1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NAY

104 1,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 821,5 KB

Nội dung

PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NAY

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Thừa kế là quan hệ về tài sản có tính chất phổ biến trong đời sống xã hội.Theo cách hiểu phổ thông nhất, thừa kế di sản là sự chuyển dịch di sản của cá nhân

đã chết cho những người còn sống Quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ thừa kế di sảntồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người Cóthể thấy rằng sở hữu tài sản và thừa kế xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loàingười

Ở nước ta, pháp luật về thừa kế có quá trình phát triển khá sớm trong tiến trìnhlịch sử thể hiện rõ nhất từ Bộ luật Hồng Đức ban hành năm 1483 và có thể thấyquan hệ thừa kế không những chịu ảnh hưởng bởi chế độ chính trị xã hội, chế độ

sở hữu mà còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ hôn nhân gia đình, phong tục tập quán

ở mỗi thời kỳ lịch sử trong một mức độ nhất định

Mục tiêu trước mắt và lâu dài của tiến trình cải cách tư pháp là xây dựng chế

độ nhà nước pháp quyền - một nhà nước của dân, do dân và vì dân Trong chế độpháp quyền đó, quyền thừa kế của công dân là một trong những quyền cơ bản đượcNhà nước công nhận và bảo hộ Công dân có quyền để lại tài sản cho cá nhân hoặc

tổ chức theo di chúc hoặc theo pháp luật, nhưng cũng có quyền hưởng di sản củangười khác theo di chúc hoặc theo pháp luật Trong chế độ Nhà nước pháp quyền đócác quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có quyền lợi hợppháp của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ Các quyền dân sự cơ bản củacông dân ngày càng được củng cố trong đó có quyền thừa kế di sản Khi khối lượngtài sản của công dân ngày càng đa dạng về chủng loại, lớn về giá trị tài sản, thìquyền thừa kế di sản của cá nhân ngày càng được coi trọng và được ghi nhận cụ thểtrong hệ thống pháp luật

Từ thực tế cuộc sống này, pháp luật về thừa kế phải được xây dựng và khôngngừng được hoàn thiện cho phù hợp với quá trình xây dựng và phát triển toàn diệncủa đất nước Hiện nay những quy định về quyền thừa kế đã chiếm một vị trí quantrọng với số lượng điều luật đáng kể có tính khái quát cao và quy định tương đối đầy

đủ, toàn diện về thừa kế trong Bộ luật dân sự Nhưng kể từ khi Nhà nước ban hành

Bộ luật dân sự đầu tiên năm 1995 và Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005, thì nhữngquy định của Bộ luật dân sự về quyền thừa kế khi được Toà án các cấp áp dụng đểgiải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế, nhưng vẫn tồn tại không ít khó khăn,lúng túng Vì trong Bộ luật dân sự vẫn còn có những quy định trong chế định thừa

kế chưa thật sự phù hợp với thực tế của đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện nềnkinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới

Hiện nay, hàng năm ngành Tòa án nhân dân vẫn phải thụ lý và giải quyếthàng ngàn vụ án tranh chấp về thừa kế Nhưng quy định của pháp luật thừa kế hiệnnay cùng các ngành luật liên quan như pháp luật đất đai và những quy định phápluật khác có liên quan đến thừa kế vẫn chưa đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất

Trang 2

Thực tiễn xét xử tại ngành Tòa án nhân dân cho thấy: có nhiều vụ tranh chấp vềquyền thừa kế đã phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục vẫn không cao

Có thể thấy rằng, khi áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về thừa

kế, ngành Toà án nhân dân đã gặp rất nhiều khó khăn Đó là những quy định chưathật sự ổn định của pháp luật về đất đai, các chính sách có những nội dung chưa nhấtquán Thực tế này đã gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giải quyết các tranhchấp về quyền thừa kế liên quan đến nhà, đất Ngoài ra cũng cần thấy rằng, do tínhchất và sự đa dạng về chủng loại tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân khôngthuần nhất, không ngừng biến động, biến đổi cũng làm ảnh hưởng đến việc xác địnhkhối di sản và quyền thừa kế của cá nhân công dân

Nhận thức được tầm quan trọng và rất phức tạp của pháp luật thừa kế trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo,

nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NAY Thông qua việc nghiên cứu đề tài, nhóm tác

giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật thừa kế đượcquy định trong Bộ luật dân sự của nước ta

2 Tình hình nghiên cứu

Do thừa kế là một chế định phổ biến của đời sống xã hội nên từ trước Cáchmạng tháng Tám năm 1945, pháp luật thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộccũng có những quy định về thừa kế Trong các bộ luật được ban hành vào thời kỳphong kiến và các bộ dân luật cũ thời kỳ Pháp thuộc, thừa kế cũng luôn là mộtchế định chiếm vị trí quan trọng trong các bộ luật Trong Bộ luật Hồng Đức, Bộluật Gia Long, Bộ dân luật giản yếu (năm 1883), Bộ dân luật Bắc Kỳ (năm 1931),

Bộ dân luật Trung Kỳ (năm 1936), các quy định về thừa kế đều chiếm một sốlượng điều luật đáng kể

Ngay sau khi giành được độc lập, cùng với lễ tuyên ngôn độc lập ngày02/9/1945, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản có những quy định về quyềnthừa kế như trong đó có những văn bản quy định về thừa kế như: Sắc lệnh số 97/SLngày 22/5/1950, Thông tư số 1742 - BNC ngày 18/9/1956 của Bộ Tư pháp, Thông

tư số 594-NCPL ngày 27/8/1968 của Toà án nhân dân tối cao, Thông tư số81/TANDTC ngày 24/7/1981, Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990

Trong tiến trình đổi mới, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật dân sự đầu tiênvào năm 1995 và có hiệu lực ngày 01/7/1996 Đây là là kết quả của quá trình phápđiển hóa luật dân sự Việt Nam trong suốt hơn 50 năm Lần đầu tiên chế định thừa kếđược quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 khá đầy đủ và hoàn thiện nhất mànhững văn bản pháp luật trước đó chưa quy định Tuy nhiên, sau 10 năm áp dụng,

có những quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 đã không còn thích hợp, một sốđiều khoản đã không phát huy được tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh cácquan hệ về tài sản, trong đó có những quy định về thừa kế Năm 2005, nhà nước lạiban hành Bộ luật dân sự bổ sung, sửa đổi thay thế Bộ luật dân sự năm 1995

Trang 3

Các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung theo pháp luật ở nước ta còndàn trải và mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể trong chế định về quyềnthừa kế như: thời điểm mở thừa kế; điều kiện của những người được hưởng di sảnkhông phụ thuộc vào nội dung của di chúc; quyền thừa kế di sản của con nuôi Một

số bài viết chỉ tập trung phân tích, bình luận một tranh chấp cụ thể như tranh chấp vềxác định chủ thể hưởng di sản theo pháp luật, người thừa kế thế vị hoặc chủ thểkhông được thừa kế theo pháp luật Những bài viết có tính chất nghiên cứu nàyđược đăng trong các tạp chí chuyên ngành luật như: Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạpchí luật học, Tạp chí dân chủ và pháp luật

Trước đây, vấn đề thừa kế đã được nghiên cứu khái quát ở một số sách có

tính chất như là một dạng kiến thức phổ thông như: "Câu hỏi và giải đáp pháp luật

về thừa kế" của luật sư Lê Kim Quế, "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của tiến sĩ Đinh

Văn Thanh và luật sư Trần Hữu Biền với nội dung giải đáp các vấn đề cơ bản nhất

về thừa kế trong đời sống xã hội

Ngoài ra, trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu ở bậc sauđại học, cấp luận án thạc sĩ và tiến sỹ của một số tác giả Những công trình nghiêncứu về thừa kế là những luận văn hoặc luận án tiến sãy của các tác giả nói trên chỉdừng lại trong phạm vi chế định thừa kế được qui định trong Bộ luật dân sự và giảiquyết những vấn đề thừa kế theo pháp luật mà Bộ luật dân sự hiện hành của nước taqui định Việc nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện chế định thừa kế thì chưa cómột công trình khoa học nào nghiên cứu ở cấp thạc sĩ và tiến sĩ

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ những quy định của phápluật về thừa kế từ đó rút ra những kết luận:

- Nghiên cứu có tính chất tổng quát các khái niệm liên quan đến quyền thừa

kế của công dân; quy định của pháp luật thực định về quyền thừa kế của công dânqua hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

- Quá trình hình thành và phát triển pháp luật thừa kế ở nước ta qua các giaiđoạn lịch sử; nêu những cơ sở và luận điểm có tính chất tổng quát về tiến trình pháttriển pháp luật thừa kế ở nước ta qua các thời kỳ lịch sử và phân tích để thấy rõnhững nội dung kế thừa, phát triển qua mỗi thời kỳ lịch sử

- Đề tài không nghiên cứu tất cả các nội dung của chế định thừa kế mà cácchuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất, nhưng hiện có nhữngcách hiểu rất khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật như: xác định chính xác disản thừa kế, quan hệ pháp luật về thừa kế, thừa kế trong di chúc chung của vợchồng, vấn đề thừa kế thế vị…

- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở để tiếp tục có những kiến nghị bổsung, sửa đổi nhằm hoàn thiện chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự Mục tiêu củaviệc nghiên cứu đề tài là, nêu những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định thừa kế

Trang 4

cho phù hợp với tổng thể các quy định trong Bộ luật dân sự và đồng bộ với các quyđịnh của các nghành luật khác

4 Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài thừa kế, tập thể Chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên

đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống để tiếp cận đề tàinhư: Phương pháp lịch sử; Phương pháp lôgic; Phương pháp duy vật biện chứng;Phương pháp so sánh; Phương pháp tổng hợp

Thông qua các phương pháp lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng đểtổng hợp và so sánh làm nổi bật quyền thừa kế theo pháp luật của công dân ngàycàng được coi trọng và bảo đảm thực hiện theo trình độ phát triển mọi mặt của đấtnước

5 Những đóng góp mới của đề tài

Quyền thừa kế của cá nhân công dân là một trong những quyền dân sự cơ bản

và là một căn cứ phổ biến xác lập quyền sở hữu tài sản của công dân Qua nghiêncứu đề tài, một hệ thống các khái niệm về thừa kế, về quyền thừa kế đã được phântích, làm sáng tỏ… để minh chứng tính đặc thù của quan hệ thừa kế trong các quan

hệ pháp luật dân sự

Thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự được đặt trong mối liên hệ với sựphát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định để phântích, làm sáng tỏ quyền đó dưới góc độ quyền khách quan và quyền chủ quan, đượccủng cố, ghi nhận được bảo vệ ngày một hiệu quả hơn Qua đó làm sáng tỏ quyềndân sự cơ bản của công dân, góp phần hoàn thiện về mặt lý luận trong việc nâng caotrình độ ý thức pháp luật của cá nhân trong chế định thừa kế Từ đó sẽ góp phầnkhắc phục và loại bỏ những quy định pháp luật thừa kế thiếu tính khái quát, khôngđồng bộ, không toàn diện trong Bộ luật dân sự

Từ thực trạng giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế tại ngành Toà ánnhân dân sẽ rút ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế tại Việt Nam.Trước hết là việc cần phải sửa đổi bổ sung chế định thừa kế trong Bộ luật dân sựphù hợp và có hiệu lực cao trong đời sống xã hội hiện tại và lâu dài

6 Kết cấu của đề tài.

Đề tài gồm có 8 chuyên đề, nghiên cứu về những mảng riêng khác nhau.Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phần các chuyên đề, đề tài còn

có phần Báo cáo tổng quan được kết cấu thành 3 chương với các mục tương ứngnội dung các chuyên đề độc lập

Trang 5

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ VÀ QUYỀN THỪA KẾ

1.1 Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế

Là một thực thể trong đời sống xã hội, con người không thể tồn tại và pháttriển nếu tách rời những cơ sở vật chất nhất định Nói cách khác, con ngườikhông thể sống và lao động khi không có tài sản để thoả mãn các nhu cầu thiếtyếu trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất Nếu tư liệu tiêu dùng là phương tiệnsinh hoạt, tư liệu sản xuất là phương tiện để thực hiện các hoạt động sản xuất,kinh doanh thì tài sản nói chung là phương tiện sống của con người Khi sống,con người khai thác công dụng của tài sản để thoả mãn cho nhu cầu của mình,khi chết, tài sản còn lại của họ được dịch chuyển cho người còn sống Quá trìnhdịch chuyển tài sản đó từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là thừa kế

Nhìn nhận một cách tổng quan nhất thì “thừa kế là việc dịch chuyển tài sảncủa người đã chết cho người còn sống”1 Về mặt ngữ nghĩa thì thừa kế là thừahưởng một cách kế tục Theo phương diện này, Từ điển Tiếng Việt đã địnhnghĩa: “Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho”2 Về mặt nội dung thì thừa

kế là quá trình dịch chuyển di sản từ người chết cho người còn sống

Quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống đượchình thành ở bất cứ một xã hội nào và dĩ nhiên, khi chưa có Nhà nước và phápluật, thì nó được thực hiện theo tập tục xã hội nên được gọi là thừa kế Khi Nhànước xuất hiện, bằng pháp luật, nhà nước tác động đến quá trình dịch chuyển tàisản nói trên, trong đó, quyền để lại tài sản cũng như quyền hưởng di sản của cácchủ thể được nhà nước ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật nên từ đó,quá trình dịch chuyển di sản được gọi là quyền thừa kế Nói cách khác, khái niệmquyền thừa kế là một phạm trù pháp lý mà nội dung của nó là xác định phạm vicác quyền, các nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực thừa kế Quyền thừa kế chỉxuất hiện và tồn tại trong xã hội đã có giai cấp và Nhà nước Bên cạnh nội dungkinh tế, quyền thừa kế còn bao hàm ý chí của Nhà nước Nghĩa là, việc dịchchuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống phải hoàn toàn tuân thủ cácquy định của pháp luật

Nghiên cứu tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người thấy rằng, từthời sơ khai của xã hội loài người, quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế đã xuấthiện như một tất yếu khách quan, một đòi hỏi của xã hội và có mối liên quan ràngbuộc, qua lại giữa chúng với nhau Ngay từ thời kỳ đầu hình thành chế độ cộngsản nguyên thủy, chế độ thị tộc, bộ lạc, khi đó mọi tài sản có được của xã hội đều

1 1, 2 Xem Từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học NXB Đà Nẵng 2000.

2

Trang 6

thuộc về thị tộc, bộ lạc Chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã áp đặt quyền thốngtrị chung đối với cả những tài sản do những người đàn ông làm ra, mặc dù có thểmột người đàn ông trong thị tộc này là chồng của một người đàn bà, là cha củanhững đứa con ở thị tộc khác Ngoài ra, cũng trong chế độ thị tộc, bộ lạc theomẫu hệ, các con không thuộc thị tộc của người cha, do đó khi mà con cái chết, tàisản mà chúng làm ra cũng không thuộc về thị tộc, bộ lạc của người cha mà thuộc

về thị tộc, bộ lạc của người mẹ

Như vậy, chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã tạo ra mối quan hệ về quyền

kế thừa, hưởng dụng sản của các con và những người thân thuộc về huyết thốngtrong thị tộc, bộ lạc của người mẹ, không thừa nhận quyền kế thừa, hưởng dụngtài sản của các con theo người cha Ngược lại, nếu người đàn ông chết đi thì tài sảncủa họ làm ra lại thuộc thị tộc mà người mẹ của người cha đó là thành viên vànhững người thân thuộc về huyết thống trong thị tộc, bộ lạc này được kế thừa,hưởng dụng các tài sản đó Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Theo chế độ mẫu quyền,nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục kế thừa nguyênthủy trong thị tộc mới được kế thừa những người trong thị tộc chết Tài sản phải

để trong thị tộc nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”

Thừa kế nguyên thủy trong xã hội thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã đặt nềnmóng ban đầu cho sự hình thành và phản ánh tính tất yếu của quan hệ thừa kế tàisản theo huyết thống, cho dù theo huyết thống của người mẹ Cho đến ngày nay,trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong một bộ phận dân cư (tuy rất nhỏ) vẫn còn

có những cụm hoặc cộng đồng dân cư nhỏ duy trì quan hệ thừa kế tài sản theohuyết thống của người mẹ

Có thể nhận thấy rằng, dù cho xã hội loài người mới chỉ phát triển ở trình

độ sơ khai, quan hệ kinh tế cơ bản cũng chưa phát triển rõ nét, nhưng trong mộtchừng mực nào đó khi tài sản đã có sự dư thừa, thì việc kế thừa, hưởng dụng tàisản do các thành viên của thị tộc, bộ lạc làm ra khi họ chết đã thể hiện như mộtphạm trù kinh tế, một tất yếu của xã hội Theo nghĩa này, tài sản được làm ratrong mỗi thị tộc, bộ lạc không những để duy trì cuộc sống cộng đồng của thị tộc,

bộ lạc như hiện trạng của nó, mà còn được chuyển giao đương nhiên khi có thànhviên nào đó chết với tính vật chất tự nhiên của nó Mục tiêu suy cho cùng là đểduy trì cuộc sống cộng đồng của thị tộc, bộ lạc và cho những thế hệ tiếp theo

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cải xã hội ngày càngđược làm ra nhiều hơn, không những bảo đảm cho sinh hoạt và đời sống của cộngđồng thị tộc, bộ lạc, mà còn có nhiều của cải dư thừa Khi mà tư liệu sản xuất đóngvai trò quan trọng trong quá trình làm ra của cải vật chất và quan hệ xã hội cũng có

sự phân hóa thì việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải vật chất dư thừa đã trởthành nguyên nhân của việc phân hóa giữa các tầng lớp người trong mỗi thị tộc, bộlạc Sự phân hóa này về cơ bản dựa theo mức độ, giá trị tài sản, tư liệu sản xuất mà

họ chiếm hữu được khác nhau, từ đó hình thành nên chế độ tư hữu về tài sản, màchủ yếu đối với tư liệu sản xuất

Trang 7

Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất được xác lập đã phá vỡ tính cộng đồngcủa thị tộc, bộ lạc trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sảnchung và đương nhiên kết quả cuối cùng của sự phân hóa này chính là việc phânchia xã hội thành các giai cấp thống trị và bị trị Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuấtđược xác lập cũng đương nhiên phá vỡ việc kế thừa, hưởng dụng chung của thịtộc, bộ lạc đối với tài sản của người chết để lại và như vậy việc kế thừa, hưởngdụng chung của thị tộc, bộ lạc đối với tài sản của người chết để lại cũng khôngthể còn môi trường để tồn tại Có chế độ tư hữu về tài sản tất dẫn đến nhu cầubảo vệ quyền tư hữu đó khi chủ sở hữu tài sản chết

Khi việc kế thừa, hưởng dụng chung của thị tộc, bộ lạc đối với tài sản củangười chết để lại đã bị phá vỡ thì không thể không hình thành một hình thức kếthừa, hưởng dụng tài sản của người chết để lại phù hợp với chế độ tư hữu về tàisản Kế thừa, hưởng dụng một cách riêng biệt tài sản của một cá nhân khi họ chết

đã xuất hiện như một tất yếu, nó đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ tài sản

và phát sinh quan hệ thừa kế tài sản theo đúng nghĩa đen của khái niệm

Như trên đã phân tích, quan hệ thừa kế tài sản chỉ hình thành và phát triểnkhi trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản và nó gắn chặt với tư hữu nhưhình với bóng, không thể tách rời Tư hữu là tiền đề của thừa kế, còn thừa kế lại

là cơ sở củng cố quyền tư hữu về tài sản Chế độ tư hữu về tài sản ra đời đã xóa

đi không những quyền độc tôn của người đứng đầu thị tộc, bộ lạc trong việc địnhđoạt tài sản chung của cộng đồng, xóa đi quyền chung của cộng đồng thị tộc, bộlạc trong việc kế thừa, hưởng dụng tài sản do các thành viên của thị tộc, bộ lạclàm ra khi họ chết , mà còn khẳng định quyền tài sản của cá nhân để làm cơ sởcho việc hình thành quan hệ thừa kế theo đúng nghĩa của nó và điều quan trọnghơn chính nó đã khẳng định luôn cả diện thừa kế là những người thân thuộc theohuyết thống của người có tài sản khi họ chết

Khi giai cấp đã xuất hiện, có giai cấp thống trị và có giai cấp bị trị, đươngnhiên đối kháng giai cấp trong xã hội là điều không tránh khỏi Kết quả của sựđối kháng giai cấp là nhà nước của chế độ tư hữu ra đời và trở thành công cụchuyên chế của giai cấp thống trị Nhà nước của chế độ tư hữu đã phải sử dụngsức mạnh áp chế để bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp mình Song song vớiquyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế tài sản cũng được bảo vệ bằng những sứcmạnh đó Những trật tự trong quan hệ về sở hữu tài sản nói chung và trong quan

hệ về thừa kế nói riêng được nhà nước của chế độ tư hữu thiết lập trong giai đoạnnày phù hợp với tính tất yếu khách quan, nhưng mang bản chất giai cấp sâu sắc.Quyền lợi của giai cấp thống trị luôn được bảo vệ bằng chính những thiết chế củasức mạnh trấn áp hay sức mạnh kinh tế

Để duy trì những tài sản của cá nhân sau khi qua đời được chuyển dịch chongười còn sống không phải theo phương thức đương nhiên như thời kỳ chế độcộng sản nguyên thủy, ngoài việc thiết lập ra một tổ chức đặc biệt để thống trị xãhội - đó là Nhà nước, giai cấp thống trị đã ban hành pháp luật nhằm duy trì quyền

Trang 8

lực kinh tế, nền tảng của quyền lực chính trị từ đời này sang đời khác Trên cơ sởchế độ tư hữu về tài sản đã được pháp luật bảo vệ, pháp luật về thừa kế được hìnhhành, phát triển như một tất yếu khách quan và là nhu cầu của xã hội có giai cấp.Theo luật La Mã cổ đại thì các con, cháu của người để lại di sản có quyền thừa kếtrước tiên, vì họ được pháp luật coi là những người thừa kế đương nhiên và nếungười để lại di sản không có con, cháu thì mới đến lượt những người có quan hệhuyết thống nội tộc được hưởng di sản, những người thuộc thị tộc của người đểlại di sản chỉ được hưởng di sản khi không còn người thừa kế thuộc nội tộc củangười để lại di sản Từ những quy định này, quan hệ pháp luật về thừa kế đã rađời và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các quan hệ pháp luật dân sự.

Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, sự xuất hiện chế độ hônnhân với hình thái gia đình đối ngẫu làm cho kinh tế gia đình đã trở thành mộtđơn vị kinh tế độc lập trong thị tộc, không còn phụ thuộc vào thị tộc và cuối cùnglàm tan rã thị tộc

Ở thời kỳ này gia đình phát triển sang một hình thức mới hơn (Ăng ghengọi là hình thức trung gian trong bước chuyển từ chế độ hôn nhân đối ngẫu sangchế độ hôn nhân một vợ một chồng), trong đó mọi quyền lực thuộc về ngườichồng, với tư cách là người gia trưởng nên tất cả tài sản trong gia đình thuộc sởhữu của người chồng và sở hữu của “gia đình cá thể đã trở thành một lực lượngđang đe doạ xã hội”3

Suy xét rộng ra cho thấy: do sự phân công lao động, ở thời kỳ này xã hội

đã có nhiều biến đổi sâu sắc Cùng với sự phân công lao động xã hội, chăn nuôi

và trồng trọt ngày càng phát triển, năng xuất lao động ngày một nâng cao đã xuấthiện sự dư thừa sản phẩm Quá trình phân hoá của cải trong xã hội được hìnhthành và dẫn đến sự phân biệt kẻ giàu người nghèo trong xã hội Những người cóquyền hành trong thị tộc, bộ lạc tìm mọi thủ đoạn để chiếm hữu số của cải dưthừa đó làm của riêng Chế độ tư hữu xuất hiện và từ đó chế độ thị tộc, chế độcộng sản nguyên thuỷ dần dần bị phá vỡ và hoàn toàn tan rã, nhường chỗ cho mộtchế độ xã hội mà trong đó đã có sự phân hoá giai cấp

Nếu trước đây tổ chức thị tộc đã sinh ra từ một xã hội không biết đến mâuthuẫn nội tại, trong đó mọi thành viên xã hội hầu như hoàn toàn “hoà tan” vàocuộc sống cộng đồng thì xã hội mới ra đời đã có sự phân chia giai cấp, trong đócác giai cấp có quyền lợi đối lập nhau, “luôn luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắtvới nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình”4 Trước bối cảnh đó, dĩ nhiên tổchức thị tộc trở thành bất lực trước xã hội, không thể phù hợp được nữa Lúc này,

“xã hội đó đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức để dập tắt cuộc xung đột côngkhai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng lắm là để cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ratrong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức gọi là hợp pháp Tổ chức đó là nhà

3 Xem Ph.đ Ăng ghen “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, NXB Sự Thật Hà Nội, 1972 tr.89

4 Xem “Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật” của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND năm 2001

Trang 9

nước và nhà nước đã xuất hiện.”5

Khi chưa xuất hiện Nhà nước, thừa kế được dịch chuyển theo phong tục,tập quán của các thị tộc, bộ lạc, thì khi Nhà nước xuất hiện, quá trình dịch chuyểntài sản từ một người đã chết cho người còn sống đã có sự tác động bằng ý chí củaNhà nước Giai cấp thống trị thông qua quyền lực nhà nước để áp dụng cácphương pháp cưỡng chế nhằm tác động đến các quan hệ xã hội làm cho các quan

hệ đó phát sinh, phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp mình Nghĩa là khi cóNhà nước thì mọi quan hệ cũng như mọi sự kiện xẩy ra trong đời sống xã hội đềuđược pháp luật điều chỉnh Thừa kế trong xã hội đã có nhà nước cũng không nằmngoài sự điều chỉnh của pháp luật

Vì thế, có thể nói rằng: khái niệm quyền thừa kế được xuất hiện và chỉ xuấthiện chừng nào có sự xuất hiện nhà nước và pháp luật

Như vậy, nếu thừa kế xuất hiện ngay cả khi xã hội chưa phân chia giai cấp,chưa có nhà nước và pháp luật thì khái niệm quyền thừa kế chỉ ra đời và tồn tạitrong những xã hội đã phân chia giai cấp và có nhà nước

Bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, Nhà nước qui định quyền để lạithừa kế và nhận thừa kế của các chủ thể, qui định trình tự và các điều kiện dịchchuyển tài sản cũng như qui định các phương thức dịch chuyển tài sản từ người đãchết sang những người còn sống khác Tuy nhiên, mỗi một chế độ xã hội khác nhau

sẽ có sự khác nhau trong quy định về quyền thừa kế Thậm chí ngay trong một chế

độ xã hội nhưng ở từng giai đoạn khác nhau sự quy định này cũng có thể khác nhau.Điều đó có nghĩa rằng chế độ thừa kế phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh

tế, xã hội của một nhà nước và đặc biệt là do chế độ sở hữu quyết định

Như vậy, cùng với quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế không đơn thuần chỉcòn là phạm trù kinh tế nữa, mà nó đã trở thành phạm trù pháp luật Quan hệ sởhữu và quan hệ thừa kế đều là những quan hệ pháp luật và giữa chúng có mối liên

hệ mật thiết với nhau, quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia, ngược lại chúng lại

là cơ sở của nhau theo những chuẩn mực pháp luật nhất định và mang bản chấtgiai cấp sâu sắc Quan hệ pháp luật về thừa kế hiện hành là một minh chứng chonhận định đó

Quan hệ pháp luật về thừa kế có tính khả biến Tính khả biến được thể hiệnbằng các quy phạm pháp luật, mà các quy phạm này không những phụ thuộc vào

sự thay đổi của quan hệ sở hữu trong các chế độ xã hội khác nhau, mà còn phụthuộc vào mức độ phát triển trong một chế độ xã hội nhất định, nghĩa là trong mỗigiai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của chế độ xã hội đó pháp luật cũng có quyđịnh khác nhau trong việc điều chỉnh mối quan hệ về thừa kế Quan hệ thừa kế khi

đó không những là phạm trù pháp luật, mà còn được hiểu như là một phạm trù lịch

sử, bởi vì nó thể hiện rõ nét sự phát triển kinh tế - xã hội của các chế độ xã hộikhác nhau và của một chế độ xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định

5 Xem “Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật” của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND năm 2001 tr.38

Trang 10

Với những phân tích trên đây, có thể xác định rằng, quan hệ thừa kế là mộtphạm trù pháp luật phản ánh quan hệ kinh tế - xã hội nói chung và lịch sử pháttriển kinh tế - xã hội nói riêng

Điều chỉnh mối quan hệ về thừa kế, pháp luật về thừa kế xác định quyềncủa cá nhân trong việc để lại di sản và quyền của những người nhận di sản thừa

kế, mà trong lý luận pháp lý được gọi chung là quyền thừa kế

Với những phân tích trên đây, quan hệ thừa kế cần được hiểu là một loạiquan hệ pháp luật phát sinh từ sự kiện chết của một cá nhân - chủ sở hữu tài sản

và khi có người thừa kế thực hiện quyền thừa kế của họ, theo đó tài sản và quyền

sở hữu tài sản (di sản) của người chết được chuyển giao cho người (cá nhân hoặc

tổ chức) thừa kế

Thừa kế là quan hệ tài sản, nhưng là quan hệ tài sản có tính đặc thù Trongcác quan hệ dân sự khác, các bên chủ thể đều còn sống và ý chí của các bên đượcthể hiện đồng thời khi xác lập giao dịch, còn quan hệ thừa kế di sản chỉ phát sinhkhi bên có tài sản chết hoặc được xác định là đã chết Vậy, thừa kế được hiểu là

"sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống"

Quyền thừa kế là chế định pháp luật và quan hệ thừa kế là quan hệ phápluật dân sự được các quy phạm pháp luật điều chỉnh phù hợp với những điềukiện, trình tự để lại di sản và nhận di sản của các chủ thể tham gia vào quan hệ

đó Nếu thừa kế tồn tại trong mọi hình thái kinh tế - xã hội thì quyền thừa kế chỉphát sinh khi xã hội phân chia giai cấp và có nhà nước Pháp luật về thừa kế phảnánh bản chất giai cấp tồn tại trong mỗi chế độ xã hội nhất định và có thể thay đổiphù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định của mỗi quốc gia

Tất cả sự quy định của nhà nước nhằm tác động, điều chỉnh quá trình dịchchuyển tài sản từ một người đã chết sang người còn sống sẽ hình thành khái niệmquyền thừa kế theo nghĩa khách quan của nó

Quyền thừa kế là một chế định của ngành luật dân sự bao gồm một tổnghợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điềuchỉnh quá trình dịch chuyển những lợi ích vật chất từ người chết cho nhữngngười còn sống khác

Việc ghi nhận và xác định các quyền, nghĩa vụ nói trên không phải hoàntoàn do ý chí chủ quan tuyệt đối của giai cấp lãnh đạo xã hội, dù rằng pháp luật là

ý chí của giai cấp đó Bằng ý chí chủ quan của mình trên cơ sở dựa vào điều kiệnvật chất của xã hội, Nhà nước ta đã ghi nhận các quyền cũng như xác định cácnghĩa vụ trong lĩnh vực thừa kế cho các cá nhân và các chủ thể khác

Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào cũng phải xuất phát từ cơ sở kinh tế,phù hợp với thực tế khách quan và do cơ sở kinh tế của xã hội quyết định Khichế độ kinh tế thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong sự quy định củapháp luật Vì vậy, dẫu rằng pháp luật là ý chí của Nhà nước (do Nhà nước đặt ra)

Trang 11

nhưng nó vẫn mang tính khách quan Như vậy, khi xem xét quyền thừa kế dướigóc độ một chế định pháp luật thì có nghĩa là xem xét, nhìn nhận ở phương diệnkhách quan Ngoài ra, quyền thừa kế còn được xem xét ở một phương diện khác,phương diện chủ quan.

Nhìn nhận theo phương diện này, quyền thừa kế là quyền năng cụ thể củamỗi một cá nhân trong việc để lại thừa kế và nhận di sản thừa kế, đó là nhữngkhả năng mà các chủ thể được phép xử sự theo quy định của pháp luật, được đểlại thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phải tuân thủ những yêu cầu gì, ai làngười được nhận di sản thừa kế, khi nào thì bị tước quyền hưởng di sản, ngườilập di chúc có những quyền năng gì v.v…

Quyền thừa kế cần được hiểu theo hai phương diện như sau:

- Về phương diện khách quan, quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp cácquy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chuyểndịch tài sản và quyền sở hữu tài sản (di sản) của người chết cho người còn sống

- Về phương diện chủ quan, quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự cơbản của công dân được để lại tài sản của mình cho những người còn sống vàquyền của công dân được nhận di sản theo sự định đoạt của người có tài sản(bằng di chúc) hoặc theo một trình tự và thủ tục pháp luật nhất định (thừa kếtheo pháp luật)

Như vậy, có thể khẳng định lại một lần nữa rằng, bản chất thực của quan hệthừa kế không thể hiện rõ nét trong loại hình thừa kế theo di chúc, mà nó được thểhiện một cách sâu sắc trong loại hình thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là sự chuyển dịch di sản của người chết cho người còn sống theo mối quan hệ ràng buộc về huyết thống, gia đình haythân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản Thừa

kế theo pháp luật bảo đảm quyền của người có tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, nếu không thực hiện quyền định đoạt bằng việc lập

di chúc hoặc tuy có lập di chúc, song việc định đoạt đó bị hạn chế bởi pháp luậthay di chúc họ lập ra không có hiệu lực theo quy định của pháp luật Thừa kếtheo pháp luật về bản chất là bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyếtthống, gia đình hay thân thuộc với người có tài sản khi người này chết

Quá trình dịch chuyển tài sản từ một người đã chết cho người còn sốngđược gọi là thừa kế hay được gọi là quan hệ thừa kế? Tương tự như vậy, quátrình dịch chuyển tài sản từ một người đã chết cho người còn sống khi đã có sựtác động của pháp luật được gọi là quyền thừa kế hay được gọi là quan hệ phápluật về thừa kế?

Việc sử dụng thuật ngữ nào trong những trường hợp nói trên có ý nghĩatương đối quan trọng về mặt lý luận Nếu cho rằng thừa kế là một quan hệ xã hộithì thừa kế khi có sự điều chỉnh của pháp luật sẽ là một quan hệ pháp luật dân sự

Trang 12

Và như vậy, sẽ động chạm đến một vấn đề tương đối lớn về mặt lý luận sau đây:

Trong khoa học pháp luật dân sự, người ta thường dựa vào những tiêu chíkhác nhau để phân chia quan hệ pháp luật dân sự thành các loại khác nhau:

- Nếu dựa vào tính xác định của chủ thể mang quyền và chủ thể mangnghĩa vụ thì quan hệ pháp luật dân sự được phân thành quan hệ pháp luật dân sựtuyệt đối và quan hệ pháp luật dân sự tương đối Quan hệ pháp luật dân sự tuyệtđối là quan hệ mà trong đó chỉ xác định được chủ thể mang quyền, tất cả các chủthể khác là chủ thể mang nghĩa vụ Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là quan

hệ mà trong đó, tương ứng với chủ thể mang quyền đã được xác định cụ thể làchủ thể mang nghĩa vụ cũng đã được xác định cụ thể, theo đó quyền của chủ thểbên này là nghĩa vụ của chủ thể bên kia và ngược lại

Như vậy, theo cách phân loại trên và nếu coi thừa kế là một quan hệ thìquan hệ pháp luật về thừa kế sẽ thuộc nhóm quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đốihay tương đối? Điều này không thể lý giải được bởi lẽ nếu thừa kế là một quan hệpháp luật thì trong quan hệ đó bao giờ cũng đã xác định được cả hai bên chủ thểnên không thể xếp nó vào nhóm các quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối được Mặtkhác, trong quan hệ này không có sự tương ứng đối lập nhau về quyền, nghĩa vụgiữa các bên chủ thể nên cũng không thể xếp nó vào nhóm các quan hệ pháp luậtdân sự tương đối

- Nếu dựa vào cách thức thực hiện quyền dân sự của thể mang quyền thìquan hệ pháp luật dân sự được phân chia thành quan hệ vật quyền và quan hệtrái quyền Quan hệ vật quyền là quan hệ pháp luật dân sự mà trong đó, chủthể mang quyền thực hiện quyền dân sự bằng chính hành vi của mình mà hoàntoàn không phụ thuộc vào hành vi của người khác Ví dụ: quan hệ pháp luật về

sở hữu được coi là quan hệ vật quyền vì trong đó khi thực hiện quyền dân sựcủa mình, chủ sở hữu (chủ thể mang quyền) bằng chính hành vi của mình tácđộng trực tiếp đến vật để thực hiện việc chiếm hữu, việc sử dụng và định đoạttài sản của mình Quan hệ trái quyền là quan hệ pháp luật dân sự mà trong đó,quyền của chủ thể bên này muốn được thực hiện phải thông qua hành vi thựchiện nghĩa vụ của bên kia Ví dụ: quan hệ nghĩa vụ vay nợ được coi là mộtquan hệ trái quyền vì quyền thu hồi nợ của bên cho vay chỉ được thực hiệnchừng nào bên vay thực hiện hành vi trả nợ

Theo cách phân loại trên và nếu coi thừa kế là một quan hệ thì quan hệpháp luật về thừa kế sẽ được xếp vào nhóm quan hệ nào? Trước hết, không thểxếp nó vào nhóm các quan hệ trái quyền vì quyền nhận tài sản của người thừa kếhoàn toàn không phụ thuộc vào hành vi của người để lại di sản, càng không thểthông qua hành vi của người đó được vì quyền nhận di sản chỉ xuất hiện khingười để lại di sản đã chết Mặt khác, cũng không thể xếp thừa kế vào nhóm cácquan hệ vật quyền được bởi người thừa kế không thể tác động đến tài sản củangười để lại di sản nếu ở họ chưa xuất hiện quyền nhận di sản Kể từ khi họ cóquyền nhận di sản thì di sản đó đã thuộc sở hữu của họ và khi họ bằng hành vi

Trang 13

của mình tác động trực tiếp đến di sản chính là việc họ đang thực hiện quyền củamột chủ sở hữu để chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chính mình Thừa

kế chỉ là hệ luận của một quan hệ vật quyền và từ đó tạo ra một quan hệ vậtquyền khác Bởi lẽ, như đã nói ở phần trước, thừa kế chỉ là sự tiếp nối giữa việc

để lại tài sản và việc nhận tài sản mà việc để lại tài sản của người đã chết (dù có

di chúc hay không) thì về bản chất, đều là quyền định đoạt tài sản của một chủ sởhữu Việc nhận di sản chính là việc người thừa kế tiếp nhận quyền định đoạt củangười để lại thừa kế

Như vậy, nếu thừa kế là một quan hệ pháp luật thì nó phải thuộc hoặcnhóm này hoặc nhóm kia theo các cách phân loại trên Trong khi về mặt lý luận,không thể xếp nó vào bất kỳ một nhóm nào bởi thực chất, thừa kế chỉ là một sựkiện dịch chuyển tài sản từ một người đã chết sang người còn sống

Theo quan niệm truyền thống thì quá trình dịch chuyển tài sản của người

đã chết cho người còn sống là một quan hệ xã hội về thừa kế và thường được gọiquan hệ thừa kế Đó là mối quan hệ giữa hai bên chủ thể Một bên là người để lại

di sản và một bên là người nhận di sản thừa kế Có lẽ cách gọi này xuất phát từquan điểm cho rằng, đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ có thể là các quan hệ

xã hội Thừa kế được pháp luật điều chỉnh nên nó phải là một quan hệ xã hội và

so với các quan hệ khác, thừa kế là một quan hệ xã hội khá đặc biệt

Chúng tôi cho rằng, không nên hiểu khái niệm thừa kế là một “quan hệpháp luật” với các lý do sau đây:

Thứ nhất, ngoài việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật còn điều

chỉnh rất nhiều các sự kiện khác xảy ra trong thực tế Khi một quan hệ xã hộiphát sinh cũng có nghĩa là đã xuất hiện một sự kiện nhưng một sự kiện xuất hiệnchưa hẳn đã làm xuất hiện một quan hệ xã hội Trong đa số các trường hợp thìkhi xuất hiện một sự kiện sẽ đồng thời làm xuất hiện một quan hệ xã hội Tuynhiên, cũng có rất nhiều sự kiện xuất hiện và đã được pháp luật dự liệu một hậuquả pháp lý nhưng bản thân sự kiện đó không phải là một quan hệ xã hội và cũngkhông làm xuất hiện một quan hệ xã hội nào Chẳng hạn, hành vi từ bỏ quyền sởhữu tài sản là một sự kiện được pháp luật điều chỉnh (xem Điều 249 BLDS)nhưng hành vi đó không phải là một quan hệ xã hội Thậm chí, hành vi này chính

là sự kiện làm chấm dứt một quan hệ pháp luật về sở hữu

Thứ hai, trong một tác phẩm của mình, C Mác đã viết:

“ Xã hội bất cứ dưới hình thức nào-là gì? Nó là sự tác động lẫn nhau giữangười và người”6 Luận điểm trên của C Mác đã chỉ cho chúng ta thấy rằng xãhội vốn là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người

Mặt khác, xã hội được định dạng thông qua hành vi xử sự của con ngườihiện tại Nói đến xã hội là nói đến sự cấu thành bởi những con người cụ thể -những cá nhân sống Vì thế, nếu quan hệ xã hội là quan hệ giữa người với người

6 Xem C.Mác: “Thư gửi Alencốp” Tuyển tập, tập II NXB Sự Thật, Hà Nội 1971 tr.450

Trang 14

thì phải là mối quan hệ giữa những người đang sống Với một người đã chết,người ta chỉ có thể nói rằng người đó đã từng tham gia quan hệ này hay quan hệkhác mà tuyệt nhiên khôngthể nói rằng người đã chết đang tham gia một quan hệnào đó, trong khi thừa kế chỉ phát sinh khi người để lại tài sản đã chết.

Thứ ba, “để tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói

riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật vànăng lực hành vi”.7 Mặt khác, tại Khoản 3-Điều 16-BLDS đã xác định “Năng lựcpháp luật của cá nhân chấm dứt khi người đó chết” Vì thế, nếu nói rằng thừa kế

là quan hệ giữa người để lại di sản với người nhận di sản thì vô hình chung lạithừa nhận rằng, cá nhân khi không còn năng lực pháp luật và năng lực hành vidân sự vẫn là chủ thể của một quan hệ pháp luật dân sự

Thứ tư, theo nghĩa từ điển: “Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho”

thì thừa kế được hiểu là sự tiếp nối giữa việc để lại di sản của người đã chết vớiviệc nhận di sản của người đang sống (mà không phải là mối quan hệ giữa họ)

Sự tiếp nối đó chính là quá trình dịch chuyển tài sản và được coi là sự kiện (căncứ) làm xác lập quyền sở hữu của người thừa kế đối với khối di sản mà họ đãnhận thừa kế (Xem Điều 245-BLDS)

Thứ năm, cũng theo Từ điển tiếng Việt thì thừa kế còn một nghĩa thứ hai

đồng nghĩa với kế thừa là: “Thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy” (Từ điểntiếng Việt) (nghĩa này chỉ dùng trong những trường hợp cái được thừa hưởngmang giá trị tinh thần) Vì thế, nếu nói rằng kế thừa những di sản văn hoá của dântộc thì cần phải hiểu đó là sự thừa hưởng của thế hệ sau đối với những giá trị tinhthần của thế hệ trước để lại mà không được hiểu là mối quan hệ giữa thế hệ trướcvới thế hệ sau

Như vậy, thừa kế nói chung là quá trình dịch chuyển di sản từ người đãchết cho người còn sống Nếu quá trình dịch chuyển này được thực hiện dựa trên

ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc mà họ để lại sẽ được gọi là: Thừa

kế theo di chúc Mặt khác, nếu sự dịch chuyển trên được thực hiện “Theo hàngthừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật qui định” sẽ được gọi là: Thừa

kế theo pháp luật

2 Quan hệ thừa kế và hàng thừa kế.

2.1 Xác định hàng thừa kế.

Khái niệm chung về hàng thừa kế

Như chúng ta đã biết, khi thừa kế theo pháp luật thì di sản của người chếtphải được dịch chuyển cho những người thân thích của người đó Tuy nhiên,trong số những người đó thì mức độ gần gũi, thân thích của mỗi người đối vớingười chết là khác nhau Theo trình tự hưởng di sản thừa kế thì người nào cómức độ gần gũi nhất với người chết sẽ được hưởng di sản mà người đó để lại,

Trang 15

nhiều người có cùng một mức độ gần gũi với người chết sẽ cùng được hưởng disản của người đó Khi không có người gần gũi nhất thì những người có mức độgần gũi tiếp theo sẽ được hưởng di sản của người chết để lại Như vậy, khôngphải tất cả những người trong diện những người thừa kế theo pháp luật đều đượcthừa kế cùng một lúc Để những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật hưởng

di sản theo trình tự trước, sau căn cứ vào mức độ gần gũi giữa họ với người chết,pháp luật về thừa kế đã xếp những người đó theo từng nhóm khác nhau Mỗi mộtnhóm đó được gọi là một hàng thừa kế theo pháp luật

Vậy hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độgần gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang nhau đối với di sảnthừa kế mà người chết để lại

Pháp luật về thừa kế ở Việt Nam thời kỳ Phong kiến quy định về hàng thừa

kế theo trật tự ưu tiên những người có quan hệ huyết thống ty thuộc nội tộc vớingười để lại di sản Bộ luật dân sự Bắc kỳ 1931 (gọi tắt là DLB và Bộ luật dân sựTrung kỳ 1936 (gọi tắt là DLT) qui định về các hàng thừa kế như sau:

Hàng thứ nhất gồm: Các con (con đẻ, con nuôi, con vợ cả, con vợ lẽ) của

người để lại di sản Trong trường hợp người để lại di sản không còn con thì cháuhưởng di sản (Điều 18 DLB và Điều 182 DLT)

Hàng thứ hai bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người để lại di sản Hàng thứ ba bao gồm: Ông nội, bà nội, cụ nội của người để lại di sản.

(Các cụ nội của người để lại di sản chỉ được hưởng di sản trong trường hợp cảông nội, bà nội của người để lại di sản không còn

Hàng thứ tư bao gồm: Anh, chị, em ruột của người để lại di sản Con của

anh, chị, em ruột người để lại di sản cũng thuộc hàng này trong trường hợp anh,chị, em ruột của người để lại di sản đã chết trước người để lại di sản Cháu gọianh, chị, em ruột của người để lại di sản bằng ông, bà cũng thuộc hàng thừa kếnày trong trường hợp anh, chị, em ruột và con của anh, chị, em ruột của người đểlại di sản đều đã chết người để lại di sản

Hàng thứ năm bao gồm: Những người bên họ ngoại của người để lại di

sản Những người này chỉ được hưởng di sản sau khi đã xác định bên họ nội củangười để lại di sản thừa kế không còn ai hoặc còn nhưng đều bị coi bất xứnghưởng di sản

Từ việc điểm qua qui định về hàng thừa kế trong pháp của một số nước vàpháp luật Việt nam thời Phong kiến, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng việc dịchchuyển di sản đều được thực hiện theo “dòng chảy xuôi” nên bố mẹ không baogiờ được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của con khi con chết,cũng như vợ, chồng không thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi một bên chết Tất cả

di sản của người chết được dồn hết cho con của họ được hưởng, chỉ khi nào họ

Trang 16

không có con hưởng thừa kế thì di sản mới được chuyển dịch cho bố, mẹ theo

“dòng chảy ngược”

Kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến nay, chú trọngnguyên tắc bình đẳng trong quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con, giữa vợ vàchồng v.v đồng thời chú trọng đến mức độ gần gũi giữa người thừa kế với người

để lại di sản, pháp luật về thừa kế ở nước ta đã xác định hàng thừa kế hoàn toànkhác Nhìn chung, trừ Thông tư 1742 còn tất cả các văn bản pháp luật về thừa kế

đã từng được ban hành ở nước ta từ sau ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hoàđược thành lập (1945) cho đến nay đều xác định những người có cùng mức độgần gũi với người để lại di sản sẽ đứng vào cùng một hàng thừa kế mà khôngphân biệt quan hệ giữa họ với người để lại di sản là hôn nhân, huyết thống haynuôi dưỡng Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất bao giờ cũng được xác định gồmcha, mẹ, vợ, chồng, con của người chết Tuy nhiên, tổng số hàng thừa kế trongcác văn bản pháp luật là khác nhau tuỳ thuộc vào pụam vi rộng hay hẹp của diệnthừa kế theo pháp luật

Thông tư 1742 đã xác định thứ tự thừa kế theo luật như sau: thứ tự thứ nhấtgồm: Vợ hoặc chồng và các con của người chết, thứ tự thứ hai gồm: Cha, mẹ củangười chết, sau cha mẹ đến các hàng thừa kế khác Như vậy, Thông tư này đã có

sự sắp xếp những người thừa kế theo từng hàng nhưng còn thiếu tính cụ thể vìtheo thứ tự trên sẽ được hiểu có ba hàng thừa kế nhưng “hàng thừa kế khác” baogồm những ai thì chưa được xác định Việc qui định không rõ ràng của Thông tư

1742 dẫn đến việc Toà án khi giải quyết các tranh chấp về thừa kế đã gặp nhiềulúng túng khi xác định những người ở các hàng thừa kế khác

Nhằm khắc phục thiếu sót trên của Thông tư 1742, TANDTC đã ban hànhThông tư 594 hướng dẫn đường lối xét xử các tranh chấp về thừa kế Trong đó đãqui định: Hàng thừa kế thứ nhất gồm có: Vợ goá, (vợ cả goá, vợ lẽ goá) hoặcchồng goá; các con đẻ, các con nuôi; bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi Hàng thừa kếthứ hai gồm có: Anh chị em ruột và anh chị em nuôi; ông bà nội ngoại Như vậy,khác với Thông tư 1742, Thông tư 594 đã xếp bố, mẹ lên hàng thừa kế thứ nhất

để hưởng di sản do con để lại, đồng thời đã loại bỏ cụm từ “hàng thừa kế khác”

Văn bản pháp luật qui định về thừa kế tiếp theo Thông tư 81 là Pháp lệnhthừa kế Như đã nói, đây là một văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực ở Trungương (Hội đồng Nhà nước) ban hành trong những năm đầu thực hiện đường lối đổimới của Đảng và Nhà nước Để đảm bảo hơn nữa về quyền thừa kế, của mọi chủchủ thể nói chung và của mọi cá nhân nói riêng, PLTK đã xác định diện những

Trang 17

người thừa kế theo pháp luật với một phạm vi rộng hơn Thông tư 81 Vì vậy, sốlượng hàng thừa kế theo pháp luật cũng nhièu hơn so với các văn bản pháp luật vềthừa kế trước đó tại Điều 25 của PLTK đã qui định ba hàng thừa kế như sau:

- Hàng thứ nhất gồm: Vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của

người chết

- Hàng thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị

ruột, em ruột của người chết

Hàng thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngọi của người chết; bác ruột, chú ruột, cô

ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chúruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột Như vậy, so với Thông tư 81, Pháp lệnh thừa kế cónhiều điểm mới sau đây:

Thứ nhất, Trong mối quan hệ thừa kế di sản của nhau giữa cha, mẹ và con,

PLTK không phân biệt người con đó có đang làm con nuôi của người khác haykhông Vì vậy, khi cha mẹ chết thì con nuôi cũng như con đẻ đều đứng ở hàngthừa kế thứ nhất để hưởng di sản của bố, mẹ để lại và ngược lại, khi con chết thìcha, mẹ đẻ cũng như cha, mẹ nuôi đều đứng ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng disản của người con đã chết để lại

Thứ hai, trong hàng thừa kế thứ hai, PLTK đã loại bỏ anh, chị, em nuôi của

người chết Chúng tôi cho rằng đây là điểm tiến bộ đáng kể của PLTK so vớiThông tư 81 vì như chúng tôi đã nói, thuật ngữ “anh, chị, em nuôi” chỉ là nhữngngười có cùng cha mẹ, trong đó có người là con nuôi, có người là con đẻ mà khôngđược hiểu là giữa họ có quan hệ nuôi dưỡng Vì thế, anh, chị em, nuôi là thànhviên trong một gia đình sẽ cùng được hưởng di sản mà bố mẹ họ (bố mẹ nuôi, bố

mẹ đẻ) để lại, còn khi một trong những người đó chết mà họ không cùng bố, mẹ đẻ

ra (không phải anh, chị em ruột thì họ không được hưởng di sản của nhau

Thứ ba, PLTK đã xếp thêm những người thuộc huyết thống trực hệ tôn thuộc của người chết (huyết thống bề trên) ở đời thứ tư (cụ nội, cụ ngoại) cũng

như đã xếp thêm những người thuộc huyết thống bàng hệ của người chết ở đờithứ hai (cô, dì, chú, bác, cậu của người chết và cháu của người chết là cô, dì, chú,bác, cậu) vào trong hàng thừa kế thứ ba

Sau một thời gian dài áp dụng PLTK nói riêng và các văn bản pháp luật dân

sự nói chung vào thực tiễn cuộc sống, trước sự phát triển không ngừng và phongphú, đa dạng của các quan hệ dân sự cho thấy việc qui định để điều chỉnh các quan

hệ dân sự bằng các văn bản dưới luật đã không còn phù hợp và không đáp ứngđược đòi hỏi của thực tế cuộc sống Trước tình hình đó Bộ luật dân sự 1995 đượcban hành và trở thành một công cụ pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

cá nhân, tổ chức, lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, đảm bảo sự bình đẳng và antoàn pháp lý trong các quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầuvật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội Với tinhthần đó Bộ luật dân sự 1995 là một văn bản pháp luật đã hệ thống hoá, pháp điển

Trang 18

hoâ toăn bộ phâp luật dđn sự của nước ta từ trước đín nay Tuy nhiín, về hăngthừa kế theo phâp luật, Bộ luật dđn sự vẫn giữ nguyín qui định của PLTK TạiĐiều 679, Bộ luật dđn sự 1995 qui định về hăng thừa kế như sau:

“a) Hăng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹnuôi; con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hăng thừa kế thứ hai gôm: ông nội, bă nội, ông ngoại, bă ngoại; anhruột, chị ruột, em ruột của người chết

c) Hăng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bâc ruột, chúruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; châu ruột của người chết mă ngườichết lă bâc ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột.”

Theo qui định trín thì ông nội, bă nội, ông ngoại, bă ngoại lă người thừa kếcủa châu ở hăng thừa kế thứ hai nhưng châu không thuộc hăng thừa kế thứ hai củaông, bă Tương tự như vậy, cụ nội, cụ ngoại lă người thừa kế của chắt ở hăng thừa

kế thứ ba nhưng chắt không thuộc hăng thừa kế thứ ba của câc cụ Sở dĩ câc nhălăm luật không đưa châu văo hăng thừa kế thứ hai của ông bă, không đưa chắt văohăng thừa kế thứ ba của câc cụ lă vì muốn để cho châu hưởng di sản của ông bă,chắt hưởng di sản của câc cụ theo chế độ thừa kế thế vị trong trường hợp cha mẹcủa châu vă cha, mẹ của chắt chết trước ông, bă, câc cụ Khi ban hănh Bộ luật dđn

sự 1995, câc nhă lăm luật cho rằng dù có xếp châu văo hăng thừa kế thứ hai đểhưởng di sản của ông, bă thì theo trình tự châu vẫn không được hưởng di sản củaông bă nếu cha mẹ châu vẫn còn sống văo thời điểm ông, bă chết Nếu cha mẹchâu chết trước ông, bă thì châu đê được hưởng di sản của ông, bă theo chế độthừa kế thế vị Vì thế, sẽ lă thừa nếu xếp châu văo hăng thừa kế thứ hai của ông bă,chắt văo hăng thừa kế thứ ba của câc cụ Tuy nhiín, câch hiểu năy vă qui định địnhtrín đê bộc lộ sự thiếu sót vă đê được bổ sung trong Bộ luật dđn sự 2005

Do sự thay đổi vă phât triển về nhiều mặt của cuộc sống, câc quy địnhtrong BLDS 1995 đê có nhiều điểm trở nín bất cập vă nhiều thiếu sót Vì thế,Nhă nước ta đê tiến hănh sửa đổi, bổ sung Bộ luật dđn sự 1995 bằng Bộ luậtdđn sự 2005 Về hăng thừa kế theo phâp luật, Điều 676-Bộ luật dđn sự 2005qui định như sau:

“a) Hăng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹnuôi; con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hăng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bă nội, ông ngoại, bă ngoịa; anhruột, chị ruôt, em ruột của người chết; châu ruột của người chết mă người chết lẵng nội, bă nội, ông ngoại, bă ngoại

c) Hăng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bâc ruột, chúruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; châu ruột chủ người chết mă ngườichết lă bâc ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết măngười chết lă cụ nội, cụ ngoại.”

Trang 19

Như vậy, về cơ bản thì Bộ luật dân sự 2005 giữ lại qui định của Bộ luậtdân sự 1995 về hàng thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên, có bổ sung thêm cháuvào hàng thừa kế thứ hai của ông bà, chắt vào hàng thừa kế thứ ba của các cụ.Chúng tôi cho rằng sự bổ sung này là cần thiết trong việc bảo vệ quyền hưởng disản của cháu đối với di sản của ông, bà và quyền hưởng di sản của chắt đối với disản của các cụ trong một số trường hợp cụ thể Chẳng hạn, cha của cháu là ngườithừa kế theo luật duy nhất của ông, bà nhưng lại là người không được quyềnhưởng di sản theo khoản 1, Điều 643 Nếu không có bổ sung này thì trong trườnghợp đó cháu sẽ không được hưởng thừa kế di sản mà ông, bà để lại vì cháu khôngthuộc hàng thừa kế nào của ông bà và thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi cha, mẹchết trước ông, bà và không bị tước quyền thừa kế.

2.2 Xác định quan hệ thừa kế

Theo qui dịnh của Điều 676, BLDS 2005 thì quan hệ thừa kế giữa nhữngngười trong cùng một hàng thừa kế được xác định như sau:

* Ở hàng thừa kế thứ nhất có hai mối quan hệ giữa những người có

quyền hưởng di sản của nhau:

+ Về quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng:

Vợ - chồng là mối quan hệ giữa một người đàn ông với một người đàn bàtrên cơ sở hôn nhân được pháp luật thừa nhận Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng

là một quan hệ thừa kế mang tính hai chiều hay còn gọi là “thừa kế đối nhau”,

“thừa kế của nhau”, nghĩa là trong đó, khi bên này chết thì bên kia là người thừa

kế ở hàng thứ nhất và ngược lại, khi bên kia chết thì bên này là người thừa kế ởhàng thứ nhất Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệhôn nhân Theo qui định tại Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm

2000 (gọi tắt là Luật Hôn nhân 2000) thì “hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồngsau khi đã kết hôn” Mặt khác, cũng tại Điều 8 của luật trên còn qui định “Kếthôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp luật vềđiều kiện kết hôn và đằn ký kết hôn”

Vì thế, vợ - chồng được thừa kế di sản của nhau khi một bên chết, nếu vàothời điểm mở thừa kế mà quan hệ hôn nhân giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồntại Tuy nhiên việc thừa nhận nam và nữ có quan hệ hôn nhân để theo đó xác định

họ là vợ chồng, được thừa kế di sản của nhau theo hàng thừa kế thứ nhất rất khaunhau trong các giai đoạn lịch sử nhất định Chẳng hạn, kể từ khi Luật Hôn nhân

và gia đình 1959 của nước ta có hiệu lực, thì chế độ hôn nhân tiến bộ một vợ mộtchồng mới được xác lập ở nước ta Vì vậy, trong giai đoạn này phải chấp nhậnhậu quả của chế độ đa thê về hôn nhân do chế độ cũ để lại nên một người cónhiều vợ mà các quan hệ hôn nhân đó được xác lập trước ngày 13/1/1960 vẫnphải được thừa nhận và phải thừa nhận giữa họ có quan hệ thừa kế di sản củanhau theo quan hệ hôn nhân

Trang 20

Chính vì thế, khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồngcần lưu ý các trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất, vợ chồng đã chia tài sản chung nhưng không ly hôn,

sau đó một bên chết thì về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân của họ vẫn tồn tại Do

đó người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết

Trường hợp thứ hai, vợ chồng đã sống ly thân và về mặt tình cảm hầu như

tình yêu giữa họ đã “chết” nhưng vì một lý do tế nhị nào đó nên họ không ly hônthì dù về mặt tình cảm, hôn nhân giữa họ “đã chết” nhưng về mặt pháp lý, hônnhân giữa họ vẫn đang tồn tại Vì vậy, người còn sống vẫn được hưởng di sảncủa người đã chết

Trường hợp thứ ba, khi một bên chết, dù người còn sống đang sống chung

với người khác như vợ chồng một cách bất hợp pháp thì người đó vẫn đượchưởng di sản của người đã chết

Trường hợp thứ tư, vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được Toà án cho ly

hôn hoặc đã được Toà án cho ly hôn nhưng quyết định hoặc bản cho ly hôn chưa

có hiệu lực pháp luật mà một bên chết thì người còn sống vẫn được thừa kế disản của người đã chết

Trường hợp thứ năm, nếu một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn

nhân đó đều được tiến hành trước ngày 13/1/1960 ở miền Bắc (ngày Luật Hônnhân và Gia đình 1959 có hiệu lực pháp luật) và trước ngày 25/3/1977 ở miềnNam (ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trên toàn quốc) thì khingười chồng chết trước tất cả các người vợ (nếu còn sống vào thời điểm ngườichồng chết) đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người chồng.Ngược lại, chồng là người thừa kế thứ nhất của những người vợ đã chết trươcngười chồng đó

Trường hợp thứ sáu, nếu cán bộ, chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập

kết ra miền Bắc, lấy vợ ở miền Bắc mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằngmột bản án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ởhàng thừa kế thứ nhất của người chồng khi người chồng chết trước, và ngược lạikhi những người vợ chết trước người chồng thì người chồng là người thừa kế ởhàng thứa nhất của người vợ đã chết

Trường hợp thứ bảy, đối với các trường hợp hôn nhân không đăng ký kết

hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế (gồm các cuộc hôn nhân được tiếnhành trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật có đủ điềukiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn) thì quan hệ vợ chồng giữa họ vẫnđược thừa nhận và do vậy họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàngthừa kế thứ nhất

Trường hợp thứ tám, hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó quay lại sống

chung với nhau trước ngày luật Hôn nhân và Gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật

Trang 21

mà cuộc sống chung đó không bị huỷ bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luậtthì họ vẫn được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng theo hôn nhân nên vẫn đượccoi là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất.

+ Về quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con: Quan hệ thừa kế giữa một bên

là cha, mẹ với một bên là con cũng là quan hệ thừa kế mang tính hai chiều Quan

hệ này được xác định theo một trong hai căn cứ Nếu căn cứ vào quan hệ huyếtthống thì đó là những người có cùng một dòng máu trực hệ trong phạm vi hai đờiliền kề nhau Trong đó, cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó

và được pháp luật thừa nhận Vì vậy, cha, mẹ của người do mình sinh ra dù tronghay ngoài giá thú nhưng được pháp luật thừa nhận đều là người thừa kế ở hàngthứ nhất để hưởng di sản theo pháp luật khi người con chết Và ngược lại, ngườicon trong hay ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứa nhất để hưởng disản do cha, mẹ mình để lại Nếu căn cứ vào quan hệ nuôi dưỡng thì đó là quan hệgiữa những người nuôi dưỡng lẫn nhau theo cha - con, mẹ - con hoặc theo cha,

mẹ - con Cha nuôi, mẹ nuôi của một người là người đã nhận người đó làm connuôi của mình theo qui định của pháp luật Cha nuôi, mẹ nuôi là những ngườithừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của con nuôi khi người con nuôi đó chết vàngược lại, con nuôi là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ nuôi khicha, mẹ nuôi chết

Trong trường hợp một người vừa có con nuôi vừa có con đẻ thì họ vừa làngười thừa kế ở hàng thứ nhất để hưởng di sản của người con nuôi khi người connuôi đó chết, vừa là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản củacon đẻ khi người con đẻ đó chết Ngược lại một người đang là con nuôi củangười khác thì họ vừa là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sảncủa cha, mẹ nuôi khi cha, mẹ nuôi chết, vừa là người thừa kế ở hàng thừa kế thứnhất để hưởng di sản của cha, mẹ đẻ khi cha, mẹ đẻ chết

Đối với trường hợp người nhận nuôi con không đăng ký việc nhận nuôicon nuôi theo dúng qui định của pháp luật thì cha, mẹ nuôi với con nuôi chỉ làngười thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau khi được công nhận là nuôi connuôi thực tế

Cần lưu ý rằng cụm từ “cha mẹ và con” còn được dùng để chỉ các quan hệkhác như quan hệ giữa cha, mẹ của một người với vợ của người đó (quan hệ nàyđược gọi là cha, mẹ chồng với con dâu) hoặc giữa cha, mẹ của một người vớichồng của người đó (quan hệ này được gọi là cha, mẹ vợ với con rể) Nhưngtrong các trường hợp nói trên, không có các căn cứ để xác định mối quan hệ thừa

kế theo pháp luật giữa họ Vì thế, con dâu không phải là người thừa kế theo phápluật của cha, mẹ chồng, con rể không phải là người thừa kế theo pháp luật củacha, mẹ vợ

Tuy nhiên, nếu người con dâu tham gia lao động chung trong gia đình cha,

mẹ chồng, góp công sức trong việc xây dựng khối tài sản của gia đình cha, mẹchồng thì người con dâu đó có quyền hưởng phần tài sản tương xứng với công

Trang 22

sức đóng góp của mình trong khối tài sản chung hiện có với tư cách là một đồngchủ sở hữu Vì vậy, trước khi chia di sản của cha, mẹ chồng cho những ngườithừa kế cần phải tách từ khối tài sản đó phần tài sản thuộc quyền của người condâu Người con rể trong trường hợp tương tự trên cũng được đảm bảo quyền lợinhư người con dâu.

Ngoài ra, cụm từ trên còn được dùng để chỉ quan hệ giữa con của mộtngười với vợ kế của người đó hoặc giữa con của một người với chồng kế củangười đó Các quan hệ này được Bộ luật dân sự (cả 1995 và 2005) gọi là “quan

hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế.”

Khi xác định về quan hệ thừa kế giữa những người này, Điều 679, Bộ luậtdân sự 2005 đã qui định:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhaunhư cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sảntheo qui định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này”

Điều luật trên qui định về hai mối quan hệ: Quan hệ giữa con riêng với bốdượng: là quan hệ giữa người chồng với con riêng của người vợ Quan hệ giữa conriêng với mẹ kế: là quan hệ giữa người vợ với con riêng của người chồng Các bêntrong hai mối quan hệ nói trên không có quan hệ huyết thống nên về nguyên tắc thì

họ không phải là người thừa kề theo pháp luật của nhau Tuy nhiên, nếu giữa họ cóquan hệ chăm sóc nuôi dưỡng lẫn nhau thì họ được xác định tương tự như cha mẹnuôi với con nuôi và vì thế họ sẽ là người thừa ở ở hàng thứ nhất của nhau nhưngkhông đương nhiên mang tính hai chiều như quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ nuôi vớicon nuôi Cụ thể là: Nếu bố dượng chăm sóc, nuôi dưỡng và coi con riêng của vợnhư con của mình thì khi người con đó chết, bố dượng sẽ là người thừa kế ở hàngthừa kế thứ nhất của người con đó Nếu con riêng của người vợ chăm sóc, nuôidưỡng và coi bố dượng như cha của mình thì khi bố dượng chết, con riêng củangười vợ mới được coi là người thừa kế ở hàng thứ nhất của bố dượng Quan hệthừa kế giữa con riêng của chồng với mẹ kế cũng được xem xét tương tự như trên.Tuy nhiên, như thế nào thì được coi là có “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhaunhư cha con, mẹ con” là một vấn đề hết sức khó khăn trong thực tiễn

Thực tế cho thấy khi con riêng và mẹ kế cũng như con riêng và bố dượngkhông ở chung và sinh hoạt cùng một gia đình thì không thể xác định giữa họ cóquan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng trong khi những người con đó thật sự về mặt tìnhcảm đã coi mẹ kế như mẹ đẻ, coi bố dượng như cha đẻ của mình và mặc dù khôngsống cùng nhà nhưng họ luôn luôn quan tâm và thường gửi tiền cũng như các vậtchất khác để phụng dưỡng bố dượng, mẹ kế Ngược lại, có trường hợp tuy ở cùngnhà với nhau nhưng giữa họ “bằng mặt nhưng không bằng lòng” nên việc xác địnhgiữa họ có chăm sóc nuôi dưỡng nhau “như cha con, mẹ con” là hết sức khó khăn

Thiết nghĩ, vấn đề này cần phải có văn bản hướng dẫn thêm Nhận xét vềĐiều 679, chúng tôi cho rằng kết cấu ngôn ngữ của điều luật là thừa dẫn đến khó

Trang 23

hiểu Tại sao đã “được thừa kế di sản của nhau” lại còn “được thừa kế di sản theoqui dịnh tại Điều 676”? Vậy “Được thừa kế di sản của nhau” là được thừa kế theo

cơ sở nào nếu như không phải là thừa kế theo pháp luật? Trong khi thừa kế theoĐiều 676 và Điều 677 chính là thừa kế theo pháp luật Vì vậy, Điều 676 Bộ luậtdân sự cần phải được kết cấu lại ngôn ngữ như sau:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡngnhau như cha con, mẹ con thì được coi là người thừa kế ở hàng thứ nhất đểhưởng di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo qui định tại Điều 677 của

Bộ luật này”

* Ở hàng thừa kế thứ hai có hai mối quan hệ giữa những người có quyền

hưởng di sản của nhau:

+ Về quan hệ thừa kế giữa ông bà với cháu.

Theo điểm b, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì căn cứ để xácđịnh mối quan hệ thừa kế này là hoàn toàn dựa vào quan hệ huyết thống màkhông dựa vào quan hệ nuôi dưỡng Pháp luật không đương nhiên thừa nhận giữacha đẻ, mẹ đẻ của một người với người con nuôi của người đó có quan hệ thừa

kế Vì vậy, ông nội, bà nội của một người là người đã sinh ra cha đẻ của người

đó, ông ngoại, bà ngoại của một người là người đã sinh ra mẹ đẻ của người đó.Trước đây, trong Bộ luật dân sự 1995 không xếp cháu vào hàng thừa kế thứ haicủa ông bà nên quan hệ thừa kế này chỉ có một chiều nhưng theo Bộ luật dân sự

2005 thì quan hệ thừa kế này là thừa kế hai chiều vì cháu đã được xếp vào hàngthừa kế thứ hai của ông, bà Do vậy, nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại cònsống vào thời điểm người cháu của mình chết sẽ là người thừa kế theo pháp luật

ở hàng thừa kế thứ hai của người cháu đó Ngược lại, khi ông ông nội, bà nội,ông ngoại, bà ngoại chết thì cháu của người chết sẽ là người thừa kế theo phápluật ở hàng thừa kế thứ hai của người đó Cũng theo qui định của điểm b, nói trênthì khi ông bà chết chỉ có cháu ruột mới được thừa kế di sản của ông bà ở hàngthừa kế thứ hai Tuy nhiên, cần bàn thêm rằng khi cháu chết thì ông, bà nuôi (cha,

mẹ nuôi của cha, mẹ đẻ người chết hoặc cha mẹ của cha, mẹ nuôi người chết) cóđược hưởng di sản của người cháu đó theo hàng thừa kế thứ hai không, vì vấn đềnày điểm b) nói trên chưa qui định cụ thể

Nếu theo tinh thần Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1991 của Toà án nhândân tối cao hướng dẫn: “Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹcủa người nuôi dưỡng” thì con nuôi của một người muốn được xác định có quan

hệ ông cháu, bà cháu với cha mẹ, của cha, mẹ nuôi của mình phải được sự thừanhận của người đó Tuy nhiên, khi giải quyết thừa kế theo mối quan hệ này, theochúng tôi, cần xác định thành hai trường hợp:

Thứ nhất, Nếu ông, bà là cha mẹ nuôi của cha mẹ đẻ người chết thì cần xác

định ông, bà là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của người đó

Trang 24

Thứ hai, nếu người chết là con nuôi của con đẻ hay con nuôi của ông bà thì

ông bà không đương nhiên là người thừa kế ở hàng thừa kế thứa hai của người chết

+ Về quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột với em ruột

Đây là quan hệ thừa kế giữa hai bên, trong đó một bên hoặc là anh ruộthoặc là chị ruột hoặc là cả anh ruột, chị ruột và một bên là em ruột Quan hệthừa kế này được hình thành theo một căn cứ duy nhất là quan hệ huyết thống.Bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ cùng một đời Tuy nhiên,như thế nào được gọi là “anh, chị, em ruột” còn có nhiều cách hiểu khác nhau.Pháp luật thời Phong kiến Việt Nam cũng như ngay một số văn bản pháp luậttrước đây của nước ta như Thông tư 81 xác định “anh, chị, em cùng cha khác

mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha” là khác với “anh, chị, em ruột” Theo đó,người ta vẫn thường hiểu rằng chỉ có anh chị em cùng cha cùng mẹ mới đượccoi là anh, chị, em ruột

Chúng tôi cho rằng cứ người nào có liên quan về huyết thống với nhau thìđược gọi là “ruột” và do vậy cứ anh chị, em có liên quan về huyết thống vớinhau thì được coi là anh chị, em ruột dù huyết thống giữa họ chỉ về bên ngườicha hay chỉ về bên người mẹ Theo cách hiểu này thì một người sinh ra baonhiêu người con thì tất cả những người đó đều là anh, chị, em ruột của nhau.Như vậy, anh, chị, em ruột bao gồm: Những người có cùng cha, cùng mẹ,những người có cùng mẹ tuy khác cha, những người có cùng cha tuy khác mẹ.Quan hệ thừa kế giữa anh, chị em ruột với nhau là quan hệ thừa kế hai chiều.Nghĩa là trong quan hệ này, nếu anh hoặc chị hoặc cả anh chị chết thì em ruột sẽ

là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của anh, chị đã chết.Ngược lại nếu em chết thì anh, chị sẽ là những người ở hàng thừa kế thứ hai đểhưởng di sản của người em đã chết

Cần lưu ý rằng không hình thành quan hệ thừa kế giữa anh, chị em từ quan

hệ nuôi dưỡng, vì vậy trong trường hợp một người vừa có con nuôi, vừa có con

đẻ thì giữa con nuôi và con đẻ của người đó không phải là anh, chị, em ruột củanhau nên họ không phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau

* Ở hàng thừa kế thứ ba, gồm hai mối quan hệ sau đây:

+ Về quan hệ thừa kế giữa cụ với chắt

Nếu xét đơn thuần về huyết thống thì cụ của một người là người đã sinh raông nội hoặc bà nội của người đó Cụ ngoại của một người là người đã sinh raông ngoại hoặc bà ngoại của người đó Như vậy, các cụ của một người là nhữngngười đã sinh ra ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người đó, người đó làchắt của các cụ Điểm c), khoản 1, của Điều 676 Bộ luật dân sự đã phân biệt các

cụ thành nội, ngoại trong khi việc phân biệt nội, ngoại không quan trọng vàkhông cần đặt ra vì các cụ ngang quyền nhau khi hưởng di sản mà chắt để lại Cáicần phải xác định là cụ ruột hay không thì điểm c) nói trên lại không quy định cụthể Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa cụ với chắt cũng giống căn cứ để

Trang 25

xác định quan hệ thừa kế giữa ông, bà với cháu Quan hệ giữa ông bà với cháucũng như quan hệ giữa cụ với chắt là quan hệ ngành dọc theo một chuỗi thế thế

hệ từ đời thứ nhất đến đời thứ ba (ông, bà - cháu), hoặc đến đời thứ tư (cụ - chắt).Trong chuỗi thế hệ đó có thể chỉ đơn thuần là huyết thống nhưng cũng rất nhiềutrường hợp có thể đan xen cả huyết thống, cả nuôi dưỡng

Về mặt pháp lý, luật chỉ qui định rằng khi chắt đứng vào hàng thừa kế thứ

ba để hưởng di sản của cụ thì phải là “chắt ruột của người chết” còn khi cụ ởhàng thừa kế thứ ba để hưởng di sản của chắt thì luật chưa xác định là cụ ruột haykhông Từ đó chúng ta thấy rằng việc xác định giữa cụ và chắt có quan hệ thừa kếvới nhau trong những trường hợp nào là một việc hết sức khó khăn Chúng tôi thìcho rằng, theo nguyên tắc bình đẳng trong thừa kế nên nếu là chắt ruột mới đượchưởng di sản của cụ thì cũng phải là cụ ruột mới được hưởng di sản của chắt Tuynhiên, do sự đan xen về huyết thống và nuôi dưỡng nói trên nên trong thực tế nếumọi trường hợp nhất nhất đều áp dụng theo nguyên tắc sẽ có nhiều bất cập

Theo qui định của điểm c), khoản 1, Điều 767, Bộ luật dân sự 2005 thìquan hệ thừa kế giữa các cụ và chắt được xác định như sau: Khi chắt chết, các cụ

là người thừa kế ở hàng thứ ba của chắt và ngược lại, khi cụ chết chắt ruột làngười thừa kế ở hàng thứ ba để hưởng di sản thừa kế của người cụ đã chết để lại

+ Về quan hệ thừa kế giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột.

Mỗi một địa phương có cách gọi, xưng hô giữa các thành viên trong mộtđại gia đình một cách khác nhau Chẳng hạn, cũng là chị của mẹ nhưng ở vùngTrung du Bắc bộ được gọi là “bá”, ở vùng châu thổ sông Hồng gọi là “già”, emgái của mẹ được gọi là “dì” (các con của chị em gái được gọi là: “con dì, congià”) nhưng ở miền Trung thì em gái hay chị gái của mẹ đều được gọi là “dì” (vìthế, các con của chị em gái được gọi là: “đôi bạn con dì”) Hoặc, “bác” ở miềnTrung có nghĩa là anh trai của bố, nhưng ở một số nơi khác thì “bác” có thể là chịgái của bố hoặc chị gái của mẹ Vì vậy, hiểu một cách chung nhất thì bác ruột,chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của một người là anh ruột, chị ruột, em ruộtcủa cha đẻ hoặc của mẹ đẻ người đó Cơ sở hình thành mối quan hệ thừa kế giữanhững người này là quan hệ huyết thống bàng hệ giữa hai đời liền kề nhau Đây

là những người có quyền hưởng di sản của nhau theo hàng thừa kế thứ ba, nghĩa

là khi cháu chết trước thì chú, bác, cô dì cậu ruột nếu còn sống là những ngườithừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của cháu Ngược lại, nếu cô, dì, chú, bác, cậu ruộtchết thì cháu là người thừa kế ở hàng thứ ba của người chết

2.3 Quan hệ thừa kế trong thừa kế thế vị

2.3.1 Khái niệm chung về thừa kế thế vị

Điều 677, BLDS 2005 đã qui định về thừa kế thế vị như sau:

Trang 26

“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng mộtthời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc

mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùngmột thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà chahoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”

Như vậy, trong qui định này pháp luật chỉ liệt kê về các trường hợp thừa kếthế vị mà chưa định nghĩa thế nào là thừa kế thế vị Vậy thì thế vị là gì? Thừa kếthế vị là gì? Theo nghĩa Hán -Việt thì từ “thế” có nghĩa là “thay vào”, từ “vị” có

nghĩa là “ngôi thứ”, “ngôi vị”, “vị trí” Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học” của Trường Đại học luật Hà Nội do NXB Công an nhân dân xuất bản

năm 1999 có định nghĩa :“Thừa kế thế vị là thừa kế bằng việc thay thế vị trí đểhưởng thừa kế” Mặt khác, theo quy định của điều luật trên thì thừa kế thế vị chỉđược đặt ra khi thoả mãn bốn điều kiện:

Thứ nhất, những người “thế vị” nhau phải là những người thuộc mối quan

hệ thừa kế thứ hai trong hàng thừa kế thứ nhất (quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ vàcon), trong đó người thế vị phải là người ở đời sau (con thế vị cha, mẹ nhưng cha,

mẹ không được thế vị con) Như vậy, việc thế vị là mối liên hệ giữa hai bên, một

bên được gọi là người được thế vị (gồm cha hoặc mẹ đẻ), một bên được gọi là người thế vị (gồm các con đẻ).

Thứ hai, giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ (chỉ có con đẻ thay

thế vị trí của cha, mẹ đẻ)

Thứ ba, thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thế vị chết trước hoặc chết

cùng thời điểm với người để lại di sản (cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thờiđiểm với ông, bà hoặc các cụ)

Thứ tư, trong mối liên hệ giữa người để lại di sản với người được thế vị thì người để lại di sản phải là người ở đời trước, người được thế vị là người ở đời sau

Thứ tư, người thế vị phải còn sống vào thời điểm người được thế vị chết

hoặc nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm người được thế vị chết thì phải thànhthai trước thời điểm người được thế vị chết

Từ sự phân tích trên có thể đi đến định nghĩa sau: Thừa kế thế vị là việccon đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của ông nội, bà nội, hoặcông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sốngnhưng cha đã chết trước ông nội, bà nội hoặc mẹ đã chết trước ông ngoại, bàngoại, đồng thời cũng là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởngthừa kế của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng cha, mẹ đãchết trước hoặc cùng một thời điểm với cụ

Thừa kế thế vị được qui định và đảm bảo thực hiện ở nước ta từ rất lâu, bắtđầu từ Thông tư 1742, Thông tư 594, Thông tư 81, Pháp lệnh thừa kế, BLDS

1995 và hiện nay là BLDS 2005 Các văn bản pháp luật này khi qui định về thừa

Trang 27

kế thế vị đều tuân theo một đặc điểm chung là nếu một người con không còn vàothời điểm người để lại di sản chết thì các con của người này được thay thế cha mẹ

để hưởng di sản của ông bà hoặc của các cụ

Tuy nhiên, văn bản pháp luật được ban hành phải phù hợp với tình hìnhthực tế của thời kỳ tương ứng Vì vậy, dù mang đặc điểm chung nói trên nhưngcác văn bản này vẫn có sự khác nhau trong việc xác định cụ thể các trường hợpđược thừa kế thế vị Trước hết, phải nói rằng thừa kế thế vị bao giờ cũng là quátrình dịch chuyển di sản theo “dòng chảy xuôi” và là sự tiếp nối giữa các thế hệ(không còn con thì đến cháu, không còn cháu thì đến chắt) trong việc thừa hưởng

di sản của đời trước để lại nên thường có sự đan xen các mối quan hệ huyết thống

và nuôi dưỡng giữa các đời với nhau Trong khi đó việc xác định mối quan hệthừa kế theo huyết thống và nuôi dưỡng của các văn bản pháp luật ở mỗi tmộtthời kỳ luôn khác nhau nên vấn đề thừa kế thế vị cũng khác nhau ở mỗi thời kỳ

Chẳng hạn, do Thông tư 81 quy định rằng: “Người đang làm con nuôi của người khác không được thừa kế theo luật đối với di sản của bố mẹ đẻ” nên trong thời

kỳ Thông tư 81 được áp dụng thì con của người đang làm con nuôi của ngườikhác sẽ không được thừa kế thế vị để hưởng di sản của ông bà dù cha hoặc mẹmình đã chết trước ông bà

Ngoài ra, vấn đề thừa kế thế vị được qui định trong Bộ luật dân sự 2005chỉ khác so với Bộ luật dân sự 1995 (xin đọc thêm và so sánh về kết cấu ngônngữ giữa Điều 680, Bộ luật dân sự 1995 với Điều 677, Bộ luật dân sự 2005) ởviệc bổ sung thêm trường hợp “chết cùng một thời điểm” trong khi Bộ luật dân

sự 1995 không xếp cháu vào hàng thừa kế thứ hai của ông bà còn Bộ luật dân sự

2005 lại xếp vào nên có một vấn đề liên quan đến việc xác định các trường hợpchắt được thừa kế thế vị mà chúng tôi xét thấy cần phải bàn tới như sau: Việcthừa kế thế vị của chắt đối với di sản của cụ để lại thông thường được hiểu làtrong trường hợp cụ chết nhưng ông hoặc bà đã chết trước thì cháu sẽ thay thế vịtrí của ông hoặc bà để hưởng thừa kế nhưng vì cháu cũng đã chết trước cụ nênchắt sẽ thay thế cháu (con thay thế cha hoặc mẹ) để hưởng thừa kế di sản của cụ

Có thể gọi trường hợp này là thế vị của thế vị Nếu cháu không thuộc người thừa

kế ở hàng thứ hai của ông bà thì việc thế vị của chắt duy nhất chỉ là trường hợptheo cách hiểu trên Tuy vậy, khi cháu được xác định là người thừa kế ở hàng thứhai của ông bà thì cách hiểu trên không phải là duy nhất nữa vì chắt còn có thểđược thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của cụ trong trường hợpkhác

2.3.2 Các trường hợp thừa kế thế vị

- Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà

Trong trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời diểm với ôngnội thì khi ông nội chết con sẽ thay thế vị trí của cha để hưởng thừa kế từ di sản

mà ông nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống.Nếu cha đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bà nội thì khi bà nội chết,

Trang 28

con được thay thế vị trí của cha để hưởng thừa kế từ di sản mà bà nội để lại đốivới phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống.

Trong trường hợp mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ôngngoại thì khi ông ngoại chết, con sẽ thay thế vị trí của mẹ để hưởng thừa kế từ disản mà ông ngoại để lại đối với phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu cònsống Nếu mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bà ngoại thì khi bàngoại chết, con sẽ thay thế vị trí của mẹ để hưởng thừa kế từ di sản mà bà ngoại

để lại đối với phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống

Ngoài ra, thừa kế thế vị được xét trên tổng thể về sự đan xen huyết thốngvới nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với con cháu của người đó nên khi xácđịnh cháu có được thế vị hay không, cần theo ba trường hợp sau sau:

Thứ nhất, nếu giữa các đời đều có quan hệ huyết thống (A sinh ra B và B

sinh ra C.) thì đương nhiên cháu sẽ được thế vị trong mọi trường hợp nếu có đủcác điều kiện đã xét ở phần trên

Thứ hai, nếu quan hệ giữa các đời đều là nuôi dưỡng (A nhận nuôi B và B

nhận nuôi C) thì đương nhiên thế vị không được đặt ra trong mọi trường hợp

Thứ ba, nếu có sự đan xen cả huyết thống lẫn nuôi dưỡng giữa các đời thì

cần xác định theo các trường hợp sau:

- Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là nuôi dưỡng nhưng quan

hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là huyết thống (A nhận nuôi B và B sinh raC.) thì được thừa kế thế vị Trường hợp này cũng được áp dụng đối với con riêngcủa vợ, của chồng nếu con con riêng với mẹ kế, bố dượng được thừa nhận là cóquan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con

- Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là huyết thống nhưng quan

hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là nuôi dưỡng (A sinh ra B và B nhận nuôiC.) thì không đương nhiên được thừa kế thế vị, Nghĩa là có thể được thế vị nếuđược người để lại di sản coi như cháu ruột

- Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ

Để dễ hiểu khi xác định các trường hợp chắt được thừa kế thế vị di sản của

cụ chúng tôi xin đặt qui ước hiệu sau: A– B C D trong đó giữa các chữđược nối liền với nhau bằng nét gạch ngang giữa là chỉ mối quan hệ giữa cha, mẹ

và con.(A và B, B và C, C và D) Giữa các chữ cách nhau một chữ là chỉ mốiquan hệ giữa ông, bà với cháu (A và C, B và D) Giữa các chữ cách nhau hai chữ

là chỉ mối quan hệ giữa cụ với chắt (A và D)

Theo qui ước trên, chúng ta xác định chắt được thừa kế thế vị của cụ trongmấy trường hợp sau đây:

+ Trong trường hợp ông nội, bà nội (B.) chết trước người để lại di sản là cụ(A.), cha (C.) cũng đã chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông, bà nội

Trang 29

thì chắt (D.) được hưởng phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống vàothời điểm người để lại di sản chết (C thế vị B để hưởng thừa kế di sản của A.đối với phần di sản mà B được hưởng nếu còn sống và D lại thế vị C để hưởng

di sản của A đối với phần di sản mà C được hưởng néu còn sống)

+ Trong trường hợp ông, bà ngoại (B.) chết trước người để lại di sản là cụ(A.), mẹ (C.) cũng đã chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông, bà ngoạithì chắt (D.) được hưởng phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống

+ Trong trường hợp ông, bà (B.) và cha, mẹ (C.) đều chết cùng thời điểmvới người để lại di sản (A.) thì chắt (D.) được hưởng phần di sản mà cha, mẹmình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế

+ Trong trường hợp ông, bà (B.) chết trước người để lại di sản (A.), cha,

mẹ (C.) chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thìchắt (D.) được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sốngvào thời điểm mở thừa kế

+ Trong trường hợp B không được quyền hưởng di sản của A và C chếttrước A thì D cũng được thế vị C để hưởng thừa kế đối với di sản của A

+ Ngoài ra, nếu có sự đan xen cả huyết thống lẫn nuôi dưỡng giữa các đờithì việc thừa kế thế vị của chắt được xét theo các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, trường hợp con nuôi chết trước người để lại di sản là cha, mẹ

nuôi, đồng thời con đẻ của người con nuôi cũng đã chết trước người để lại di sản(nhưng chết sau cha hoặc mẹ) thì cháu của người con nuôi đó (tức là chắt củangười để lại di sản) được hưởng phần di sản mà cha mẹ của chắt được hưởng nếucòn sống vào thời điểm người để lại di sản chết

Thứ hai, trong các trường hợp nếu xét về tính đan xen giữa huyết thống và

nuôi dưỡng mà thấy rằng con của một người không đương nhiên trở thành cháucủa cha, mẹ người đó thì thừa kế thế vị không được đặt ra Chẳng hạn, quan hệgiữa A -B -C, trong đó B là con đẻ của A nhưng nếu C là con nuôi của B thì

C không đương nhiên là cháu của A Theo lôgic trên mà suy thì con của con nuôicủa một người không đương nhiên trở thành chắt của cha, mẹ người đó Chẳnghạn, quan hệ giữa A -B -C -D, trong đó B là con của A nhưng C là con nuôicủa B và D là con của C (kể cả con đẻ hoặc con nuôi) thì D không đương nhiêntrở thành chắt của A Trong khi luật qui định rằng chỉ có cháu mới là người thừa

kế thế vị của ông, bà; chỉ có chắt mới là người thừa kế thế vị của cụ Vì vậy, sẽkhông có quan hệ thừa kế thế vị trong các trường hợp sau:

- Con nuôi của một người không được thừa kế thế vị di sản của cha đẻ, mẹ

đẻ người đó

- Con nuôi của một người không được thừa kế thế vị di sản của cha nuôi,

mẹ nuôi người đó

Trang 30

- Con (dù là con đẻ hay con nuôi) của một người không được thừa kế thế vị

di sản của cha, mẹ (cả của cha, mẹ đẻ, cả của cha, mẹ nuôi) của người đó

3 Thừa kế trong pháp luật một số nước trên thế giới.

Là một chế định phổ biến và truyền thống của pháp luật dân sự, nên trongpháp luật dân sự các nước trên thế giới đều quy định và ghi nhận các nội dungkhá cụ thể về thừa kế Dù rằng có những khác biệt nhất định về tập quán nhưngnhìn chung các quy định về thừa kế đều xác định: tôn trọng ý chí của người có tàisản được ghi nhận trong di chúc; hoặc quy định rõ diện những người được hưởng

di sản thừa kế theo huyết thống

Đa phần, pháp luật của các nước khi phân chia thành các hàng thừa kế đểxác dịnh trình tự dịch chuyển di sản từ người chết sang những người thừa kế theopháp luật của người đó đều theo truyền thống “dòng chảy xuôi” (từ đời trướcxuống đời sau) nên pháp luật của các nước thường xếp con của người chết ở hàngthừa kế thứ nhất nhưng cha, mẹ của người chết không được xếp ở hàng thừa kếthứ nhất Mặt khác, mỗi một quốc gia và thậm chí trong cùng một quốc gia ở mỗimột thời kỳ khác nhau có những quan niệm khác nhau về gia đình về bổn phậncủa các thành viên trong gia đình đối với nhau Hơn nữa, pháp luật về thừa kếngoài việc phụ thuộc vào pháp luật về sở hữu còn phụ thuộc rất nhiều về truyềnthống văn hoá, hoàn cảnh xã hội, tập tục, đạo đức, tôn giáo của mỗi một dân tộc

Vì vậy, hàng thừa kế theo pháp luật được quy định trong pháp luật của các nước

có nhiều điểm khác nhau

Bộ luật dân sự của Cộng hoà Pháp khi qui định về hàng thừa kế chủ yếudựa trên quan hệ huyết thống giữa người thừa kế với người để lại di sản, theo đótrước hết di sản được truyền cho những người có quan hệ huyết thống ty thuộc(những người huyết thống bề dưới) không phân biệt độ tuổi, giới tính và khôngphụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ (xem thêm Điều 754, Bộ luật dân

sự Cộng hoà Pháp) Theo Bộ luật này thì vợ, chồng của người chết không nằmtrong bất kỳ một hàng thừa kế nào Vợ, chồng chỉ được hưởng di sản của nhaukhi một bên chết trước trong trường hợp không có thân thuộc của người chếttrước (Điều 765, Bộ luật dân sự Cộng hoà Pháp)

Pháp luật thừa kế của Thái Lan cũng không qui định vợ, chồng của người

để lại di sản trong bất kỳ một hàng thừa kế nào Điều 1635 Bộ luật dân sự vàthương mại Thái lan đã qui định rằng phần di sản mà vợ, chồng của người để lại

di sản được hưởng phụ thuộc vào các hàng và các bậc thừa kế theo quan hệ huyếtthống nội tộc của người để lại di sản

Tham khảo một số bộ luật dân sự của các nước trên thế giới và đối chiếuvới các quy định của Luật La Mã8 cũng như Bộ luật Dân sự Cộng hoà Pháp thì

8 Xem: W Wolodkiewicz và M Zabocka , Luật La Mã, (Dg: Lê Nết), Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh xuất bản 1999; Nguyễn Ngọc Đào, Luật La Mã, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản 1994, các trang

Trang 31

thấy họ cũng không thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ-chồng9 Quanniệm về di chúc chung của vợ chồng, tính chất phân sản và quyền của vợ - chồng

có những khác biệt nên không thấy đề cập trong việc định đoạt tài sản chungtrong gia đình

Vì vậy, có lẽ pháp luật của La Mã và pháp luật dân sự của Cộng hòa Phápkhông tính đến quyền lập di chúc chung của vợ - chồng, do dựa trên quan niệm

về quyền định đoạt cá nhân trong việc thừa kế hoặc cũng có thể đó có sự phânbiệt giữa nam – nữ trong việc định đoạt tài sản chung của gia đình

Quy định về thừa kế trong Bộ luật dân sự Nhật Bản lại dựa trên tính chấttruyền thống của tập quán cổ truyền về gia đình và ảnh hưởng các quy định củapháp luật dân sự Cộng hòa Liên bang Đức Dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống

và hôn nhân giữa người thừa kế với người để lại di sản theo truyền thống của tậpquán, Bộ luật dân sự Nhật Bản đã xác định ba hàng thừa kế cụ thể như sau:

Hàng thứ nhất bao gồm con của người chết, cháu của người chết sẽ thừa

kế di sản của người đó ở hàng thứ nhất nếu con của người đó chết trước hoặcmất quyền hưởng di sản trước thời điểm mở thừa kế (xem Điều 887 Bộ luậtdân sự Nhật Bản)

Hàng thứ hai bao gồm những người có quan hệ huyết thống với người chếtthuộc trực hệ tôn thuộc (những người huyết thống bề trên), trong số đó người nào

sẽ được ưu tiên hưởng di sản

Hàng thứ ba bao gồm anh chị em ruột của người để lại di sản

Trong ba hàng thừa kế này, việc phân chia và xác định tính chất ưu tiêncũng thực hiện theo nguyên tắc: nếu có những người thừa kế cùng hàng, thìnhững ngườ thừa kế ở hàng tiếp theo sẽ không được hưởng di sản

4 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thừa kế.

Trong thời kỳ phong kiến, Quốc triều hình luật được ban hành năm 1483dưới triều đại Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức nên gọi là Luật Hồng Đức10 đượccoi là bộ luật tiêu biểu của nhà Lê Tư tưởng tôn ti, thứ thế, con trưởng, vợ cả, vợ lẽ,nàng hầu, hương hoả; trật tự trong quan hệ dòng họ và gia đình theo thứ bậc trêndưới, trước sau được tôn trọng như một chuẩn mực của lẽ sống và đạo đức và đượchiểu như nguyên tắc cương thường trong các quan hệ xã hội, dòng họ và gia đình,được thể hiện rõ nét trong những qui định về thừa kế dưới triều Lê

Pháp luật của nhà Lê đã có những quy định điều chỉnh về quan hệ thừa kế

có đối tượng là đất đai Những nguyên tắc, điều kiện, hình thức thừa kế và trình

tự phân chia di sản được qui định trong Bộ Quốc Triều hình luật (Bộ Luật Hồng

9 Điều 968 BLDS của Pháp: “Hai hay nhiều người không được lập di chúc chung để lại di sản cho người thứ ba hay để lại di sản cho nhau” , Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, H 2005, tr 611

10 Viết tắt: Luật Hồng Đức (LHĐ), Luật Gia Long (LGL), Dân luật Bắc Kỳ 1931 (DLBK), Dân luật Trung kỳ

1936 - 1939 (DLTK).

Trang 32

Đức)11 Về quyền sở hữu ruộng đất của cá nhân và một trong những căn cứ xáclập quyền sở hữu đất đai là thừa kế đất đai Trong Quốc Triều hình luật có

chương “điền sản”, qui định về thừa kế đất đai cũng theo một trong hai hình thức

theo di chúc và theo pháp luật

+ Thừa kế các tài sản khác nói chung và thừa kế đất đai được chia theopháp luật trong trường hợp người chết không để lại di chúc Những người thừa kếtheo pháp luật gồm người có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản

và theo nguyên tắc tôn trọng quan hệ huyết thống xuôi (quan hệ huyết thống giữangười để lại di sản và người thừa kế theo pháp luật là con, cháu)

+ Thừa kế theo pháp luật theo nguyên tắc ưu tiên việc hưởng di sản cho những người có quan hệ huyết thống xuôi là các con, các cháu của người để lại disản Trong trường hợp người để lại di sản không có con, cháu thì di sản của người này được chia cho bố, mẹ được hưởng

+ Quốc triều hình luật cũng có những quy định điều chỉnh quan hệ thừa kếgiữa người con ruột và người làm con nuôi của người để lại di sản Người connuôi có các quyền và nghĩa vụ như người con đẻ, đều phải có nghĩa vụ kínhtrọng, chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ, cho dù người đó là bố, mẹ ruột hay bố, mẹnuôi Khi bố, mẹ nuôi chết thì người con nuôi được thừa kế di sản như người conruột của người để lại di sản Quy định này nhằm bảo đảm quyền thừa kế của cáccon nói chung, đồng thời cũng củng cố quyền và nghĩa vụ của người con nuôitrong gia đình và sự thể hiện hiếu hạnh, ân nghĩa của các con, các cháu đối với bềtrên (chăm sóc, kính trọng, biết ơn người nuôi dưỡng mình và liên quan đến việcthờ cúng bố, mẹ nuôi sau khi họ qua đời) Ân nghĩa của người con nuôi đối với

bố, mẹ nuôi là căn cứ bảo đảm quyền thừa kế của người con nuôi hưởng di sảncủa bố, mẹ nuôi và ngược lại Nhưng người đang làm con nuôi của người khácchỉ được thừa kế theo pháp luật của người là bố nuôi, mẹ nuôi mà không đượcthừa kế theo pháp luật của bố, mẹ ruột

Quốc triều hình luật cũng có qui định về việc thanh toán di sản của ngườichết để lại trước khi chia, những người thừa kế phải thanh toán nghĩa vụ về tàisản của người chết để lại đối với người khác nếu khi còn sống, người để lại di sảnchưa thanh toán được Qui định này rất hiện đại, không những bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của những người thừa kế, mà còn bảo vệ quyền tài sản của các chủ

nợ của người để lại di sản khi còn sống chưa thực hiện được Việc thanh toánnghiã vụ tài sản của người chết để lại do những người thừa kế thực hiện trongphạm vi di sản được hưởng Pháp luật còn qui định, trong trường hợp nhữngngười thừa kế còn nhỏ tuổi, chưa trưởng thành thì người giám hộ của họ làtrưởng họ có nghĩa vụ quản lý di sản thừa kế được phép bán một phần điền sản

để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại đối với các chủ nợ Quan hệthứ bậc bề trên, bề dưới theo quan hệ huyết thống trong gia đình, dòng họ là căn

cứ để xác định những người giám hộ cho người chưa trưởng thành là cháu, mà

Trang 33

người giám hộ có thể là bác ruột, chú ruột, cậu ruột của họ theo quan niệm truyềnthống trong nhân dân: “quyền huynh thế phụ” và “sảy cha có chú, sảy mẹ có dì”.

Xét về bản chất thì pháp luật nhà Lê có nhiều tiến bộ so với pháp luật củacác thời trước đó; tuy rằng pháp luật thời kỳ này có sự ảnh hưởng trực tiếp của tưtưởng phật giáo và nho giáo Pháp luật nhà Lê đã qui định địa vị pháp lý của vợchồng và các con trong việc hưởng di sản thừa kế của nhau Về sở hữu thì vợ,chồng có quyền có tài sản riêng và là đồng sở hữu chung tài sản do cùng tạo dựngtrong thời kỳ hôn nhân Các con trong gia đình, không phân biệt con trai, con gáikhi thừa kế theo pháp luật thì được hưởng các phần di sản ngang nhau Vị trí củangười vợ goá có các con, các cháu trong trường hợp người này không kết hôn vớingười khác thì có quyền kế quyền gia trưởng của người chồng đã chết để dạybảo, lo toan mọi việc cho các con; quản lý tài sản của gia đình; tổ chức thờ cúngngười chồng và gia tiên nhà chồng Những người em trai, em gái, cháu trai, cháugái cùng chi bề dưới của người chồng phải tuân theo quyền gia trưởng của người

vợ goá được kế quyền gia trưởng

Quy định này của pháp luật nhà Lê đã là căn cứ bảo vệ không những giađình truyền thống của người Việt Nam, mà còn là cơ sở vững chắc nhằm bảo vệquan hệ trên dưới, tôn ti, trật tự của gia đình truyền thống Hơn nữa cũng nhằm

để củng cố thuyết “tam tòng” được áp dụng đối với người phụ nữ khi kết hôn:

“tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, tử tử tòng tôn” một cách linhhoạt và thực tế, phù hợp với gia cảnh của từng gia đình, dòng họ

- Hoàng Việt luật lệ được ban hành năm 1812 dưới triều đại Nguyễn PhúcÁnh niên hiệu Gia Long nên gọi là Luật Gia Long

- Dân luật Bắc Kỳ được ban hành năm 1931 dưới thời thuộc địa của thực dânPháp nên gọi là Dân luật Bắc Kỳ (1931) Thi hành chính sách chia để trị, thực dânPháp chia cắt nước Việt Nam thành ba xứ gọi là kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳvới ba chế độ cai trị khác nhau và ban hành pháp luật riêng biệt của mỗi kỳ

Ở Nam Kỳ có Dân luật giản yếu ban hành năm 1883 bằng tiếng Pháp12không quy định vấn đề thừa kế Ở Trung Kỳ, Bộ Dân luật Trung Kỳ được banhành trong thời gian từ năm 1936 đến năm 1939 (1936 - 1939) được gọi HoàngViệt Trung Kỳ Hộ Luật Trong phạm vi nghiên cứu nói đến pháp luật thừa kếthời thuộc địa của thực dân Pháp thì các tác giả chỉ viện dẫn những quy định chủyếu trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931

2 Quan hệ thừa kế là một loại quan hệ tài sản có những đặc điểm riêngbiệt Quyền thừa kế được xác định trên cơ sở quan hệ thân thuộc, quan hệ hônnhân giữa người để lại di sản và người hưởng di sản của người quá cố để lại Nóicách khác, quan hệ thừa kế gắn với đời sống gia đình, với quan hệ gia đình vàquan hệ hôn nhân Pháp luật thừa kế phản ánh một quan hệ kinh tế tồn tại kháchquan đồng thời phản ánh ý chí của Nhà nước tác động vào quan hệ kinh tế đó như

12 Précis de législation civile.

Trang 34

thế nào, phản ánh ý chí của Nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện đểquản lý xã hội trong lĩnh vực thừa kế, để điều chỉnh xử sự của mọi người trongquan hệ thừa kế.

Pháp luật thừa kế được ban hành trong những điều kiện kinh tế, chính trị,

xã hội nhất định ở một thời điểm lịch sử nhất định với những quan hệ gia đình vàquan hệ hôn nhân tồn tại ở thời điểm lịch sử đó, những phong tục, tập quán vềhôn nhân và gia đình tại thời điểm lịch sử đó

Hãy nhìn lại quá khứ, tìm hiểu xem các thế hệ trước ta, tổ tiên ta đã giảiquyết vấn đề thừa kế như thế nào để hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích gia đình,

để ổn định đời sống gia đình, đời sống cá nhân trong gia đình, ổn định trật tự xãhội trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm thừa kế ở mỗi thời điểm lịch sử như thếnào, v.v Một số quy định về thừa kế trong những thế kỷ trước có thể là nhữnggợi ý cho ta suy nghĩ về hiện tại trong lĩnh vực thừa kế

2.1 Đặc trưng trong pháp luật thừa kế thời phong kiến

1 Hôn nhân thời phong kiến đặt trên nền tảng đại gia đình và quan điểm

nối dõi dòng họ Mặt khác, tín ngưỡng trong đời sống gia đình Việt Nam về thờcúng tổ tiên tác động sâu sắc vào hôn nhân thể hiện ở mục đích của hôn nhân là

có con mà là con trai để nối dõi dòng họ và thờ cúng tổ tiên được lưu truyền từđời này sang các đời sau bằng dòng con trai trưởng (trưởng nam)

Tóm lại, thừa kế trong xã hội phong kiến ở Việt Nam trong những thế kỷtrước được quy định thành một chế định pháp lý về tế tự (thờ cúng) với mục đíchduy trì lâu dài qua nhiều thế hệ việc thờ cúng tổ tiên, biểu hiện của chữ hiếutưởng nhớ đến tổ tiên, thương tiếc và nhớ ơn ông bà, cha mẹ đã qua đời

2 Hương hỏa là di sản dùng vào việc thờ cúng (tế tự) được quy định như

thế nào? Những người nào được hưởng hương hỏa và nghĩa vụ của họ ra sao?

Một đặc điểm của ruộng hương hỏa là cấm bán ruộng hương hỏa Dùcon cháu nghèo khó cũng không được đem bán ruộng hương hỏa, phải ghépvào tội bất hiếu Người trưởng họ mua ruộng hương hỏa thì mất số tiền mua,người ngoài mua thì phải cho chuộc

Chia di sản thừa kế theo pháp luật hoặc lập chúc thư đều phải để lại mộtphần hai mươi (1/20) ruộng đất làm phần hương hỏa, phần ruộng đất còn lại mớichia cho các thừa kế Lấy tỷ lệ 1/20 tổng số diện tích ruộng đất làm giới hạn vìphải căn cứ vào tình hình thực tế sở hữu ruộng đất của gia đình và tránh sự tíchlũy ruộng hương hỏa qua nhiều đời vì ruộng hương hỏa không được bán

Người được hưởng hương hỏa phải là con trai mà là con trai trưởng củangười vợ cả gọi là đích tử hay trưởng nam Đích tử là người được giao trọngtrách thờ phụng tổ tiên và nối dõi tông đường Trong trường hợp người đích tửhay trưởng nam chết trước thì của hương hỏa được truyền cho cháu trai trưởngtức là con trai trưởng của người trưởng nam gọi là đích tôn Đích tử, đích tôn là

Trang 35

người đứng đầu dòng họ, là trưởng họ Không có con trai trưởng, cháu trai trưởngthì mới chọn người con trai thứ của người vợ cả để giao phần hương hỏa.

Nghĩa vụ của người hưởng hương hỏa là phải lưu giữ của hương hỏa và chỉđịnh người kế tiếp mình thờ phụng tổ tiên (kế tự) để giao lại của hương hỏa

Luật Gia Long không dùng danh từ hương hỏa như Luật Hồng Đức màdùng danh từ tự sản (tài sản dùng vào việc tế tự) như luật nhà Thanh (TrungQuốc) Người nối dõi dòng họ để tiếp tục việc thờ cúng tổ tiên gọi là người thừa

tự Việc chỉ định người thừa tự gọi là lập tự Người được chỉ định thừa tự hưởngphần hương hỏa (tự sản) gọi là ăn thừa tự Vì vậy, của hương hỏa và tự sản cùngmột nghĩa; người hưởng hương hỏa và người ăn thừa tự cùng một nghĩa

Trong Luật Gia Long không quy định loại tài sản nào là tự sản, không quyđịnh giới hạn tự sản Một số quy định trong Luật Gia Long khác Luật Hồng Đức

Nếu vợ cả trên 50 tuổi mà không có con trai thì chọn con trưởng của vợthứ ăn thừa tự chứ không chọn "hiền tử" như quy định trong Luật Hồng Đức

Nếu người mệnh một không có con trai thì chọn người thừa tự trong cácthân thuộc theo những tiêu chuẩn dưới đây:

- Người thừa tự phải là người cùng dòng họ (đồng tông)

- Phải tôn trọng thứ bậc giữa đời trên và đời dưới: người ăn thừa tự phải làngười dưới một đời đối với người mệnh một và chỉ dưới một đời Nói cách khác,không chọn người ngang hàng với người mệnh một, cùng một đời với ngườimệnh một (em ruột không thừa tự anh ruột) Cũng không chọn người dưới hai đờiđối với người mệnh một làm người thừa tự (cháu họ gọi bằng ông không thể thừa

tự ông bác, ông chú)

Người thừa tự không được là con một: một người đã được chọn là thừa tự,nhưng sau đó các anh ruột, em trai ruột đều chết cả, người này trở thành con mộtthì phải phụng tự cha mẹ mình, từ chối làm thừa tự người khác

3 Thừa kế theo pháp luật: Điều 388 Luật Hồng Đức ghi: "Cha mẹ mất cả,

có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư mà anh chị em tự chia nhau thì lấy mộtphần hai mươi số ruộng đất làm phần hương hỏa giao cho người con trai trưởnggiữ, còn thì chia nhau, phần của con vợ lẽ nàng hầu thì kém hơn" Như vậy:

Khi vợ chồng có con thì thừa kế chỉ phát sinh khi cả vợ và chồng đều đãchết Các con là những người thừa kế duy nhất của người quá cố Phải ưu tiêndành một phần hai mươi số ruộng đất làm phần hương hỏa Phần ruộng đất cònlại mới chia thừa kế cho các con Các anh em, chị em chia đều nhau (huynh đệ, tỷmuội tương phân) nghĩa là con trai, con gái hưởng ngang nhau di sản của cha mẹ

Trong chế độ đại gia đình phong kiến, tài sản ruộng đất (điền sản) thuộcquyền sở hữu của cha mẹ Con không có quyền sở hữu ruộng đất khi cha mẹ cònsống mà con chưa được cha mẹ cho ra ở riêng

Trang 36

Luật Gia Long quy định khá nghiêm khắc: người quả phụ hết tang chồngmuốn thủ tiết mà ông bà, cha mẹ đẻ hay ông bà, cha mẹ chồng ép gả cho ngườikhác thì những người này phải phạt 80 trượng Thân thuộc xa hơn mà ép gả thìtội tăng lên (98 LGL) Điền sản được giải quyết thế nào trong trường hợp vợchồng không có con mà người vợ hoặc người chồng chết trước?

Điền sản của gia đình có nhiều nguồn gốc khác nhau bao gồm:

- Phu tôn điền sản hay phu gia điền sản là điền sản của dòng họ bên chồnghay điền sản của gia đình chồng

- Thê tôn điền sản là điền sản của dòng họ vợ

- Cấu tạo điền sản hay tôn tạo điền thổ là ruộng đất mới làm ra

Tân tạo là từ Hán, dịch sang tiếng Việt là mới làm ra Có tài liệu ghi là tầntảo điền thổ, lẫn lộn từ Hán sang từ Việt nên tân tạo đổi thành tần tảo làm sai lệchtính chất của loại tài sản này vì không phải do tần tảo mà có tài sản

Ba loại điền sản nói trên có nguồn gốc khác nhau nên phải giải quyết khácnhau đối với mỗi loại tài sản khi chia tài sản giữa vợ chồng do một bên vợ hoặcchồng chết trước

Cấu tạo điền sản là tài sản do vợ chồng làm ra nên tài sản này được chialàm hai phần Người chồng hoặc vợ còn sống nhận một phần Phần của người vợhoặc chồng đã chết được chia làm ba phần Một phần ba (1/3) dùng vào việc thờcúng (tế tự) người chết và giao cho cha mẹ người chết Nếu không còn cha mẹ thìgiao cho người ăn thừa tự (tôn nhân) Hai phần ba (2/3) giao cho người chồnghoặc vợ còn sống để nuôi mình suốt đời, không được nhận làm của riêng Khingười này chết thì phần điền sản này được nhập vào một phần ba (1/3) tài sản đãdùng vào tế tự người vợ hoặc chồng chết trước

Đối với tài sản của dòng họ người chồng (phu tôn điền sản) hoặc dòng họngười vợ (thê tôn điền sản) thì trả lại cha mẹ người chết, trở lại nguồn gốc của tàisản Nếu cha mẹ người chết không còn thì điền sản này được chia làm hai phần:một phần giao cho người thừa tự để dùng vào việc thờ cúng (tế tự) người chết,một phần giao cho người chồng hoặc vợ còn sống để nuôi mình suốt đời, khôngđược nhận làm của riêng Khi người này chết thì giao cho người thừa tự củangười vợ hoặc chồng chết trước để dùng vào việc tế tự

Cách giải quyết như trên phản ánh rõ nét chế định pháp lý về tế tự đối vớingười vợ hoặc chồng chết trước trong trường hợp vợ chồng không có con

4 Thừa kế theo di chúc: Luật Hồng Đức khuyến khích việc lập di chúc viết

gọi là chúc thư Điều 390 Luật Hồng Đức ghi: "Làm cha mẹ thì phải liệu tuổi già

mà làm chúc thư đi" Thể thức, lập chúc thư được quy định chặt chẽ: người biếtchữ được viết lấy chúc thư Người không biết chữ phải nhờ quan trưởng tronglàng từ ba mươi tuổi trở lên viết thay và chứng kiến thì chúc thư mới có giá trị

Trang 37

Không nhờ quan trưởng trong làng viết thay và chứng kiến thì phải phạt 80trượng, chúc thư ấy không có giá trị.

Nếu cha mẹ có để lại chúc thư thì phải tuân theo di mệnh của cha mẹ ởtrong chúc thư Tuy nhiên nếu cha mẹ đã làm chúc thư chia cho các con mà cócon được phần nhiều, con bị phần ít hay phần tốt phần xấu thì cho phép cùngnhau tùy tiện chia đều lại, theo đồng ý trong gia đình Làm giả chúc thư bị trừngtrị nặng, bị khép vào tội đồ

Đáng lưu ý là: quy định tố tụng dưới đây khi xét việc kiện về ruộng đất cóchúc thư: các quan huyện xét việc kiện về ruộng đất, đem chúc thư ra trình quannha, đều cùng phải phê chữ vào trong chúc thư ấy Lại cho viết ra một bản đểđính vào hồ sơ, còn chúc thư trả lại người đương sự Đến ngày xử án, lại bắt xuấttrình ra để đối chiếu

2.2 Đặc trưng trong pháp luật thừa kế thời thuộc địa của thực dân Pháp.

Vấn đề thừa kế được quy định trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ gồm 139 điều (từĐiều 310 đến Điều 448) trong đó thừa kế thường gồm 84 điều (Điều 310 đếnĐiều 393), thừa kế phụng tự gồm 55 điều (Điều 394 đến Điều 448)

Thừa kế liên quan đến sở hữu tài sản, vì vậy cần tìm hiểu đặc điểm của chế

độ hôn nhân phong kiến và chế độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân phongkiến quy định trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ để thấy được thực chất của những quyđịnh về thừa kế trong pháp luật thời thuộc địa của thực dân Pháp

Dân luật Bắc Kỳ thừa nhận chế độ nhiều vợ ghi rõ ở Điều 79: "Có hai cáchgiá thú hợp pháp: giá thú về chính thất và giá thú về thứ thất" Chính thất là vợ chínhhay vợ cả Thứ nhất là vợ thứ hay vợ lẽ Quan hệ giữa chồng với vợ chính khácquan hệ giữa chồng với vợ thứ: vợ chính (vợ cả) có quyền ở và bắt buộc phải ở vớichồng Chồng có thể cho phép hoặc bắt buộc vợ thứ (vợ lẽ) phải ở riêng

Chế độ tài sản của vợ chồng giữa vợ chính và chồng là chế độ cộng đồngtài sản Chồng được quản lý tài sản chung Vợ thứ có quyền sở hữu tài sản riêng,

sử dụng và định đoạt tài sản riêng Chồng không được định đoạt tài sản của vợthứ trái với ý của vợ thứ

a Thừa kế thường

- Từ chối nhận thừa kế và bắt buộc nhận thừa kế: Con, cháu người quá cố,

vợ hoặc chồng người quá cố không có quyền từ chối nhận di sản Họ là nhữngngười bị bắt buộc phải nhận di sản, là những người thừa kế bắt buộc Họ phải lấytài sản riêng của mình để trả các món nợ của người quá cố cho đến khi trả hết nợ

Các người thừa kế khác có quyền từ chối nhận di sản Người từ chối nhận

di sản phải khai trình với Tòa án nơi phát sinh việc thừa kế việc từ chối nhận disản trong thời hạn một năm kể từ ngày mở thừa kế Người từ chối nhận di sảnthì cho là không thừa kế bao giờ nếu người thừa kế nhận di sản thì chỉ phảitrang trải các món nợ của người quá cố trong phạm vi di sản được hưởng

Trang 38

- Điều kiện hưởng di sản: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sốngkhi mở thừa kế Nhưng để được hưởng di sản, thì ngoài điều kiện sinh học là cònsống khi mở thừa kế, còn phải có hai điều kiện nữa:

- Không bị tuyên cáo là không xứng đáng hưởng di sản (Điều 314 Dân luậtBắc Kỳ)

- Không bị truất quyền hưởng di sản theo ý chí của người để lại di sản

b Thừa kế có chúc thư.

Dân luật Bắc Kỳ không quy định di chúc miệng, chỉ quy định di chúc viếtgọi là chúc thư Người lập chúc thư phải là người đã thành niên (đủ 21 tuổi).Người chưa thành niên đủ 18 tuổi, đã kết hôn và đã có nhà ở riêng khác nhà cha

mẹ thì đương nhiên có quyền tự lập (Điều 261 Bộ Dân luật Bắc Kỳ gọi là thoátquyền) và có quyền lập chúc thư

Người lập chúc thư có quyền định đoạt toàn thể tài sản của mình sau khichết cho bất cứ ai, không phải dành lại một phần tài sản cho người thừa kế theopháp luật Người lập chúc thư có thể truất quyền thừa kế của các người thừa kếtheo pháp luật nhưng không thể truất quyền hưởng dụng suốt đời của người vợchính (vợ cả) đối với tài sản riêng của chồng, tài sản chung của vợ chồng và tàisản riêng của mình sau khi chồng (người lập chúc thư) qua đời Việc truất quyềnthừa kế của người thừa kế theo pháp luật phải được thể hiện minh bạch bằng vănbản lập tại phòng công chứng hoặc có thị thực

Người lập chúc thư phải giữ quyền lợi cho người vợ chính là quyền đượchưởng dụng suốt đời tài sản riêng của chồng, tài sản chung của vợ chồng và tàisản riêng của mình sau khi chồng qua đời Nếu người lập chúc thư là người thừa

tự (người hưởng hương hỏa) thì phải trao của hương hỏa cho người thừa tự kếtiếp để lưu truyền việc phụng tự (thờ cúng) tổ tiên

Dân luật Bắc Kỳ quy định ba loại hay ba hình thức chúc thư và những thểthức phải tuân theo đối với mỗi loại chúc thư đó Người lập chúc thư lựa chọnmột trong ba loại chúc thư nói trên và phải tuân theo những thể thức quy định choloại chúc thư đó Những thể thức quy định cho mỗi loại chúc thư phải được tuânthủ đầy đủ và tuân thủ đúng, nếu không chúc thư sẽ bị coi là vô hiệu, không cógiá trị pháp lý Ba loại chúc thư gồm: chúc thư do nô-te13 lập, chúc thư có viênchức thị thực, chúc thư không có viên chức thị thực:

- Chức thư do no-te (công chứng viên) lập là hình thức chúc thư mới ở thời

điểm 1931 khi ban bố Bộ Dân luật Bắc Kỳ nên Điều 323 chỉ ghi: "Chúc thư phảilàm thành tờ chữ do nô-te lập", không quy định cụ thể thể thức lập chúc thư nàynhư thế nào Loại chúc thư này không có trong pháp luật và tục lệ Việt Nam,được tiếp thu từ Dân luật Pháp Người ta đành phải căn cứ vào Sắc lệnh ngày 24-

13 Dân luật Bắc Kỳ dùng từ nô-te, phiên âm từ tiếng Pháp notaire, dịch tiếng Việt là chưởng khế - Dân luật Trung

Trang 39

8-1931 về tổ chức các phòng chưởng khế (phòng công chứng) để áp dụng nhữngquy định của Dân luật Pháp: chúc thư do một chưởng khế (công chứng viên) viếttay theo lời đọc của người lập chúc thư trước mặt 4 người làm chứng hoặc trướcmặt một chưởng khế thứ hai và 2 người làm chứng Viết xong, người chưởng khếđọc to lại rồi cùng ký tên với người lập chúc thư và những người làm chứng.

- Chúc thư có viên chức thị thực: phải do chính người lập chúc thư viết ra

hoặc đọc cho người khác viết hộ trước mặt lý trưởng (một chức dịch ở xã thờiPháp thuộc) nơi cư trú của người lập chúc thư và ít ra phải có hai người làmchứng đã thành niên (đủ 21 tuổi) Các người chứng phải chọn ngoài những ngườiđược thừa kế

Chúc thư phải đề ngày, tháng, năm lập chúc thư, phải ghi họ, tên, tuổi vàchỗ ở của người lập chúc thư, người viết hộ chúc thư, những người làm chứng.Chúc thư làm xong phải do lý trưởng đọc to cho mọi người nghe, do người lậpchúc thư, người viết hộ chúc thư, các người chứng và lý trưởng cùng ký tênvào chúc thư

Chúc thư không có viên chức thị thực phải do người lập chúc thư tự viết

lấy tất cả và ký tên

Người không biết chữ lập chúc thư không có viên chức thị thực thì phảilàm tại trước mặt ít nhất là hai người làm chứng biết viết, biết đọc Các ngườichứng phải cùng ký tên vào chúc thư với người viết hộ chúc thư

Điều 336 Dân luật Bắc Kỳ ghi rõ: Người lập chúc thư chết rồi thì chúc thưmới phát sinh hiệu lực

3 Thừa kế không có chúc thư

Trong trường hợp người mệnh một không để lại chúc thư thì di sản đượcchia theo quy định của pháp luật Cơ sở của quyền thừa kế theo pháp luật là huyếtthống Giữa những người trong gia đình với nhau gọi là thân thuộc Giữa nhữngthân thuộc mà người này sinh ra người kia là thân thuộc trực hệ: cha - con, mẹ -con Giữa những thân thuộc không sinh ra nhau nhưng cùng sinh ra từ một ông tổchung gọi là thân thuộc bàng hệ: anh em ruột, chị em ruột cùng do cha mẹ sinhra; anh em con chú, con bác cùng sinh ra từ ông tổ chung là ông nội - bà nội

Các thân thuộc có thể cùng hàng (cùng một đời, cùng một thế hệ): anh emruột, chị em ruột, anh em, chị em họ (con chú, con bác) Các thân thuộc hàng trêngọi là tôn thuộc: cha, mẹ, ông, bà, chú, bác, cô Các thân thuộc hàng dưới gọi là tithuộc: con; cháu đối với chú, bác, cô; cháu đối với ông, bà nội nói tôn ti trật tự lànói trật tự trên dưới giữa những hàng thân thuộc, giữa những thế hệ, những đờingười trong đời sống gia đình

Dòng họ bên cha gọi là họ nội hay nội thân Dòng họ bên mẹ gọi là họngoại hay ngoại thích Những danh từ họ, hàng, thân, thích là những từ nói tắt về

Trang 40

dòng họ, về hàng trên hàng dưới (tôn, ti) giữa các thân thuộc, về nội thân (họnội), ngoại thích (họ ngoại).

Vì vậy, di sản không có chúc thư được chia theo thứ tự các hàng thừa kếdưới đây:

- Hàng thứ nhất: các con Con trai, con gái được chia di sản bằng nhau.Nếu có người con nào chết trước người để lại di sản thì các con của người con đóđược hưởng thừa kế thế vị

- Hàng thứ hai: cha mẹ

- Hàng thứ ba: ông nội, bà nội

- Hàng thứ tư: anh ruột, chị ruột, em ruột

- Hàng thứ năm: anh, chị, em con chú; anh, chị, em con bác

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không có ai ở hàngthừa kế trước

Điều 342 Dân luật Bắc Kỳ ghi: "Khi người mệnh một không còn thânthuộc nào khả dĩ thừa hưởng được, thì người vợ góa không ly hôn được toànhưởng những di sản của người chồng để lại"

4 Quyền lợi của người chồng góa, người vợ góa

Người chồng góa và người vợ góa không phải là người thừa kế theo phápluật Sau chương "Của thừa kế không có chúc thư" (Điều 337 - 343), có mộtchương riêng quy định "quyền lợi của người chồng góa và người vợ góa" Đánglưu ý là quyền lợi của người chồng góa được quy định gọn trong một điều luật(Điều 368), trong khi quyền lợi và nghĩa vụ của người vợ góa là vợ chính đượcquy định chi tiết trong 20 điều luật (Điều 34 - 363)

- Quyền lợi của người chồng góa: Khi người vợ chính chết trước thì tài sảnriêng của người đó thuộc về người chồng, người này được chiếm hữu toàn bộ tàisản của gia đình, quản lý và sử dụng tài sản này cho lợi ích của gia đình Nóicách khác, người vợ chính có tài sản riêng góp vào thành tài sản chung của vợchồng nhưng khi người vợ chính chết thì không thanh toán tài sản chung của vợchồng Tài sản này thuộc về người chồng, gộp vào tài sản chung của vợ chồng vàtài sản riêng của người chồng thành toàn bộ tài sản của gia đình do người chồngquản lý và sử dụng

- Quyền lợi và nghĩa vụ của người vợ góa (vợ chính): Khi người chồngchết trước thì người vợ chính được giữ nguyên gia trưởng cũng như chồng đốivới tất cả các con của chồng (con đẻ của vợ chính và các con của vợ thứ)

Chế độ cộng đồng tài sản vẫn được duy trì Nói cách khác, không vì lý dongười chồng chết trước mà chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng để xácđịnh phần tài sản riêng của người chồng và giải quyết việc thừa kế di sản của

Ngày đăng: 02/04/2013, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
29.Luật s Lê Kim Quế (1994), 90 câu hỏi - đáp pháp luật về thừa kế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 90 câu hỏi - đáp pháp luật về thừa kế
Tác giả: Luật s Lê Kim Quế
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
30.Luật s Trần Hữu Biền và Tiến sĩ Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về Pháp luật thừa kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về Pháp luật thừa kế
Tác giả: Luật s Trần Hữu Biền và Tiến sĩ Đinh Văn Thanh
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1995
31. Sắc lệnh số 97/SL, ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luËt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc lệnh số 97/SL
33.Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông t số 02-TATC, ngày 2/8/1972 về thừa kế di sản của liệt sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông t số 02-TATC
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 1972
34.Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông t số 112-NCPL, ngày 19/8/1972 hớng dẫn xử lý về dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông t số 112-NCPL
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 1972
35.Tòa án nhân dân tối cao (1978), Thông t số 60-TATC, ngày 22/2/1978 hớng dẫn giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông t số 60-TATC
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 1978
36.Tòa án nhân dân tối cao (1968), Thông t số 594-NCPL, ngày 27/8/1968 hớng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông t số 594-NCPL
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 1968
37.Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông t số 81-TANDTC, ngày 24/7/1981 hớng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông t số 81-TANDTC
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 1981
38.Tòa án nhân dân tối cao (1959), Chỉ thị số 772-CT/TATC, năm 1959 về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 772-CT/TATC
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 1959
41.ủy ban thờng vụ Quốc hội (1998), Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở đợc xác lập trớc ngày 1/7/1991, số 58/1998/NQ-UBTVQH10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở đợc xác lập trớc ngày 1/7/1991
Tác giả: ủy ban thờng vụ Quốc hội
Năm: 1998
42.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
1. Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ t hữu và của Nhà nớc, Nxb Sự thật, Hà Nội Khác
4. Bộ dân luật Trung Kỳ 1936 (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật) Khác
5. Bộ luật dân sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 Khác
9. Cải cách ruộng đất ở Việt Nam (1968), Nxb Khoa học, Hà Nội Khác
10.Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam, Nxb Sử học, 1968 Khác
11.Di sản pháp luật dân sự Việt Nam (công trình nghiên cứu của các chuyên gia luật Bộ T pháp) Khác
12.Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2005), Nxb Công an nhân dân, Hà Néi Khác
17.Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (1980), tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
20.Lịch sử Việt Nam 1954 - 1965 (1995), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w