1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật thừa kế Việt Nam

18 309 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 216 KB

Nội dung

Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kì sơ khai của xã hội loài người

Lời mở đầu Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kì sơ khai của xã hội loài người. Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Thừa kế ra đời với tư cách là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ thừa kế gồm việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Pháp luật thừa kế Việt Nam cũng như pháp luật thừa kế của các nước khác trên thế giới quy định hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là chia di sản cho người thừa kế theo sự định đoạt trong di chúc của người có di sản lập di chúc và người thừa kế là bất kì ai. Tuy nhiên trong thực tế, không phải bất cứ ai có di sản cũng lập di chúc và nhiều khi di chúc để lại cũng không hợp pháp dẫn đến sự tranh chấp của những người thừa kế. Chính vì thế cần hình thức phân chia di sản thứ hai là thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản mà là hình thức thừa kế do pháp luật quy định. Việc phân chia di sản theo ý chí của nhà nước nhằm đảm bảo sự công bằng và minh bạch. Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận. Để phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật thì phải thuộc một trong những trường hợp sau : – Người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Di chúc không hợp pháp là di chúc vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của di chúc như: di chúc được lập ra khi người để lại di sản không còn minh mẫn hoặc không có sự tự nguyện, người thừa kế theo di chúc là không có thực hoặc không xác định được, di chúc có nội dung chống lại lợi ích của người khác hoặc xâm phạm đến chủ quyền quốc gia… – Người thừa kế di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Phần di sản liên quan đến phần di chúc vô hiệu sẽ được chia theo pháp luật. 1 – Những người được chỉ định làm người thừa kế mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. Di sản liên quan đến phần di chúc vô hiệu được chia theo pháp luật. – Phần di sản không được định đoạt trong di chúc cũng được chia thừa kế theo pháp luật. Phần nội dung I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1. Diện thừa kế Xác định diện thừa kế là xác định phạm vi những cá nhân được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Về diện thừa kế, qua các chế độ xã hội đều có một đặc điểm chung là : chủ yếu do quan hệ hôn nhân và gia đình chi phối, mặt khác nó cũng tùy thuộc vào quan hệ sản xuất của từng giai đoạn phát triển xã hội và dựa trên những quy định của pháp luật của mỗi chế độ, xã hội. Phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật theo quy đinh của pháp luật hiện hành cũng dựa trên những quan điểm mang tính chất truyền thống về gia đình Việt Nam. Những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người đó. Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế với người để lại di sản khi còn sống. Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật là người có một hoặc đồng thời có hai mối quan hệ với người để lại di sản trong phạm vi ba mối quan hệ và được thể hiện : - Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật có mối quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. - Hoặc người đó có mối quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. - Hoặc người đó có mối quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng giữa người để lại di sản và người thừa kế chỉ là những căn cứ xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật. Phạm vi những người có quan hệ huyết thống gần, có quan hệ huyết thống xa (tính theo đời và theo thứ bậc bề trên, bề dưới) với người để lại di sản có thuộc diện thừa kế 2 hay không còn tùy thuộc và những quy định của pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Nếu Điều 10, 11 sắc lệnh số 97 SL của Chủ tịch chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành ngày 22/5/1950 được xem như cơ sở ban đầu xác định diện thừa kế thì sự định hướng đó tiếp tục được củng cố, bổ sung và hoàn thiện theo thời gian. Từ chỗ diện thừa kế chỉ được xác định dựa trên quan hệ huyết thống xuôi : con thuộc diện thừa kế theo pháp luật của cha mẹ, sau đó đã được mở rộng đến bố mẹ cũng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của con. Dựa theo quan hệ huyết thống, diện thừa kế theo pháp luatạ được mở rộng phạm vi đến ông bà nôi, ngoại, anh chị em ruột của người để lại di sản. Theo quan hệ huyết thống, những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được mở rộng tới các cháu ruột của người để lại di sản, cụ nội, cụ ngoại… Đồng thời với sự mở rộng diện thừa kế theo pháp luật là những quy định loại trừ những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật nhưng không có quyền hưởng di sản do bi kết án về một trong những hành vi trái pháp luật tại khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005. a, Phạm vi diện những người được thừa kế theo pháp luật được BLDS quy định đã đánh dấu sự phát triển của pháp thừa kế ở nước ta và được thể hiện ở những quan hệ sau đây : – Thứ nhất, quan hệ thừa kế là loại quan hệ pháp luật về tài sản. Quan hệ đó là quan hệ nhân quả của quan hệ sở hữu và đồng thời cũng là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của công dân (do được hưởng và nhận di sản thừa kế). Tính chất hai chiều của quan hệ thừa kế đã tạo điều kiện cho sự hình thành các quan hệ tài sản khác của các chủ thể tham gia vào quan hệ để lại di sản và nhận di sản thừa kế. Nếu giải quyết được triệt để quan hệ thừa kế thì sẽ củng cố được mắt xích quan trọng trong chuỗi các quan hệ tài sản khác mà diện và hang thừa kế theo pháp luật đóng vai trò không thể thiếu trong quan hệ tài sản đó. – Thứ hai, diện thừa kế được mở rộng đã đảm bảo cho việc chia tài sản của dông dân được thực hiện triệt để nhất. Đảm bảo việc chia di sản cho những người trong dòng tộc được hưởng và chỉ trong những trường hợp đặc biệt di sản thừa kế mới thuộc quyền sở hữu của nhà nước, khi không còn người thừa kế theo pháp luật. Hơn nữa việc áp dụng pháp luật có tính hiệu qủa hơn, hợp lý hơn và có có tính thuyết phục hơn. Đồng thời cũn là căn cứ bảo vệ quyền sở hữu và 3 quyền thừa kế của công dân một cách triệt để nhất, phù hợp với đạo lý trong quan hệ dòng tộc bên nội và bên ngoại của người chết. Qua đó thắt chặt mối đoàn kết trong dòng họ của người để lại di sản và người thừa kế theo pháp luật. – Thứ ba, tạo sự chủ động cho cơ quan xét xử trong quá trình sử dụng các quy phạm pháp luật về thừa kế để giải quyết những tranh chấp từ quan hệ đó. Tính nhất quán, ổn định ở bình diện rộng vừa khái quát, vừa khoa học phù hợp với thực tế và có tính khả thi, thuyết phục khi cần giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế. b, Phạm vi những người được hưởng thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên ba mối quan hệ. Những quan hệ giữa người để lại di sản và những người thuộc phạm vi thừa kế theo pháp luật là : quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. – Căn cứ xác định diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng cho đến thời điểm mở thừa kế phải được xác định là hôn nhân hợp pháp. Quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ vợ chồng tuân thủ những quy định của pháp luật hôn nhân về độ tuổi kết hôn, ý chí tự do, tự nguyện trong kết hôn, tự do thỏa thuận , không có sự áp đặt ý chí của một bên đối với bên kia trong kết hôn, không vi phạm quan hệ huyết thống, không vi phạm chế độ một vợ một chồng và không vi phạm các điều cấm khác của pháp luật trong kết hôn. Sự thừa nhận của pháp luật đối với cuộc hôn nhân là cơ sở để bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của vợ chồng trong mối quan hệ tài sản chung, trong nghĩa vụ đối với con cái, trong sự thể hiện nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhauvà trách nhiệm của vợ hoặc chồng trong quan hệ với người thứ ba. Tuy nhiên lịch sử nước ta đã trải qua những giai đoạn chống ngoại xâm, chế độ phong kiến đã tồn tại hang ngàn năm trước khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Thời kì phong kiến các quy định về hôn nhân bình đẳng không được coi trọng, chế độ đa thê tồn tại hàng ngàn năm. Cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước dân chủ nhân dân ra đời nhưng cũng không thể xóa bỏ ngay lập tức các quan hệ vợ chồng bất bình đẳng có trong xã hội. Thực trạng đa thê, tảo hôn vẫn diễn ra. Trong thời kì chiến tranh kéo dài , đất nước bị chia cắt, tình trạng cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc có hai vợ khá phổ biến. Pháp luật được áp dụng tai miền Nam khi đó cũng là pháp luật của nhà nước Việt 4 Nam cộng hòa. Cho nên Nhà nước ta đã quy định quan hệ hôn nhân của vợ chồng xác lập đối với miền Bắc trước ngày 13/1/1960, đối với miền Nam trước ngày 25/3/1977 tuy có vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng coi là không trái pháp luật. Khi chồng chết những người vợ đề là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, khi các vợ chết chồng được thừa kế của các vợ. – Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo quan hệ huyết thống : Quan hệ huyết thống là quan hệ do sự kiện sinh ra cùng một gốc “ông tổ” ( như giữa cụ và ông, bà; giữa ông bà và cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ). Pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm cha làm mẹ của con. Quyền thừa kế của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ. Việc xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và các con là một việc quan trọng. Mục đích xác định quan hệ huyết thống nhằm bảo vệ những quyền lợi tài sản và nhân thân cho cá nhân và là đạo lý của đời sống xã hội, với quan đỉểm mỗi người sinh ra đều phải có cha, mẹ là cội nguồn của mối quan hệ ruột thịt, là căn cứ để xác định nghĩa vụ và quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ gia đình và xã hội. Và trong trường hợp cần thiết xác định trách nhiệm của họ đối với nhau và nghĩa vụ giám hộ cho nhau, đại diện cho nhau trong các quan hệ dân sự và các quan hệ xã hội khác. Thông qua quan hệ huyết thống với cha mẹ ta mới có thể xác định được các mối quan hệ huyết thống khác như ông bà, anh chị em ruột… – Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo quan hệ nuôi dưỡng : Quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quan hệ của pháp luật + Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không tách rời nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau mà còn là đại diện đương nhiên của nhau trước pháp luật khi một bên không có năng lực hành vi dân sự. + Quan hệ nuôi dưỡng còn được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hòan cảnh mồ côi cha mẹ hoặc cha mẹ còn những không có khả năng lao động hoặc đều không có năng lực hành vi dân sự. + Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ngoại và các cháu nội, ngoại. Ngoài nghĩa vụ nuôi dưỡng, cháu và ông bà còn là người giám hộ đương nhiên của nhau và đồng thời cũng có nghĩa vụ đại diện theo pháp luật cho nhau. 5 + Quan hệ giữa cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng : Cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng luật không quy định có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau và giám hộ, đại diện đương nhiên của nhau. Nhưng trong thực tế cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì theo Điều 679 BLDS quy định “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005” họ được thừa kế của nhau. Nếu con riêng của vợ, chồng mà chết trước cha kế, mẹ kế thì con của họ được thừa kế thế vị nhận di sản của ông bà kế khi qua đời. Con riêng và cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế theo quy định tại Điều 676, 677 BLDS năm 2005. + Quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi theo pháp luật quy định : “con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ” – Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau giữa các thành viên trong gia đình là cơ sở bền vững nhất trong việc giữ gìn an ninh và sự bình ổn trong gia đình và toàn xã hội. + Con dâu, con rể chỉ có quan hệ thừa kế với gia đình cha mẹ đẻ cảu mình mà không có quan hện thừa kế với gia đình chồng hoặc vợ. Tương tự như vậy bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng cũng không được thừa kế di sản của con rể hoặc con dâu. Tuy nhiên trong thực tế có những trường hợp nếu người con dâu hoặc con rể có công lao đóng góp trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung của gia đình vợ chồng kể cả công lao chăm sóc, nuôi dưỡng thì phải coi người con dâu, con rể có một phần trong khối tài sản chung của gia đình và được hưởng một phần di sản để lại. Xác định diện những người thừa kế theo pháp luật, trước hết để xác định những người có quyền hưởng di sản. Sau nữa loại trừ những người không thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc thuộc diện thừa kế theo pháp luật nhưng không có quyền thừa kế theo pháp luật. 6 Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng có tính độc lập tương đối vì quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia. Tuy nhiên, từng quan hệ được xác định theo quy định của pháp luật giữa người để lại di sản và người thừa kế. Chỉ có sự xác định diện những người thừa kế theo pháp luật mới ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong dòng tộc và có tác dụng giáo dục ý thức sống, ý thức pháp luật cho những người thuộc diện thừa kế. 2. Hàng thừa kế Ở nước ta những quy định về hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên bản chất thừa kế được hiểu là : “Nhóm người có quan hệ cùng tính chất gần gũi với người để lại di sản”. Trước năm 1945 về hàng thừa kế, pháp luật của chế độ thực dân phong kiến quy định người thừa kế theo trật tự hàng trước hết là bảo vệ quyền hưởng di sản của những người trong quan hệ huyết thống nội tộc với người để lại di sản. Bản chất pháp luật thừa kế thực dân phong kiến luôn bảo vệ tài sản nội tộc nhằm củng cố gia đình theo ý thức hệ phong kiến không có sự bình đẳng giữa người vợ góa với anh, chị, em ruột thịt bên nhà chồng; chú, bá, cô, dì,cậu ruột và bố mẹ chồng. Hàng thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo hàng cũng bị những tư tưởng phong kiến chi phối mạnh mẽ và được thể chế hóa bằng pháp luật. Từ năm 1945 đến nay, qua nhiều lần thay đổi các pháp lệnh thông tư được nhà nước ban hành đã dần dần khắc phục các nhược điểm, hạn chế, những điểm lạc hậu, chưa thỏa đáng thiếu bình đẳng của các quy định về hàng thừa kế trong pháp luật để hoàn thành BLDS năm 2005 với những quy định về pháp luật thừa kế tiến bộ và công bằng. Theo quy định tại Điều 674 BLDS năm 2005 thì : “ Thừa kế theo pháp luậtthừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Hàng thừa kế theo pháp luật quy định tại điều 676 BLDS gồm có ba hàng : - Hàng thừa kế thứ nhất gồm : vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết. - Hàng thừa kế thứ hai gồm : Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người đã chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm : Cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người đã chết; cháu ruột của người đã chết 7 mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người đã chết mà người đã chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo nguyên tắc phân chia di sản theo trình tự hàng, người thừa kế ở hàng thứ nhất có quyền hưởng di sản trước tiên so với các hàng thừa kế sau. Thừa kế theo hàng là thừa kế theo trật tự hàng gần hơn loại hàng xa hơn, Thừa kế theo trật tự hàng mang tính tuyệt đối. Những người ở cùng một hàng được nhận phần di sản ngang nhau đảm bảo tính công bằng của pháp luật. a, Nội dung * Hàng thừa kế thứ nhất gồm : vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết. – Người thừa kế là vợ, chồng : cơ sở để vợ, chồng được thừa kế tài sản của nhau là quan hệ vợ chồng được xác lập thong qua việc kết hôn. Trong trường hợp vợ chồng xin ly hôn mà chưa được Tòa án cho ly hôn bằng văn bản hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết (khoản 2 Điều 680 BLDS). Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại (sống riêng nhưng chưa ly hôn) mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã mất. Khoản 3 Điều 680 cũng quy định : “Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản của người chết”. – Người thừa kế là cha, mẹ, con : Cha mẹ là người thừa kế hàng thứ nhất của con đẻ và con đẻ là người thừa kế hàng thứ nhất của cha mẹ mình. Khái niệm con đẻ bao gồm cả con trong giá thú và con ngoài giá thú. Trong pháp luật thừa kế với người thừa kế là con đã tuân theo các nguyên tắc : + Nguyên tắc không phân biệt đối xử theo giới tính : Công nhận con gái có quyền hưởng di sản là giải pháp riêng của tục lệ nhân dân Việt Nam đã tồn tại từ lâu đời. Đó cũng là sự phản ánh trong pháp luật thừa kế địa vị của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế : lao động nông nghiệp của nữ giới ngang bằng với nam giới hay quyền hạn của người phụ nữ đối với kinh tế gia đình quan trọng không kém người đàn ông. 8 + Nguyên tắc không phân biệt đối xử tùy theo tình trạng pháp lý. Trong thời phong kiến quyền thừa kế của người con chính thức luôn được bảo đảm. Con của vợ lẽ hay nàng hầu khi chia di sản sẽ phải chịu phần kém hơn. Luật thực định đã thay thế thuật ngữ con chính thức bằng thuật ngữ “con trong giá thú” (Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986). Và tất nhiên do hệ qủa của nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con (Điều 64 Hiến pháp 1980, 1992) con trong hay ngoài giá thú đều có đầy đủ quyền lợi về di sản. Pháp luật phong kiến cũng đã ghi nhận con nuôi vẫn được hưởng một phần di sản của cha mẹ nuôi. Tuy nhiên pháp luật không ghi nhận việc con nuôi có quyền thừa kế di sản của cha mẹ ruột. Đến BLDS hiện nay việc con nuôi có đầy đủ quyền thừa kế theo pháp luật của các thành viên gia đình cha mẹ ruột đã được quy định chi tiết tại Điều 676, 677 BLDS. Mặt khác con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại điều 677, 678 BLDS. Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha mẹ và con đẻ của người nuôi con nuôi. Cha mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế của người con nuôi đó. Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật. Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha, mẹ đẻ, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột, bác cô dì chú cậu ruột như người không làm con nuôi người khác. Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 677, 678 BLDS. * Hàng thừa kế thứ hai gồm : Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người đã chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. 9 Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là những người thừa kế hàng thứ hai của cháu nội, cháu ngoại. Ngược lại, pháp luật còn dự liệu các trường hợp người chế không còn các con hoặc có con nhưng con không có quyền thừa kế, từ chối nhận di sản thì cháu sẽ được thừa kế của ông bà. Anh chị em ruột là người thừa kế hàng thứ hai của nhau. Anh ruột, chị ruột, em ruột là anh chị em cùng mẹ hoặc cùng cha, không phụ thuộc vào việc trong hay ngoài giá thú. Con riêng của vợ và con riêng của chồng thì không phải là anh chị em ruột của nhau. Con nuôi của một người cũng không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế hàng thứ hai của nhau. Người làm con nuôi của người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của anh chị em ruột của mình và ngược lại. * Hàng thừa kế thứ ba gồm : Cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người đã chết mà người đã chết là cụ nội, cụ ngoại. Trường hợp cụ nội, cụ ngoại chết không có người thừa kế là con và cháu hoặc có người thừa kế nhưng họ đề thừ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản thì chắt sẽ được hưởng di sản của cụ. Người thừa kế là bác, chú, dì, cô ruột của người chết, cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột. Quan hệ thừa kế được hiểu như sau : Anh chị em ruột của cha mẹ của cháu là những người thừa kế hàng thứ ba của cháu và ngược lại. Xác định người có hay không có quyền thừa kế theo pháp luật là xác định chủ thể tham gia vào quan hệ thừa kế. Điều kiện người thừa kế theo pháp luật phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản. Điều kiện của người thừa kế theo pháp luật cũng được xác định trên ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại di sản cho tới thời điểm mở thừa kế và người đó phải là người 10 [...]... Điều 679 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định Con riêng vi bố dợng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dỡng nhau nh cha mẹ, con thì đợc thừa kế di sản của nhau. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có quy định cụ thể hơn về phạm vi chăm sóc, nuôi dỡng; về độ tuổi của ngời đợc nuôi dỡng, tránh vận dụng trn lan, thiếu thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ kiện chia di sản thừa kế Trong xã... thể thực hiện đợc Do vậy, trong trờng hợp ny, tùy thuộc vo từng trờng hợp cụ thể, căn cứ 15 vo pháp luật, tập quán phong tục mỗi nơi, điều kiện kinh tế các bên, sự lệ thuộc của con riêng, bố dợng, mẹ kế với nhau Tòa án sẽ đánh giá mối quan hệ giữa họ có đợc hiểu l nh cha mẹ, con để từ đó xác định ngời thừa kế 3 V cỏc hng tha k theo quy nh ti iu 676 BLDS - Th nht, v phm vi nhng ngi tha k theo hng :cú... khỏc hn vi Vit Nam v cng khỏc xa so vi Nht S khỏc bit v lut phỏp ny cú l do s khỏc nhau gia quan nim o c, gia li sng o c ca ngi phng ụng vi li sng phúng khoỏng ca ngi phng tõy c)Nga Nga l nc u tiờn bc trờn con ng xó hi ch ngha Do ú vic nghiờn cu phỏp lut ca Nga l rt phự hp cho vic phỏt trin phỏp luõt Vit Nam B lut dõn s Nga chia din nhng ngi tha k ra 7 hng vi cỏc qui nh tng i ging vi Vit Nam (iu 1141-BLDS... lut Vit Nam vi qui nh ca mt s nc trờn th gii a)Nht Bn Hng tha k theo qui nh ca phỏp lut Nht Bn: Hng th nht: Con ca ngi cht, chỏu ca ngi cht s tha k di sn trong trng hp con ca ngi cht cht trc hoc mt quyn hng di sn trc thi im m tha k Hng th hai:Nhng ngi cú quan h huyt thng vi ngi cht thuc trc h tụn thuc (nhng ngi huyt thng b trờn) Hng th ba bao gm anh ch em rut ca ngi li di sn Khỏc vi lut Vit Nam, ... nuụi con nuụi nhng khỏc vi Vit Nam, lut phỏp Nga khụng cụng nhn quyn tha k ca con nuụi i vi cha m nuụi v ngc li (khon 2 iu 1147) Nhỡn chung phỏp lut hu ht cỏc nc trờn th gii u cú nhng qui nh v din tha k da trờn ba mi quan h chớnh: + Mi quan h huyt thng c núi n hu ht quc gia 14 + Mi quan h hụn nhõn + Mi quan h nuụi dng c nhc n nhng cha rừ rng im tin b ca lut phỏp Vit Nam l qui nh khỏ rừ v mi quan h... tha k núi chung l quỏ trỡnh hũan thin nhng quy nh v hng v din tha k núi riờng, cú th nhn nh rng cỏc hng tha k do phỏp lut Vit Nam quy nh ó c bn phự hp vi s phỏt trin ca cỏc quan h xó hi trong giai on hin nay nhng vn gi c nhng sc thỏi riờng v vn tha k ti sn ca cụng dõn Vit Nam l bo v quyn tha k ca nhng ngi cú quan h huyt thng, quan h hụn nhõn v quan h nuụi dng vi ngi li di sn 18 ... Tuy cũn nhng hn ch nht nh nhng cú th khng nh rng : Phỏp lut tha k c ban hnh ó phn ỏnh mc phỏt trin ca cụng tỏc lp phỏp nc ta phỏt trin phự hp vi giai on phỏt trin kinh t - xó hi ca t nc K t khi nc Vit Nam dõn ch cng hũa c thnh lp nm 1945 n khi phỏp lut v tha k c sa i v ban hnh trong BLDS nm 2005 chỳng ta ó cú mt vn bn phỏp lut cú cha ng cỏc quy phm phỏp lut tng i tng hp, ton din v thng nht iu chnh... lnh tha k khụng ph nh m cũn cú tớnh k tha, cng c v phỏt trin cỏc nguyờn tc c bn v tha k ó c quy nh ti BLDS nm 1995 Hn na, ú cũn l h qu ca s vn ng trong tin trỡnh hũan thin thờm mt bc phỏp lut tha k Vit Nam Phỏp lut tha k ó úng vai trũ lch s quan trng trong h thng phỏp lut nc ta Quy nh v din tha k v ba hng tha k rừ rang minh bch l mt bc tin quan trong trong quỏ trỡnh lp phỏp nc ta di ch XHCN luụn luụn... di sn ca nhau nhm xỏc nh quan h bỡnh ng ca v chng trong quan h nhõn than v ti sn a v phỏp lý ca ngi chụng v ngi v ó c t ngang hng vi quan h huyt thng v õy l mt cuc cỏch mng trong vic xúa b t tng trng nam khinh n v mt bỡnh ng trong quan h v chng Quy nh ny n thi im hin nay vn th hin s ỳng n v phự hp Ti hng tha k th hai phỏp lut ó quan tõm n c cu i xng v a v phỏp lý ca ch th trong quan h tha k theo hng, . người thừa kế. Pháp luật thừa kế Việt Nam cũng như pháp luật thừa kế của các nước khác trên thế giới quy định hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế. 2005 thì : “ Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Hàng thừa kế theo pháp luật quy định

Ngày đăng: 11/04/2013, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w