hệ hôn nhân gia đình. Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp đã nảy sinh từ rất sớm trong xã hội có giai cấp. Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ở nước ta các nước nước trên thế giới gia tăng đáng kể, với những nguyên nhân, lý do ly hôn cũng rất đa dạng phức tạp. Vấn đề giải quyết hậu quả của ly hôn cũng rất phức tạp còn nhiều vướng mắc, hạn chế. Việc ly hôn làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích của gia đình xã hội. Trong giới hạn đề bài, em xin đi vào tìm hiểu “vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc ly hôn”. II/ Nội dung 1/ Khái niệm về ly hôn 2 Theo khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Như vậy, khi có yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng thì Tòa án công nhân hoặc quyết định cho chấm dứt hôn nhân. Ngoài vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng thì không ai có quyền yêu cầu Tòa án công nhân hoặc quyết định cho chấm dứt hôn nhân, đây là quyền gắn liền với nhân thân của họ. 2/ Pháp luật về quyền của phụ nữ trong việc ly hôn Từ xưa đến này, ít nhiều, quyền của người phụ nữ trong việc việc ly hôn cũng được bảo vệ. a/ Bộ Luật Hồng Đức quy định Phụ nữ có quyền được xin ly hôn: Theo quy định của Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ), người vợ được xin ly hôn trong trường hợp người chồng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như người chồng không quan tâm, bỏ bê vợ trong một thời gian dài; hoặc người chồng vượt qúa quyền của mình, vô phép đối với nhạc phụ, nhạc mẫu thì không những là bất hiếu mà còn bất nghĩa đối với vợ, người vợ có quyền xin ly hôn: “Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha, mẹ vợ, đem việc thưa quan sẽ cho ly dị…” (Điều 333 BLHĐ). Trong một số trường hợp cụ thể, quyền lợi của người phụ nữ cũng được ưu tiên bảo vệ như: khi đã đính hôn nhưng người con trai chẳng may bị ác tật, phạm tội hay phá sản thì người con gái vẫnquyền khước từ trả lại đồ sính lễ, người con trai không có quyền đòi lại của. Người phụ nữ, người vợ còn có quyền được hưởng tài sản sau khi ly hôn, đó là các trường hợp: Ly hôn không do lỗi của người vợ hai vợ chồng không có con thì vợ, chồng mỗi người có quyền sở hữu số tài sản 3 ruộng đất riêng của mình có trước thời kỳ hôn nhân 1/2 số tài sản ruộng đất do hai vợ, chồng tạo nên trong thời kỳ hôn nhân. Khi người chồng chết, người vợ được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất quyền giữ nguyên quyền sở hữu cá nhân đối với tài sản riêng của mình 1/2 số tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. (Quyền được sở hữu tài sản riêng, quyền đồng sở hữu đối với tài sản chung của hai vợ chồng). b/ Theo quy định hiện nay, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 trên cơ sở kế thừa phát triển Luật hôn nhân gia đình năm 1986 quy định rất rõ quyền bình đẳng nam nữ, bảo vệ quyền phụ nữ trẻ em. Ngay tại Chương 1 Luật hôn nhân gia đình “Những vấn đề chung” quy định các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình . Hầu hết các nguyên tắc này đều ghi nhận quyền của người phụ nữ với tư cách là thành viên trong gia đình. Đó là: - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; - Nhà nước xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con…” - Nhà nước, xã hội gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ. Có thể thấy rằng Luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã có sự phát triển hơn so với Luật hôn nhân gia đình năm 1986. Các nguyên tắc lần đầu tiên được quy định rõ ràng, cụ thể trong một điều luật, thể hiện rõ nét quyền của phụ nữ trong các quan hệ hôn nhân gia đình. Trong các quy 4 định về các chế định cụ thể, quyền của người phụ nữ được quy định khá chi tiết. 3/ Những điểm tích cực tiêu cực của việc ly hôn tác động đến người phụ nữ a/ Điểm tích cực Ly hôn là giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa vợ chồng, khi mà cả hai vợ chồng đều không tìm được hướng giải quyết cho mâu thuẫn của mình. Trong quan hệ hôn nhân cả vợ chồng đều hướng tới xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc, vợ chồng thương yêu, giúp đỡ nhau cùng nhau xây dựng tổ ấm gia đình. Vì thế, khi mà giữa vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, cuộc sống của gia đình luôn căng thẳng, mục đích của hôn nhân không đạt được thì ly hôn là một giải pháp tối ưu, giải thoát cho nhau khỏi sự giàng buộc về quyền nghĩa vụ đối với nhau, tạo điều kiện cho vợ hoặc chồng có thể tìm cho minh cuộc sống tốt đẹp hơn, tránh được những sung đột, bạo lực trong gia đình, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống. Đó chính là nền tảng là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, góp phần vào việc ổn định xã hội, tạo điều kiện để ổn định phát triển kinh tế gia đình cũng như việc phát triển kinh tế xã hội, nhằm nân cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Hơn nữa, khi vợ chồng phát sinh mâu thuẫn thường luôn đi kèm theo những hành vi chửi bới, lăng nhục, thậm chí còn hành hạ nhau, đó là những hành vi vi phạm quyền con người, vi pham những điều cấm của pháp luật mà hậu quả chủ yếu của nó là do người phụ nữ phải gánh chịu. Để có thể khắc phục được những hậu quả đó thì ly hôn là một giải pháp, nhằm tạo điều kiện cho người phụ nữ có một cuộc sống mới. b/ Điểm tiêu cực 5 Ngoài những mặt tích cực mà việc ly hôn mang lại thì ly hôn cũng cố những măt tiêu cực của nó, đó là quan hệ vợ chồng chấm dứt, mặc dù là quan hệ giữa cha mẹ con vẫn tồn tại, như khi cha mẹ ly hôn nó tác động rất xấu đên tâm của những đứa trẻ. Con người, đặc biệt là trẻ em rất càn cho mình có một mái ấm gia đình, có điều kiện học hành…, mà ở đó các thành viên thương yêu đùm bọc lẫn nhau, thông thường khi ly hôn những nguời con không có nhiều sự lựa chọn cho cuộc sống sau này. Mặt khác khi ly hôn các quan hệ về tài sản không phải mọi trường hợp đều phát sinh, tuy nhiên khi phát sinh mà giữa các bên không thông nhất được cách giải quyết mà phải nhờ đến sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thương rất phức tạp, rất nhiều trường hợp nó ảnh hưởng quyền lợi ích của người khác. Những tác động này gián tiếp hoặc trực tiếp có tác động đến đời sống gia đình cũng như đời sống riêng của người phụ nữ trong xã hội , từ đó phát sinh các tệ nạn xã hội. 4/ Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong việc ly hôn Trong hệ thống các ngành luật của nước ta hiện nay, ngành luật gần gũi, bảo vệ quyền lợi một cách cụ thể, xác đáng cho người phụ nữ cũng như sự bình đẳng giữa vợ chồng là Luật hôn nhân gia đình. Hệ thống pháp Luật hôn nhân gia đình của Nhà nước ta từ cách mạng tháng tám cho đến nay đã được xây dựng theo nguyên tắc “ nam nữ bình đẳng” với nhau về mọi phương diện, không bên nào được áp đặt, phụ thuộc bên nào. Điều 9 Hiến pháp 1946 của Nhà nước ta đã tuyên bố người đàn bà ngang quyền với người đàn ông; Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 “ về sửa đổi một số qui lệ chế định trong dân luật” đã qui định “ người đàn bà lấy chồng có toàn năng lực về mặt hộ”( Điều 5); người vợ có quyền thực hiện mọi hành vi dân sự không cần phải được chồng cho phép như trước nữa. Nguyên tắc nam nữ, 6 vợ chồng bình đẳng trở thành nguyên tắc bất di bất dịch trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Kế thừa phát triển hệ thống pháp luật về Luật hôn nhân gia đình, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhiều nội dung phương thưc có nhiều điểm mới xuyên suốt các chế định của luật. Thực tiễn ghi nhận rằng phần lớn trường hợp, người sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn về vật chất tinh thần sau khi ly hôn là người vợ các con sinh ra từ hôn nhân, nhất là các con chưa thành niên hoặc tật nguyền không có khả năng lao động. Do đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người phụ nữ việc giải quyết yêu cầu các vấn đề phát sinh sau khi ly hôn phải được thực hiện dựa trên tư tưởng chủ đạo theo đó, quyền lợi ích chính đáng của vợ con được ưu tiên bảo vệ. Luật cho phép Tòa án chủ động can thiệp trong trường hợp thuận tình ly hôn, một khi các thỏa thuận giữa vợ chồng không thể hiện sự bảo đảm đúng mức các quyền lợi ích đó( Điều 90 Luật hôn nhân gia đình năm 2000). Các trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên, thẩm phán cũng có thể chủ động can thiệp vào việc giải quyết vấn đề trông giữ con ( trong khi chỉ có thể can thiệp vào việc giải quyết các vấn đề hệ quả tài sản của việc ly hôn, nếu có yêu cầu của một trong các bên hoặc của cả hai bên). Khi can thiệp, thẩm phán phải đứng vững trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Khi vợ chồng ly hôn, hậu pháp lý của ly hôn được giải quyết nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ. a/ Bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ trong việc ly hôn Quyền yêu cầu ly hôn được pháp luật hôn nhân gia đình xác định là quyền của vợ, chồng (khoản 1 Theo Điều 85 Luật hôn nhân gia đình năm 7 2000). Pháp luật bảo đảm quyền tự do li hôn cho vợ chồng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho bà mẹ trẻ em Luật hôn nhân gia đình đã đưa ra điều kiện hạn chế li hôn. Đó là trường hợp người chồng có yêu cầu ly khi người vợ đang mai thai hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi (khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình năm 2000). Quyền yêu cầu ly hôn của người phụ nữ không bị hạn chế ngay cả khi đang mai thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. Mục đích của qui định này là gắn trách nhiệm của người chồng trong việc tạo điều kiện cho người vợ thực hiện chức năng làm mẹ. Như vậy, đối với vấn đề ly hôn pháp luật cũng rất chú trọng đến quyền của người phụ nữ đảm bảo cho quyền đó được thực hiện. Nhưng nếu căn cứ vào quy định của pháp luật thì em thấy rằng nếu trong trường hợp người vợ sinh con mà không may đứa trẻ chết ngay sau khi sinh thì người chồng lại không bị hạn chế ly hôn với người vợ. Điều đó là không đảm bảo về mặt tâm lý cho người vợ, bởi khi đứa trẻ bị chết, người mẹ sẽ rơi vào khủng hoảng tinh thần, nếu người chồng lại yêu cầu ly hôn thì có thể sẽ càng ảnh hưởng nặng nề đến người vợ hơn. Do đó, cần có hướng quy định cụ thể hơn. Điều 4 Luật hôn nhân gia đình quy định năm 1986 quy định: Trong trường hợp vợ đang có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm”. Quy định như vậy có thể khắc phục được hạn chế trên. Trong trường hợp người chồng bị mất tích thì người vợ có quyền yêu cầu được ly hôn với người chồng bị mất tích (khoản 2 Điều 89 Luật hôn nhân gia đình năm 2000). Người phụ nữ đã ly hôn được tự do về nhân thân có quyền kết hôn với người khác mà không phải chịu ràng buộc nào đối với quan hệ hôn nhân đã chấm dứt. 8 Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người phụ nữ con chưa thành niên là nguyên tắc cơ bản trong giải quyết ly hôn nhằm mục đích giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của ly hôn đối với các chủ thể này. b/ Bảo vệ quyền tài sản của người phụ nữ trong việc ly hôn Khi ly hôn, tài sản được phân chia theo quyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ. Theo Điều 95 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, người phụ nữ được dành phần ưu tiên trong việc giải quyết vấn đề chia tài sản chung khi ly hôn. Thực tiễn, khi áp dụng quy định này vào việc chia tài sản chung của vợ chồng thường danh cho người phụ nữ những lợi thế nhất định tùy từng trường hợp cụ thể mà việc ưu tiên đối với người phụ nữ được vận dụng một cách linh hoạt. Chẳng hạn, khi ly hôn cả hai vợ chồng đều có nhu cầu về nhà ở song ngôi nhà là tài sản chung của họ lại không thể chia cho hai bên cùng sử dụng. Vì thế áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người vợ ở trường hợp này, có thể giải quyết theo hướng cho người vợ được sử dụng ngôi nhà thanh toán cho phía người chồng phần giá trị tài sản mà anh ta được hưởng theo quy định của pháp luật. Có thể nói, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người vợ khi chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng ly hôn là một quy định mở nên trong mọi tình huống khi cần thiết chúng ta đều bảo vệ được quyền lợi cho người phụ nữ. Trong trường hợp người vợ làm dâu gia đình nhà chồng mà vợ chồng còn sống chung với gia đình nhà chồng nếu tài sản của vợ chồng không xác định được thì phải bảo đảm cho người vợ được trích chia một phần tài sản của gia đình, tương ứng với công sức đóng góp của người vợ vào việc duy trì, phát triển cũng như vào nhu cầu đời sống chung của gia đình; lao động trong gia đình kể như lao động có thu nhập (Điều 96 Luật hôn nhân gia đình năm 2000). 9 c/ Bảo vệ quyền được nuôi con của người phụ nữ trong việc ly hôn Luật hôn nhân gia đình năm 2000 (Việt Nam) cũng như luật hôn nhân của nhiều quốc gia khác đều có những điều khoản cụ thể qui định về quyền nuôi con ( cũng có thể coi đó là nghĩa vụ) của người vợ hoặc người chồng sau khi ly hôn. Tuy nhiên, trong hầu hết các vụ án ly hôn, việc tranh giành hay bác bỏ quyền/nghĩa vụ nuôi con vẫn luôn căng thẳng không kém gì chuyện phân chia tài sản. Hầu hết các đương sự đều thuê luật sư là những chuyên gia pháp luật vấn hoặc “tranh giành” quyền nuôi con cho mình. Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con khi ly hôn có thể được các đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau được tòa ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động không có tài sản để tự nuôi mình. Bên còn lại tức là bên không được trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tuỳ theo điều kiện kinh tế hoặc theo thoả thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu hai người (vợ, chồng) không thể thoả thuận được với nhau thì toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên tức là vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là : điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại …Chính vì vậy, có thể thấy người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc …tức là có nhiều tiền hơn, thì sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con. Mà như vậy, thường thì người cha (chồng) có lợi thế hơn. 10 [...]... nữ vẫn bị xâm phạm, do đó, cần có những cơ chế pháp lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của phụ nữ vì sự tiến bộ của phụ nữ 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Luật hôn nhân gia đình Việt Nam, Trường Đại Học Luật Hà Nội; - Luật hôn nhân gia đình năm 2000; - Tạp chí luật học, Bảo vệ quyền của người phụ nữ đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo luật hôn nhân và. .. đứa con nhất định chị sẽ xây dựng lại cuộc sống mới của ba mẹ con trên đống đổ nát này Người chồng trở về với một khối tài sản khổng lồ Nhưng anh ta sẽ đối mặt bằng lương tâm với hai đứa con ruột của mình như thế nào đây? III/ Kết luận Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong việc ly hôn được thể hiện rất rõ trong các chế định của Luật hôn nhân gia đình năm 2000 Tuy nhiên, thực tế những quyền. .. phiên mình trình bày, anh ta vẫn một mực khăng khăng nhận ngôi nhà cửa hàng là tài sản riêng anh ta có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu những tài sản đó Chỉ khi bên nguyên đơn là bên người vợ, đưa ra chứng cứ về giấy nộp tiền cho công ty nhà đất là do người vợ đi nộp, thì khuôn mặt người chồng biến sắc, không còn giữ thái độ khăng khăng, ngang ngược như trước nữa chứng cứ cuối cùng này, toà... về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái Chính vì vậy, chúng ta vẫn hay thấy trong các vụ án ly hôn, phía người vợ thường chỉ ra những “thói hư tật xấu” của người chồng như nhật nhẹt, vũ phu, hay đánh con … để giành ưu thế trong “cuộc đua” giành quyền nuôi con Ở các nước châu Á thường người mẹ vẫn thân thiện gần gũi hơn với con nên với qui định nếu con từ một độ tuổi nào đó ( như... ngay giữa trung tâm chợ Vào đầu những năm 2000, chị O bán một phần căn nhà ở chợ Tân Thành mua một biệt thự rộng 200m vuông tại khu đô thị mới An Phú An Khánh trị giá 15 tỷ Nhà cao cửa rộng, cửa hàng tấp nập xe ra, xe vào, vợ chồng con cái đi đâu cũng có cái ô tô che mưa, che nắng những tưởng phúc lộc đã đến trọn vẹn với chị O Nào ngờ, vào một đêm đột xuất từ Cambodia về, chị bắt gặp cô kế toán của... vọng của con cũng là một lợi thế cho người mẹ Ngoài ra, Luật còn quy định, nếu con dưới 3 tuổi thì Tòa sẽ giao cho người mẹ nuôi dưỡng (Điều 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2000) d/ Quyền được cấp dưỡng Khi ly hôn người vợ do đau yếu mà không có khả năng lao động…gặp nhiều khó khăn về kinh tế thì có quyền yêu cầu người chồng phải cấp dưỡng theo khả năng của mình (Điều 60 Luật hôn nhân gia đình... chung chia cho mỗi vợ chồng một nửa giá trị Còn cửa 13 hàng buôn bán phụ tùng xe máy thì thuộc về người chồng do không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản chung Mỗi tháng, người chồng còn chu cấp cho vợ một số tiền để nuôi dưỡng hai con cho đến khi chúng 18 tuổi Phiên toà kết thúc, người vợ ra về với nỗi đau vì sự thiếu hiểu biết quá cả tin của mình Nhưng như lời chị nói với Ban hội thẩm, chị vẫn. .. tế thì có quyền yêu cầu người chồng phải cấp dưỡng theo khả năng của mình (Điều 60 Luật hôn nhân gia đình năm 2000) 5/ Ví dụ thực tế một vụ ly hôn Đã từng tham dự một số phiên toà ly hôn, em nhận thấy, hầu như đa số những người vợ phải nhận về mình nhiều thiệt thòi do nhận thức kém, “ú ớ” về mặt pháp luật Tư tưởng “của chồng công vợ” đã khiến nhiều phụ nữ cả đời làm lụng vất vả, tằn tiện gom góp mua... Long là một hoàn cảnh đau thương điển hình Lấy nhau từ những năm 1980, vợ chồng chị O có hai mặt con Vợ chồng chị O tham gia buôn bán phụ tùng xe máy với những chuyến hàng đánh từ Cambodia về Sài Gòn rồi toả đi khắp các tỉnh phía nam Ăn nên làm ra, hai vợ chồng dành dụm được một số tiền lớn để mua căn nhà tại khu chợ Tân Thành mở một cửa hàng bán buôn phụ tùng xe máy ngay giữa trung tâm chợ Vào đầu... Như một kẻ điên, chị lao vào cấu xé, chửi rủa tình địch cho hả cơn tức giận Sau một thời gian tĩnh tâm, khi định tha thứ cho người chồng thì chị nhận được tin sét đánh là cô kế toán kia đã có con với chồng chị được 4 tháng chồng chị quyết định giữ lại đứa con đó của hai người Anh chồng trong cơn “say tình” còn bỏ nhà ra ở riêng với nhân tình mặc kệ sự lên án, chửi rủa của anh em, họ hàng Bị đẩy vào . người bước vào cuộc sống, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Ở mỗi con người đều tồn tại mối quan hệ rằng buộc về hôn nhân và gia đình.. và hai vợ chồng không có con thì vợ, chồng mỗi người có quyền sở hữu số tài sản 3 ruộng đất riêng của mình có trước thời kỳ hôn nhân và và 1/2 số

Ngày đăng: 10/04/2013, 10:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan