0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Mục tiêu và yêu cầu của tiền lương tối thiểu trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM (Trang 57 -59 )

đến năm 2012

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2012, tiền lương tối thiểu cần thiết phải đạt được những mục tiêu và yêu cầusau:

Thứ nhất, trong quá trình xây dựng các chính sách để cải cách tiền lương tối thiểu phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc:

- Thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng thời tôn trọng sự tồn tại của các hình thức phân phối khác theo luật pháp cho phép áp dụng đối với người lao động.

Phân phối theo lao động được coi là nguyên tắc quan trọng nhất. Trong đó, phân phối tiền lương là một tiêu chuẩn của việc phân phối theo lao động một cách công bằng. Theo nguyên tắc này, thu nhập của người lao động phụ thuộc vào kết quả công việc của họ. Do đó, tiền lương tối thiểu phải được tính toán sao cho vừa đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của người lao động vừa phù hợp

tế khác nhau, trong đó sở hữu công cộng là cơ bản. Tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất cần phải được tham gia vào phân phối, vì vậy sẽ cùng tồn tại nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối theo lao động là cơ bản. Cho nên phải công nhận và tôn trọng sự tồn tại của các hình thức phân phối khác.

- Thực hiện nguyên tắc tiền lương theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể hiện:

+ Chính sách vĩ mô về tiền lương hướng tới hiệu quả kinh tế và phân phối cân bằng.

+ Tăng cường tính linh hoạt của tiền lương.

+ Xây dựng một khung chính sách vĩ mô về tiền lương.

- Phân định rõ chính sách tiền lương có mục tiêu là nâng cao hiệu quả của sản xuất nhằm tăng nguồn của cải cho xã hội và thông qua đó tăng khả năng giải quyết các vấn đề của xã hội. Do vậy, phải là nền tảng để cải cách chính sách xã hội chứ không phải là yếu tố gây ra gánh nặng cho ngân sách như hiện nay.

- Phân định rõ tiền lương giữa hành chính và sự nghiệp, từng bước gắn chế độ tiền lương với việc xây dựng hoá một số lĩnh vực dịch vụ công như y tế, giáo dục đào tạo, văn hoá nghệ thuật, khoa học, thể dục thể thao.

- Gắn cải cách chính sách tiền lương với cải cách hành chính, cải cách tài chính quốc gia.

Thứ hai, tiền lương tối thiểu phải được tính đúng, tính đủ để trở thành “lưới an toàn chung” cho người lao động trong xã hội, không phân biệt thành phần và khu vực. Bảo đảm mối quan hệ thực sự giữa mức lương tối thiểu, trung bình và tối đa để chống lại xu hướng gia tăng sự chênh lệnh bất hợp lý giữa các loại lao động vi phạm nguyên tắc phân phối theo lao động bảo đảm mức sống tối thiểu thực tế cho người hưởng mức lương tối thiểu.

Thứ ba, tiền lương tối thiểu phải là một căn cứ quan trọng nhất để hình thành mức tiền công trên thị trường lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính đủ đầu vào và hoạt động có hiệu quả, góp phần điều hoà sự phân bố

lao động và đầu tư hợp lý giữa các vùng, ngành. Tạo điều kiện mở rộng môi trường đầu tư và hoà nhập quốc tế.

Thứ tư, tăng khả năng cạnh tranh của tiền lương và tăng cường tính hiệu lực của chính sách tiền lương tối thiểu chung.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM (Trang 57 -59 )

×