Thẩm quyền xử lý

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam (Trang 36 - 37)

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả 1994, tại Điều 44 và Điều 45. Song, Pháp lệnh này không quy định những loại tranh chấp nào về quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án mà chỉ quy định chung chung: “Tranh chấp quyền tác giả có thể được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các tranh chấp có yếu tố nước ngoài về bảo hộ quyền tác giả được giải quyết tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc TAND Thành phố Hà Nội hoặc TAND Thành phố Hồ Chí Minh theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết

hoặc tham gia”(Điều 44, 45). Tiếp đó, ngày 5/12/2001 Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC – VKSNDTC – BVHTT về giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại TAND. Và hiện nay, tại khoản 4 Điều 25, khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 cũng chỉ quy định chung chung: Tranh chấp về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Tất cả những văn bản pháp luật này đều chưa quy định rõ, đầy đủ các tranh chấp về quyền SHTT cụ thể nào thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, dựa vào các quy định của luật này có thể rút ra kết luận: Tranh chấp liên quan đến quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án, theo thủ tục Tố tụng dân sự, cụ thể ở đây là yêu cầu toà án xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả. Ngoài ra, căn cứ vào Điều 33, Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp SHTT nói chung có thể hiểu rằng: Nếu tranh chấp về quyền tác giả thuần tuý là tranh chấp dân sự thì thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện; Nếu tranh chấp về quyền tác giả thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng của quyền tác giả ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án cấp tỉnh; Nếu tranh chấp về quyền tác giả giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích kinh doanh thì sẽ thuộc tranh chấp về kinh doanh, thương mại và thuộc thẩm quyền của toà án cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w