Thế giới đổi thay, đất nước ta cũng có nhiều thay đổi. Xu thế thế giới là hội nhập toàn cầu
Trang 1Lời nói đầu
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, khi phát hiện thấy cáchành vi xâm phạm quyền tác giả, chủ thể quyền thông thường khởi kiện ra toàdân sự để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Bởi vì, toà
án sẽ là cơ quan đưa ra phán quyết xác đáng nhất để xử lý các hành vi xâmphạm quyền tác giả Hơn nữa, khi toà án áp dụng các biện pháp dân sự sẽ bù đắpđược một phần thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra cho chủ thểquyền Còn ở Việt Nam, số vụ án về quyền tác giả được toà án thụ lý và giảiquyết trong thời gian qua còn rất khiêm tốn Bởi: tác giả, chủ sở hữu tác phẩmchưa coi khởi kiện ra toà là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trình độchuyên môn của các cán bộ, công chức ngành toà án còn yếu, hiểu biết chưa sâu
về lĩnh vực SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng nên chưa tạo được lòngtin cho chủ thể quyền vào khả năng giải quyết của toà án Thêm vào đó, nếumuốn khởi kiện ra toà thì hầu hết tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không biết mìnhphải thực hiện thủ tục như thế nào? Toà nào sẽ có thẩm quyền giải quyết? Chủthể đã có hành vi vi phạm quyền tác giả của mình sẽ phải chịu những chế tài dân
sự nào? Hiện nay, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã tương đối hoànthiện Tuy nhiên, các vấn đề trên được quy định rải rác trong các quy định củaLuật SHTT và các văn bản pháp luật liên quan khác, khiến cho tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm khó tiếp cận Chính từ lý do đó, em đã chọn vấn đề: “Trách nhiệm
dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả” làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp đại học của mình
“Tác giả”- hiểu theo nghĩa chung nhất là người trực tiếp sáng tạo ra mộtphần hoặc toàn bộ tác phẩm Theo nghĩa này, “tác giả” gồm cả tác giả của tácphẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; tác giả của kiểu dáng công nghiệp, sángchế, giải pháp hữu ích Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tác giả chỉ là là người
Trang 2trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoahọc Trong khuôn khổ của một luận văn cử nhân, luận văn này chỉ nghiên cứuvấn đề cơ bản nhất về Trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức đã có hành vixâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn này là dựa trên phương pháp luậncủa Chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhànước ta về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.Đồng thời, luận văn sử dụng thêm một số phương pháp khác như phương pháp
so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp
Kết cấu của Luận văn gồm:
Lời nói đầu
Chương 1: Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả Chương 2: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả
Chương 3: Thiệt hại
Chương 4: Xử lý xâm phạm
Chương 5: Thực tiễn áp dụng luật và kiến nghị
Kết luận
Hà nội, ngày 21 tháng 5 năm 2008
Sinh viên: Nguyễn Thị Hường
Trang 3Chương 1Khái niệm trách nhiệm dân sự Ngoài hợp đồng
do xâm phạm quyền tác giả và thực trạng xâm phạm
1.1 khái niệm Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả
1.1.1 Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
TNDS nói chung là loại trách nhiệm pháp lý do toà án hoặc các chủ thểkhác được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật dân sự Bản thânTNDS không phải là sự cưỡng chế mà chỉ là nghĩa vụ phải gánh chịu nhữngbiện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định Chủ thể vi phạm bị buộc phải thựchiện những biện pháp cưỡng chế do pháp luật dân sự quy định TNDS ngoài hợpđồng là một loại TNDS, do đó mang đầy đủ các đặc tính trên của TNDS
TNDS ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm hình sự TNDS ngoài hợpđồng được áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức; Còn trách nhiệm hình sự chỉ ápdụng đối với cá nhân Bên cạnh đó, lỗi trong trách nhiệm hình sự đóng một vaitrò hết sức quan trọng, là một yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, không
có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự Nhưng đối với TNDS ngoài hợpđồng cơ sở để xác định trách nhiệm này là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệthại; tuy lỗi là một yếu tố cấu thành nhưng không phải mọi trường hợp lỗi đều làyếu tố bắt buộc Trong luật dân sự chỉ quy định những nguyên tắc khái quát vềTNDS ngoài hợp đồng mà không quy định những hành vi nào là hành vi có lỗi
và phải chịu chế tài
TNDS ngoài hợp đồng khác với TNDS trong hợp đồng TNDS trong hợpđồng là trách nhiệm pháp lý phát sinh giữa các bên có quan hệ hợp đồng và hành
vi vi phạm là hành vi không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ theo hợp đồng Còn TNDS ngoài hợp đồng thường là trách nhiệmpháp lý phát sinh giữa các bên không có quan hệ hợp đồng và hành vi của chủthể vi phạm là hành vi xâm phạm đến tài sản và các quyền nhân thân của chủ thể
Trang 4khác Thiệt hại xảy ra đối với TNDS trong hợp đồng chỉ có thể là thiệt hại vậtchất và chế tài áp dụng chủ yếu không chỉ có bồi thường thiệt hại mà còn cóhình thức phạt do vi phạm hợp đồng Riêng TNDS ngoài hợp đồng thì ngoàithiệt hại về vật chất ra còn có thiệt hại về tinh thần, chế tài thông thường ápdụng là bồi thường thiệt hại Bên cạnh đó, căn cứ xác định TNDS trong hợpđồng không chỉ do pháp luật quy định mà các bên có thể thoả thuận trong hợpđồng các căn cứ khác; bởi vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể được áp dụngngay cả khi chủ thể vi phạm không có lỗi Còn TNDS ngoài hợp đồng được dựatrên các căn cứ do pháp luật quy định, sẽ không phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại nếu chủ thể vi phạm chứng minh được mình không có lỗi (trừtrường hợp nguồn nguy hiểm cao độ, cha mẹ bồi thường thiệt hại cho con chưathành niên và trường hợp ô nhiễm môi trường) Thêm vào đó, TNDS trong hợpđồng do phát sinh giữa các bên có quan hệ hợp đồng nên trên thực tế, để đảmbảo thực hiện hợp đồng các bên thường có thoả thuận áp dụng các biện pháp bảođảm kèm theo hợp đồng, còn đối với TNDS ngoài hợp đồng không áp dụng biệnpháp bảo đảm.
TNDS ngoài hợp đồng được chia thành hai loại là TNDS ngoài hợp đồng
do hành vi xâm phạm tài sản và TNDS ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạmquyền nhân thân Tài sản có thể là tài sản hữu hình (các vật hiện hữu có thể sờ
mó, cầm nắm được), có thể là tài sản vô hình (tức là các quyền tài sản trị giáđược thành tiền) như quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả Trườnghợp áp dụng TNDS ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền nhân thân,hành vi của chủ thể vi phạm có thể là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín, họ, tên, bí mật đời tư… Các quyền nhân thân này luôn gắn liền với chủthể và về nguyên tắc không thể chuyển dịch được
TNDS nói chung và TNDS ngoài hợp đồng nói riêng đều là trách nhiệmtài sản nhằm khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhànước có thẩm quyền áp dụng Ngoài ra, việc áp dụng TNDS ngoài hợp đồng còn
Trang 5giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa,tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
1.1.2 Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả
TNDS do xâm phạm quyền tác giả cũng là một loại chế tài dân sự có thểphát sinh giữa các bên có quan hệ hợp đồng hoặc không có quan hệ hợp đồng.Trường hợp bên vi phạm và bên bị vi phạm quyền tác giả đã ký hợp đồng liênquan đến quyền tác giả và hợp đồng này đã có hiệu lực pháp luật thì trách nhiệmcủa bên vi phạm khi không thực hiện hợp đồng, hoặc có thực hiện nhưng khôngđúng, không đầy đủ là TNDS trong hợp đồng Vì thế, nội dung này nằm ngoàiphạm vi nghiên cứu của đề tài
Trường hợp hai bên, bên vi phạm và bên bị vi phạm về quyền tác giả chưa
ký hợp đồng liên quan đến quyền tác giả thì TNDS mà bên vi phạm phải gánhchịu là TNDS ngoài hợp đồng; hoặc có thể các bên này có ký hợp đồng nhưnghành vi vi phạm không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng;hoặc nếu hành vi vi phạm quyền tác giả gây ra tổn thất về tinh thần cho chủ thểquyền tác giả thì dù các bên có quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ hợpđồng thì TNDS được áp dụng đối với bên vi phạm luôn là TNDS ngoài hợpđồng
Như phần 1.1.1 đã phân tích, TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyềntác giả có thể là hành vi xâm phạm quyền tài sản, có thể là hành vi xâm phạmquyền nhân thân Hành vi xâm phạm quyền tài sản sẽ làm cho chủ thể quyền bịmất đi những lợi ích vật chất đáng lẽ ra họ được hưởng (tiền nhuận bút, thùlao…) và hành vi xâm phạm quyền nhân thân gây ra tổn thất về tinh thần cho tácgiả (danh dự, uy tín, nhân phẩm…) Các hành vi xâm phạm này đều được LuậtSHTT quy định tại Điều 28
Qua những phân tích trên, ta có thể hiểu rằng: TNDS ngoài hợp đồng do
xâm phạm quyền tác giả là một loại trách nhiệm pháp lý thường phát sinh giữa các bên không có quan hệ hợp đồng, chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chủ thể quyền.
Trang 61.2 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việcthực thi quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng, đặc biệt là sau khiViệt Nam tham gia công ước Berne (24/10/2006) và trở thành thành viên chínhthức của WTO (11/01/2007) Tuy nhiên, số vụ vi phạm quyền tác giả vẫn có xuhướng gia tăng, tính chất ngày càng tinh vi hơn Có ý kiến cho rằng tình trạng viphạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay đã đến mức báo động Vi phạm bảnquyền lan tràn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
1.2.1 Trong lĩnh vực xuất bản
Hiện tượng xuất bản mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm,không có hợp đồng sử dụng tác phẩm để xuất bản diễn ra ngày một trầm trọng.Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại chưa thực sự mạnh tay với các trườnghợp vi phạm này Còn tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nhiều khi trông chờ vào Nhàxuất bản hoặc cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm này Nhà văn
Nguyễn Nhật ánh cho biết: “Thời gian của nhà văn phải để dành cho sáng tác,
săn tìm ý tưởng, tư liệu Nhà văn không thể chạy theo bảo vệ bản quyền những đứa con tinh thần của mình, nếu vẫn còn mong muốn sáng tác Chuyện bản quyền đành trông chờ vào nhà xuất bản hoặc các cơ quan chức năng với pháp luật” (1)
Nhà văn chờ vào nhà xuất bản nhưng nhà xuất bản cũng không khá gì hơn Hai
năm sau sự kiện cuốn “Harry Potter” tập 6 bị in lậu, Nhà xuất bản Trẻ - đơn vị
giữ bản quyền vẫn đành sống chung với vi phạm khi tập 7 lại tiếp tục bị viphạm Chiều ngày 02/01/2007 Nhà xuất bản Trẻ cùng các cơ quan chức năng đã
phát hiện ra một khối lượng lớn ruột sách “Harry Potter 7” bản tiếng Việt in lậu
tại một cơ sở thuộc Quận Đống Đa, Hà Nội Theo ghi nhận của đoàn kiểm tra,khoảng 1,3 tấn ruột sách lậu bán thành phẩm đang được đóng xén nhưng không
1 () Http://www.sggp.org.vn - Website c a ủ Đả ng b ộ Đả ng c ng s n Vi t Nam Th nh ph H Chí Minh ộ ả ệ à ố ồ
Trang 7có mẫu bìa Trước đó, ngày 31/10/2007, lực lượng công an quản lý đặc doanh(PC13) Hà Nội phối hợp với PA 25 đã phát hiện một cơ sở in lậu bìa HarryPotter 7 tại phố Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Chủ cơ sở này thừanhận vừa qua có in khoảng 2000 mẫu bìa “Harry Potter 7” lậu Sáng ngày01/11/2007, nhiều sách “Harry Potter 7” bản tiếng Việt được bày bán công khaitại khu vực đường Láng, Hà Nội Sách giả này mỏng hơn sách thật, chữ in lemnhem khó đọc, trang giấy mỏng, dễ rách Không chỉ riêng cuốn Harry Potter,gần như tất cả những tác phẩm có bản quyền của nhà xuất bản này đều bị viphạm bản quyền Năm 2007, Nhà xuất bản Trẻ là đơn vị có tới 5 trên tổng số 10đầu sách bán chạy nhất nước và cũng là nhà xuất bản có nhiều sách bị vi phạmbản quyền nhất nước, từ sách in cho tới sách điện tử Bởi thế, giám đốc nhà xuất
bản Trẻ có lần đã “chỉ muốn bỏ nghề khi thấy sách lậu tràn ngập khắp nơi, chèn
ép cả sách thật”(1) Hoàn cảnh này không chỉ mình Nhà xuất bản Trẻ gánh chịu,tất cả các nhà xuất bản trên cả nước đều nằm trong danh mục sách bị vi phạmbản quyền
Nạn “đạo văn” kéo dài suốt mấy năm nay cũng chưa có biện pháp ngănchặn Nhiều trường hợp đã sử dụng nguyên xi tác phẩm của người khác, đặc biệt
là tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng đưa vào tác phẩm của mình rồi in thànhsách Nạn “đạo văn” xảy ra phổ biến nhất trong lĩnh vực văn học Tác phẩm củacác nhà văn bị đánh cắp trắng trợn Cuối năm 2006, chính tác giả cuốn tiểu
thuyết “Quân sư Đào Duy Từ” đã phát hiện ra “đứa con tinh thần” của mình bị sao chép toàn bộ phần hư cấu Truyện ngắn “Màu của lá” của nhà văn Võ Thị
Hảo thì bị một thí sinh nộp tác phẩm thi vào một trường chuyên đào tạo nhữngcây bút viết văn sao chép tới 99 % (chỉ thay tên nhân vật)
Có không ít trường hợp “sách thực chất là dịch từ tác phẩm nước ngoàinhưng đứng tên biên soạn Sách biên soạn mà thực chất là sao chép từ sách, tài
1 (1) Http://www.sggp.org.vn – Website c a ủ Đả ng b ộ Đả ng c ng s n Vi t Nam Th nh ph H Chí Minh ộ ả ệ à ố ồ
Trang 8liệu của nước ngoài Dạng vi phạm này thường tập trung vào các loại sách báokhoa học, công nghệ, sách kinh tế, sách tin học, sách ngoại ngữ”(1).
Tình trạng cắt xén, sửa chữa, bóp méo, làm thay đổi nội dung tác phẩm,ghi sai tên tác giả vi phạm nghiêm trọng quyền nhân thân vẫn diễn ra thườngxuyên Các hành vi này xâm phạm cả quyền vật chất lẫn tinh thần của tác giả,gây bức xúc trong dư luận
1.2.2 Trong lĩnh vực báo chí
Luật Báo chí 1999 ra đời có các quy định về quyền tác giả thực sự là cơ
sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh ở lĩnh vực này.Đối với báo in, tình trạng vi phạm quyền tác giả xảy ra là việc một số tác giả sửdụng nội dung, tài liệu, tư liệu của người khác rồi viết thành bài gửi đăng báo
mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; trích dẫn công trình nghiêncứu của người khác mà không dẫn chiếu nguồn gốc tác phẩm; dịch tác phẩm báochí nước ngoài nhưng đứng tên mình; không xin phép và trả thù lao cho tác giảkhi sử dụng lại các tác phẩm báo chí đã được công bố Tuy nhiên, báo in vẫnđược coi là có ý thức tôn trọng bản quyền hơn trong “làng báo chí” nói chung vì
“việc tôn trọng bản quyền đã trở thành một thứ luật “bất thành văn” trong giới báo chí giấy”(2)
Chuyển sang lĩnh vực báo điện tử, tình trạng vi phạm quyền tác giả đã đến
mức “báo động” Trong thời đại kỹ thuật số, việc “lấy nội dung từ báo chí khác” thật dễ dàng, cùng với tư tưởng “ai cũng làm thế cả” nên việc sử dụng bài viết của báo khác trên các báo điện tử tại Việt Nam đã trở thành “chuyện thường
ngày ở huyện” Một độc giả thân thiết của báo điện tử từng tâm sự:“đã không ít lần khi xem tin tức của một trang tin tức trực tuyến, thấy một bài viết về chủ đề mình quan tâm, tôi hào hứng vào đọc, để rồi nhận ra rằng bài này mình đã đọc ở
1 () Ho ng Minh Thái,(2001), à Ho n thi n pháp lu t v b o h quy n tác gi Vi t Nam hi n nay à ệ ậ ề ả ộ ề ả ở ệ ệ , Lu n v n ậ ă
th c s lu t h c chuyên ng nh lý lu n Nh n ạ ỹ ậ ọ à ậ à ướ à c v pháp lu t, Trang 41 ậ
Trang 9đâu đó rồi”(3) Các nhà báo sao chép, xào xáo, thay tên đổi họ các tác phẩm củangười khác để rồi đăng báo, thậm chí là bê nguyên xi Tác giả Trần Ngọc Thái
Sơn đã từng viết một bài báo về vấn đề này Anh “dùng Google để tìm xem một
tờ báo điện tử sử dụng bao nhiêu bài viết của báo khác” Cuộc khảo sát này theo
tác giả là tương đối chính xác, vì để kiểm tra, tác giả luôn “click vào năm bàiviết bất kỳ trong hai mươi kết quả đầu tiên từ Google để kiểm tra cụm từ khoá
có thực sự là trích dẫn nguyên xi không Kết quả 100% trường hợp (6 x 5 x 5 =
150 lần click) đều xác nhận là cụm từ khoá nằm dưới cùng của bài viết, nghĩa làđăng lại chứ không phải trích dẫn”
Qua cuộc khảo sát năm tờ báo điện tử, tác giả Thái Sơn đã đưa ra các con
Trang 10Số liệu hàng ngang thể hiện tờ báo nào đăng nguyên xi bao nhiêu bài củabáo nào Ví dụ: Thanh niên đăng của Tuổi trẻ 913 bài, VietnamExpress đăng củaTuổi trẻ 6500 bài.
Tổng của hàng ngang thể hiện một tờ báo bị năm tờ còn lại đăng tất cảbao nhiêu bài Ví dụ: Tuổi trẻ bị năm tờ báo còn lại đăng tất cả 16641 bài củaTuổi trẻ; Thanh niên bị năm tờ báo còn lại đang tất cả 9764 bài của Thanh niên
Tổng của hàng dọc thể hiện một tờ báo đã đăng bao nhiêu bài của báokhác Ví dụ: Tuổi trẻ đã đăng tất cả 4400 bài của báo khác (641 + 1580 + 1770 +
46 + 63 = 4100); Thanh niên đã đăng tất cả 4563 bài của báo khác (913 + 1800+ 1490 + 70 + 290 = 4563)
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, sáu tờ báo điện tử khá phổ biến,
ăn khách nhất hiện nay (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VnExpress, VietnamNet, DânTrí, 24h) còn vi phạm bản quyền nghiêm trọng thì huống hồ các tờ báo “đàn
em” khác lại không làm theo “Tất cả các tờ báo điện tử hiện nay dù ít hay nhiều
đều đã vi phạm bản quyền lẫn nhau Đó là một sự thật đáng buồn, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO” (1)
Các đài phát thanh và truyền hình cũng có hiện tượng vi phạm bản quyền.Một số đài truyền hình đã sử dụng băng, đĩa phim, băng đĩa hình ca nhạc, sânkhấu của các hãng phim, hãng sản xuất không có sự thoả thuận với các hãng đó,
vi phạm đến quyền khai thác bình thường tác phẩm của chủ sở hữu tác phẩm
Trên báo “Thanh niên” số ra ngày 04/10/2006 có đăng bài nói về vụ
“VTC
ăn cắp bản quyền phát hình đêm chung kết Hoa hậu thế giới 2006” TV plus là
công ty đứng ra mua bản quyền phát sóng đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu thếgiới 2006 và được quyền kêu gọi tài trợ cùng quảng cáo Họ đã phát sóng haibuổi thi Hoa hậu bãi biển và Hoa hậu tài năng trước đó và thông báo phát sóngvòng chung kết vào đêm 01/10/2006 Tuy nhiên, VTC đã “nhanh chân” hơn, thulại chương trình này từ kênh Star World và phát vào trưa 01/10 trên kênh VTC
1()
Trang 111 Mặc dù đã biết và được thông báo trực tiếp từ phía đại diện của TV plus vàVTV nhưng VTC vẫn công khai vi phạm bản quyền.
Ngoài ra, tình trạng một số tổ chức, cá nhân đã nhận tín hiệu vệ tinh vềcác chương trình âm nhạc, thể thao, văn hoá, phim truyện của các hãng truyềnhình nước ngoài cũng đã xảy ra
1.2.3 Trong lĩnh vực âm nhạc
Trong lĩnh vực này, nạn sao chép đĩa, download nhạc vô tội vạ diễn rakhắp nơi Bởi không ai có thể xác minh được sự hợp pháp của các tác phẩm âmnhạc trên những chiếc điện thoại di động, trên máy nghe nhạc MP3… Cácwebsite cho phép download nhạc hầu hết không quan tâm đến chuyện tác quyền.Tình trạng ca sỹ trẻ bắt tay với các trùm đĩa lậu diễn ra ngày một tăng.Ngày càng có nhiều ca sỹ sẵn sàng hợp tác với các đầu nậu, băng đĩa lậu để sớmtung một số tác phẩm ra thị trường nhằm quảng bá cho album sắp phát hành.Những ca sỹ vô danh còn tiến xa hơn qua việc hợp tác toàn phần với người làm
đĩa lậu nhằm mục tiêu giới thiệu mình với công chúng “Ca sỹ đưa tác phẩm,
đưa băng đĩa trắng, trả tiền cho các đầu nậu để tác phẩm của mình trình bày được chép chung với những ca sỹ đang “hot” khác và tiêu thụ trên thị trường”
(nhạc sỹ Hà Quang Minh) Các hành vi vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực âmnhạc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền âm nhạc Việt Nam nói chung và
các ca sỹ, nghệ sỹ trong “làng âm nhạc” nói riêng Ca sỹ Hiền Thục từng nói:
“Một nghệ sỹ phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc để phát hành được một album Nhưng chỉ vài giờ album ấy đã có trên thị trường đĩa lậu Chuyện thất thu
có thể là chuyện nhỏ vì dù sao đĩa nhạc bán được nhiều thì nghệ sỹ cũng đạt được mục tiêu quảng bá tên tuổi Nhưng khi chép lậu, chất lượng album giảm đi đáng kể mới là điều đáng buồn” (1)
Các công cụ sao chép băng đĩa lậu ngày càng tinh vi, tốc độ ngày càngnhanh và giá thành ngày càng giảm làm cho tình trạng vi phạm quyền tác giả
1 () Http://libhcmussh.edu.vn – Website c a Th vi n tr ủ ư ệ ườ ng Đạ ọ i h c Khoa h c xã h i v nhân v n Th nh ọ ộ à ă à
ph H Chí Minh ố ồ
Trang 12trong lĩnh vực âm nhạc diễn ra nghiêm trọng ở Việt Nam, việc mua một đĩa lậugiá năm, bảy ngàn đồng dễ dàng hơn so với việc bỏ ra vài chục ngàn cho đĩa cóbản quyền, lại hợp với túi tiền nên người dân vẫn chuộng hàng vi phạm bảnquyền hơn Chính vì thế, ý thức của người dân là vấn đề cần bàn tới nếu muốnngăn chặn nạn vi phạm bản quyền các tác phẩm âm nhạc Việt Nam.
Không chỉ riêng nạn sao chép băng đĩa lậu, nạn “đạo nhạc” cũng diễn ra
sôi nổi Các ca từ, giai điệu của các ca khúc cứ na ná nhau dẫn đến những vụ
kiện tụng giữa các nhạc sỹ, ca sỹ vì tội “đạo bản quyền” Trang web
Giaidieu.Net tung lên mạng phần demo bản hoà tấu Frontier của nữ nhạc sỹ
người Nhật Keiko Matsui đã khiến cho bài hát “Tình thôi xót xa” của nhạc sỹ Bảo Chấn lâu nay vẫn được coi là “đứa con tinh thần” của ông bỗng dưng trở thành kết quả của việc sao chép nhạc “Tình thôi xót xa” đã copy tới 95% giai điệu của bản hoà tấu “Frontier” Cũng trong thời gian đó, Cục nghệ thuật biểu diễn đã có bảng danh sách liệt kê 70 ca khúc bị nghi “đạo nhạc” nước ngoài Đó
là những bài hát phát hiện được, còn hàng chục kẻ “đạo nhạc” khác chưa được đưa ra ánh sáng, như phần chìm của “tảng băng trôi”.
1.2.4 Trong lĩnh vực điện ảnh
ở lĩnh vực điện ảnh, tình trạng sửa chữa, cắt xén, thay đổi kịch bản màkhông xin phép tác giả kịch bản để xây dựng tác phẩm điện ảnh là hành vi xâmphạm quyền nhân thân phổ biến nhất Một bên giành quyền bảo vệ sự toàn vẹncủa kịch bản thuộc loại hình tác phẩm viết, với một bên giành quyền tiếp tụcsáng tạo để có tác phẩm điện ảnh Thực tế này đã xuất hiện và tồn tại kể từ khi
ra đời ngành điện ảnh tới nay Một số tác phẩm kịch bản bị sửa chữa tới mức
“cha đẻ” của nó không còn nhận ra “đứa con tinh thần” ban đầu của mình nữa.Một số vụ tranh chấp về vấn đề này đã được toà án thụ lý và giải quyết, như vụ
tranh chấp về tác phẩm điện ảnh “Hôn nhân không giá thú”, tranh chấp về kịch bản của tác phẩm “Tướng cướp Bạch Hải Đường”(1)…
1 ()
Ho ng Minh Thái, (2001), à Ho n thi n pháp lu t v b o h quy n tác gi Vi t Nam hi n nay à ệ ậ ề ả ộ ề ả ở ệ ệ , Lu n v n ậ ă
th c s lu t h c chuyên ng nh lý lu n Nh n ạ ỹ ậ ọ à ậ à ướ à c v pháp lu t, Trang 49 ậ
Trang 13Thực tế cho thấy, một số đài truyền hình địa phương đã sử dụng các băngđĩa phim thuộc bản quyền của Fafilm Việt Nam để phát sóng, vi phạm quyền tácgiả, gây thiệt hại cho hệ thống các công ty điện ảnh, băng hình đang khai tháclợi ích từ việc bán và cho thuê các băng đĩa phim Tại các đại lý băng đĩa hìnhtình trạng bán và sao chép băng đĩa lậu vẫn còn tồn tại.
1.2.5 Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình
Cho đến nay, việc tuỳ tiện sao chép tác phẩm mỹ thuật diễn ra trong nhiềunăm vẫn chưa chấm dứt, thậm chí còn ngày càng gia tăng Hiện tại trong giới
mỹ
thuật, nhiều hoạ sỹ Việt Nam nổi tiếng và đắt khách trên thị trường đau đầu vớicác tác phẩm vi phạm bản quyền của mình bày bán thản nhiên tại các cửa hàng,thậm chí là hè phố Đối tượng bị xâm phạm nhiều nhất là các tác phẩm nổi tiếngcủa các tác giả kì cựu của ngành mỹ thuật như: Nguyễn Phan Chánh, Bùi XuânPhái, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng…
Thời gian gần đây, có những bức tranh được “tác giả” “đạo”nguyên xitranh của hoạ sỹ nước ngoài rồi đem đi xét giải thưởng Triển lãm mỹ thuật toàn
quốc Bức tranh “Bình minh trên công trường” của tác giả Lương Văn Trung
(sinh năm 1981- sinh viên Đại học Mỹ thuật Hà Nội) sao chép tới 95% tác phẩm
“Đội lao động” của một hoạ sỹ người Nga Đây thực sự là một tác phẩm sao
chép và ăn cắp ý tưởng trắng trợn - cao tay hơn những kẻ chép tranh bìnhthường, cố tình che dấu khi tham gia triển lãm Bức vẽ của Lương Văn Trungqua mắt được 11 thành viên Hội đồng nghệ thuật, trong đó có cả Vụ trưởng vụ
mỹ thuật nhiếp ảnh (phó chủ tịch hội đồng) một lần nữa ghi thêm sự kiện không
hay cho giới mỹ thuật Trước đó, năm 2005, bức tranh cổ động “Vượt đèn
đỏ”của tác giả Nguyễn ánh Mỹ cũng bị thu hồi giải nhì Tranh cổ động an toàn
giao thông TP Hồ Chí Minh 2005 do vi phạm quyền tác giả
Trong lĩnh vực mỹ thuật, không chỉ diễn ra hiện tượng sao chép tranh của
nhau mà còn xảy ra tình trạng tranh “đạo” từ ảnh Tác giả của bức tranh “Lớp
học vùng cao” đã “chôm” lại từ một bức ảnh khác vẽ lại tranh cổ động (năm
Trang 142006) Nạn xâm phạm bản quyền tác phẩm ảnh, tác phẩm hội hoạ ngày càng phổbiến, thậm chí có những tác phẩm bị “luộc” nguyên xi và công khai.
Việc sao chép y nguyên tác phẩm gốc hoặc nhái lại, ký tên tác giả trêntranh của người khác, không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, không thựchiện các quy định về kích thước tranh chép đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
Trong điêu khắc, hiện tượng vi phạm quyền tác giả cũng đã diễn ra Nhiềubức tượng đài trong nước được xây dựng gần giống tượng đài ở nước ngoài
Tượng đài “Công nhân việt Nam” (Cung văn hoá Hữu nghị Hà Nội) trông nhang nhác tượng đài “Công nhân Trung Quốc” trước nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông bên Trung Quốc của hoạ sỹ Nguyễn Phú Cường, tượng đài “Hoàng Quốc
Việt” ở TP Bắc Ninh và tượng đài “chủ tịch Tôn Đức Thắng” ở Long Xuyên
-An Giang của tác giả Lâm Quang Nới…
Các loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cũng có sự vi phạm rất nghiêmtrọng, đặc biệt là sự sao chép hình thức thể hiện trên bao bì sản phẩm, hàng hoácùng loại Một số vụ vi phạm điển hình phải kể đến là hình thức thể hiện bao bìgói mỳ ăn liền giữa Công ty An Thái - Kiên Giang và Công ty Phương Đông -
TP Hồ Chí Minh; hình thức thể hiện trên bao bì kẹo đậu phộng của cơ sở sảnxuất Xuân Phát (TP Cần Thơ) đã sao chép hình thức thể hiện trên bao bì kẹođậu phộng của cơ sở sản xuất Yến Như (tỉnh Hậu Giang) năm 2008…
Trang 152006 tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đã giảm từ 90% xuống còn88% trong năm 2007 (1) Tuy nhiên, 88% vẫn là con số đáng phải suy nghĩ.
Các cuộc kiểm tra của Cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và CụcCảnh sát kinh tế (Bộ Công An) cho thấy rất rõ tình trạng đánh cắp, xài chùa vôtội vạ các phần mềm của cả các công ty nước ngoài và trong nước với các đĩasao chép luận văn, luận án tiến sỹ, thạc sỹ, đĩa chip tự học của VNPT, chươngtrình gia sư, bộ từ điển Lạc Việt… Vi phạm bản quyền ở Việt Nam đã lên tớimức báo động Tại những chợ trời phần mềm khá nổi tiếng ở Hà Nội là khuBách Khoa và khu Lý Nam Đế, các bìa đĩa CD, phần mềm bày bán công khai, từ
hệ điều hành Windows mới nhất của Microsoft đến cả các game mà nhà sản xuấtchưa tung ra thị trường… Hơn nữa, giá này rẻ gấp 100 lần so với đĩa có bảnquyền, có nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng, chất lượng lại ngang bằng không nhưcác loại sản phẩm được làm giả, làm nhái khác Trên vỏ các đĩa CD này không
hề ghi tên nhà xuất bản, không có nguồn gốc xuất xứ
Vào tháng 10/2006, tại Hà Nội, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểmtra Công ty Daewoo Hanel, phát hiện 42 máy tính tại đây không chỉ cài đặt cácphần mềm bất hợp pháp của Microsoft mà cả phần mềm của các công ty máytính Việt Nam như Lạc Việt từ điển, Vietkey… với giá trị ước tính lên tới một tỷđồng Gần đây nhất, ngày 07/11/2007 Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Dulịch và C15 (Bộ Công An) đã phát hiện vụ vi phạm bản quyền cực lớn Công tyTNHH Archetype Việt Nam có văn phòng đặt tại 142 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
đã cài đặt trái phép các phần mềm máy tính lên đến 6 tỷ đồng Đây là vụ viphạm bản quyền lớn nhất từ trước đến nay mà ngành Văn hoá, Thể thao và Dulịch đã phát hiện và xử lý(2)
Những năm gần đây, Toà án đã thụ lý và giải quyết một số vụ tranh chấp
về phần mềm máy tính như: vụ hai phần mềm “Lever 4 - Lemon 3”(10/2005)
1 ()
Trang 16PCI đã thua kiện và phải chịu bồi thường cho DigiNet; tranh chấp bản quyềnphần mềm Web++ (01/2007) giữa nguyên đơn là công ty cổ phần Phần mềm Hà
Nội và bị đơn là Công ty cổ phần Thương mại số
* Những nguyên nhân cơ bản của các vi phạm về quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay:
- Sự hiểu biết về quyền tác giả trong đại bộ phận người dân còn thấp, kể
cả các tác giả Có những trường hợp chủ thể vi phạm quyền tác giả không ý thứcđược đó là hành vi vi phạm quyền tác giả Song, cũng có những trường hợp họhiểu đó là hành vi vi phạm nhưng lại coi đó là chuyện bình thường nên vẫn cốtình vi phạm
- Lĩnh vực pháp luật về quyền tác giả còn khá mới mẻ, cộng thêm côngtác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được làm tốt đã dẫn đến tình trạngngười dân không tiếp cận được với các văn bản pháp luật về quyền tác giả,không hiểu luật nên đã dẫn đến vi phạm đó cũng là chuyện dễ hiểu
- Hiện nay, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật về quyền tácgiả chưa được đồng bộ Việc xử lý vi phạm còn thiếu nghiêm minh
- Chế tài áp dụng chưa đủ mạnh để răn đe các đối tượng có hành vi viphạm quyền tác giả Nhiều khi bị xử lý về hành chính và dân sự nhưng số tiềnphạt nhỏ hơn so với khoản lợi thu được do vi phạm nên các đối tượng này vẫntiếp tục vi phạm, thậm chí vi phạm nhiều hơn và tinh vi hơn Trách nhiệm hình
sự tuy được quy định tại Điều 131Bộ luật hình sự nhưng từ khi luật này ra đờichưa có vụ vi phạm quyền tác giả nào bị xử lý về mặt hình sự
1 .3 ý nghĩa của việc bảo vệ quyền tác giả
Có thể khẳng định rằng: Việc bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền tácgiả nói riêng hiệu quả sẽ tạo ra một cơ chế tác động qua lại về lợi ích giữa nhữngngười sáng tạo và lợi ích chung của xã hội Cơ chế này sẽ góp phần ổn định vàthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc giađang phát triển như Việt Nam Cụ thể:
Trang 17- Khuyến khích các hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật,khoa học của giới trí thức, văn nghệ sỹ và cá nhân, tổ chức khác nhằm phát triểnvăn hoá - xã hội thông qua cơ chế bảo vệ và dung hoà lợi ích chính đáng của tácgiả, chủ sở hữu tác phẩm với lợi ích chung của toàn xã hội.
- Đảm bảo lợi ích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác
giả Đồng thời còn là “sự bù đắp xứng đáng cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác
giả vì những công sức sáng tạo họ bỏ ra” Điều 60 Hiến pháp 92 có quy định:
“Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật
và tham gia các hoạt động văn hoá khác Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền
sở hữu công nghiệp” Như vậy, việc bảo vệ tốt quyền tác giả còn là nguyên tắc
hiến định, là nghĩa vụ mà nhà nước phải thực hiện
- Tạo ý thức coi trọng sự sáng tạo, thói quen tuân thủ pháp luật về quyềntác giả Bởi vì khi thực hiện tốt quyền tác giả, xử lý nghiêm minh các hành vi viphạm sẽ có tính răn đe đối với các cá nhân và tổ chức đang và đã có ý định viphạm quyền tác giả
- Góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước, cũng như quá trình hộinhập kinh tế – quốc tế Xử lý tốt các hành vi vi phạm quyền tác giả sẽ tạo ra môitrường pháp lý bình đẳng cho các chủ thể trong một cơ chế thị trường ổn địnhnhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế
Trang 18Chương 2Các hành vi xâm phạm quyền tác giả
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành không có một khái niệmchung để chỉ các hành vi xâm phạm quyền tác giả mà các hành vi này được liệt
kê tại Điều 28 Luật SHTT 2005 Hành vi xem xét bị coi là vi phạm quyền tácgiả nếu thoả mãn điều kiện sau: Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi đối tượngđang được bảo hộ quyền tác giả Nếu đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền thì xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, nếu khôngđăng ký thì các quyền này xác định trên cơ sở bản gốc tác phẩm và các tài liệukhác liên quan (nếu có) Có thể chia các hành vi xâm phạm quyền tác giả thànhhai loại: Hành vi xâm phạm quyền tài sản và hành vi xâm phạm quyền nhânthân
2.1 Hành vi xâm phạm quyền tài sản
Các hành vi xâm phạm quyền tài sản của tác giả được liệt kê từ khoản 6đến khoản 16 Điều 28 Luật SHTT, bao gồm các hành vi sau:
• Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật SHTT;
Trang 19• Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Luật SHTT;
• Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật SHTT;
• Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
• Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật
số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
• Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
• Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
• Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm;
• Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu hoá các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
• Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;
• Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
* So sánh hành vi “sử dụng” tác phẩm (khoản 8 Điều 28 Luật SHTT) vàhành vi “nhân bản” tác phẩm (khoản 10 Điều 28 Luật SHTT)
Hành vi sử dụng tác phẩm và hành vi nhân bản tác phẩm đều là hành vicủa một chủ thể nhất định tác động vào các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoahọc Nếu các hành vi này không phải do chủ thể quyền thực hiện, hoặc không
Trang 20phải do cá nhân, tổ chức khác thực hiện khi có sự cho phép của chủ thể quyềnthì sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm “sử dụng” rộng hơn so với khái niệm
“nhân bản” Nhân bản “là việc tạo ra nhiều bản giống hệt nhau”; còn “sử dụng”
tác phẩm được hiểu theo nghĩa rất rộng, gồm tất cả các hành vi của chủ thể đem
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của mình “dùng vào một mục đích nào
đó” (1)như: sao chép tác phẩm, phân phối, xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm,phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên,chuyển thể, tuyển tập, chú giải… Nhân bản chỉ là một trong số các hành vi ấy.Như vậy, không chỉ hành vi nhân bản nằm trong khái niệm sử dụng tác phẩm mà
tất cả các hành vi khác được quy định tại Điều 10 Luật SHTT (sản xuất bản sao,
phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số) đều là các hành vi sử dụng tác phẩm.
* So sánh hành vi “sao chép” tác phẩm (khoản 6 Điều 28 Luật SHTT) vàhành vi “sử dụng” tác phẩm (khoản 8 Điều 28 Luật SHTT)
Tương tự như hành vi “nhân bản”, hành vi “sao chép” cũng giống hành vi
“sử dụng” ở điểm đều là hành vi của một chủ thể nhất định tác động vào các tácphẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
Mặc dù vậy, “sao chép” là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác
phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời dưới hình thức điện tử (khoản 10 Điều 4 Luật
SHTT) Còn hành vi “sử dụng” tác phẩm, như đã nêu trên gồm rất nhiều hành
vi Sao chép là một hành vi sử dụng tác phẩm Điều này thể hiện ngay trong quy
định của Luật SHTT Tại Điều 25 Luật SHTT quy định về “các trường hợp sử
dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao” có liệt kê hành vi “tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa
1 () Vi n ngôn ng h c, ệ ữ ọ T i n Ti ng Vi t ừ đ ể ế ệ 2003 Nh xu t b n à ấ ả Đà ẵ N ng, Trang 876.
Trang 21học, giảng dạy của cá nhân” (điểm a khoản 1) và hành vi “sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu” (điểm đ khoản 1).
Từ sự phân tích trên đây có thể thấy rằng, hiện nay pháp luật quy định vấn
đề này đã có sự chồng chéo, không rõ ràng
Trong số các hành vi xâm phạm quyền tài sản của tác giả thì hành vi saochép tác phẩm là hành vi phổ biến nhất, nghiêm trọng nhất Tình trạng sao chéplậu diễn ra không chỉ trong các lĩnh vực truyền thống xưa nay có nhiều vi phạm(các tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật…) mà còn tràn sang cả các lĩnh vựckhác như lĩnh vực phần mềm máy tính, mỹ thuật ứng dụng…
Đầu năm 2007, giới mỹ thuật xôn xao về sự cố “đạo tranh” của tác giả
Lương Văn Trung (sinh viên Đại học Mỹ thuật Hà Nội) Bức vẽ “Bình minh
trên công trường” mà Lương Văn Trung tham gia xét giải thưởng Triển lãm mỹ
thuật toàn quốc 2001- 2005 sao chép tới 95% tác phẩm “Đội lao động” của hoạ
sỹ người Nga M.C Ombus Cuznhexov sáng tác năm 1981 Đây là trường hợpsao chép không thể chối cãi vì tác giả đã “đạo” nguyên hình thức thể hiện, bốcục, nhân vật,… thậm chí cả số lượng công nhân được thể hiện trong tác phẩmcũng được giữ nguyên Cũng trong năm 2007, dư luận đã phát hiện ra tác phẩm
“Hà Nội – cái nhìn hôm nay” của tác giả Vũ Đức Toàn sáng tác năm 2002 được
chọn in trong cuốn sách “Mỹ thuật Hà Nội” được sao chép tới 99% tác phẩm
“Domingo de Delft” sáng tác năm 1956 của hoạ sỹ người Argentina là Torres
Aguero Tranh của Vũ Đức Toàn đã copy nguyên bố cục cũng như gam màu chủđạo tác phẩm của hoạ sỹ người Argentina, nhưng đã “khéo léo” vẽ sắc nét hơncác mảng hình và thay đổi một số chi tiết, màu sắc nhỏ
Lĩnh vực hiện nay còn mới mẻ ở Việt Nam là phần mềm máy tính và giaodiện website tình trạng vi phạm bản quyền cũng “kịp” xuất hiện Những trò
“mượn tạm ý tưởng” (hay chính là sự sao chép hoàn hảo) đang diễn ra ngàycàng phổ biến Giao diện website của một số công ty, tờ báo địa phương giốnghệt FPT, VietnamNet, Dân Trí, Hà Nội mới… hay một số website nổi tiếng nào
đó Rất nhiều người khi ấn “enter” vào một website nào đó mà lầm tưởng nó là
Trang 22một site con hay là phiên bản thứ hai của một website nổi tiếng, đầu tiên là ngạcnhiên sau đó là bất bình trước hành vi “ăn cắp” trắng trợn đó.
Một tác phẩm bị coi là sao chép vi phạm quyền tác giả khi có sự tương tự
khách quan giữa tác phẩm đó với tác phẩm gốc “Bị coi là xâm phạm quyền tác
giả nếu có sự sao chép toàn bộ hoặc phần cơ bản của tác phẩm, được tính bằng chất lượng, không tính bằng khối lượng”(1) Tác phẩm gốc là tác phẩm đã đượctạo ra vào một thời điểm trước thời điểm tác phẩm bị nghi là có sự xâm phạm vàtác giả của tác phẩm bị nghi là có xâm phạm ấy đã có điều kiện tiếp cận với tácphẩm gốc
Khi xem xét hành vi xâm phạm quyền tài sản cần lưu ý rằng hành vi sửdụng với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không bị coi là xâm phạmquyền tác giả Ngoài ra, nếu việc sử dụng tác phẩm không nhằm mục đích kinhdoanh mà nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hay saochép trong thư viện với mục đích nghiên cứu (không quá một bản); việc sử dụngkhông làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của chủ sở hữu quyền tácgiả và người sử dụng nhắc tên tác giả, nguồn gốc tác phẩm thì cũng không bị coi
là hành vi xâm phạm quyền tác giả
Một điểm cần lưu ý khác khi xem xét hành vi vi phạm quyền tài sản là:Trong Luật SHTT, quyền tác giả không quy định về việc bảo hộ ý tưởng mà chỉquy định về việc bảo hộ các cách biểu hiện ý tưởng, việc bảo hộ ý tưởng chỉđược quy định trong quyền sở hữu công nghiệp Trên thực tế đã có nhữngtrường hợp các tác phẩm có nội dung na ná nhau nhưng không phải là hành vi
xâm phạm quyền tác giả Một số ví dụ như: tác phẩm “AQ chính truyện” của nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm “Chí phèo” của nhà văn Nam Cao; tác phẩm “Kim
Vân Kiều truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân và “Truyện Kiều” của đại thi
hào Nguyễn Du… Gần đây dư luận xôn xao hai tác phẩm “Cánh đồng bất
tận”(Phạm Thanh Khương) và “Dòng sông tật nguyền”(Nguyễn Ngọc Tư) “đạo
1 () V pháp lu t qu c t , (2005), ụ ậ ố ế Bình lu n v quy n tác gi theo pháp lu t Vi t Nam, ậ ề ề ả ậ ệ Nh xu t b n T à ấ ả ư pháp, Trang 106.
Trang 23văn” của nhau Nhưng sự thật là cả hai tác giả đều cho rằng không ai vi phạm,
dù hai tác phẩm có những điểm tương đồng nhất định Về mặt ý tưởng, cả haiđều khai thác câu chuyện về một người cha bị vợ phản bội mà quay ra trả thùnhững người đàn bà khác, quên mất trách nhiệm đối với con Về đề tài, đều đềcập đến số phận của những con người sống trên sông nước mang khát vọng lên
bờ, và một số chi tiết khác cũng có những điểm giống nhau… Tuy ý tưởnggiống nhau nhưng cách thể hiện ý tưởng là khác nhau, do đó không vi phạmquyền tác giả
2.2 Hành vi xâm phạm quyền nhân thân
2.2.1 Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển dịch
Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển dịch được quyđịnh tại các khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 28 Luật SHTT, bao gồm các hành
vi sau:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
- Mạo danh tác giả;
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
Các quyền nhân thân không thể chuyển dịch là các quyền chỉ dành riêngcho tác giả Chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không có các quyền này nếu như họkhông đồng thời là tác giả Quyền nhân thân này được bảo hộ vô thời hạn Chonên, mọi hành vi không nêu tên hoặc nêu sai tên tác giả; thay đổi tên tác phẩm;thay đổi hình thức thể hiện tác phẩm; cắt xén, bóp méo tác phẩm sau khi tácphẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định đều bị coi là hành vi xâmphạm quyền tác giả, dù có thể tác giả của tác phẩm đã mất cách đó hàng thế kỷ
Tại khoản 5 Điều 28 Luật SHTT quy định hành vi “Sửa chữa, cắt xén
hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự
và uy tín của tác giả” là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 bis Công ước
Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật Tuy nhiên, việc đánh giá xemdanh dự, uy tín của tác giả có bị phương hại không lại phụ thuộc vào phong tục
Trang 24tập quán của từng khu vực, từng vùng miền khác nhau, thậm chí còn phải xemxét đến nền văn hoá, phong tục tập quán của các nền văn hoá khác trên thế giới(nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả có liên quan đến yếu tố nước ngoài).Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền nhân thân đặc trưng của tác giả,luôn thuộc về tác giả, kể cả khi tác giả không còn là chủ sở hữu tác phẩm Chỉ
có tác giả mà không một ai khác có quyền sửa chữa, cắt xén hoặc thay đổi tácphẩm, nếu không có sự đồng ý của tác giả Vì vậy, tác giả được pháp luật traocho quyền cấm những hành vi sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm của các tổchức, cá nhân khác
Trong cuốn “Bình luận quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam” có đoạn
viết: “Trong thực tế hiện nay, có nhiều trường hợp các nhà khoa học trẻ, chưa códanh tiếng, do muốn tác phẩm của mình được in, được công bố nên phải khước
từ quyền tác giả của mình bằng cách để cho thủ trưởng cơ quan hoặc nhữngngười có chức, có quyền, có danh tiếng đứng tên tác phẩm Những tác giả đíchthực này, nếu có bằng chứng có thể kiện đòi quyền được coi là tác giả, quyềnđứng tên tác phẩm” Bên cạnh đó, một số người lại vì muốn nổi tiếng mà đã sẵnsàng “bán rẻ” lương tâm nghề nghiệp “chôm” các tác phẩm văn học, nghệ thuậtcủa người khác rồi đề tên mình và đem công bố Tệ hơn nữa, có người còn
“mượn tạm” “đứa con tinh thần” của người khác đi tham gia các cuộc thi để rồi
“ung dung” nhận giải
Ngày 26/6/2006, nhà báo Hà Linh (phóng viên Thời báo kinh tế ViệtNam) đã thắng kiện trong vụ kiện Nhà xuất bản Văn hoá thông tin “chôm” támbài báo của chị, in thành sách, không xin phép và không đề đúng tên tác giả.Đây chính là trường hợp sao chép toàn bộ tác phẩm Theo nhận định của giớichuyên môn, trường hợp vi phạm quyền tác giả này không phải là ngoại lệ, thậmchí là khá phổ biến hiện nay
Một số hành vi khác cũng cần phải kể đến là hành vi thu gom tác phẩmcủa người khác rồi gắn thêm vào đó chữ “biên soạn” hay “sưu tầm” rồi ký tên
Trang 25khác, in thành sách để xuất bản; thay tên các tác phẩm, sửa tên nhân vật, cắt xéntác phẩm của các tác phẩm đã được công bố
Cuối năm 2006, Album “Chat với Mozart” của ca sỹ Mỹ Linh bị luật sư
Cù Huy Hà Vũ kiến nghị về việc album này vi phạm quyền nhân thân của một
số nhạc sỹ nước ngoài Việc đặt lời mới cho những bản nhạc cổ điển về bản chấtkhông khác gì nhiều so với hành vi làm nhạc “chế” Album này không vi phạmquyền tài sản (vì các tác giả đã mất cách đây hơn 50 năm) nhưng rõ ràng là vi
phạm quyền nhân thân Ca sỹ Mỹ Linh từng cho rằng: “Chat với Mozart” là
cuộc trò chuyện giữa đại diện của hai thế hệ, trong đó, Mỹ Linh là đại diện chogiới trẻ hiện nay và Mozart là đại diện của những giá trị nhạc cổ điển và mọi chỉtrích chỉ làm cho CD bán chạy hơn, nghĩa là sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơncho cô và cho các nhà sản xuất khác Thực ra, album này vi phạm quyền nhânthân của tám nhạc sỹ cổ điển nước ngoài (Bach, Tchaikovsky, Borodine, Elgar,Mozart, Schumann, Vivaldi, Gounod) với việc chế lời Việt cho các tác phẩm của
các nhạc sỹ này Album “Chat với Mozart” đã vi phạm quyền nhân thân theo khoản 5 Điều 28 Luật SHTT: “Sửa chữa, cắt xén, hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới
bất kỳ hình thức nào” do quyền này “được bảo hộ vô thời hạn”(khoản 1 Điều 27
Luật SHTT) Dựa vào cơ sở pháp lý này có thể khẳng định: phổ lời mới cho tácphẩm là một hành vi xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm và vì thế mà bị coi làhành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả Hơn nữa, tại Điều 2 Luật SHTT
ghi rõ: “Luật này áp dụng đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.
Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật
tháng 10 năm 2004, trong khi đó album “Chat với Mozart” ra đời vào tháng
11/2006 Do vậy, những người thừa kế hợp pháp của các nhạc sỹ có tác phẩm
được sử dụng trong “Chat với Mozart” có quyền khởi kiện tác giả và các nhà
sản xuất CD này về hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả
Trên thực tế người ta thường quan tâm hơn đối với hành vi xâm phạmquyền tài sản mà ít để ý tới hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả, đặcbiệt là trường hợp các tác giả của tác phẩm đã chết hơn năm mươi năm
Trang 262.2.2 Hành vi xâm phạm quyền nhân thân có thể chuyển dịch
Hành vi xâm phạm quyền nhân thân có thể chuyển dịch được quy định tạikhoản 3 và khoản 4 Điều 28 Luật SHTT, bao gồm các hành vi sau:
• Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
• Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
Công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với sốlượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chấtcủa tác phẩm
Việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước côngchúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bàytác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc đều không coi làcông bố tác phẩm
Công bố tác phẩm là quyền nhân thân Tuy nhiên, khác với các quyềnnhân thân khác, quyền công bố tác phẩm là quyền có thể chuyển giao cho ngườikhác, không nhất thiết phải chính tác giả là người công bố; đồng thời quyềnnhân này là quyền được pháp luật bảo hộ có thời hạn (suốt cuộc đời tác giả vànăm mươi năm sau khi tác giả chết) Bởi vậy, việc công bố tác phẩm có thể dotác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thựchiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
Trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó công bố, phổ biến tác phẩm đã có sựđồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nhưng vẫn có thể coi là vi phạm, nếutác phẩm có đồng tác giả mà họ chưa xin phép tất cả các đồng tác giả Các tácgiả còn lại không được xin phép có thể kiện cá nhân, tổ chức có hành vi công
bố, phổ biến tác phẩm này
Quyền công bố và phổ biến tác phẩm là độc quyền của tác giả, nếu tác giảđồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả; và sẽ là độc quyền của chủ sở hữu tácphẩm, nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả
2.3 Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Đại học Luật Hà Nội
Trang 272.3.1 Cài đặt phần mềm máy tính bất hợp pháp
Chủ sở hữu phần mềm máy tính có quyền cho hoặc không cho người khác
sử dụng phần mềm máy tính của mình Vì vậy, mọi hành vi sao chép phần mềmmáy tính dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữuđều là hành vi xâm phạm quyền tác giả, kể cả khi hành vi sao chép ấy nhằm mụcđích học tập, nghiên cứu… không vì lợi nhuận (khoản 3 Điều 25 Luật SHTT).Khi muốn sử dụng phần mềm máy tính, mọi tổ chức, cá nhân đều phải xin phépchủ sở hữu dưới hình thức ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với chủ sở hữu Tuynhiên, tình trạng sử dụng phần mềm máy tính khi chưa được sự cho phép củachủ sở hữu diễn ra phổ biến Ngay tại Trường Đại học Luật Hà Nội (cái nôi đàotạo nhiều nhân tài luật học, từ giảng viên cho đến sinh viên đều là những ngườihiểu biết pháp luật) tình trạng này cũng đã diễn ra Hiện tại, một số máy tínhtrên thư viện và một vài phòng ban của Trường Đại học Luật Hà Nội có cài đặtcác phần mềm máy tính mà không có hợp đồng mua bản quyền tác giả như:Vietkey, Microsoft Windows, Microsoft Office… Hành vi này của Trường Đạihọc Luật Hà Nội là hành vi cài đặt phần mềm máy tính bất hợp pháp, hay nóicách khác đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm máy tínhtheo quy định của pháp luật Việt Nam
2.3.2 Sao chép tác phẩm, dịch tài liệu nước ngoài bất hợp pháp
Thực tế, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội mới chỉ thực hiện hành viphoto tài liệu (giáo trình, sách tham khảo,và các tài liệu khác) không xin phéptác giả, chủ sở hữu tác phẩm kể từ khi chuyển từ phương thức đào tạo truyềnthống sang phương thức đào tạo theo tín chỉ do không đủ tài liệu cho việc họctập, nghiên cứu của sinh viên Tổng số tài liệu photo vi phạm hiện có trên Thưviện vào khoảng 579 cuốn; trong đó vi phạm nhiều nhất là loại sách, giáo trình
vi phạm khoảng 414 cuốn, đứng thứ 2 là sách dịch có khoảng 150 cuốn và viphạm ít nhất là loại sách văn bản vi phạm khoảng 15 cuốn [Xem phụ lục]
Tất cả các hành vi cài đặt bất hợp pháp phần mềm máy vi tính, photo tàiliệu, dịch tác phẩm khi chưa xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm của Trường
Trang 28Đại học Luật Hà Nội đã vi phạm nghiêm trọng khoản 6 (“sao chép tác phẩm mà
không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”), khoản 7 (“làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”), và khoản 8 (“sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”) của Điều 28 Luật SHTT.
Ngoài ra, trong quá trình sao chép tài liệu trái phép, Thư viện Trường Đạihọc Luật Hà Nội đã có các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả, như:
không ghi tên tác giả, ghi sai tên tác phẩm (Cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và của Nhà nước” bị photo trái phép năm cuốn thì có đến bốn
cuốn không ghi tên tác giả và ghi tên tác phẩm này là “Nguồn gốc gia đình” bằng bút mực); hay cuốn “Lê triều chiếu lịnh thiện chính” do Nguyễn Sĩ Giác phiên âm và dịch nghĩa thì ngoài bìa cuốn photo ghi là “Le chieu chien linh thien
chinh”; hoặc có trường hợp có ghi tên tác giả nhưng ghi sai tên rồi sửa chữa lem
nhem (Cuốn “Từ thụ yếu quy”của tác giả Đặng Huy Trứ bị ghi là Đặng Huy
Chứ) Bên cạnh đó còn có trường hợp không hiểu vì lý do gì mà “râu ông nọcắm cằm bà kia”, tác phẩm này bị chắp ghép với tác phẩm kia và trở thành một
“tác phẩm mới”, đó là trường hợp một cuốn sách ngoài bìa ghi là “Luật hành
chính đại cương” giống hệt các cuốn “Luật hành chính đại cương” của tác giả
Huỳnh Văn Sang bị photo khác và cũng giống về mặt nội dung bên trong từtrang 01 đến trang 66, nhưng từ trang 67 của cuốn sách này đến hết lại nói vềpháp luật hôn nhân và gia đình (Phần chứng thư hộ tịch)
Trang 29Chương 3 Thiệt hại
3 .1 Tổn thất về tài sản
Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giátrị tính được thành tiền của đối tượng quyền tác giả được bảo hộ Giá trị tài sảncủa quyền tác giả có thể được tính bằng một trong các phương pháp như: cácphương pháp dựa trên chi phí, các phương pháp dựa trên thị trường, các phươngpháp dựa trên thu nhập
Đối với các phương pháp xác định giá dựa trên thị trường, thông thường
sẽ được thực hiện bằng cách so sánh đối tượng của quyền tác giả cần xác địnhgiá với các đối tượng tương tự, hay các lợi ích sở hữu quyền tác giả và cácchứng khoán đã được bán trên thị trường mở Phương pháp này nếu được ápdụng sẽ cho ra kết quả có độ chính xác cao Tuy nhiên, đây là phương pháp khó
áp dụng trong thực tế do để tìm được các cuộc giao dịch về quyền tác giả tương
tự trên thị trường là điều không đơn giản; hơn nữa, giá thanh toán của các giaodịch này còn có thể bao gồm cả các chi phí khác có liên quan nên việc xác địnhgiá trị quyền tác giả sẽ gặp nhiều khó khăn