Sao chép tác phẩm, dịch tài liệu nước ngoài bất hợp pháp

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

Thực tế, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội mới chỉ thực hiện hành vi photo tài liệu (giáo trình, sách tham khảo,và các tài liệu khác) không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm kể từ khi chuyển từ phương thức đào tạo truyền thống sang phương thức đào tạo theo tín chỉ do không đủ tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên. Tổng số tài liệu photo vi phạm hiện có trên Thư viện vào khoảng 579 cuốn; trong đó vi phạm nhiều nhất là loại sách, giáo trình vi phạm khoảng 414 cuốn, đứng thứ 2 là sách dịch có khoảng 150 cuốn và vi phạm ít nhất là loại sách văn bản vi phạm khoảng 15 cuốn [Xem phụ lục].

Tất cả các hành vi cài đặt bất hợp pháp phần mềm máy vi tính, photo tài liệu, dịch tác phẩm khi chưa xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm của Trường

Đại học Luật Hà Nội đã vi phạm nghiêm trọng khoản 6 (“sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”), khoản 7 (“làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”), và khoản 8 (“sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”) của Điều 28 Luật SHTT.

Ngoài ra, trong quá trình sao chép tài liệu trái phép, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội đã có các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả, như: không ghi tên tác giả, ghi sai tên tác phẩm (Cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” bị photo trái phép năm cuốn thì có đến bốn cuốn không ghi tên tác giả và ghi tên tác phẩm này là “Nguồn gốc gia đình”

bằng bút mực); hay cuốn “Lê triều chiếu lịnh thiện chính” do Nguyễn Sĩ Giác phiên âm và dịch nghĩa thì ngoài bìa cuốn photo ghi là “Le chieu chien linh thien chinh”; hoặc có trường hợp có ghi tên tác giả nhưng ghi sai tên rồi sửa chữa lem nhem (Cuốn “Từ thụ yếu quy”của tác giả Đặng Huy Trứ bị ghi là Đặng Huy Chứ). Bên cạnh đó còn có trường hợp không hiểu vì lý do gì mà “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, tác phẩm này bị chắp ghép với tác phẩm kia và trở thành một “tác phẩm mới”, đó là trường hợp một cuốn sách ngoài bìa ghi là “Luật hành chính đại cương” giống hệt các cuốn “Luật hành chính đại cương” của tác giả Huỳnh Văn Sang bị photo khác và cũng giống về mặt nội dung bên trong từ trang 01 đến trang 66, nhưng từ trang 67 của cuốn sách này đến hết lại nói về pháp luật hôn nhân và gia đình (Phần chứng thư hộ tịch).

Chương 3 Thiệt hại

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w