1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở việt nam

68 1,4K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 341 KB

Nội dung

Thế giới bước sang một thiên niên kỷ mới và đang dần đi hết thập kỷ đầu của thiên kỷ mới

Trang 1

Mục lục

Trang

Lời nói đầu 1

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về tiền lương tối thiểu 1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Tiền lương tối thiểu 4

1.1.2 Bản chất của tiền lương tối thiểu 7

1.1.3 Vai trò của tiền lương tối thiểu 9

1.1.4 Cơ sở để xác định tiền lương tối thiểu 11

1.1.5 Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu 12

1.2 Các loại tiền lương tối thiểu 16

1.2.1 Căn cứ vào tính chất và phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu 16

1.2.2 Căn cứ vào thẩm quyền quyết định và công bố mức lương tối thiểu 19

Chương 2 Quy định của pháp luật việt nam về tiền lương tối thiểu 2.1 Lịch sử quy định về tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 21

2.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 21

2.1.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1985 21

2.1.3 Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1992 22

2.1.4 Giai đoạn từ năm 1993 đến nay 24

2.2 Pháp luật hiện hành về tiền lương tối thiểu 28

2.2.1 Cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu và phương pháp xác định tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 28

2.2.2 Các loại tiền lương tối thiểu 35

2.2.3 Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về tiền lương tối thiểu 42

Chương 3 Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở việt nam 3.1 Thực tiễn thực hiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 48

3.1.1 Hiệu quả đạt được 48

3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại 48

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 53

3.2.1 Mục tiêu và yêu cầu của tiền lương tối thiểu trong giai đoạn hiện nay đến 2012 53

3.2.2 Các định hướng cơ bản hoàn thiện pháp luật tiền lương tối thiểu 55

Trang 2

3.2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu

ở Việt Nam 55

Kết luận 60 Danh mục các tài liệu tham khảo

Trang 3

Lời nói đầu

Thế giới bước sang một thiên niên kỷ mới và đang dần đi hết thập kỷ đầu của thiên kỷ mới Thế giới đổi thay, đất nước ta cũng có nhiều thay đổi Xu thế thế giới là hội nhập toàn cầu Hoà chung xu thế ấy, Việt Nam cũng đang thay đổi, tạo điều kiện để đất nước hội nhập tốt hơn, theo kịp bạn bè năm châu

Thời thế hội nhập tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Nền kinh tế những năm qua không ngừng tăng trưởng nhanh, và rất nhanh, tốc độ tăng trưởng khá cao, vượt chỉ tiêu đề ra rất nhiều Bên cạnh đó, trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước cũng không ngừng tăng nhanh, bắt kịp với khoa học thế giới

Xu thế hội nhập đã tạo nhiều thuận lợi để nước ta phát triển, nhưng bên cạnh những thuận lợi ấy cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn mà chúng ta gặp phải, như : Mức sống của người dân còn thấp, chỉ trên 640 USD/ người/ năm So với thế giới, mức thu nhập là rất thấp Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát vẫn còn tồn tại, mức sống và mức tiêu dùng tối thiểu so với thu nhập thực tế là rất cao Đó là điều bất lợi với nền kinh tế, kìm hãm rất nhiều cho sự phát triển của kinh tế đất nước

Thêm vào đó, các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam ngày càng nhiều Để thu hút lao động có trình độ, họ không ngại đưa ra chính sách tiền lương hấp dẫn Gây khó khăn không nhỏ cho chính sách lao động của các doanh nghiệp trong nước Mức thu nhập thấp cũng một là nguyên nhân gây nên vấn đề chảy máu chất xám những năm vừa qua, là vấn đề khá đau đầu với Đảng

và Nhà nước Việt Nam

Trước tình hình ấy, để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước

và tình hình chung của thế giới, Đảng và Nhà nước đã không ngừng thay đổi và ban hành mới các quy định về tiền lương tối thiểu Có thể nói, tiền lương tối thiểu là một trong những vấn đề quan trọng được các ngành, các cấp, đoàn thể,

Trang 4

người lao động và người sử dụng lao động trong cả nước quan tâm Một chính sách tiền lương tối thiểu hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước, cũng như tiến trình hội nhập Vì lý do đó, em chọn đề tài

“Tiền lương tối thiểu - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” cho khoá luận tốt nghiệp của mình

Khoá luận của em gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tiền lương tối thiểu

Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về tiền lương tối thiểu

Chương 3: Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam

Chương 1

Trang 5

Một số vấn đề lý luận về tiền lương tối thiểu

Tiền lương không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của các chính sách xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội Có thể xem xét khái niệm tiền lương dưới nhiều góc độ

Mặt khác, tiền lương phải bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao động, là điều kiện để người hưởng lương hoà nhập vào đời sống xã hội

* Dưới góc độ pháp lý

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO ) thì: “Tiền lương là sự trả công và

sự thu nhập, bất luận tên gọi, cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động trả

Trang 6

cho người lao động theo một hợp đồng lao động viết hay bằng miệng, cho một công việc đã được thực hiện hay sẽ phải làm.”1

Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”2

Tóm lại, dưới góc độ pháp lý, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, điều kiện lao động thực tế của người lao động theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thoả thuận hợp pháp của hai bên trong hợp đồng lao động

1.1.1 Tiền lương tối thiểu

Trong cuộc sống, con người có những nhu cầu tối thiểu cần được đáp ứng là: ăn, ở, mặc, nhu cầu bảo vệ sức khoẻ và duy trì giống nòi Ngoài ra còn

có những nhu cầu xã hội khác như: học tập, giải trí, giao tiếp, đi lại… Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà nhu cầu của mỗi cá nhân có sự khác nhau Tuy nhiên, để có thể duy trì cuộc sống thì con người cần phải có đủ điều kiện sinh hoạt ở mức tối thiểu, hay nói cách khác đấy là mức sống tối thiểu của mỗi người ở mỗi thời kỳ khác nhau, mức sống tối thiểu lại khác nhau Mức sống tối thiểu là mức độ thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của người lao động bao gồm

cơ cấu chủng loại các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động giản đơn Mức sống tối thiểu của người lao động có liên quan chặt chẽ tới tiền lương tối thiểu, và nó được đảm bảo thông qua tiền lương tối thiểu và các phúc lợi công cộng

Vậy tiền lương tối thiểu là gì?

Trước hết có thể hiểu: tiền lương tối thiểu chính là mức lương thấp nhất

mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm duy trì cuộc sống tối thiểu cho bản thân và gia đình người lao động đó Mức lương tối thiểu chính

là mức lương nền móng được pháp luật quy định và bắt buộc các người sử dụng lao động phải thực hiện Các hành vi trả lương cho người lao động cho dù là sự

1 Xem: Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương.

2 Xem: Điều 55 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung 2006.

Trang 7

thoả thuận của hai bên mà thấp hơn mức lương tối thiểu sẽ bị coi là bất hợp pháp và phải chịu một chế tài tương ứng

Theo quy định của Tổ chức lao động quốc tế, thì “Các mức lương tối thiểu được ấn định là bắt buộc với người sử dụng lao động và những người lao động hữu quan, mức lương tối thiểu đó không thể bị hạ thấp bởi những người

sử dụng lao động và những người lao động hữu quan dù là thoả thuận cá nhân hay bằng hợp đồng tập thể, trừ phi các nhà chức trách có thẩm quyền cho phép chung hoặc cho phép đặc biệt.”3

“Lương tối thiểu có hiệu lực pháp luật không thể bị hạ thấp, nếu không

áp dụng sẽ bị chế tài thích đáng, bao gồm cả những chế tài lịch sử hoặc những chế tài khác với những người chịu trách nhiệm.”4

Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam : “Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt bảo đảm cho người làm công việc giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ

để tính các mức lương cho các loại lao động khác.”5

Nói tóm lại, tiền lương tối thiểu được hiểu là số tiền nhất định trả cho người lao động tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong điều kiện lao động bình thường Số tiền đó đảm bảo nhu cầu sinh hoạt ở mức tối thiểu cần thiết cho bản thân và gia đình người lao động

Từ khái niệm về tiền lương tối thiểu, ta thấy tiền lương tối thiểu có những đặc điểm sau:

* Tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất Tiền lương tối thiểu được xác định theo công việc, yêu cầu trình

độ lao động giản đơn nhất, nghĩa là “trình độ không qua đào tạo.”6 Điều đó được hiểu là người lao động chỉ yêu cầu trình độ lao động ở mức giản đơn nhất, lao động chân tay, chưa cần qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, không đòi hỏi về tính chất kỹ thuật phức tạp mà không phụ thuộc vào khả năng lao động thực tế của người lao động đó

3 Xem: Điều 3 Công ước số 26 năm 1930 về tiền lương tối thiểu.

4 Xem: Khoản 1 Điều 2 Công ước số 131 Năm 1972 về ấn định đặc biệt đối với các nước đang phát triển

5 Xem: Điều 56 Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung ngày 02/04/2002.

6 Xem: Phần I Thông tư số 13 /2003/TT- BLĐTB-XH.

Trang 8

* Tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong điều kiện bình thường Năng suất lao động, sức

khoẻ người lao động và cường độ lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Cường độ lao động trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất lao động và quyết định sức khoẻ người lao động Trong thực tế, hiện nay chưa có quy định cụ thể nào

về cường độ lao động khi xác định tiền lương tối thiểu Việc hiểu “cường độ lao động nhẹ nhàng nhất” còn rất chung chung và trừu tượng

Không những tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với “cường

độ lao động nhẹ nhàng nhất mà nó còn được xác định căn cứ điều kiện lao động, điều kiện lao động bình thường” Điều kiện lao động được hiểu căn cứ vào tổ chức công việc, ngành nghề, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội Điều kiện lao động bình thường chính là điều kiện lao động của một công việc không

có tính chất khó nhọc trong môi trường tự nhiên bình thường và điều kiện xã hội ổn định nhất

* Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết Mục đích của lao động là nhằm đảm bảo nhu cầu tồn tại của bản thân

và gia đình của người lao động Đó là nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu về vật chất và tinh thần để tồn tại và làm việc

Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động dưới sự tác động của các quy luật cung - cầu trong nền kinh tế Mục đích của tiền lương nhằm bù đắp hao phí sức lao động thông qua việc thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của con người: ăn, ở, mặc, học tập, sức khoẻ và những nhu cầu khác Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu chỉ đáp ứng nhu cầu của người lao động và người thân của họ ở mức tối thiểu cần thiết, nên những nhu cầu về an ninh, vệ sinh, đóng góp xã hội … không nằm trong cơ cấu tiền lương

Tuy nhiên, qua từng thời kỳ, nhu cầu tối thiểu của bản thân và gia đình người lao động là khác nhau, phụ thuộc vào mức sống chung của từng địa phương và giá cả sinh hoạt của thị trường và bản chất của những nhu cầu ấy cũng đang thay đổi theo điều kiện xã hội Nếu trước đây, nhu cầu cao nhất của

Trang 9

con người là ăn uống thì ngày nay, chi tiêu ăn uống thay vào đó là nhu cầu học tập, giao tiếp xã hội…

Như vậy, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo phát triển đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu thiết yếu để có thể duy trì cuộc sống và tái sản xuất sức lao động của bản thân người lao động và một phần cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình họ

* Tiền lương tối thiểu phải tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá thấp nhất Nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động và

gia đình họ cần được xác định căn cứ vào giá cả tư liệu sinh hoạt thực tế của thị trường, nhưng phải xác định giá cả tư liệu sinh hoạt như thế nào để hợp lý ở mỗi vùng khác nhau, mức giá sinh hoạt khác nhau Có nơi mức giá cao, cũng có nơi mức giá thấp Nếu lấy giá ở vùng thấp làm chuẩn mực để tính lương tối thiểu thì e rằng sẽ không đảm bảo nhu cầu của người lao động, đồng thời hạn chế hoạt động và hiệu quả của các doanh nghiệp Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến tổng cầu hàng hoá, giảm sức mua của dân cư, giảm khả năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp, đến giảm giá cả và nhất là làm cho nhu cầu cần thiết của người lao động và gia đình họ ở các vùng có giá cả sinh hoạt cao hơn sẽ không được đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng tái sản xuất sức lao động của người lao động

Nhưng nếu lấy giá ở vùng cao làm chuẩn để tính tiền lương tối thiểu thì

có tác dụng kích thích tăng cầu về hàng hoá, dịch vụ, khuyến khích phát triển sản xuất Nhưng nó lại là nguyên nhân tăng gánh năng trả lương cho người sử dụng lao động, cho Nhà nước, mà điều đó là rất khó khăn

Như vậy, để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các bên trong quan hệ lao động và sự công bằng xã hội, mà vẫn đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, thì nhu cầu tiêu dùng xác định trong tiền lương tối thiểu tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình

1.1.2 Bản chất của tiền lương tối thiểu

Trang 10

Tiền lương trong sản xuất kinh doanh là yếu tố được tính vào chi phí sản xuất Nó phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường, giá cả sinh hoạt, tập quán tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp

Về bản chất, tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ

sở giá trị sức lao động, thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người thuê mướn, sử dụng sức lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung - cầu Trong đó giá trị sức lao động là toàn bộ những chi phí về ăn, ở, đi lại, nhằm bù đắp một lượng nhất định những hao phí sức lao động: cơ bắp, trí tuệ, thần kinh, để duy trì sức khoẻ của bản thân người lao động trong trạng thái bình thường và tái sản xuất sức lao động cả về lượng và chất

Tiền lương tối thiểu là một bộ phận cấu thành tiền lương Về bản chất tiền lương tối thiểu là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động Tuy nhiên giá cả sức lao động ở đây được hiểu là giá cả thấp nhất của

hàng hoá sức lao động Tiền lương tối thiểu không chỉ được áp dụng cho lao động giản đơn mà là khung pháp lý quan trọng do Nhà nước quy định, mang tính chất bắt buộc người sử dụng lao động phải trả thấp nhất là bằng chứ không được thấp hơn mức Nhà nước ấn định Tiền lương tối thiểu được quy định phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ nhằm bảo vệ người lao động Như vậy tiền lương tối thiểu không phụ thuộc sự thoả thuận của hai bên trong quan

hệ lao động mà được quyết định bởi quyền lực nhà nước, tuy nhiên Nhà nước luôn khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng mức lương tối thiểu cho người lao động cao hơn mức Nhà nước quy định

Giá trị sức lao động được coi là cơ sở tính tiền lương tối thiểu bao gồm những chi phí cần thiết để duy trì sức khỏe và đảm bảo tái sản xuất sức lao động

ở mức tối thiểu Nghĩa là tiền lương tối thiểu chỉ đáp ứng cho giá trị sức lao động có trình độ giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường với cường

độ lao động nhẹ nhàng nhất Nó không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu cuộc

Trang 11

sống của người lao động và gia đình họ, mà chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống nhằm tái sản xuất sức lao động giản đơn và một phần tái sản xuất sức lao động mở rộng.

1.1.3 Vai trò của tiền lương tối thiểu

Việc quy định tiền lương tối thiểu là cơ sở để xác định tiền lương thực tế của người lao động được người sử dụng lao động trả cho dựa trên từng tính chất công việc, điều kiện lao động nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểu cho con người khi tham gia quan hệ lao động Đồng thời tiền lương tối thiểu cũng góp phần điều hoà quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động Tiền lương tối thiểu còn

có tác động lớn đến điều kiện kinh tế - xã hội, đến cung, cầu, tình trạng lạm phát và quá trình công nghiệp hoá đất nước

Tiền lương tối thiểu có vị trí và vai trò rất quan trọng Hiện nay, chế độ tiền lương bao gồm các nội dung cơ bản: tiền lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp lương, chế độ tiền thưởng Trong đó tiền lương tối thiểu có vị trí đặc biệt, nó là mức “sàn”, là cơ sở để xác định các nội dung khác trong chế độ tiền lương Vị trí đặc biệt quan trọng của tiền lương tối thiểu được thể hiện ở chỗ:

* Thứ nhất, tiền lương tối thiểu là cơ sở để Nhà nước và người sử dụng lao động xác định các thang, bảng lương phù hợp với đơn vị mình

* Thứ hai, tiền lương tối thiểu là cơ sở để tính toán các khoản phụ cấp và thưởng trả cho người lao động

* Thứ ba, tiền lương tối thiểu là cơ sở để thực hiện một số chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công

Tiền lương tối thiểu có vai trò rất quan trọng, cụ thể:

- Tiền lương tối thiểu là sự đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước đối với

người lao động trong mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động, đảm bảo đời sống tối thiểu cho họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế

Trang 12

- Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ người lao động khi tham gia quan hệ lao động, Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu như là một sự đảm bảo về mặt pháp lý đối với người lao động.

Trong quan hệ lao động, người lao động phải bỏ ra một lượng sức lực nhất định để tạo ra giá trị thặng dư và nhận một khoản tiền công do người sử dụng lao động trả Trên cơ sở giá trị sử dụng của mình, với khoản tiền lương đó, người lao động mới có thể duy trì được cuộc sống của bản thân và gia đình Tiền lương tối thiểu là khoản tiền đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhất cho người lao động Khi xác định tiền lương tối thiểu, Nhà nước đã căn cứ vào những thoả thuận của người lao động phù hợp với trên cơ sở nền kinh tế của đất nước, do

đó tiền lương tối thiểu luôn đảm bảo cho người lao động có cuộc sống phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ

- Tiền lương tối thiểu còn là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và trong từng cơ sở kinh tế

- Tiền lương tối thiểu loại bỏ sự bóc lột có thể xảy ra đối với người làm

công ăn lương trước sức ép của thị trường Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sức lao động được coi là một loại hàng hoá và cũng được tự do mua bán theo thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động Hiện nay, tình trạng thất nghiệp còn cao, cung lao động nhiều hơn cầu lao động, là điều kiện

để người sử dụng lao động có cơ sở gây sức ép với người lao động, trả cho họ một mức lương thấp hơn mức lương họ đáng được hưởng Việc quy định tiền lương tối thiểu giới hạn rõ hành vi của người sử dụng lao động trong việc trả lương, bảo đảm sự cân bằng và bảo vệ người lao động khỏi sự bóc lột trước sức

Trang 13

của thị trường lao động Cạnh tranh là quy luật chung của thị trường trong điều kiện hàng hoá sức lao động dư thừa, cung lao động cao hơn so với cầu lao động cho nên cạnh tranh giữa người lao động với nhau là tất yếu Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là khung pháp lý quan trọng, đảm bảo cho sự cạnh tranh này luôn ở trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo cho yếu tố cạnh tranh trên thị trường lành mạnh hơn

Tiền lương tối thiểu đảm bảo sự trả lương tương đương cho những công việc tương đương, tiền lương tối thiểu ở một mức độ nào đó là sự điều hoà trong các nhóm người lao động mà ở đó thường không được tính đúng mức

Tiền lương tối thiểu, là cơ sở tính các mức lương tiếp theo trong thang, bảng lương Vì thế, ở những công việc tương đương người lao động sẽ được trả

mức lương tương đương

Tiền lương tối thiểu phòng ngừa xung đột, tranh chấp lao động Sự xác định thoả đáng các mức tiền lương tối thiểu có thể xoá bỏ một trong những nguyên nhân gây nên xung đột giữa chủ và thợ để thúc đẩy kinh tế phát triển

1.1.4 Cơ sở để xác định tiền lương tối thiểu

Việc xác định tiền lương tối thiểu có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động và ảnh hưởng tới sự phát triển chung của kinh tế xã hội

Theo Tổ chức lao động quốc tế, thì: “Trong chừng mực có thể là thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức tiền lương tối thiểu gồm: Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong cả nước, giá cả sinh hoạt, các khoản trợ cấp an toàn xã hội và mức so sánh của các nhóm xã hội khác; Những yếu tố kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mỗi quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao.”7

Từ đó, có thể thấy việc xác định tiền lương tối thiểu phải dựa trên các cơ

sở sau:

+ Nhu cầu của người lao động

Trang 14

Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân người lao động (trong đó có quyền nuôi con) Mục đích của tiền lương tối thiểu là đảm bảo cho người lao động có thể duy trì cuộc sống của mình và tiếp tục tái sản xuất sức lao động Ngoài ra, tiền lương tối thiểu còn được người lao động sử dụng để nuôi con Vì vậy, việc xác định tiền lương tối thiểu phải trên

cơ sở các nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân và gia đình người lao động

+ Yếu tố kinh tế xã hội

Việc xác định tiền lương tối thiểu cũng phải căn cứ trên cơ sở nền kinh

tế xã hội từng thời kỳ, bao gồm:

- Cơ sở tiền công trung bình cho người lao động trên thị trường lao động

- Cơ sở khả năng chi trả của doanh nghiệp, cơ sở xác định này nhằm không những bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động

- Cơ sở khả năng chi trả của nền kinh tế và quỹ tiêu dùng dân cư

- Cơ sở tốc độ trượt giá so với lúc thiết kế tiền lương trước đây

1.1.5 Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu

Mức lương tối thiểu phải đảm bảo tính hợp lý Bởi nếu tiền lương tối thiểu quá cao sẽ dẫn đến tình trạng người lao động mất việc làm và thất nghiệp

vì doanh nghiệp sa thải công nhân, thay thế lao động bằng máy móc tiết kiệm lao động hoặc giải thể Còn nếu quá thấp thì dẫn đến tình trạng thiếu lao động, người lao động, thiếu động lực làm việc… Do đó việc xác định mức lương tối thiểu phải bằng các phương pháp có cơ sở khoa học, cụ thể như sau:

Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu căn cứ vào nhu cầu của người lao động và gia đình họ

Nhu cầu của con người bao gồm nhu cầu về sinh học và xã hội Để xác định

được nhu cầu của bản thân và gia đình người lao động trong một thời kỳ nhất định đòi hỏi phải xác định được ngân sách chi tiêu của gia đình họ ở mức tối thiểu

7 Xem: Điều 3 Công ước số 131 năm 1972 về tiền lương tối thiểu đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Trang 15

Tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, nhu cầu của con người nói chung là khác nhau Tuy nhiên để sống và làm việc ít nhất con người cũng phải

có điều kiện sinh hoạt ở mức tối thiểu, được biểu hiện qua hai mặt hiện vật và giá trị Hiện vật là các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất giản đơn sức lao động, giá trị là giá trị của các tư liệu sinh hoạt và các dịch vụ cần thiết Trong thực tế gia đình người lao động có quy mô khác nhau, do đó chúng

ta quy ước mức lương tối thiểu xác định để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của hộ gia đình chuẩn gồm 4 người, trong đó, bố mẹ đang đi làm và hai con đang đi học phụ thuộc về kinh tế

Hệ thống nhu cầu đó được xác định như sau:

- Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về ăn

Ăn là nhu cầu thiết yếu đầu tiên của cuộc sống Xác định nhu cầu tối thiểu về ăn sao cho lượng calo trong thức ăn có thể duy trì quá trình sinh học của con người trong 24 giờ Theo tính toán của các nhà khoa học, một người lao động nam trong một ngày đêm cần ít nhất 2400kcalo

Theo tổ chức lương thực thế giới (FAO), thì năng lượng một người bình thường trong một ngày được xác định

E = (1.185- 0 007 A) (1.05- 0.005t )x 0.37aP

Trong đó: A: tuổi đời của đối tượng, t: nhiệt độ trung bình của vùng

a: Hằng số sinh học, P: cân nặng trung bình

Tuỳ thuộc vào điều kiện của từng thời kỳ mà cơ cấu chất đạm, chất béo, chất bột trong khẩu phần ăn của người lao động là khác nhau Trên cơ sở đó, khi xác định tiền lương tối thiểu, Nhà nước sẽ đưa ra một thực đơn chuẩn cho một lao động nam để làm căn cứ tính lương tối thiểu trong từng thời kỳ

Cơ thể người phụ nữ và nam giới khác nhau cho nên nhu cầu năng lượng khác nhau Thông thường, mức nhu cầu năng lượng của người nữ bằng khoảng 90% nhu cầu năng lượng của nam Năng lượng nhu cầu của trẻ em từ 5 đến 6 tuổi bằng 60% mức nhu cầu ăn trung bình của một người lớn

- Xác định nhu cầu về mặc.

Trang 16

+ Nhu cầu về mặc bao gồm: quần áo, giày, dép… ở mức tối thiểu đủ để

sử dụng, mức về mùa hè và đủ ấm về mùa đông, để che mưa, nắng giản đơn khi hoạt động lao động ngoài trời phù hợp với thời gian sinh hoạt và đòi hỏi xã hội

Đó là cơ sở chủ yếu để xác định nhu cầu tối thiểu về mặc

+ Nhu cầu tối thiểu về nhà ở

Nhà ở phải đủ diện tích cho lao động và gia đình có thể tiến hành sinh hoạt ở mức tối thiểu, đảm bảo che chở cho họ khỏi mưa, nắng Hiện nay, nhu cầu tối thiểu về nhà ở được xác định: Diện tích: 14m 2, diện tích phụ: 4m2 , loại nhà ở: nhà cấp 4

+ Nhu cầu trong thiết bị sinh hoạt

Để đảm bảo cuộc sống, bao giờ cũng cần tới một lượng nhất định các dụng cụ đồ dùng ở mức tối thiểu gồm: Giường, chiếu, chăn, màn, bàn ghế, bát, đĩa, ấm, chén, xoong, nồi và các nhu cầu về điện, nước

+ Nhu cầu tối thiểu về đi lại

Nhu cầu về đi lại bao gồm: đi lại thường xuyên và không thường xuyên Phương tiện đi lại, chi phí sửa chữa, thay thế và các chi phí khác có liên quan

+ Nhu cầu tối thiểu về học tập

Nhu cầu tối thiểu về học tập đảm bảo cho người lao động và con cái họ

có điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, sự hiểu biết, đáp ứng đòi hỏi tối thiểu về trí thức, về trình độ chuyên môn không bị lạc hậu so với sự phát triển chung của xã hội

+ Nhu cầu tối thiểu về y tế, bảo vệ sức khoẻ

Bao gồm chi phí bảo hiểm y tế và chi phí thuốc men thông thường

+ Nhu cầu tối thiểu về văn hoá

Nhu cầu về văn hoá bao gồm: nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo giá trị nghệ thuật, nhu cầu hưởng thụ và tham gia các hoạt động vui chơi công cộng, tham gia lễ hội

Trang 17

Trên cơ sở các tiêu chuẩn tối thiểu ở trên, ta có thể xác định cơ cấu chi tiêu ngân sách tối thiểu của một hộ gia đình chuẩn như sau: Phần chi bố mẹ: 64% ngân sách tối thiểu của gia đình Phần chi tiêu cho con: 36% ngân sách tối thiểu của gia đình

- Phương pháp tính toán dựa trên thu nhâp quốc dân

Tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào nhu cầu tối thiểu của người lao động, mặt khác, nhu cầu tối thiểu của người lao động lại chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển chung của nền sản xuất xã hội Việc bảo đảm các nhu cầu tối thiểu ở mức độ cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng thu nhập quốc dân Phương pháp này xác định tiền lương tối thiểu như sau

+ Xác định mức tiêu dùng bình quân trên đầu người

Chọn năm gốc là To; thì mức thu nhập quốc dân hàng năm được tính theo công chức:

It = Ito (1+e ) t-t

oTrong đó: - It là thu nhập quốc dân bình quân đầu người ở năm t

- Ito là thu nhập quốc dân bình quân đầu người ở năm to

- e là mức phát triển thu nhập quốc dân bình quân hàng năm

Gọi mức tiêu dùng bình quân đầu người ở năm t là Mt và tỷ lệ giữa quỹ tiêu dùng với thu nhập quốc dân là h, ta có:

Mt = It xh

+ Xác định mức tiêu dùng tối thiểu

Căn cứ xác định mức tiêu dùng tối thiểu là mức tiêu dùng bình quân và

hệ số chênh lệnh giữa các mức tiêu dùng bình quân và mức tiêu dùng tối thiểu

Gọi hệ số chênh lệnh giữa mức tiêu dùng bình quân và mức tiêu dùng tối thiểu là K1, ta có: mức tiêu dùng bình quân đầu người ở mức tối thiểu được tính theo công chức

Mmm

t = Mt/K1

Trang 18

Trong đó: Mmm t là mức tiêu dùng tối thiểu bình quân đầu người ở năm t

+ Xác định tiền lương tối thiểu

Căn cứ xác định tiền lương tối thiểu cho một người lao động bao gồm mức tiêu dùng tối thiểu bình quân đầu người và hệ số nuôi người ăn theo đối với một người lao động Gọi hệ số nuôi người ăn theo bình quân chung là

K2 Tiền lương tối thiểu cho một người được tính:

Lt

mm = It.h k2

Việc phân loại tiền lương tối thiểu có ý nghĩa pháp lý quan trọng Thứ

nhất, giúp chúng ta phân biệt được loại tiền lương tối thiểu này với loại tiền

lương tối thiểu khác, từ đó đưa ra được các cơ chế điều chỉnh hợp lý tuỳ thuộc

vào đặc trưng của mỗi loại Thứ hai, đảm bảo được sự công bằng trong việc trả

lương cho người lao động khi điều kiện lao động có những yếu tố khác nhau nhất định Hiện nay, có nhiều cách phân loại tiền lương tối thiểu khác nhau với những tiêu chí khác nhau cho thấy sự phong phú, đa dạng của tiền lương tối thiểu

1.2.1 Căn cứ vào tính chất và phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu, chúng ta có: tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương tối

thiểu ngành và tiền lương trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Cụ thể:

a Tiền lương tối thiểu chung

Tiền lương tối thiểu chung là mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định

áp dụng chung cho người lao động làm việc trong mọi ngành nghề, mọi khu vực trong cả nước

Trang 19

Tiền lương tối thiểu chung là loại tiền lương phổ cập được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ quốc gia, không phân biệt vùng, ngành kinh tế cũng như quan hệ lao động Mọi mức lương kể cả mức lương tối thiểu khác cũng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung Nói cách khác, lương tối thiểu chung phải đảm bảo là “lưới an toàn chung”, là nền thấp nhất để trả công cho lao động

xã hội, là cơ sở để xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và các loại tiền tối thiểu khác

Việc tính toán tiền lương tối thiểu chung dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, bao gồm các nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ, mức sống chung đạt được và sự phân cực giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, khả năng chi trả của các cơ sản xuất kinh doanh hay mức tiền lương, tiền công đạt trong từng lĩnh vực ngành nghề, khả năng phát triển kinh tế của đất nước, mục tiêu và nội dung cơ bản của các chính sách lao động trong từng thời kỳ Trong quá trình xác định tiền lương tối thiểu chung phải tính đến chênh lệch mức sống giữa các vùng, các ngành nghề khác nhau, khả năng chi trả của người sử dụng lao động, các mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước trong thời

kỳ tiếp theo

b Tiền lương tối thiểu theo ngành

Tiền lương tối thiểu theo ngành là loại tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định để áp dụng cho người lao động trong một ngành hoặc một nhóm ngành

có tính chất kỹ thuật tương đồng trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung và có tính đến các yếu tố lao động đặc thù của từng ngành nghề đó sao cho tiền lương tối thiểu theo ngành ít nhất cũng phải bằng hoặc phải cao hơn tiền lương tối thiểu chung

Trên thực tế, các ngành nghề khác nhau thì có những yếu tố đặc trưng không giống nhau áp dụng chung cùng một mức lương là không hợp lý Mục tiêu của tiền lương tối thiểu theo ngành là nhằm đảm bảo khả năng tái sản xuất lao động giản đơn cho người lao động và gia đình họ với yêu cầu mức độ phức

Trang 20

tạp và trình độ tay nghề thấp nhất trong một ngành mà các yếu tố này chưa thể hiện ở mức lương tối thiểu chung.

Như đã nói ở trên, tiền lương tối thiểu chung cần phải quy định thống nhất trên phạm vi cả nước Không giống như vậy, tiền lương tối thiểu ngành được quy định tùy theo điều kiện của từng ngành và khả năng thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao động trong từng ngành Thông thường, mức lương tối thiểu ngành được xác định cho lao động giản đơn nhất của ngành

đó, nói cách khác đó chính là mức lương nền của một ngành Mức lương nền của một ngành chịu ảnh hưởng bởi mức lương tối thiểu chung

c Tiền lương tối thiểu vùng

Tiền lương tối thiểu vùng là mức lương tối thiểu được áp dụng cho từng vùng lãnh thổ nhất định, căn cứ trên mức lương tối thiểu chung và có tính đến những yếu tố đặc thù vùng lãnh thổ đó như điều kiện kinh tế của vùng, trình độ phát triển kinh tế của vùng, mức thu nhập bình quân trên đầu người của từng vùng, mức chi tiêu tối thiểu chung của vùng và các yếu tố có liên quan khác như điều kiện làm việc, ăn ở, đi lại, yếu tố địa lý…

Phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu vùng hẹp hơn so với tiền lương tối thiểu chung vì nó chỉ áp dụng cho một vùng lãnh thổ nhất định đặc trưng bởi những yếu tố địa lý như đồng bằng, miền núi, trung du, miền biển khác nhau…

do đó, ảnh hưởng khác nhau đến quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt của người lao động và gia đình họ Mục tiêu của tiền lương tối thiểu theo vùng là đáp ứng sự khác biệt về không gian của các yếu tố chi phối tiền lương tối thiểu chung, nhấn mạnh yếu tố đặc thù của từng vùng cũng như chiến lược phát triển trong từng vùng đó

Việc quy định mức lương tối thiểu theo vùng không chỉ đảm bảo sức mua của mức tiền lương tối thiểu chung tại các vùng với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị đặc biệt hơn để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động mà còn góp phần điều tiết cung- cầu lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tạo ra dòng di chuyển lao động và dân cư hợp lý giữa các vùng, góp

Trang 21

phần điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp giữa các vùng Đồng thời nó còn tiến tới hoàn thiện hệ thống trả công lao động, loại bỏ một số phụ cấp trong tiền lương như phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút lao động

Việc xây dựng các mức tiền lương tối thiểu theo từng vùng là rất phức tạp bởi nó vừa trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung sao cho tiền lương tối thiểu chung phải nhỏ hơn hoặc bằng tiền lương tối thiểu vùng, đặc biệt vừa trên cơ sở các chỉ số chênh lệch giữa các vùng như: chênh lệch về thu nhập và mức chi tiêu bình quân giữa các vùng, chênh lệch về chỉ số phát triển con người giữa các vùng và quan hệ cung cầu giữa các vùng

ở nước ta, chính sách áp dụng tiền lương tối thiểu vùng mới được thực hiện từ tháng 1 năm 2008 với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng Đây là một sự thay đổi lớn trong việc chúng ta đang hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng quốc tế hóa, phù hợp hơn với yêu cầu chung trong xu thế hội nhập

d Tiền lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Đây là loại tiền lương tối thiểu đặc biệt bởi nó chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng tại Việt Nam có thuê mướn lao động là người Việt Nam

Việc quy định một mức lương tối thiểu riêng cho các đối tượng này xuất phát từ thực tế hiện nay, các quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi chế độ lao động và chi phí lao động cao hơn so với các quan

hệ lao động khác Đồng thời, do cách thức tổ chức, quản lý lao động và việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến mà năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động ở đây cũng cao hơn so với các quan hệ lao động khác trong xã hội, do đó đòi hỏi mức lương tối thiểu cũng phải cao hơn so với mặt bằng lương tối thiểu chung Đây là hành lang pháp lý quan trọng, là công cụ pháp lý hữu hiệu bảo vệ

Trang 22

người lao động Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng chỉ có tính chất nhất thời Chúng sẽ mất đi khi mà những sự khác biệt trên không còn tồn tại

1.2.2 Căn cứ vào thẩm quyền quyết định và công bố mức lương tối thiểu,

chúng ta có các loại tiền lương tối thiểu:

a Tiền lương tối thiểu do Chính phủ quyết định và công bố

Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng không chỉ đối với chính sách tiền lương mà ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người lao động và sự tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội trong các thời kỳ Cho nên việc công bố tiền lương tối thiểu là rất quan trọng, phải thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới đảm bảo được hiệu lực pháp lý và tầm quan trọng của nó

Hiện nay, thẩm quyền của Chính phủ trong lĩnh vực này là: “Chính phủ công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành, mức lương tối thiểu cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động.”8

b Tiền lương tối thiểu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định

và công bố

Trong một số trường hợp, được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi lấy ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, đại diện của người sử dụng lao động và các bộ ngành liên quan sẽ có thẩm quyền quyết định và công bố mức lương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

c Tiền lương tối thiểu do doanh nghiệp tự xác định và áp dụng trong phạm

vi doanh nghiệp

Việc Nhà nước ban hành tiền lương tối thiểu là để tạo ra “lưới an toàn” xã hội cho người lao động, đảm bảo cho họ có thể duy trì cuộc sống và tái sản xuất sức lao động Người sử dụng lao động trong mọi trường hợp phải tiến hành trả

8 Xem: Điều 56 Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung ngày 02/04/2002.

Trang 23

lương cho người lao động ở “ngưỡng” đó, nghĩa là không được thấp hơn tiền lương tối thiểu Tuy nhiên, “Tùy theo điều kiện và khả năng hoạt động kinh doanh, cho phép doanh nghiệp, cơ quan áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm căn cứ trả lương cho người lao động.”9 Quy định này là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, bởi mỗi doanh nghiệp đều có khả năng riêng, đồng thời chính sách tiền lương cũng là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp thu hút lao động khi cần thiết, đồng thời đó cũng

là cách Nhà nước tôn trọng và khuyến khích sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên trên tinh thần tự nguyện

Chương 2

Quy định của pháp luật việt nam về tiền lương tối thiểu 2.1 Lịch sử quy định về tiền lương tối thiểu ở Việt Nam

2.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Để xây dựng, củng cố chính quyền non trẻ và điều hành đất nước, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 10-SL về việc tạm thời áp dụng các văn bản pháp luật của chế độ cũ

để lại miễn là không trái với bản chất của chế độ XHCN Các văn bản đó chưa

có quy định về tiền lương tối thiểu Với bản chất là nhà nước của dân, do dân và

9 Xem: Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 114/2002/NĐCP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương.

Trang 24

vì dân nên bảo vệ người lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu Nhận thức được tầm quan trọng của việc quy định một giới hạn tối thiểu trong trả công cho người lao động, để bảo vệ họ, ngày 12/3/1947 Hồ Chủ tịch đã ký công bố Sắc lệnh số 29-SL quy định chế độ lao động trong toàn cõi Việt Nam.

Tiết thứ năm của Sắc lệnh đã định nghĩa về “ tiền công tối thiểu” Theo định nghĩa này thì tiền công tối thiểu cũng có các tính chất, đặc trưng như tiền

lương tối thiểu theo quan niệm hiện nay Theo đó, “Tiền công tối thiểu là số

tiền công do Chính phủ ấn định theo giá sinh hoạt để một công nhân không chuyên nghiệp sinh sống một mình trong một ngày ở một khu vực nhất định”.

Sắc lệnh chỉ rõ căn cứ để xác định tiền công tối thiểu là theo giá sinh hoạt để đảm bảo cuộc sống cho một công nhân và xác định trách nhiệm của các bên trong lĩnh vực trả công lao động Đồng thời sắc lệnh còn quy định thẩm quyền của các cơ quan trong việc ấn định, công bố mức lương tối thiểu

2.1.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1985

Năm 1960, Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng đã được triệu tập Đại hội đã định nền kinh tế nước ta phát triển hoàn toàn theo hướng kế hoạch hoá, mọi vấn đề về lao động đều theo kế hoạch trực tiếp của Nhà nước và được triển khai thực hiện bằng mệnh lệnh hành chính Đặc biệt trong lĩnh vực trả công, mức tiền lương cụ thể cho trong loại công việc, thời gian trả, hình thức trả lương, nâng bậc lương và các vấn đề khác liên quan đều do Nhà nước định sẵn thông qua hệ thống các bậc lương và hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước Các văn bản pháp luật lao động trong suốt thời gian đó không còn đề cập

và quy định về tiền lương tối thiểu mà Nhà nước đã giới hạn trực tiếp bằng việc quy định cụ thể các mức lương trong các ngành Trong mỗi ngành đều có mức lương thấp nhất, đó chính là mức lương khởi điểm của ngành được trả cho người lao động ứng với công việc đòi hỏi trình độ lao động thấp nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất, người ta gọi đó là lương bậc một Và lương bậc một được xác định trong thời gian đó là 27 đồng 3 hào

Trang 25

Như vậy, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương tối thiểu không được quan tâm và đề cập đến Trên thực tế, người ta quan niệm và coi lương bậc một của ngành là mức lương tối thiểu.

2.1.3 Giai đọan từ năm 1985 đến năm 1992

Với chủ trương chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh

tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, tự do kinh doanh đã trở thành nguyên tắc hiến định trong đường lối quản lý kinh tế của đất nước Yêu cầu phải tạo ra một khuôn khổ pháp luật để giới hạn hành vi của các

cá nhân, tổ chức khi tham gia quan hệ pháp luật ở mọi lĩnh vực trong đó có vấn

đề trả lương cho người lao động Tiền lương tối thiểu sau một thời gian dài không cần thiết tồn tại nay lại xuất hiện trong pháp luật lao động Việt Nam với đầy đủ ý nghĩa của nó được quy định trong Nghị định số 35/NĐ-HĐBT ngày 18/09/1985 về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang Theo đó, mức lương tối thiểu là 220 đồng/tháng

Nghị định số 235-HĐBT ngày 18/09/1985 ra đời, cuộc sống của người lao động đã được cải thiện đáng kể Tính đến tháng 9/1985, tiền lương của người lao động tăng 64% Nhưng với nền kinh tế khó khăn, tổng thu nhập quốc dân tính trên đầu người thấp, tình trạng lạm phát đã làm cho giá trị của đồng lương sút giảm nhanh chóng và lương không đánh giá đúng giá trị thực tế sức lao động của người lao động Mặt khác, tới năm 1986, cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng đòi hỏi tiền lương tối thiểu phải có sự thay đổi để phù hợp với thực tế

Ngày 28/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 202-HĐBT về tiền lương công nhân, viên chức sản xuất kinh doanh khu vực quốc doanh và công tư hợp doanh và Quyết định số 203-HĐBT về tiền lương công nhân, viên chức hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội Theo đó, tiền lương tối thiểu là 22.500 đồng/tháng

Năm 1987, Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Từ

đó nước ta xuất hiện thêm một thành phần kinh tế đó là kinh tế có vốn đầu tư

Trang 26

nước ngoài So với các lao động làm việc trong các doanh nghiệp trong nước thì lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phải chịu áp lực cao hơn, đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cường độ lao động cao hơn Để đánh giá đúng giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra và bảo đảm sự công bằng, đòi hỏi phải có quy định riêng về tiền lương tối thiểu cho các lao động làm việc trong khu vực này Ngày 29/8/1990 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội đã ra Quyết định số 356/LĐTBXH/QĐ về mức lương tối thiểu của người lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo đó, mức lương tối thiểu áp dụng trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 50 USD/ tháng

Mức lương tối thiểu theo Quyết định 356 có nhiều hạn chế, đó là việc áp dụng một cách chung chung cho tất cả các xí nghiệp trên toàn quốc Trong khi

đó, ở các vùng khác nhau thì có những đặc trưng không giống nhau như về thị trường lao động, giá cả sinh hoạt, ưu thế địa hình, khí hậu, tài nguyên khoáng sản… cho nên đòi hỏi phải có sự phân vùng để tiền lương tối thiểu phù hợp với từng địa bàn nhất định Ngày 5/5/1992 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội ra Quyết định số 242/LĐTBXH-QĐ về mức lương tối thiểu của các lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo đó, mức lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là từ 30 đến 35 USD/tháng tuỳ thuộc vào từng địa phương và đặc trưng của từng ngành nghề

Nói tóm lại, trong giai đoạn này đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc quy định về tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu đã kịp thời có những thay đổi hợp lý về đảm bảo đời sống của người lao động Ngoài ra, đã có sự phân định về tiền lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp trong nước và các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đảm bảo sự công bằng trong việc trả công cho người lao động

2.1.4 Giai đoạn từ năm 1993 đến nay

Sau bạo động ở Đông Âu và Liên Xô cũ, nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng nên hết sức khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng cao (năm 1990 là 70%,

Trang 27

năm 1991 là 67.5% và năm 1992 là 16.7%) Chính sách tiền lương mất dần ý nghĩa trong sản xuất và đời sống xã hội Tiền lương không đảm bảo đời sống của người lao động và được tiền tệ hoá ở mức thấp Việc đổi mới chính sách liên quan đến tiền lương không được tiến hành đồng bộ càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong bản thân chính sách tiền lương, tạo ra những mâu thuẫn mới mang tính tiêu cực trong phân phối thu nhập, đã vi phạm nghiêm trọng công bằng xã hội Trước tình hình đó, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Quốc hội khoá

IX đã đề ra nhiệm vụ cải cách chính sách tiền lương với mục tiêu chính sách tiền lương mới phải làm cho tiền lương trở thành thước đo giá trị sức lao động,

áp dụng ở mọi thành phần kinh tế có quan hệ lao động theo thị trường Đặc biệt

là tiền lương tối thiểu phải thực sự là “lưới an toàn” cho người lao động, đảm bảo cho họ duy trì được mức sống tối thiểu cần thiết và tái sản xuất sức lao động Đáp ứng được yêu cầu tiền tệ hoá tiền lương, dần thay thế và tiến tới xoá

bỏ chế độ phân phối hiện vật có tính chất tiền lương Thực hiện điều đó, ngày 23/5/1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 26/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp và Nghị định số 25/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính-sự nghiệp và lực lượng vũ trang Theo đó, mức lương tối thiểu áp dụng thống nhất cho các đối tượng trên là 120.000 đồng/tháng

Ngày 23/06/1994, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Bộ luật lao động, đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam Lần đầu tiên tiền lương tối thiểu đã được ghi nhận một cách đầy

đủ, toàn diện nhất trong văn bản pháp lý có hiệu lực cao là Bộ luật Để cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành các quy định về tiền lương tối thiểu, ngày 31/12/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 197/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ lao động về tiền lương Trên cơ sở đó,

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra Thông tư số 11/LĐTBXH-TT ngày 03/05/1995 để hướng dẫn Nghị định số 197/ CP

Trang 28

Sau một thời gian thực hiện chính sách tiền lương mới năm 1993, mức lương tối thiểu so với nhu cầu của người lao động và mục tiêu đặt ra là quá thấp, không đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của người lao động Từ năm 1993 trở

đi, nền kinh tế liên tục tăng trưởng (trung bình khoảng 8 đến 9%/năm) trong khi tiền lương vẫn không thay đổi nên giá trị tiền lương thực tế bị giảm sút Do đó, ngày 21/1/1997 Chính phủ ra Nghị định số 06/CP về việc giải quyết tiền lương

và trợ cấp năm 1997 đối với công chức, viên chức hành chính - sự nghiệp, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức, lực lượng vũ trang cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội nâng mức lương tối thiểu lên 144.000 đồng / tháng

Mặc dù tiền lương tối thiểu đã được điều chỉnh tăng theo Nghị định số 06/CP Tuy nhiên, việc duy trì quá lâu mức tiền lương tối thiểu vốn dĩ đã ấn định thấp, trong khi đó chỉ số giá sinh hoạt tăng đã làm mất tác dụng tích cực của chế độ tiền lương, phát sinh mâu thuẫn khó lý giải là trong khi nền kinh tế liên tục tăng trưởng thì tiền lương tối thiểu vẫn được duy trì từ năm 1997 đến

1999 mà không thay đổi, dẫn tới tiền lương thực tế bị giảm sút, mất dần ý nghĩa trong đời sống của người lao động Do đó ngày 15/12/1999, Chính phủ ra Nghị định số 175/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc nguồn ngân sách Nhà nước Nghị định quy định mức lương tối thiểu là 180.000 đồng/tháng

Để bảo vệ cho người lao động mà quỹ lương để trả cho họ không phải lấy từ ngân sách Nhà nước, ngày 27/3/2000 Chính phủ ra Nghị định số 10/2000/NĐ-CP về việc quy định tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp Nghị định này quy định mức tiền lương tối thiểu là 180.000 đồng/tháng

ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, được sự uỷ quyền của Chính phủ,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH quy định mức lương tối thiểu áp dụng cho lao động

Trang 29

trong khu vực này là từ 417.000 đồng đến 626.000 đồng/tháng tuỳ thuộc vào từng địa phương và đặc trưng của từng ngành nghề.

Như vậy, tiền lương đã được tăng 25% so với trước đây, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ Tuy nhiên, dưới

sự tác động của các quy luật cung - cầu, giá cả, cạnh tranh đòi hỏi tiền lương tối thiểu phải tiếp tục được nâng lên mới thực hiện được các nhiệm vụ của nó Do

đó, ngày 15/12/2000 Chính phủ ra Nghị định số 77/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí Nghị định quy định mức lương tối thiểu là 210.000 đồng/tháng

Sau 8 năm thực hiện, Bộ luật lao động đã góp phần tạo nên trật tự cho các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động đã có nhiều thay đổi nên các quy định về tiền lương không còn phù hợp Trước tình hình đó, ngày 2/4/2002 Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung Để cụ thể hoá các quy định mới, ngày 31/12/2002 Chính phủ ra Nghị định số 114/2002/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương thay thế Nghị định số 197/CP năm 1994

Tháng 12/2002, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XI đã ra các Nghị quyết số 09/2002/QH11 về dự toán “ngân sách nhà nước năm 2003” và Nghị quyết số 14/2002/QH11 về “nhiệm vụ năm 2003” Theo đó, tiền lương phải được thay đổi một cách toàn diện với tất cả các đối tượng lao động Trên cơ sở đó, ngày 15/01/2004, Chính phủ ra Nghị định số 03/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương Nghị định này quy định mức lương tối thiểu là 290.00 đồng/tháng

Mặc dù lương tối thiểu đã được tăng 38% so với trước đây Tuy nhiên, lần tăng lương này là giải pháp trước mắt về tiền lương Trước tình hình giá cả leo thang liên tục đòi hỏi phải có một chính sách tiền lương mới toàn diện, hợp

lý hơn, đảm bảo được giá trị của đồng lương trong thực tế Do đó, nước ta đã thành lập Ban nghiên cứu chính sách tiền lương mới Ngày 19/03/2003, Trưởng

Trang 30

ban chỉ đạo nghiên cứu chính sách tiền lương mới phải toàn diện, lâu dài, liên tục, mở ra một giai đoạn mới của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu ở Việt Nam, kéo dài liên tục, từng bước trong vòng 2 năm từ năm 2004 đến năm 2005.

Ngày 14/12/2004, Chính phủ ra Nghị định số 203/2004/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tăng lên 310.000 đồng/tháng Tiếp đó, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và

Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngày 15/09/2005 Chính phủ ra Nghị định số 118/2005/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu chung lên 350.000 đồng/tháng

Để cụ thể hoá chính sách tiền lương mới, ngày 04/10/2005, Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội ra Thông tư số 25/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP Thông tư đã quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh tiền lương, phụ cấp lương và hướng dẫn cách tính lương cho các đối tượng ở trên, đảm bảo cho Nghị định số 118/2005/NĐ-CP được thực hiện trên thực tế

Như vậy, lần cải cách chính sách tiền lương này kéo dài suốt 2 năm và được cải cách theo nhiều bước, vừa đảm bảo cuộc sống của người lao động và gia đình họ, vừa không tạo ra gánh nặng cho quỹ lương của Nhà nước và người

sử dụng lao động, đảm bảo tính hợp lý và hài hoà lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ lao động

Để đảm bảo đời sống của người lao động và phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế đất nước, năm 2006 Nhà nước ta đã có nhiều thay đổi về chính sách tiền lương

Khởi đầu là những quy định về mức lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Sau khi tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 06/01/2006 Chính phủ ra Nghị định số 03/2006/NĐ- CP quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Trang 31

Tiếp đó ngày 07/09/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2006/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, nâng mức lưong tối thiểu chung lên 450.000 đồng/tháng.

Cuối năm 2006, Việt Nam ra nhập WTO Cùng với sự kiện này, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi mức lương tối thiểu làm sao cho không những phù hợp với tình hình chung của đất nước mà còn phải phù hợp với tình hình thế giới và nhu cầu hội nhập

Nói tóm lại, sau gần 60 năm, tiền lương tối thiểu ở nước ta đã dần dần phát triển và đi tới hoàn thiện để tạo ta “lưới an toàn” bảo vệ người lao động Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sức lao động được coi là hàng hoá, vấn đề bảo vệ người lao động càng phải được quan tâm bởi họ chính là người tạo ra của cải vật chất và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội

2.2 Pháp luật hiện hành về tiền lương tối thiểu Ngày 16/11/2007, Chính phủ ban hành 3 Nghị định mới, quy định

về tiền lương tối thiểu Đó là Nghị định số 166/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung, Nghị định số 167/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động, Nghị định số 168/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan,

tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại việt Nam Các quy định này dựa trên các cơ sở xây dựng và phương pháp xác định tiền lương tối thiểu như sau:

2.2.1 Cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu và phương pháp xác định tiền lương tối thiểu ở Việt Nam

a Cơ sở xây dựng tiền lương

Trang 32

Cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu là những yếu tố mà dựa vào đó Nhà

nước nghiên cứu và xây dựng mức lương tối thiểu đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tế cuộc sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ

Theo Điều 56 Bộ luật lao động được sửa đổi, bổ sung ngày 02/04/2002

và Điều 4 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP thì cơ sở để xây dựng tiền lương tối thiểu ở Việt Nam bao gồm:

* Nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân người lao động và có phần nuôi con

Nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động được xác định trong tiền lương tối thiểu bao gồm nhu cầu về ăn, ở, giáo dục, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế và một số khoản chi tiêu khác Ngoài ra, còn có phần nuôi con (chiếm khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của bản thân người lao động)

Hệ thống các nhu cầu đó của người lao động luôn có sự biến đổi theo từng thời kỳ, do nhu cầu cuộc sống và sự phát triển của xã hội Cơ cấu chi dùng

đã có sự thay đổi theo chiều hướng giảm tỷ lệ chi cho nhu cầu về ăn, tăng tỷ lệ nhu cầu về nhà ở, học tập và giao tiếp xã hội Ví dụ như năm 1993, khi xây dưng chính sách tiền lương mới, đã lấy cơ cấu tiêu dùng chi cho ăn là 60% đạt 2.200kcal/ngày với cơ cấu 12.5% P; 13.8% L và 73.7%G Tuy nhiên, tỷ lệ đó được rút dần bởi khi kinh tế- xã hội phát triển nhu cầu về ăn ngày càng không trở nên cấp thiết mà để nâng cao chất lượng cuộc sống các nhu cầu khác lại được tăng lên Điều đó đã được chứng minh trên thực tế là năm 1997, cơ sở để tính tiền lương tối thiểu với chi cho nhu cầu ăn chiếm 55%, tiếp đó tới năm

1999 tỷ lệ đó chiếm khoảng 50% và cho tới nay cơ cấu chi dùng cho ăn chỉ chiếm dưới 30% trong tổng số 100% các nhu cầu tối thiểu của con người

Nói tóm lại, nhu cầu tiêu dùng tối thiểu là cơ sở quan trọng để xác định tiền lương tối thiểu, nó đảm bảo chức năng xã hội của tiền lương, giúp duy trì cuộc sống của người lao động và gia đình họ

* Chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ

Trang 33

Để đảm bảo tiền lương tối thiểu có thể mua đủ được những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết cho bản thân và gia đình người lao động thì tiền lương tối thiểu phải được tính toán trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ.

Theo tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì khi chỉ số giá sinh hoạt tăng khoảng 10% thì đòi hỏi phải thay đổi mức lương tối thiểu mới đảm bảo được tiền lương thực tế của người lao động Tuy nhiên, điều chỉnh tăng như thế nào thì hiện nay chưa có quy định rõ ràng Như năm 1997 chỉ số giá sinh hoạt tăng thêm khoảng 33% so với tháng 12/1993, Nhà nước đã điều chỉnh mức lương tối thiểu lên 20% Năm 2003 chỉ số giá sinh hoạt đã tăng 9.6% So với năm 2000 thì tiền lương tối thiểu đã được tăng 13.8% Năm 2005 chỉ số giá sinh hoạt tăng 8.4% so với năm 2004 thì tiền lương tối thiểu lại được điều chỉnh tăng 11.3% Từ đó cho thấy, hiện nay ở nước nước vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt còn nhiều vấn đề cần phải xem xét lại bởi khi chỉ số giá tăng thì chưa chắc tiền lương tối thiểu đã được tăng như giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1997 là điển hình, khi giá cả liên tục leo thang, nền kinh tế liên tục tăng trưởng nhưng lương tối thiểu vẫn được giữ nguyên trong suốt 4 năm mà không có sự thay đổi, đồng thời phải xác định được tỷ lệ hợp lý giữa chỉ số tăng của giá sinh hoạt với chỉ số điều chỉnh lương tối thiểu để khi lương tối thiểu tăng thì cuộc sống của người lao động được đảm bảo trong tình hình mới mà không tạo ra gánh nặng quá lớn cho quỹ lương của người sử dụng lao động, đặc biệt là ngân sách nhà nước

* Cung - cầu lao động

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối theo kế hoạch phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người Lúc đó, sức lao động không đựơc coi là hàng hoá nên tiền lương là khái niệm thuộc phạm trù phân phối, không phản ánh đúng giá trị sức lao động

Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được coi là hàng hoá và nó được tự do “mua bán, trao đổi” trên thị trường sức lao động Trên thị trường đó

Trang 34

có người mua là người sử dụng lao động và người bán là người lao động với hàng hoá đặc biệt là sức lao động Do đó, nó cũng chịu sự tác động của các quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như quy luật cung- cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh cũng như các quy định hiện hành của Nhà nước.

Khi xây dựng tiền lương tối thiểu, không chỉ căn cứ trên hệ thống nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ và chỉ số giá sinh hoạt trong từng thời kỳ mà còn trên cơ sở cung - cầu lao động Nghĩa là phải căn cứ vào tỷ

lệ nhu cầu sử dụng lao động và số lao động thực tế có trên thị trường Điều này

có ý nghĩa quan trọng khi xác định lương tối thiểu Nếu tỷ lệ cung - cầu lao động trên thị trường theo hướng cung lớn hơn cầu thì lúc đó nhu cầu của thị trường sức lao động ít hơn cầu thì lúc đó nhu cầu của thị trường sức lao động ít hơn so với khả năng đáp ứng của người lao động Lúc đó, nếu tiền lương tối thiểu càng cao thì thị trường sức lao động càng chuyển dịch theo hướng cung lớn hơn cầu bởi người sử dụng lao động sẽ có xu hướng giảm bớt sử dụng lao động trình độ thấp để giảm chi phí đầu vào, dẫn tới thất nghiệp tăng, kéo theo các vấn đề xã hội khác Nếu quy định lương tối thiểu thấp thì người sử dụng lao động sẽ có xu hướng sử dụng nhiều lao động, tình trạng thất nghiệp sẽ được giải quyết Tuy nhiên, cuộc sống của người lao động không được đảm bảo, tạo

ra tình trạng nghèo đói người lao động không thể bù đắp sức lao động giản đơn

để tiếp tục tái sản xuất sức lao động Nếu tỷ lệ cung - cầu trên thị trường theo hướng cung nhỏ hơn cầu, lúc đó thị trường sức lao động trở nên khan hiếm và lương tối thiểu cũng sẽ được nâng cao nhớ vào sự tác động của quy luật thị trường Tuy nhiên, điều này rất ít khi xảy ra đặc biệt là ở nước ta, với dân số đông nên thị trường sức lao động dồi dào, nếu có thì cũng mang tính chất tạm thời ở một số ngành nghề nhất định Sau đó thị trường cũng dần cân bằng, thân chí là chuyển dịch theo hướng cung lớn hơn cầu

* Thực trạng kinh tế của đất nước

ở nước ta hiện nay, tiền lương tối thiểu không chỉ được áp dụng cho các lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp mà còn áp

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:40

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w