Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu tham gia các giao dịch dân sự (GDDS)
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU.
Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu tham gia các giao dịch dân sự(GDDS) của các chủ thể cũng ngày càng đa dạng và mở rộng Trong giao lưu dân sự,các chủ thể có thể tự mình xác lập, thực hiện GDDS nhưng trong những trường hợpnhất định, do hạn chế về mặt này mặt kia mà họ không thể tự mình xác lập, thực hiệncác GDDS được, vì thế pháp luật dân sự đã đặt ra chế định đại diện
Đối với cá nhân, bên cạnh những người có đầy đủ năng lực hành vi (NLHV) cóthể tham gia GDDS theo Điều 122 BLDS thì còn có các đối tượng khác như: ngườichưa thành niên, người bị hạn chế NLHV dân sự, người bị mất NLHV dân sự… nhữnghạn chế về mặt nhận thức, hoàn cảnh đã cản trở họ, khiến họ không thể tự mình xáclập các giao dịch được thì chế định đại diện đã giúp họ tiến hành xác lập các giao dịchtheo mong muốn hoặc vì lợi ích của họ Đối với các chủ thể là pháp nhân, tổ hợp táchay hộ gia đình mà quyền lợi mang tính cộng đồng, việc tham gia GDDS không thểxác lập thông qua tất cả mọi cá nhân thì chế định đại diện được đặt ra tạo điều kiện vàđem lại lợi ích tốt nhất cho các chủ thể này Như vậy đại diện là một công cụ pháp líhữu hiệu để các chủ thể thực hiện được tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự của mìnhmột cách linh hoạt và hiệu quả nhất
Vậy đại diện là gì, có những loại đại diện nào, chấm dứt đại diện ra sao…Bàiviết của em xin đề cập về vấn đề đó
Trang 2hoạt, mềm dẻo trong cách thức tham gia vào giao dịch dân sự (GDDS) của các chủthể.
Khoản 1 Điều 139 BLDS 2005 quy định: Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện.
So với khoản 1 Điều 148 BLDS 1995 thì khoản 1 Điều 139 BLDS 2005 bổ sung thêmkhông lớn nhưng đã nhấn mạnh được trách nhiệm của người đại diện, phản ánh đúngbản chất của đại diện, từ đó có cơ sở pháp lý để giải quyết những trường hợp người đạidiện xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự không xuất phát từ lợi ích của người đượcđại diện Ngoài ra Điều 139 BLDS 2005 còn thêm khoản 5 “người đại diện phải cóNLHV dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của bộ luật này”
Như vậy đại diện là một quan hệ pháp luật dân sự Chủ thể của quan hệ đại diệnbao gồm người đại diện và người được đại diện Người đại diện là người nhân danhngười được đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba, vì lợi ích của người được đạidiện Người được đại diện là người tiếp nhận các hậu quả pháp lý từ quan hệ do ngườiđại diện xác lập, thực hiện đúng thẩm quyền đại diện Quan hệ đại diện là căn cứ đểphát sinh thêm một quan hệ (GDDS) tiếp theo là quan hệ giữa người đại diện vớingười thứ ba theo ý chí của người được đại diện Mọi cá nhân đều được pháp luật bảo
vệ quyền tham gia xác lập và thực hiện GDDS có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thôngqua người khác Tuy nhiên, cá nhân không được để người khác đại diện cho mìnhtrong trường hợp mà pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
đó (thông thường, đây là những giao dịch liên quan đến quyền nhân thân – vốn có đặctính không thể chuyển giao cho người khác được Ví dụ : một người chồng không thể
ủy quyền cho một người khác đại diện để “làm chồng” đối với người vợ của mình !)
2 Đặc điểm của quan hệ đại diện.
* Quan hệ đại diện là một loại quan hệ pháp luật (QHPL) do vậy quan hệ đại diện cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của QHPL.
Trang 3- Cũng như QHPL, quan hệ đại diện là loại quan hệ xã hội có ý chí, tức là xuất hiện do
ý chí của con người Quan hệ đại diện không ngẫu nhiên hình thành mà phải qua hành
vi có ý chí của một hoặc cả hai bên chủ thể Có những quan hệ đại diện mà sự hìnhthành đòi hỏi cả hai bên thể hiện ý chí (hợp đồng ủy quyền), có những quan hệ đạidiện hình thành trên cơ sở ý chí của nhà nước (đại diện theo pháp luật)
- Cũng như QHPL, quan hệ đại diện xuất phát trên cơ sở các quy phạm pháp luật.Trong BLDS năm 2005 thì các chế định về đại diện được quy định tại chương VII, từĐiều 139 đến Điều 148
- Cũng như QHPL, nội dung của quan hệ đại diện được cấu thành bởi các quyền vànghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế nhà nước Trongquan hệ đại diện khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các QHPLDS, cácbên không được áp đặt ý chí của mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà tạo cho
họ điều kiện lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhấtcho các bên và này luôn phải đảm bảo nguyên tắc là không được trái với pháp luật
* Ngoài các đặc điểm của QHPLDS nói chung, quan hệ đại diện còn có các đặc điểm riêng sau đây:
- Đại diện có 2 quan hệ pháp luật khác nhau là quan hệ bên trong và quan hệ bênngoài
+ Quan hệ hình thành giữa người đại diện và người được đại diện là quan hệ bêntrong Quan hệ này có thể được hình thành từ hợp đồng hay theo quy định của pháp
luật Ví dụ: Theo quy định tại Điều 21 BLDS thì mọi GDDS của người chưa đủ 6 tuổi
phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện Như vậy quan hệ giũa ngườiđại diện và người được đại diện được xác lập theo pháp luật chứ không phải hợp đồng.+ Quan hệ hình thành giữa người đại diện và người thứ ba là quan hệ bên ngoài Quan
hệ bên trong là tiền đề, cơ sở cho sự xuất hiện và tồn tại của quan hệ bên ngoài Quan
hệ bên ngoài thực hiện vì quan hệ bên trong, vì vậy các quyền và nghĩa vụ do ngườiđại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện với người thứ ba đều thuộc vềngười đại diện Người đại diện có thể được hưởng những lợi ích nhất định từ người
Trang 4được đại diện do thực hiện hành vi với người thứ ba, chứ không được hưởng bất kỳ lợiích gì với người thứ ba.
- Người đại diện xác lập quan hệ đại diện với người thứ ba là nhân danh người đượcđại diện chứ không phải nhân danh chính họ Do vậy người được đại diện phải giớithiệu tư cách pháp lí của mình với người thứ ba để người này hiểu được hai vấn đề cầnthiết trước khi lập giao dịch
- Mục đích của người đại diện xác lập quan hệ với người thứ 3 là vì lợi ích của ngườiđược đại diện, hay nói cách khác quyền và lợi ích trong quan hệ với người thứ ba đượcchuyển cho người đại diện Trong quan hệ đại diện theo ủy quyền, họ có thể đượchưởng tiền thù lao nếu có thỏa thuận; còn trong các quan hệ đại diện theo pháp luật thìchỉ có nghĩa vụ theo pháp luật chứ người đại diện sẽ không có được lợi ích vật chất cụthể từ quan hệ đại diện này
- Người đại diện tuy nhân danh người được đại diện và thẩm quyền của họ bị giới hạntrong phạm vi đại diện theo thỏa thuận hay theo quy đinh của pháp luật nhưng họ vẫn
có sự chủ động khi tiến hành các công việc cần thiết để dạt mục đích và vì lợi ích của
người được đại diện Ví dụ: A đại diện theo ủy quyền mua ô tô cho B thì A vẫn được
thể hiện ý chí của mình qua việc thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng với ngườithứ ba nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho B
II Phân loại đại diện.
Việc phát sinh quan hệ đại diện được xác lập theo hai hình thức : do pháp luật qui địnhhoặc theo sự uỷ quyền
1 Đại diện theo pháp luật.
a Khái niệm đại diện theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 140 BLDS 2005 thì “ Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật qui định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”
Căn cứ để hình thành quan hệ đại diện này là do ý chí của nhà nước, pháp luật quyđịnh mối quan hệ đại diện dựa trên các mối quan hệ tồn tại sẵn có chứ không phụ
Trang 5thuộc vào ý chí hay sự định đoạt của các chủ thể Như vậy , đại diện được quy địnhtheo pháp luật chung là đại diện mặc nhiên, ổn định về người đại diện Các chủ thểtrong quan hệ đại diện có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc pháp nhân.
Ví dụ : Người đại diện của công ty là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại
diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường là giám đốc)
do Sở kế hoạch và đầu tư cấp Đây là trường hợp đại diện mà pháp luật qui định
b Các trường hợp đại diện theo pháp luật.
Như đã nói, “đại diện theo pháp luật” là sự đại diện do pháp luật quy định hoặc cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định Điều 141 BLDS 2005 qui định “người đạidiện theo pháp luật” trong một số trường hợp như sau:
1 Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) - Cha, mẹ là người đại diện theo phápluật
2 Đối với người được giám hộ - Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật
3 Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự - Người được Toà án chỉ định làngười đại diện theo pháp luật
4 Đối với pháp nhân- Người đứng đầu pháp nhân theo qui định của điều lệ pháp nhânhoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người đại diện theo pháp luật
5 Đối với hộ gia đình - Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật
6 Đối với tổ hợp tác - Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện theo pháp luật
7 Những người khác theo qui định của pháp luật
* Trường hợp thứ nhất đó là cha mẹ đối với con chưa thành niên
- Điều 39 Luật Hôn nhân gia đình năm 200 quy định: “Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật” Có thể thấy người chưa thành niên là người chưa có đủ khả năng nhân thức và
điều khiển hành vi của mình nên họ không thể tham gia các giao dịch dân sự một cáchđộc lập, trừ những giao dịch nhỏ đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày Trong những giaodịch quan trọng mà người chưa thành niên tham gia thì cha, mẹ của họ sẽ là người
Trang 6nhân danh, và vì lợi ích của họ xác lập và thực hiện các giao dịch đó với điều kiện cha,
mẹ là người có đủ năng lực hành vi dân sự
* Trường hợp thứ hai đó là người giám hộ đối với người được giám hộ.
- Điều 58 BLDS năm 2000 quy định: Giám hộ là việc một hoặc nhiều người (ngườigiám hộ) thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một haynhiều người khác (người được giám hộ) Một người có thể giám hộ cho nhiều người,nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ làcha và mẹ hoặc ông và bà của người được giám hộ Người giám hộ có thể là cá nhânhoặc tổ chức; nếu là cá nhân thì có thể là người giám hộ đương nhiên hoặc người được
cử ra; trường hợp không cử được cá nhân giám hộ thì một tổ chức sẽ được đề nghịđảm nhận việc giám hộ Cá nhân làm người giám hộ phải có đủ các điều kiện sau: Cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; có điều kiện cần thiết bảo đảmthực hiện việc giám hộ
- Pháp luật Việt Nam qui định về người được giám hộ như sau: Người chưa thành niênkhông còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chếquyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưathành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; người mất năng lực hành vi dân sự
*Trường hợp thứ ba là người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế NLHVDS.
- NLHVDS của người đã thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở những điều kiện vàthủ tục được quy định tại Điều 23 BLDS Việc hạn chế NLHVDS phải thông qua Tòa
án theo trình tự tố tụng dân sự và được áp dụng với những người nghiện ma túy và cácchất kích thích dẫn tới hậu quả phá tán tài sản Như vậy có thể thấy người bị hạn chếNLHVDS không có đầy đủ khả năng nhân thức và làm chủ hành vi của mình Do làđối tượng cần được pháp luật bảo vệ bởi bản thân họ không thể trực tiếp tham gia vàobất kỳ giao dịch nào nên pháp luật phải quy định sẵn những chủ thể có nghĩa vụ bảo
vệ quyền lợi cho họ trong việc xác lập và thực hiện các GDDS nên bắt buộc phải
thông qua người đại diện cụ thể Khoản 2 Điều 23 BLDS năm 2005 quy định: “Người
Trang 7đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”.
*Trường hợp thứ tư là người đứng đầu pháp nhân theo qui định của điều lệ pháp nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người đại diện theo pháp luật.
- Điều 84 BLDS năm 2005 mô tả: Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập hợppháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mìnhtham gia váo các quan hệ pháp luật một cách độc lập Như vậy để tham gia vào cácquan hệ pháp luật thì pháp nhân phải thông qua hoạt động của mình như là những chủthể độc lập tham gia các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự nói riêng.Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi những cá nhân- ngườiđại diện của pháp nhân Người đại diện của pháp nhân có quyền nhân danh pháp nhânthực hiện các hành vi nhằm duy trì sự hoạt động của pháp nhân trong khuôn khổ phápluật và điều lệ quy định (ký kết các hợp đồng và thực hiện các giao dịch khác)
- Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì đại diện theo pháp luật của cácloại pháp nhân là:
+ Đối với Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc TổngGiám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công
ty, người đại diện theo pháp luật phải thường trú tại Việt Nam Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanhnghiệp khác
+ Công ty hợp danh: Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổchức điều hành hoạt động hàng ngày của công ty
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: Chủ tịch hội đồng thành viên hơcj Giám đốc hoặcTổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệcông ty, người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam
*Trường hợp thứ năm là chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình:
Trang 8- Tuy chưa có một khái niệm thống nhất về hộ gia đình nhưng chúng ta có thể hiểu hộgia đình là tập hợp những người trong gia đình có các quan hệ huyết thống, nuôidưỡng và hôn nhân Để trở thành chủ thể trong quan hệ dân sự thì hộ gia đình phải cónhững điều kiện nhất định, đó là thành viên trong hộ gia đình có tài sản chung Hộ giađình hoạt động với tư cách chủ thể trong quan hệ dân sự phải thông qua đại diện của
hộ gia đình mà pháp luật gọi là “chủ hộ” Chủ hộ là người đại diện cho hộ trong cácGDDS vì lợi ích chung của hộ ( chuyển quyền sử dụng đất, mua bán vật tư sảnphẩm ) Khi tham gia vào giao dịch dân sự, chủ hộ đại diện cho hộ gia đình không cần
có sự đồng ý của các thành viên nếu mục đích giao dịch phục vụ lợi ích chung của cảhộ
* Trường hợp thứ sáu là tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác:
- Theo Điều 111 BLDS, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác cóchứng thực của UBND cấp cơ sở của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản,công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm
là chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự
- Tổ hợp tác hoạt động thông qua đại diện của tổ Đại diện của tổ là tổ trưởng do các tổviên bầu ra Theo đó, tổ trưởng sẽ nhân danh tổ xác lập, thực hiện các giao dịch dân
sự phù hợp vơi mục đích hoạt động của tổ, trong phạm vi những công việc đã đượcghi nhận trong hợp đồng hợp tác làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cả tổ Tuy nhiên
khoản 2 Điều 114 BLDS quy định: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa
số tổ viên đồng ý” thì hành vi của người đại diện mới phát sinh quyền và nghĩa vụ cho
cả tổ Nhưng xét theo nguyên tắc chung về chủ thể, cũng như về đại diện theo phápluật, thì tổ trưởng là người đại diện cho tổ thì họ có quyền thực hiện các giao dịch màkhông cần sự đồng ý của đa số các thành viên, miễn là giao dịch đó phù hợp với côngviệc và lợi ích của tổ
2 Đại diện theo ủy quyền.
a Khái niệm:
Trang 9Có rất nhiều lí do chủ quan hay khách quan khiến các chủ thể không tự mìnhxác lập GDDS mà thông qua hành vi của người khác, pháp luật cho phép họ có thể ủyquyền cho người khác thay mặt mình tham gia giao dịch Ủy quyền là phương tiệnpháp lí cần thiết tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của QHDS,bằng nhiều hình thức khác nhau có thể tham gia vào GDDS một cách thuận lợi nhất,bảo đảm thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ thể quan tâm.
Điều 142 BLDS 2005 quy định: Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xáclập theo sự uỷ quyền giữa người được đại diện và người đại diện Hình thức ủy quyền
do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lậpthành văn bản Điều 142 BLDS 2005 có một sửa đổi nhỏ về hình thức ủy quyền Sovới khoản 2 Điều 151 BLDS 1995 thì quy định về hình thức uỷ quyền ở Điều 142BLDS 2005 rộng hơn, nó không bắt buộc “Việc uỷ quyền phải được lập thành vănbản” như khoản 2 Điều 151 BLDS 1995
Như vậy quan hệ ủy quyền gồm hai bên: bên ủy quyền và bên được ủy quyền Khi haibên (bên ủy quyền và bên được ủy quyền) thiết lập một quan hệ ủy quyền đồng thờithiết lập một quan hệ hợp đồng với tính chất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó,bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền Bên ủyquyền phải trả thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Trongquan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một sốhành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý liên quan đến quyền lợi của các bêntrong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền
Ví dụ: Giám đốc công ty A ủy quyền cho một nhân viên là anh B đi dự họp tại cơ quan
thuế – thì anh B sẽ trở thành người đại diện cho giám đốc công ty Đây là trường hợpđại diện theo ủy quyền (do được ủy quyền mà có tư cách đại diện)
b Các trường hợp đại diện theo ủy quyền.
Như đã nói, “đại diện theo ủy quyền” là sự đại diện được xác lập theo sự ủy quyềngiữa người đại diện và người được đại diện Điều 143 BLDS 2005 qui định “người đạidiện theo ủy quyền” trong một số trường hợp như sau:
Trang 10- Khoản 1 Điều 143 BLDS 2005 quy định “Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
- Khoản 2 Điều 143 BLDS 2005 quy định “Người từ đủ muời lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện ”
thay cho quy định tại khoản 2 Điều 152 BLDS 1995 “người chưa thành niên, ngườimất NLHV dân sự hoặc bị hạn chế NLHV dân sự không được làm người đại diện theo
uỷ quyền” Từ 2 điều luật trên ta thấy, khoản 2 Điều 143 BLDS 2005 quy định nhữngngười được làm đại diện theo uỷ quyền, còn khoản 2 Điều 152 BLDS 1995 lại quyđịnh những người không được làm đại diện theo uỷ quyền
Điều 143 BLDS 2005 đã mở rộng phạm vi người được đại diện theo uỷ quyền Ngườiđại diện theo uỷ quyền không nhất thiết cứ phải là người đã thành niên như quy địnhtại Điều 152 BLDS 1995 mà cả những người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổitrừ trường hợp những giao dịch dân sự pháp luật quy định bắt buộc phải do người đủ
18 tuổi trở lên xác lập Quy định như Điều 143 BLDS 2005 là phù hợp với quy định
về NLHV dân sự của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến vừa đủ 18 tuổi (khoản 2Điều 20 BLDS 2005)
III Phạm vi thẩm quyền đại diện.
Người đại diện thực hiện hành vi nhân danh người được đại diện bởi vậy cầnphải có một giới hạn nhất định cho hành vi đó Giới hạn này là phạm vi thẩm quyềnđại diện Việc xác định phạm vi thẩm quyền có ý nghĩa sẽ mang lại những ý nghĩapháp lý rất quan trọng, đó là: Khi người đại diện thực hiện hành vi trong phạm vi đạidiện thì mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện với người thứ
ba Ngoài ra phạm vi đại diện còn là căn cứ để xem xét tính hiệu lực của một số giaodịch do người đại diện xác lập, nếu người đại diện vượt qua thẩm quyền cho phép thì
họ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình Như vậy: Phạm vi thẩm quyền đạidiện là giới hạn quyền, nghĩa vụ theo đó người đại diện nhân danh người được đại
Trang 11diện xác lập, thực hiện GDDS với người thứ ba Tùy thuộc vào quan hệ đại diện là đạidiện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền mà phạm vi thẩm quyền đại diện đượcxác định khác nhau (Khoản 1, 2 Điều 153 BLDS 2005).
* Phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật.
- Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật qui định hoặc cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định nên thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật được phápluật quy định hoặc thể hiện trong quyết định cử người đại diện của các cơ quan nhànước có thẩm quyền Việc xác lập đại diện này thường không phụ thuộc vào ý chí của
người được đại diện Khoản 1 Điều 144 BLDS quy định: “Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Như vậy pháp luật cho phép người
đại diện theo pháp luật có quyền chủ động tối đa trong việc lựa chọn, xác lập và thựchiện các giao dịch liên quan đến người được đại diện nhưng phải xuất phát vì lợi íchcủa người được đại diện
- Trong trường hợp đại diện cho người bị hạn chế NLHVDS có một số nét đặc biệtriêng Chính người bị hạn chế NLHVDS vẫn trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng,nhưng với sự chấp thuận của người đại diện Người đại diện chỉ đống vai trò giám sát,đồng ý hay không đồng ý cho việc xác lập giao dịch Nếu giao dịch đó không làm ảnhhưởng đến lợi ích của chính người đại diện, của những người thân thích trong gia đìnhcủa người bị hạn chế NLHVDS thì người đại diện cho phép người bị hạn chếNLHVDS xác lập, thực hiện giao dịch
* Phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền.
- Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người được
đại diện và người đại diện nên “phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền” ( Khoản 2 Điều 144 BLDS 2005) và phụ thuộc vào ý chí của hai
bên: bên đại diện và bên được đại diện So với phạm vi thẩm quyền của người đại diệntheo pháp luật thì phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền bị hạn chế
hơn bởi “người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”