1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

65 1,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 544,5 KB

Nội dung

Một số vấn đề pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Theo đánh giá của các chuyên gia, phương thức kinh doanh thông qua môhình nhượng quyền thương mại (NQTM) là một cơ hội kinh doanh mới cho cácdoanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp có tham vọng song chưa

đủ sức tấn công vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu Mô hìnhNQTM sẽ giúp họ xâm nhập một cách gián tiếp vào các thị trường này với chiphí thấp nhất Tuy nhiên, trở ngại đối với các doanh nghiệp này chính là từ trướctới nay, do mô hình NQTM không xuất hiện nhiều tại Việt Nam, nên phần lớn làcác doanh nghiệp sẽ phải tự mò mẫm học hỏi và vì vậy, họ rất dễ trở thành nạnnhân của mặt trái của mô hình này như bị “nhái” nhãn hiệu, hoặc để bảo vệquyền sở hữu đối với các bí mật kinh doanh của mình mà có những quy địnhtrong hợp đồng NQTM vi phạm PLCT của các quốc gia khác mà doanh nghiệp

có hoạt động nhượng quyền Chính vì thế mà ngoài việc quan tâm đến phẩmchất đạo đức của các đối tượng mà mình trao quyền, các doanh nghiệp cần rấtthận trọng trong khâu làm hợp đồng để tránh những sai phạm không đáng có,tránh “tầm” điều chỉnh của PLCT của các quốc gia này Với mong muốn tìmhiểu hành lang pháp lý cho hoạt động NQTM, mà đặc biệt là các quy định phápluật về NQTM nhưng có liên quan đến các lĩnh vực luật khác, trong đó bao gồm

Luật cạnh tranh, em đã quyết định chọn đề tài: “Một số vấn đề pháp lý về hoạt

động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình Ngoài lời nói đầu, kết luận, khoá luận

gồm có 3 chương:

Chương 1: Khái quát về hoạt động NQTM và pháp luật về NQTM.

Chương 2: Một số vấn đề pháp lý về hoạt động NQTM dưới góc độ PLCT.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

về NQTM dưới góc độ PLCT.

Trang 2

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NQTM VÀ PHÁP LUẬT

VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1 Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại

1.1 Khái lược về lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới

Trong những năm qua NQTM (Franchise) đã phát triển rất mạnh mẽ trênthế giới, nhưng đối với Việt Nam thì đây vẫn là một khái niệm còn nhiều xa lạ

Đi tìm nguồn gốc của hoạt động này có nhiều ý kiến khác nhau trong đóquan điểm cho rằng hoạt động NQTM bắt đầu xuất hiện từ nước Mỹ vào khoảngnhững năm 1850 có lẽ là phổ biến hơn cả [11] Sự phát triển của NQTM tăng tốctrong những năm 30 của thế kỷ XX, khi bắt đầu tiến hành nhượng quyền cácloại hình khách sạn bên đường quốc lộ dành cho khách đi ôtô Những năm 50của thế kỷ XX chứng kiến sự bùng nổ của hệ thống nhượng quyền cùng với sựphát triển của hệ thống đường cao tốc nối liền các tiểu bang của Hoa Kỳ Hệthống các nhà hàng ăn nhanh, quán ăn rẻ tiền và khách sạn bên đường quốc lộđua nhau mọc lên Năm 2000, NQTM chiếm khoảng 40% doanh thu bán lẻ củaHoa Kỳ [32] Chỉ đến những năm 1980 hoạt động NQTM sau đó mới lan rộng

và diễn ra một cách mạnh mẽ ở các nước khác [11], sở dĩ là vì lúc này các nướcmới phát hiện được tiềm năng đem lại lợi nhuận cao của lĩnh vực này

Sự phát triển ồ ạt của NQTM đã dẫn tới sự ra đời của Hiệp hội Nhượngquyền quốc tế IFA (International Franchise Association) vào năm 1960, Ủy banFranchise thế giới (World Franchise Council – WFC) năm 1994 Sự ra đời củaIFA, WFC đã tạo điều kiện cho việc phát triển NQTM dần trở thành hệ thống vàngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn Bởi vậy mà hiện nay kinh doanh theophương thức NQTM đã có mặt tại hầu hết các châu lục, trong rất nhiều ngànhnghề Theo số liệu của phòng thương mại Mỹ thì từ năm 1974 đến năm 2005

Trang 3

trung bình chỉ có 5% số doanh nghiệp hình thành theo mô hình nhượng quyềnkinh doanh tại Mỹ là thất bại, trong khi con số này là 30-65% cho các doanhnghiệp không theo mô hình nhượng quyền Sự phát triển của hình thức kinhdoanh này còn thể hiện ở ngay việc trong năm 2005 có tới 12/52 tiểu bang của

Mỹ đều có luật bắt buộc bất kỳ công ty nào muốn tham gia vào thị trường chứngkhoán đều phải có đăng ký nhượng quyền Những cái tên không hề xa lạ nhưCalifornia, New York, Washington,…là một trong số đó [12] Hiện tại hoạtđộng NQTM diễn ra phổ biến tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và đang có phầngia tăng ở các nước đang phát triển [4] Ở Việt Nam, cà phê Trung Nguyên, Phở

24, bánh ngọt Kinh Đô, hãng thời trang Foci (công ty dệt may Nguyên Tâm),Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng Nhà Vui,… là những ví dụ về các doanhnghiệp thực hiện hoạt động NQTM [14] Tính đến thời điểm năm 2004, ViệtNam có khoảng 70 thương hiệu áp dụng NQTM, với tốc độ tăng trưởng ước tính15% - 20% / năm [42]

Tại Mỹ, lúc đầu NQTM được coi là những thoả thuận giữa các nhà sảnxuất, những tổ chức dịch vụ với những nhà kinh doanh độc lập khác liên quanđến việc phân phối sản phẩm – chính là hình thức nhượng quyền phân phối sảnphẩm sau này Trong hình thức này BNhQ chỉ được sử dụng nhãn hàng hoá củaBNQ Ví dụ cho trường hợp này là Coca-Cola, hãng này đã thực hiện bánFranchising lần đầu tiên cho nhà máy sản xuất vỏ chai là Georgia vào năm 1901.Phân phối theo hình thức này, Coca-Cola đã giảm được đáng kể chi phí vận tải,bởi thay vì vận chuyển nguyên cả chai, giờ đây Coca-Cola chỉ việc vận chuyểnnước ngọt trong các thùng lớn, khâu đóng chai sẽ được thực hiện ngay tại cơ sởsản xuất vỏ chai, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Coca-Cola Việc này có thểđảm bảo Coca-Cola không phải tiết lộ bí quyết kinh doanh của mình, bởinhượng quyền theo hình thức này Coca-Cola vẫn sẽ là nhà sản xuất, sản phẩmsau đó được vận chuyển trong các thùng lớn đi các nơi, đến nơi nó sẽ được đóngvào các chai nhỏ

Trang 4

Sau một thời gian tồn tại, NQTM tại Mỹ phát triển thêm một hình tháimới đó là NQTM đối với phương thức kinh doanh Ở hình thức này, BNQ kèmtheo việc chia sẻ quyền kinh doanh nhãn hiệu, sẽ phải chia sẻ thêm cách thứckinh doanh thông qua việc thiết lập tài liệu hướng dẫn, đào tạo kỹ thuật, nhânviên, hỗ trợ việc chọn mặt bằng,…Chính vì việc chia sẻ quá nhiều điều choBNhQ mà BNQ phải kiểm soát rất chặt chẽ hoạt động của BNhQ để bảo đảmđược uy tín, sự tồn tại của cả hệ thống kinh doanh Hình thức nhượng quyền nàyhiện nay là phổ biến, có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ như McDonald’s, KFC,… Như vậy ở Mỹ, NQTM có thể diễn ra dưới hai hình thức: (i) NQTM trọn gói hayNQTM cả một hình thức kinh doanh và (ii) NQTM sản phẩm Còn ở Châu Âu,trong án lệ Propuptia, toà án tư pháp Châu Âu (ECJ) đã phân biệt ba hình thứcNQTM, đó là NQTM dịch vụ, NQTM sản xuất và NQTM phân phối [33].

1.2 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại

1.2.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại

Franchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ là “Franc” có nghĩa là đặc quyềnhay tự do [12] Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của NQTM thìnhiều định nghĩa cũng được đưa ra Nhưng do sự khác nhau về chế độ kinh tế,chính trị cũng như xã hội của mỗi một quốc gia mà mỗi định nghĩa được đưa ralại có khía cạnh đặc trưng riêng

Theo thông lệ quốc tế, NQTM được coi là một hoạt động thương mại,trong đó BNQ (franchisor) sẽ chuyển mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hànghoá/dịch vụ, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo cho BNhQ(franchisee) BNhQ sau khi ký hợp đồng nhượng quyền được phép khai tháckinh doanh trên một không gian địa lý nhất định và phải trả một khoản phínhượng quyền và tỷ lệ phần trăm doanh thu định kỳ cho BNQ trong một khoảngthời gian nhất định Đây là một hình thức để BNQ khai thác được lợi ích tàichính từ chính bí quyết kinh doanh của mình mà không phải đầu tư thêm vốn.Ngoài ra, hình thức này cũng tạo cơ hội cho các thương nhân không có đủ kinh

Trang 5

nghiệm cần thiết để tiếp cận được với các phương thức kinh doanh mà đúng ra

họ phải nỗ lực vượt bậc mới có được, và cũng tạo cơ hội cho họ được hưởng lợi

từ chính tên thương mại, uy tín của BNQ

Theo quan điểm của pháp luật Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triểnthì hoạt động franchising thực chất là hoạt động chuyển giao quyền kinh doanh(quyền thương mại) gắn liền với quyền SHTT, bao gồm cả quảng cáo, tiêuchuẩn hàng hoá, đào tạo người lao động, khuyến mại v.v…

Việt Nam là một nước tiếp cận với hoạt động NQTM được coi là muộn,nên trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước kết hợp với tình hình thực tếcủa hoạt động này ở Việt Nam, lần đầu tiên Luật thương mại 2005 đã đưa rađịnh nghĩa về NQTM tại Điều 284 và có quy định cụ thể về NQTM tại Mục 8Chương VI từ các điều 284 đến điều 291 Tuy nhiên, thực ra NQTM đã xuấthiện tại Việt Nam từ đầu thập niên 90 và thuật ngữ này lần đầu được đề cập đến

trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua khái niệm “cấp phép đặc quyền kinh

doanh” tại Thông tư số 1254/1999 của Bộ KHCN&MT Tại Nghị định số

11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi) quy địnhchi tiết thi hành Chương III Phần VI Bộ luật Dân sự 1995 chính thức thừa nhận

hoạt động “cấp phép đặc quyền kinh doanh”- một dạng hoạt động NQTM, là

một trong những hoạt động chuyển giao công nghệ Theo Điều 4 Khoản 6 Nghị

định số 11/2005, “cấp phép đặc quyền kinh doanh” là hoạt động theo đó: “ bên

nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết của bên giao đểtiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại” Còn theo

Luật thương mại 2005, NQTM được quy định “NQTM là hoạt động thương

mại, theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ …” (Điều 284) theo

cách thức và phương pháp kinh doanh mà BNQ quy định Hoạt động thươngmại này phải được làm thành văn bản và phải đăng ký với Bộ thương mại hoặc

Trang 6

các Sở thương mại theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 35/2006 của Chínhphủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động NQTM.

Thực chất NQTM chính là hoạt động thương mại của các thương nhânnhằm mở rộng quy mô kinh doanh của mình thông qua việc chia sẻ quyền phânphối sản phẩm hoặc chia sẻ quyền sử dụng công thức kinh doanh trên mộtthương hiệu của mình cho một hoặc nhiều thương nhân khác Chính nhờ cáchthức này mà Ray Kroc đã thiết lập nên một hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s trên toàn thế giới như hiện nay, đem lại thành công mà nhiều công tykhác mong chờ, tuy không thể nói rằng lợi nhuận của tập đoàn này chủ yếu là dokinh doanh thức ăn nhanh Có thể coi McDonald’s là trường hợp kinh điển tronglịch sử nhượng quyền kinh doanh của mọi thời đại

1.2.2 Đặc điểm của nhượng quyền thương mại

Dù hoạt động NQTM có phát triển như thế nào thì về bản chất, pháp luậtcủa hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận NQTM không phải là “việckinh doanh” cụ thể nào đó mà là một phương thức kinh doanh [18] Đó chính làphương thức hợp tác giữa ít nhất là hai bên chủ thể: chủ sở hữu các quyền SHTT(như nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, tên thương mại, biển hiệu hay các biểutượng quảng cáo,…) với một hoặc nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh kháctrong việc cùng khai thác giá trị thương mại của các đối tượng NQTM của BNQ.Đổi lại, BNQ sẽ nhận được các khoản phí do BNhQ trả

Dựa vào bản chất đã phân tích, có thể thấy hoạt động NQTM có một sốđặc điểm sau:

- Về mặt chủ thể, hoạt động này bao gồm BNQ và BNhQ Trong đó BNQbắt buộc phải là thương nhân có một hệ thống và cơ sở kinh doanh đang có lợithế cạnh tranh trên thị trường BNhQ là một doanh nghiệp độc lập về mặt tàichính, pháp lý và đầu tư, đồng thời chấp nhận rủi ro đối với nguồn vốn bỏ ra khithực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của BNQ Điều này nghĩa làcác bên của hợp đồng NQTM là các thương nhân có quyền kinh

Trang 7

doanh độc lập Sự độc lập này thể hiện ở chỗ: BNhQ khai thác hệ thống NQTM

vì lợi ích của chính mình, và BNhQ được tự do thực hiện các hoạt động khác,ngoài hợp đồng NQTM Đặc điểm độc lập này là đặc điểm quan trọng giúp phânbiệt giữa quan hệ NQTM với quan hệ chi nhánh

- Về tính đồng bộ, thống nhất NQTM là sự phát triển đồng bộ mộtthương hiệu tạo ra sự thống nhất một hình ảnh các cửa hàng, để khách hàng vàobất cứ cơ sở, cửa hàng nào trong hệ thống cũng đều cảm thấy thoải mái, hài lòngnhư nhau Hệ thống nhượng quyền như một guồng máy mà mỗi cửa hàng, cơ sở

là một mắt xích, để tạo nên chính thể đó Sự thay đổi của một mắt xích tất yếulàm ảnh hưởng tới cả hệ thống Đây là điểm nhạy cảm của NQTM, bởi nó có thểgiúp phát triển danh tiếng của hàng hoá, hệ thống nhượng quyền một cách nhanhchóng nhưng cũng có thế làm cho uy tín xây dựng trong một thời gian dài củasản phẩm/dịch vụ nhượng quyền đó sụp đổ

- Về mặt nội dung của khái niệm “quyền thương mại” Nội dung của kháiniệm này tuỳ thuộc vào từng loại hình NQTM và sự thoả thuận của các bên mà

“rộng, hẹp” khác nhau Đây là một khái niệm trừu tượng, có mối liên hệ đặc biệtđối với các đối tượng của SHTT Theo cách hiểu NQTM là nhượng quyềnphương thức kinh doanh thì quyền thương mại không chỉ dừng ở việc sử dụngtên thương mại, kiểu dáng thiết kế của hàng hoá mà còn mở rộng không ngừngbao gồm nhiều quyền năng khác trong hoạt động kinh doanh [18] Cũng như cácquan hệ khác, NQTM càng phát triển mở rộng thì khả năng chứa đựng nhiềumâu thuẫn, tranh chấp càng cao Sở dĩ như vậy là do, bản thân “quyền thươngmại” đã liên quan đến lợi ích thiết thân của một nhà kinh doanh Việc nhượnglại quyền thiết thân này cho một chủ thể kinh doanh khác để cùng kinh doanh,cùng chia sẻ những lợi thế mà quyền kinh doanh đem lại, vì thế, chắc chắn sẽgây ra không ít tranh chấp.Vì đặc điểm này mà hoạt động NQTM phải đượcpháp luật điều chỉnh

Trang 8

- Về tính gắn kết của các bên trong hợp đồng NQTM NQTM luôn tồn tạimối quan hệ mật thiết giữa BNQ và BNhQ Trong NQTM sự gắn bó của BNhQ

và BNQ là vô cùng chặt chẽ Bởi NQTM về bản chất là sự nhân rộng một môhình kinh doanh đã thành công, BNhQ được BNQ chia sẻ các công thức kinhdoanh, các bí quyết kinh doanh, phương thức kinh doanh của BNQ nhằm tạo ra

sự đồng bộ ở tất cả các cửa hàng nhượng quyền so với cửa hàng chính của BNQ

Vì thế BNQ và BNhQ phải tạo ra một mối quan hệ liên tục, thông suốt trongtoàn bộ thời gian của hợp đồng NQTM BNQ phải hướng dẫn, giúp đỡ kĩ thuật,đào tạo những nhân viên chủ lực cho BNhQ, đồng thời BNhQ không thể tựmình sáng tạo thêm các ý tưởng mới trong kinh doanh- nhất là các ý tưởng cókhả năng phá vỡ sự đồng nhất trong hệ thống NQTM

1.3 Đánh giá về mô hình kinh doanh theo phương thức NQTM

Franchise với những đặc điểm của nó chứng tỏ nó không chỉ là phươngthức kinh doanh hốt bạc, đảm bảo khả năng thành công của các bên tham giamột hệ thống NQTM bất kỳ, mà còn là cách thức kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi

ro Vì thế, đánh giá được cả ưu và nhược điểm của phương thức kinh doanhNQTM sẽ giúp cho các chủ thể của hoạt động này có cái nhìn khách quan, chínhxác hơn về hoạt động này để có thể khai thác hết những mặt mạnh, đồng thờihạn chế được phần nào những khiếm khuyết của phương thức này

1.3.1 Đối với BNQ

* Ưu điểm của việc nhượng quyền

NQTM đem lại nhiều lợi ích cho nhà nhượng quyền, trong đó có thể kểđến một số lợi ích rõ ràng nhất sau:

- Ưu điểm lớn nhất mà franchising mang lại là hệ thống kinh doanh củaBNQ được mở rộng mà hầu như không phải bỏ thêm vốn Kinh doanh theophương thức nhượng quyền thì bên giao quyền không cần phải tiêu tốn quánhiều vốn đầu tư mà cũng có thể nhanh chóng mở rộng hệ thống kinh doanh,thiết lập một mạng lưới kinh doanh rộng lớn trên toàn quốc và thậm chí trêntoàn thế giới thông qua việc sử dụng vốn đầu tư của BNhQ Số cơ sở kinh doanhbán lẻ của mạng lưới NQTM có thể tăng lên với tốc độ rất nhanh bởi vì sự phát

Trang 9

triển này không bị phụ thuộc, hạn chế bởi vốn của bên giao quyền Kinh doanhtheo phương thức nhượng quyền đem lại nhiều lợi ích hơn là việc đầu tư một sốlượng tiền và nguồn lực tài chính khổng lồ khác vào việc xây dựng một mạnglưới các chi nhánh hay thiết lập mạng lưới các nhà phân phối độc lập mà không

có sự kiểm tra, giám sát của BNQ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng thích hợpvới mô hình này Ví dụ đối với thương hiệu Phở 24 - là thương hiệu khi nhượngquyền còn cần xem xét đến cả mặt bằng kinh doanh, để có được mặt bằng kinhdoanh đạt tiêu chuẩn chủ thương hiệu này đã phải mất một thời gian mới có thểđưa được sản phẩm của mình phát triển ra miền Bắc Đấy là chỉ trong nội bộmột quốc gia, chưa kể đến khi muốn phát triển mở rộng thị trường ra nước ngoàithì rất khó để Phở 24 có thể tìm được mặt bằng ưng ý, thuê hoặc mua được mặtbằng đó tại nước sở tại để phát triển kinh doanh Còn rất nhiều khó khăn nữa màkhi muốn trực tiếp kinh doanh sẽ rất khó cho một doanh nghiệp nhỏ và vừa Cónhiều cách thức mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn nhằm khắc phục nhữngkhó khăn đó và NQTM là một phương pháp phù hợp

- Khi thực hiện NQTM, BNQ sẽ nhận được một khoản phí nhất định.Khoản phí này có thể là phí nhượng quyền ban đầu mà nhà nhận quyền phải trả

để được tham gia vào hệ thống nhượng quyền Ngoài khoản phí tham gia hệthống mà BNhQ phải trả, bên này còn phải trả những khoản phí khác như: phíđịnh kỳ thường xuyên cho đến hết thời gian tham gia hệ thống, các loại phí kháccho các hoạt động hỗ trợ của BNQ, Bởi vậy có thể dẫn đến tiết kiệm và phânchia hiệu quả hơn một số loại chi phí mà BNQ vốn phải gánh chịu, như chi phíquảng cáo, chi phí bảo vệ quyền SHTT, chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm/dịch vụ,…Không những thế BNQ còn được hưởng lợi ích vô hình, tức là việctăng lên không ngừng của giá trị nhãn hiệu, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại

và các tài sản SHTT khác do sự phát triển của mạng lưới NQTM mang lại

- BNhQ là bên trực tiếp kinh doanh tại khu vực nhượng quyền nên BNQkhông cần phải quá lo lắng về sự am hiểu phong tục, tập quán, thói quen củangười tiêu dùng tại khu vực đó Nhờ vào kiến thức kinh doanh mà các BNhQ cóđược trên thị trường riêng của mình mà một mạng lưới sẽ có khả năng dễ dàng

Trang 10

tương thích với những gò bó, những đặc điểm của kinh tế địa phương và nhucầu đặc trưng của mỗi thị trường hơn là hệ thống chi nhánh Từ đó giúp nângcao khả năng thành công của hệ thống NQTM hơn.

* Nhược điểm của việc bán Franchise

Bên cạnh những thế mạnh, NQTM cũng có những hạn chế mà nếu BNQkhông chú ý rất có thể có những rủi ro xảy ra như:

- NQTM có thể khiến cho BNQ dễ bị ăn cắp bí quyết kinh doanh, làmnhái sản phẩm: Ví dụ cho quan điểm này chính là: cà phê Trung Nguyên –doanh nghiệp trong nước đầu tiên áp dụng NQTM - đến nay có khoảng 1000cửa hàng NQTM trong và ngoài nước, nhưng trên thị trường vẫn còn tồn tạihàng trăm cửa hàng Trung Nguyên giả mà chưa xử lý được Hay cũng Cà phêTrung Nguyên trong tình huống bị chính đối tác Mỹ ăn cắp thương hiệu KhiTrung Nguyên nộp hồ sơ xin đăng kí thương hiệu tại Mỹ với tên gọi “TrungNguyên - Nguồn cảm hứng sáng tạo mới”, thì biết chính phía đối tác Mỹ củamình là Công ty Rice Field Carp đã đăng kí nhãn hiệu trước với tên gọi “Cà phêhàng đầu Buôn Mê Thuột – Trung Nguyên” Sau đó Trung Nguyên đã đòi lạiđược nhãn hiệu của mình nhưng phải mất một số tiền khá lớn và mất đi nhiều cơhội nhượng quyền vào thị trường lớn Hoa Kì [37] Không những thế khả năng bịlàm nhái sản phẩm còn bị đe doạ bởi chính từ phía BNhQ khi hết thời hạn hiệulực của hợp đồng NQTM, lí do là khi kí kết hợp đồng thì BNQ sẽ phải trao choBNhQ toàn bộ bí quyết kinh doanh, cách thức quản lý, và BNhQ thì được toànquyền sử dụng nhãn hiệu và tên thương mại của BNQ Đặc điểm này sẽ giúpBNhQ hiểu rõ, thấu đáo về các vấn đề của BNQ (bao

- Giảm giá trị của thương hiệu : Chỉ cần một BNhQ không thực hiện đầy

đủ và đúng các ý tưởng kinh doanh, các yêu cầu nghiêm ngặt của BNQ đưa rathì rất dễ gây ra ảnh hưởng tới không chỉ cơ sở nhượng quyền đó mà đối vớitoàn bộ hệ thống nhượng quyền, làm giảm giá trị thương hiệu hoặc tồi tệ nhất làlàm đổ bể cả chuỗi hệ thống NQTM Ví dụ cho quan điểm này chính là: chủthương hiệu Phở 24 đã phát hiện trong số các cửa hàng NQTM của mình có cửahàng đã làm trái quy định khi tìm cách giảm chi phí kinh doanh bằng việc giảm

Trang 11

số lượng thịt trong tô phở, tắt máy lạnh,…,khiến nhiều khách hàng phàn nàn.Điều này nếu không được chủ thương hiệu phát hiện sớm sẽ có nguy cơ làm mất

uy tín của thương hiệu Hay đôi khi chỉ là thái độ thiếu lịch sự của một nhânviên một cửa hàng franchise hay vết bẩn trong món ăn dẫn tới tổn hại chung cho

cả thương hiệu và các đối tác trong hệ thống Trong những năm đầu do là đơn vị

đi tiên phong trong lãnh vực franchise tại Việt Nam nên Trung Nguyên đã khábối rối trong hướng đi của mình và nếu không muốn nói là quá dễ dãi trong việcbán franchise nên dẫn đến hiện trạng là có quá nhiều cà phê mang cùng nhãnhiệu Trung Nguyên nhưng không cùng một đẳng cấp Nói cách khác TrungNguyên rơi vào tình thế mất kiểm soát chất lượng và tính đồng bộ của mình vìbắt đầu bán franchise với số lượng lớn khi chưa có đủ sự chuẩn bị Thật vậy, cóquán thì khá bề thế, có quán lại quá xập xệ, khiêm tốn hay có quán có máy lạnhphục vụ tốt, tay nghề khá và có quán thì tay nghề kém, bình dân, trang trí nộithất cũng không được thực sự đồng bộ theo một chuẩn mực chung Vì thế, từcuối năm 2002 Trung Nguyên đã cho mời chuyên gia người Úc sang để khắcphục tình trạng này, nhưng trên thực tế để điều chỉnh lại hệ thống với hơn 400quán cà phê trải dài khắp nước quả là một thách thức của người điều hành mỗiquán cà phê và của người chủ thương hiệu nói chung

1.3.2 Đối với BNhQ

* Ưu điểm của việc nhận quyền

Đối với bên này thì NQTM đem lại khá nhiều lợi ích Điều này là do :

- Sức hấp dẫn của NQTM có thể tổng kết ở hai điểm căn bản: chi phí thấp

và ít rủi ro BNhQ không phải tốn kém nhiều chi phí và thời gian vào việc xâydựng mô hình kinh doanh, đào tạo đội ngũ quản lý hoặc xây dựng một thươnghiệu trên thị trường Đối với việc tham gia vào hệ thống NQTM, BNhQ có thểtiến hành kinh doanh ngay sau khi được nhượng “quyền thương mại” Để bù đắpvào khoản chi phí cho phí nhận NQTM, BNhQ tiết kiệm được rất nhiều chi phí

so với việc tự mình tham gia thị trường với thương hiệu và mô hình kinh doanhriêng của mình Hơn nữa, kinh doanh theo một mô hình quản lý có sẵn, cung cấp

Trang 12

một loại hàng hoá, dịch vụ đã có sức cạnh tranh trên thị trường, phần trăm rủi rotrong kinh doanh được giảm xuống mức đáng kể.

- BNhQ khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền sẽ nhận được sự hỗ trợcủa BNQ cả trước và sau khi khai trương cửa hàng như: về nhân lực (ví dụ đốivới hệ thống nhượng quyền của Phở 24 thì khi ký hợp đồng nhượng quyền vớiBNhQ, chủ thương hiệu sẽ đào tạo cho đầu bếp của BNhQ, trong một thời giancòn cử nhân viên trong công ty đến trợ giúp BNhQ cách điều hành, quản lý), vềchọn mặt bằng (McDonald’s là điển hình, vì tập đoàn này không chỉ hướng dẫnBNhQ cách chọn mặt bằng phù hợp tiêu chuẩn mà thường là tự mình tìm kiếmnhững mặt bằng thích hợp để mua lại, sau đó nếu có BNhQ nào phù hợp mà tậpđoàn muốn nhượng quyền thì tập đoàn cho thuê lại – đây cũng chính là mộtkhoản làm tăng lợi nhuận của tập đoàn này),…

- Không những thế đối với các thương nhân mới tham gia kinh doanh lầnđầu hoặc đã kinh doanh nhiều nhưng vẫn thất bại thì có thể qua chính cách thứcthành một BNhQ để có thể tiếp thu được những cách thức kinh doanh, phươngthức kinh doanh mà đã thu được thành công của BNQ Lí do bởi trong hầu hếtcác BNQ trên thế giới khi nhượng quyền đều thiết lập một tài liệu hướng dẫncách thức kinh doanh trong đó ghi rõ các cách thức kinh doanh,…, không nhữngthế BNhQ còn được học tập ngay tại những cửa hàng, cơ sở của BNQ để nắmđược cách thức điều hành quản lý ra sao Điều này sẽ rất là hữu ích, lí do là vìkhi bạn được học cách vì sao doanh nghiệp khác thành công, bạn sẽ có thể nhìnlại xem điều gì dẫn bạn tới thất bại, nhờ thế nếu bạn vẫn còn định tiếp tục kinhdoanh thì bạn sẽ biết bước đi đúng hơn, chứ không đảm bảo khả năng thànhcông của bạn! Chúng ta chắc cũng biết đến Dave Thomas, ông cũng từng là mộtfranchisee của hệ thống nhượng quyền KFC trong nhiều năm trước khi trở thànhsáng lập viên kiêm chủ tịch tập đoàn thức ăn nhanh Wendy

- Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, mặc nhiên người nhận quyền

sẽ có được những khách hàng truyền thống của hệ thống Nếu doanh nghiệp tựlập và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của chính mình thì doanh nghiệp sẽ phảimất thời gian để chứng minh được uy tín của sản phẩm Trong khi nếu nhận

Trang 13

NQTM doanh nghiệp sẽ nghiễm nhiên có được các khách hàng của hệ thống,bởi lúc này sản phẩm hay dịch vụ của hệ thống đã được chứng minh bởi BNQ

và cả hệ thống trong thời gian trước khi BNhQ tham gia hệ thống

- Khi kinh doanh các doanh nghiệp còn phải không ngừng nâng cao uy tín

và hình ảnh của mình trong mắt công chúng, điều này có thể thấy rõ khi Coca –Cola đã là một nhãn hiệu nổi tiếng được phần lớn người tiêu dùng trên thế giớibiết đến nhưng vẫn tiếp tục các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại của mình.Nếu doanh nghiệp của bạn nhỏ, vốn đầu tư hạn chế bạn rất khó để có thể thườngxuyên quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm/dịch vụ của mình, nhất là trong thời đại

ai ai cũng nhìn thấy sức mạnh của quảng cáo như ngày nay Nếu bạn là mộtthành viên của hệ thống NQTM, bạn chỉ cần đóng một lượng phí nhỏ hơn rấtnhiều mà lại được quảng cáo thường xuyên trên các phương tiện thông tin đạichúng

* Thách thức của việc nhận franchise

- Đối với BNhQ thì mặc dù có tính tự chủ tương đối nhưng bởi vì đặctrưng của NQTM là chia sẻ cùng sử dụng “quyền thương mại” nên để bảo vệ uytín của thương hiệu, để tránh sự sụp đổ của cả hệ thống mà BNhQ vẫn phải chịucác ràng buộc, hạn chế nhất định liên quan đến hoạt động kinh doanh, cạnhtranh, hay chuyển giao doanh nghiệp từ BNQ, không hoàn toàn được tự doquyết định hay thay đổi tất cả những gì nằm trong cửa hàng của mình Ví dụ nhưphần trang trí nội thất, thực đơn, đồng phục, giờ hoạt động của cửa hàng phảiđồng bộ với các cửa hàng khác trong cùng hệ thống franchise, BNhQ không thể

tự tiện thêm bớt các ý tưởng của riêng mình Bởi những quy định này được ápdụng chung cho cả hệ thống NQTM nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất củachuỗi cửa hàng NQTM Không những thế để hạn chế tới mức tối đa các nhượcđiểm của NQTM, BNQ thường buộc BNhQ phải chấp nhận những HCCT nhấtđịnh như giới hạn về địa điểm kinh doanh, nghĩa vụ không cạnh tranh với BNQ,hạn chế về giá, về khách hàng, buộc BNhQ phải mua các nguyên vật liệu đầuvào từ BNQ hay bên thứ ba được chỉ định,…Điều này dẫn đến tình trạng là về

Trang 14

mặt hình thức thì BNhQ có vẻ độc lập nhưng thực tế lại luôn luôn bị kiểm soát.

Sự kiểm soát này có thể làm cho BNhQ mất đi sự sáng tạo của mình

- Bất lợi chính từ điểm có lợi: Đó chính là việc ảnh hưởng dây chuyền của

hệ thống Franchise Nếu như mặt có lợi của Franchise chính là việc BNhQ được

hưởng lợi từ chính những thành quả của cả hệ thống, thì do tính chấtthống nhất đồng bộ của NQTM nên rất dễ dẫn tới ảnh hưởng dây chuyền trongtoàn bộ hệ thống nhượng quyền Chỉ cần một cơ sở “có vấn đề” có thể sẽ làmảnh hưởng xấu tới các cơ sở khác mặc dù lỗi đó là thuộc về bản thân cơ sở nhậnquyền đó, chứ không phải là đặc điểm của cả hệ thống

- Thêm một điều nữa là tất cả những công sức và tiền của mà chủ cửahàng franchise bỏ ra để quảng cáo, củng cố thêm cho thương hiệu đều sẽ thuộc

về người chủ thương hiệu Điều này làm cho một số BNhQ dự kiến lưỡng lự,không nhiệt tình đóng phí marketing hay quảng cáo cho hệ thống franchise Màđiều này lại có thể chính là một lí do để BNQ chấm dứt hợp đồng với BNhQ làmcho toàn bộ công sức và nguồn vốn mà BNhQ đã bỏ ra để tham gia vào hệ thốngthành vô nghĩa

1.3.3 Đối với nền kinh tế thị trường

Trang 15

- Về sự phát triển của xã hội: NQTM giúp cho các doanh nghiệp mớitránh được thất bại, nhờ thế lượng vốn được đầu tư hợp lý, các tình trạng xấunhư phá sản, vốn tồn đọng được giải quyết BNQ khi kiểm soát được các tiêuchuẩn đối với BNhQ thì uy tín được đảm bảo, lượng khách hàng tiêu dùng sảnphẩm/dịch vụ của mình được nâng cao, sẽ giúp cho BNQ yên tâm phát triển sảnphẩm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn, đem lại lợi nhuận ngày càng tăng choBNQ Đất nước có nhiều doanh nghiệp tham gia các hệ thống NQTM thànhcông thì khả năng phát triển được tiềm lực kinh tế, tăng uy tín của mình trêntrường quốc tế, thu hút đầu tư, đời sống người dân được ổn định càng tăng cao.

- Về nền kinh tế: Nền kinh tế theo sự phát triển của NQTM sẽ cũng đượcphát triển cả về bề rộng và chiều sâu Khi NQTM phát triển sẽ kích thích cạnhtranh giữa các doanh nghiệp nhượng quyền, các doanh nghiệp này để cạnh tranhvới nhau sẽ cố gắng tìm cách nâng cao uy tín doanh nghiệp, để được nhiềuthương nhân khác chú ý tham gia vào hệ thống nhượng quyền của mình BNQngày càng mở rộng hệ thống kinh doanh và ngày càng tiếp nhận thêm nhiềuBNhQ mới, vì thế, sự sôi động của nền kinh tế càng được thúc đẩy bởi sự gắn

bó, sự liên kết bằng lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh trong hoạt động NQTM

* Ảnh hưởng xấu tới thị trường

- Do tính chất của hoạt động NQTM mà các bên chủ thể thường xây dựngcác thoả thuận có tính chất HCCT Những quy định HCCT như vậy trongNQTM trong một chừng mực nhất định có thể bị lạm dụng bởi các bên, nhất làbởi BNQ, và có thể vi phạm PLCT Bởi nó tác động xấu tới cạnh tranh trên thịtrường, có thể hạn chế các doanh nghiệp khác tham gia thị trường, khôngkhuyến khích phát triển cạnh tranh trên thị trường, làm ảnh hưởng lợi ích ngườitiêu dùng

- Nếu pháp luật về hoạt động này không đủ mạnh thì chính bởi việcNQTM có liên quan tới các bí quyết kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu,… -các đối tượng của quyền SHTT, sẽ làm cho tình trạng xâm phạm quyền SHTTtăng cao, không khuyến khích các bên phát triển hoạt động này, nhất là BNQ.Không những thế còn đe doạ tới lợi ích của bất kì chủ thể nào có ý định kinh

Trang 16

doanh bằng phương thức NQTM Dễ dẫn tới sự sụp đổ của cả hệ thống NQTMđang tồn tại, hoặc một thương hiệu sản phẩm/ dịch vụ đang tồn tại, gây tổn hạitới lợi ích kinh tế của các bên chủ thể của hoạt động này nói riêng và lợi ích kinh

tế của toàn xã hội nói chung

2 Khái quát về pháp luật nhượng quyền thương mại

2.1 Khái niệm và vai trò của pháp luật về NQTM

Càng được khuyến khích mở rộng quan hệ NQTM càng chứa đựng nhữngkhả năng gây ra tranh chấp thương mại Việc nhượng lại quyền thương mại-vốn

là tài sản thuộc sở hữu của BNQ - cho một chủ thể kinh doanh khác để cùngkinh doanh, cùng chia sẻ những lợi thế mà “quyền kinh doanh” đem lại, vì thế,chắc chắn sẽ gây ra không ít tranh chấp Sự không tuân thủ nghĩa vụ của BNhQđôi khi lại là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống, gây thiệt hại chokhông chỉ những chủ thể của quan hệ này mà còn là cho cả nền kinh tế Hơnnữa, khi một quan hệ xã hội mới xuất hiện luôn đặt ra một yêu cầu là Nhà nướcphải xây dựng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ đó nhằm đẳmbảo được chức năng quản lý xã hội của Nhà nước Xuất phát từ các yêu cầu đó,đòi hỏi các quốc gia phải đặt hoạt động này vào trong khuôn khổ pháp lý Chính

vì vậy pháp luật về NQTM ra đời Sự tồn tại và phát triển của hoạt động NQTM

là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật về NQTM Có thểđịnh nghĩa pháp luật về NQTM chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật doNhà nước ban hành và thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động NQTM

Hoạt động NQTM chính là hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinhdoanh, bởi thế nên pháp luật về NQTM chính là một bộ phận cấu thành nên hệthống pháp luật thương mại Trong vị trí ấy, pháp luật về NQTM có những vaitrò sau:

- Thứ nhất, pháp luật về NQTM có vai trò tạo hành lang pháp lý cho hoạt

động NQTM diễn ra một cách lành mạnh

Pháp luật về NQTM sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt độngNQTM Họ sẽ thấy hoạt động kinh doanh của mình được pháp luật thừa nhận,

Trang 17

bảo vệ và khuyến khích, từ đó họ sẽ mạnh dạn trong kinh doanh hơn, mở rộngquy mô, tìm nhiều đối tác để nhượng quyền,…Không những thế, pháp luật vớichức năng tiên liệu trước được các quan hệ xã hội có thể phát sinh, các tìnhhuống có thể xảy ra, có thể giúp doanh nghiệp căn cứ vào đó tránh được nhữngsai sót không đáng có Pháp luật sẽ có những hướng dẫn đứng mực cho các chủthể kinh doanh để họ có thể đi đến thành công trong việc áp dụng phương thứckinh doanh NQTM Mặt khác, pháp luật về NQTM lại là công cụ trong tay Nhànước để duy trì hoạt động NQTM diễn ra một cách lành mạnh bằng việc kiểmsoát các hành vi có thể làm biến dạng cạnh tranh, làm mất đi động lực phát triểncủa nền kinh tế Vai trò lớn nhất của pháp luật về NQTM là đảm bảo được chứcnăng điều tiết các hoạt động NQTM, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển mộtcách phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, xác lập các hoạt động kinhdoanh công bằng

- Thứ hai, pháp luật về NQTM bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham

gia quan hệ nhượng quyền và lợi ích của toàn xã hội

Đây là vai trò không chỉ của pháp luật NQTM mà là của cả hệ thống phápluật Pháp luật về NQTM khi điều chỉnh quan hệ NQTM luôn dung hoà lợi íchcủa các bên để tránh lợi ích của người này ảnh hưởng xấu tới lợi ích của ngườikhác Khi pháp luật đã đảm bảo được lợi ích của các bên thì sẽ góp phần nângcao hiệu quả kinh tế, tạo lập môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động NQTM.Đây cũng chính là những lợi ích mà xã hội được hưởng khi có một chính sáchpháp luật NQTM đúng đắn NQTM chỉ thực sự phát huy được các ưu điểm của

nó tại những nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, do đặc điểm của NQTMliên quan nhiều đến vấn đề về bí quyết kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại,công nghệ và việc giữ gìn bí mật kinh doanh, giữ gìn uy tín Điều đó cho thấyvai trò quan trọng của pháp luật trong sự phát triển của hoạt động NQTM

2.2 Mối quan hệ giữa pháp luật về NQTM và PLCT

Trong hoạt động NQTM thường thấy xuất hiện quy định BNQ yêu cầuBNhQ không được chuyển cửa hàng khỏi vị trí đã được xác định trong hợp đồngNQTM hay không được chuyển giao cửa hàng cho bên thứ ba bất kì mà không

Trang 18

có sự đồng ý của BNQ; hay BNQ có quyền chuyển giao quyền thương mại chonhiều BNhQ khác nhau; BNhQ có quyền độc quyền sử dụng tên thương mại,nhãn hiệu, kinh doanh trong một khu vực địa lý theo sự xác định trong hợp đồngNQTM Việc pháp luật về NQTM trao quyền khai thác độc quyền cho BNQ vàcác BNhQ có thể dẫn tới việc xung đột với pháp luật về cạnh tranh Tuy nhiên,không nên hiểu rằng sự xung đột này là cố hữu, bởi vì cả hai lĩnh vực pháp luậtnói trên cùng chia sẻ một mục tiêu cơ bản là khuyến khích sự thịnh vượng củangười tiêu dùng và sự phân phối hiệu quả các nguồn lực NQTM khuyến khích

sự cạnh tranh bằng việc cổ vũ các BNQ tập trung đầu tư vào việc phát triển cácsản phẩm và quy trình mới, hoặc cải tiến sản phẩm nhằm tích cực thu hút kháchhàng hơn nữa, hoặc bởi việc độ thành công của NQTM là tương đối cao nên thuhút nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng gia nhập thị trường, làm môi trường cạnhtranh sôi động hơn Tuy nhiên, như đã trình bày pháp luật NQTM trao cho cácchủ thể một số độc quyền, việc này có thể gây ảnh hưởng đến cạnh tranh nên tuỳtừng tình huống cụ thể,căn cứ vào hậu quả HCCT so với ảnh hưởng khuyếnkhích cạnh tranh của mỗi quy định trong hợp đồng NQTM mà một quy định có

vi phạm PLCT hay không

Kinh nghiệm pháp luật các nước cho thấy việc quy định cụ thể một dạngđiều khoản nào đó trong hợp đồng NQTM là vi phạm PLCT đều có thể dẫn tớihậu quả bóp méo hoạt động này Do đó, việc phải thiết lập các quy định linhhoạt phù hợp với cả PLCT và pháp luật về NQTM là cực kỳ cần thiết Sự linhhoạt này phải thực hiện được mục tiêu ngăn chặn sự lạm dụng quyền độc quyềnnhưng không ảnh hưởng đến việc khuyến khích phát triển hoạt động NQTM.NQTM đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bằng việc phổ biến cácphát minh, sáng kiến, phương thức kinh doanh thành công qua đó làm giảm cáctiêu cực của nền kinh tế thị trường như phá sản và việc khuyến khích các thànhviên mới gia nhập thị trường Điều này dẫn đến sự khai thác có hiệu quả cácthành quả của SHTT và kinh nghiệm kinh doanh Chủ sở hữu thương hiệu nóichung thường không thể tự mình phát triển việc kinh doanh rộng khắp thông quaviệc khai thác giá trị quyền SHTT mà không giao kết các hợp đồng NQTM

Trang 19

NQTM cũng góp phần làm tăng giá trị của quyền thương mại thông qua việcchia sẻ chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm, chi phí giớithiệu các cải tiến mới và thông qua đó làm gia tăng thu nhập của các bên Chính

vì vậy, NQTM phải được khuyến khích, dù đó là NQTM giữa các đối thủ cạnhtranh Mặt khác như đã đề cập đến ở trên, những quy định HCCT trong các thoảthuận nhượng quyền có thể bị lạm dụng bởi các bên, gây ảnh hưởng đến quyluật cạnh tranh của thị trường mà sau cùng là ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường,bóp méo thị trường

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật về NQTM và pháp luật vềcạnh tranh đều là những bộ phận của hệ thống pháp luật thương mại, vì thế giữachúng có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau Hay nói theo quan điểm triếthọc Mác Lênin thì pháp luật về NQTM và pháp luật về cạnh tranh là hai cáiriêng trong một cái chung là hệ thống pháp luật thương mại Vì thế việc nghiêncứu mối quan hệ giữa chúng là việc nên làm, bởi vì “…bất cứ cái riêng nào cũngnằm trong mối liên hệ dẫn tới cái chung…” [10] Để có thể hoàn chỉnh hệ thốngpháp luật thương mại của quốc gia thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa NQTM

và PLCT và cả với các pháp luật khác như pháp luật về SHTT,…là cần thiết

Ở Mỹ và Liên minh Châu Âu ( EU) cho đến nay đã có nhiều tranh chấpliên quan đến NQTM trên cơ sở PLCT Mặc dù pháp luật về NQTM ở các quốcgia này đã phát triển và luôn được hoàn thiện, nhưng các bên có liên quan vẫn

sử dụng các quy định của PLCT để chống lại những hành vi HCCT trongNQTM, chống lại các hành vi lạm quyền của BNQ và cơ quan nhà nước cóthẩm quyền về cạnh tranh thậm chí vẫn ban hành các quy định về việc áp dụngPLCT trong hoạt động NQTM Ở Việt Nam, trong hệ thống pháp luật thươngmại thì NQTM là khái niệm dù còn nhiều bỡ ngỡ nhưng dù sao cũng đã được đềcập tại nhiều văn bản dưới luật như: Nghị định số 35/2006 của Chính phủ quyđịnh chi tiết về NQTM và Thông tư số 09/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫnđăng ký NQTM Trong khi đó PLCT thực sự còn mới ở Việt Nam dù được banhành từ năm 2004, và vì điều này nên việc áp dụng PLCT trong hoạt độngNQTM có thể vẫn còn là vấn đề xa lạ ở Việt Nam Tuy nhiên, hoạt động NQTM

Trang 20

hiện đang rất phát triển ở Việt Nam và tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa Do

đó, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về cạnh tranh khi thực hiện hoạtđộng NQTM cũng như các vụ tranh chấp liên quan là rất cần thiết nhằm có thểđảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động NQTM diễn ratrên thị trường Việt Nam; có thể vận dụng những quy định đó để bảo vệ doanhnghiệp Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động NQTM ranước ngoài, đặc biệt là vào các nước có PLCT phát triển như Mỹ và EU, có thểtránh được các kiện tụng liên quan tới các hành vi HCCT của BNQ Việt Nam,giúp cho cả các cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực tương ứng có nhữnghiểu biết đầy đủ, từ đó có những hướng để hoàn thiện dần pháp luật về NQTMnói chung và pháp luật về thương mại nói riêng, hoàn thiện pháp luật quốc gia

để phù hợp với pháp luật quốc tế đưa pháp luật Việt Nam gần với pháp luật thếgiới hơn, đáp ứng xu thế hội nhập.Trên cơ sở đó, luận văn này có mục đích phântích những nội dung cơ bản của việc áp dụng PLCT của Mỹ và EU trong hoạtđộng NQTM; xem xét và so sánh với những quy định hiện hành của pháp luậtViệt Nam trong lĩnh vực này Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng cóhiệu quả PLCT trong hoạt động NQTM ở Việt Nam

Trang 21

CHƯƠNG II MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

1 Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật Cạnh tranh ở một số nước trên thế giới

NQTM là phương thức kinh doanh đặc biệt có liên quan đến các khíacạnh SHTT Vì vậy, xem xét hoạt động này dưới góc độ PLCT, sẽ không đề cậptới các hành vi HCCT khác mà mục tiêu chủ yếu không liên quan trực tiếp đếnquyền SHTT như tập trung kinh tế Mặt khác, trong hợp đồng NQTM có nhữngquy định vốn là thể hiện bản chất của NQTM nhưng nếu xem xét dưới góc độPLCT lại có thể là vi phạm PLCT – đây chính là những điều mà luận văn muốntìm hiểu để có thể giúp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về NQTM nói riêng

và hệ thống pháp luật về thương mại của Việt Nam nói chung Do đó, nên nhữnghành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không được nhắc đến trong luận văn, dùchúng cũng là đối tượng điều chỉnh của PLCT và cũng có thể tồn tại trong hoạtđộng NQTM như mọi hoạt động kinh tế khác

Luật kinh doanh của nhiều quốc gia trên thế giới cấm chủ thương hiệu bắtbuộc đối tác mua franchise phải mua hàng do chính mình cung cấp trừ khi mặthàng đó không thể tìm mua ở các nguồn cung cấp khác Coca-Cola là mộttrường hợp điển hình khi lúc nào cũng yêu cầu đối tác mua franchise phải muanguyên liệu với công thức bí mật từ công ty mẹ - chủ thương hiệu Một trườnghợp khác là Mc Donald’s: Mc Donald’s còn độc quyền cung cấp cho cả hệ thốngfranchise một số mặt hàng chiến lược như máy xay sinh tố đa năng, khoai tâychiên, phomát và bánh táo chiên Hay chuỗi cửa hàng tiện ích 7-to-Eleven tínhphí nhượng quyền cao là vì trong phí này có bao gồm luôn các trang thiết bịcung cấp bởi chủ thương hiệu Những trường hợp này liệu có được coi là điềukhoản vi phạm PLCT bởi theo lí luận thông thường thì những quy định này cóthể gây HCCT trên thị trường sản phẩm liên quan, hạn chế sự tham gia thịtrường của các bên thứ ba

Trang 22

Bên cạnh những điều khoản độc quyền thì trong hợp đồng NQTM còn cóthể có một số quy định về phân chia thị trường giữa BNQ và BNhQ, hoặc giữacác BNhQ với nhau Điều khoản về phân chia thị trường trong hợp đồng NQTMthường có hai dạng: (i) điều khoản về phân chia lĩnh vực kinh doanh và (ii) điềukhoản về phân chia khách hàng [27] Các dạng điều khoản này chắc chắn rơivào phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh

Điều đó chứng tỏ trong hợp đồng NQTM bao giờ cũng có các điều kiện

về HCCT giữa BNQ và BNhQ Những điều kiện về HCCT này có thể nói, hếtsức nhạy cảm với pháp luật về cạnh tranh của quốc gia cũng như quốc tế, vì vậyhai bên phải hết sức cẩn thận khi đưa các điều kiện này vào hợp đồng, vì nếumột điều khoản nào đó trái với pháp luật về cạnh tranh thì hợp đồng có thể coi là

vô hiệu Dưới góc độ pháp lý, những điều kiện HCCT được coi là nghĩa vụ củacác bên trong hợp đồng NQTM, tuy nhiên chúng cần phải được xem xét mộtcách riêng biệt

Thực tiễn ký kết thực hiện hợp đồng NQTM cũng như pháp luật quốc gia

và một số văn bản pháp luật quốc tế cho thấy phân biệt ba loại HCCT Đó là:

- Các HCCT không trái với pháp luật về cạnh tranh và các bên có thể đưavào hợp đồng NQTM

- Những điều kiện HCCT mà các bên có thể đưa chúng vào trong hợpđồng, tuy nhiên chúng có thể được coi là không có hiệu lực theo yêu cầu của cơquan quản lý cạnh tranh hay các cơ quan chức năng khác nếu những thoả thuậnnày xuất phát từ đặc điểm thị trường tương ứng và điều kiện kinh tế của các bên,trái với pháp luật quốc gia hay quốc tế về cạnh tranh Những hạn chế này chỉđược cho phép trong một chừng mực mà tại giới hạn đó chúng liên quan đến sựcần thiết bảo vệ quyền SHTT của BNQ

- Những hạn chế mà các bên không thể đưa vào trong hợp đồng

Vậy những điều khoản mang tính HCCT nào của các bên chủ thể của hợpđồng là vi phạm PLCT, những điều khoản nào là không vi phạm PLCT, vànhững điều khoản nào mà sự vi phạm hay không vi phạm PLCT còn tuỳ từngtrường hợp? Dưới đây, sẽ trình bày một số án lệ điển hình của EU và Mỹ, để

Trang 23

qua đó tìm hiểu những quy định nào trong hợp đồng NQTM của các bên chủ thểtheo quy định của pháp luật các nước này là vi phạm, không vi phạm, và thuộc

vi phạm nhưng được miễn trừ

1.1 NQTM dưới góc độ PLCT của Liên minh Châu Âu EU

Tính đến thời điểm hiện tại thì án lệ Pronuptia [35] là án lệ cơ bản củaToà án tư pháp Châu Âu (ECJ) giải quyết về NQTM dưới góc độ PLCT

Đối tượng của vụ kiện là việc giải thích Điều 85 của Hiệp ước EEC vàQuy định số 67/67/EEC ngày 22/03/1967 của Uỷ ban Châu Âu hướng dẫn ápdụng Điều 85(3) của Hiệp ước đối với một số hợp đồng kinh doanh độc quyền

Các câu hỏi của Toà xét xử nhằm khẳng định liệu những căn cứ pháp lýđang được áp dụng có phù hợp với hợp đồng NQTM hay không Các câu hỏinày phát sinh trong quá trình xét xử tranh chấp giữa Pronuptia de Paris GMBH -một công ty con trực thuộc công ty Pháp có cùng tên, với bà Schillgalis - mộtnhà kinh doanh tại Hamburg dưới tên Pronuptia de Paris về nghĩa vụ thanh toánkhoản nợ phí nhượng quyền trên doanh số bán hàng của BNhQ từ năm 1978 đếnnăm 1980 Công ty Pronuptia tại Pháp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối áocưới và trang phục cưới với thương hiệu Pronuptia de Paris Ở Cộng hòa liênbang Đức, những sản phẩm này được phân phối thông qua các cửa hiệu dưới sựđiều hành trực tiếp của các công ty con và các cửa hiệu thuộc các nhà bán lẻ độclập theo hợp đồng NQTM được ký với BNQ hoặc với công ty mẹ do BNQ đạidiện

Với ba hợp đồng được ký vào ngày 24/02/1980, BNhQ được quyền phânphối sản phẩm trên ba khu vực độc lập là Hamburg, Oldenburg và Hanover Nộidung của ba hợp đồng này bao gồm một số điều khoản đáng chú ý sau:

- Thứ nhất, BNQ đồng ý trao độc quyền cho BNhQ được sử dụng thương

hiệu “Pronuptia de Paris” để tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của BNhQ vàquảng cáo trên một khu vực lãnh thổ được xác định bởi bản đồ đính kèm;

- Thứ hai, BNQ cam kết không mở bất kỳ cửa hiệu mang tên Pronuptia

nào khác và không cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho một bên thứ ba nào trên khuvực lãnh thổ đã được xác định trong hợp đồng NQTM với BNhQ;

Trang 24

- Thứ ba, BNhQ chỉ được tiến hành bán hàng hoá sử dụng tên thương mại

và thương hiệu Pronuptia de Paris tại cửa hiệu đã được ghi rõ trong hợp đồng vàcửa hiệu này phải được trang bị và trang trí chủ yếu phục vụ cho việc bán thờitrang cô dâu và phải tuân thủ các chỉ dẫn của BNQ sao cho có thể nâng cao hìnhảnh của chuỗi cửa hàng Pronuptia;

- Thứ tư, BNhQ phải mua của BNQ 80% áo cưới và các phụ tùng liên

quan cùng với một tỉ lệ các loại trang phục tiệc cooktail và tiệc tối do BNhQ tựxác định, và chỉ được mua thêm sản phẩm từ những nhà cung cấp được BNQcho phép;

- Thứ năm, BNhQ có nghĩa vụ tham khảo các mức giá được gợi ý bởi

BNQ và coi chúng như giá bán lẻ, tuy nhiên điều này không cản trở việc BNhQ

tự do xác định mức giá của mình;

- Thứ sáu, BNhQ không được phép cạnh tranh dưới bất kì hình thức nào

với một cửa hiệu Pronuptia khác trong thời gian hiệu lực của hợp đồng và trongvòng một năm (01) sau khi hợp đồng hết hiệu lực, đặc biệt là khi BNhQ sau này

mở một hoạt động kinh doanh khác có tính chất tương tự hoặc giống với hoạtđộng kinh doanh theo hợp đồng NQTM, không được tham gia trực tiếp hoặcgián tiếp vào một doanh nghiệp khác kinh doanh như vậy trên lãnh thổ CHLBĐức, trên lãnh thổ Tây Beclin hay trên bất cứ một khu vực lãnh thổ nào màPronuptia đã từng có bất kì hình thức đại diện nào;

- Thứ bảy, BNhQ không được chuyển giao cho bên thứ ba những quyền

và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng NQTM hoặc tự chuyển giao công việc kinhdoanh mà không có sự đồng ý trước của BNQ

Tại phiên toà sơ thẩm, phán xét của toà đi ngược lại với quyền lợi củaBNhQ liên quan tới khoản nợ 158.502 Mark - khoản tiền phí hoa hồng nhượngquyền tính trên doanh số của BNhQ từ năm 1978 tới năm 1980 BNhQ kháng ánlên Toà Oberlandesgericht của Frankfurt Tại phiên toà này, để lẩn tránh thanhtoán khoản nợ hoa hồng nhượng quyền, BNhQ lập luận rằng các hợp đồng được

ký trái với Điều 85(1) của Hiệp ước EEC và không thuộc diện miễn trừ chungvốn được áp dụng với nhóm các hợp đồng kinh doanh độc quyền theo Quy định

Trang 25

số 67/67 Với phán quyết ngày 02/12/1982, Toà Oberlandesgericht củaFrankfurt đã ủng hộ lập luận của BNhQ Toà này cho rằng các nghĩa vụ chunggiữa hai bên về cam kết loại trừ một số hoạt động đã tạo ra những hạn chế đốivới cạnh tranh trên khu vực thị trường chung Châu Âu, các tình huống nàykhông thoả mãn được tiêu chí miễn áp dụng quy định cạnh tranh theo Điều85(3) Hiệp ước, vì thế ba hợp đồng NQTM này được coi là vô hiệu theo quanđiểm của Toà Frankfurt.

BNQ kháng cáo trước phán quyết của Toà Oberlandesgericht lên Toà xét

xử cấp liên bang Toà Liên bang cho rằng kết luận phúc thẩm phụ thuộc vàoviệc giải thích luật của Cộng đồng chung Châu Âu và do đó đặt ra một loạt cáccâu hỏi, trong đó có câu hỏi liệu Điều 85(1) của Hiệp ước có được áp dụng vớicác hợp đồng NQTM hay không

Lập luận đưa ra là hình thức NQTM cho phép BNQ được hưởng lợi từnhững thành công của chính anh ta, và vì vậy tự nó không can thiệp tới sự cạnhtranh trên thị trường Để hệ thống NQTM hoạt động được, cần có hai điều kiện:

(i) Một là, BNQ phải có khả năng truyền đạt bí quyết của mình cho các BNhQ

và cung cấp cho họ những trợ giúp cần thiết để tạo điều kiện áp dụng đượcphương thức kinh doanh của mình và phải đảm bảo rằng những sự trợ giúp và bíquyết đó không mang lại lợi ích cho đối thủ cạnh tranh, dù là gián tiếp Vì vậy,cần phải có các quy định nhằm hạn chế những rủi ro này và những quy định đókhông tạo ra HCCT theo Điều 85(1) Hiệp ước EEC Điều này cũng đúng vớinhững điều khoản trong hợp đồng NQTM là cấm BNhQ trong suốt thời gianhiệu lực của hợp đồng và trong một thời gian hợp lý sau khi hợp đồng hết hiệulực, không được mở cửa hiệu giống hoặc tương tự trong một khu vực mà sau đó

có thể cạnh tranh với một thành viên khác trong hệ thống nhượng quyền Tương

tự, nghĩa vụ không được chuyển giao cửa hiệu cho một bên thứ ba khác màkhông có sự đồng ý trước của BNQ cũng có mục đích là hạn chế các đối thủcạnh tranh không được hưởng lợi một cách gián tiếp từ những bí quyết và sự hỗ

trợ do BNQ cung cấp và; (ii) Thứ hai, BNQ phải có khả năng thực hiện các biện

pháp cần thiết để duy trì hiện diện và uy tín thương mại của mạng lưới mang tên

Trang 26

thương mại và biểu tượng của mình Từ đó, suy ra là những quy định xác lập cácbiện pháp quản lý cần thiết để đạt được mục tiêu bảo đảm tính bền vững của hệthống NQTM và uy tín của thương hiệu là không tạo nên các HCCT theo quyđịnh tại Điều 85(1).

Suy luận trên cũng được áp dụng đối với nghĩa vụ của BNhQ là chỉ đượcbán hàng hoá thuộc phạm vi của hợp đồng trên các khu vực được quy định vàphải trang trí địa điểm bán hàng theo chỉ dẫn của BNQ Các yêu cầu tương tựcũng được áp dụng đối với việc lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng vì việc này cũng

có thể ảnh hưởng tới danh tiếng của hệ thống nhượng quyền Vì vậy cũng dễhiểu tại sao BNhQ không thể chuyển cửa hiệu của chính mình sang một địađiểm khác mà không có sự đồng ý trước của BNQ Việc cấm không cho BNhQchuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng NQTM màkhông được sự chấp thuận của BNQ có mục đích là đảm bảo BNQ có thể tự dolựa chọn BNhQ theo những tiêu chuẩn năng lực cần thiết để thiết lập và duy trìdanh tiếng của hệ thống nhượng quyền

Bằng cách quy định BNQ có quyền kiểm soát việc lựa chọn hàng để báncủa BNhQ, công chúng tiêu dùng sẽ được đảm bảo rằng họ có thể mua đượchàng hoá có cùng chất lượng tại bất kì cửa hàng nhượng quyền nào Trong một

số trường hợp, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang, và khi số lượng các cửa hàngnhượng quyền là quá lớn, việc quy định một tiêu chuẩn, quy cách cụ thể cho sảnphẩm nhiều lúc là không khả thi vì không thể kiểm tra được (hoặc quá tốn chiphí để kiểm tra) tất cả mọi tuân thủ Trong những trường hợp như vậy, một quyđịnh đòi hỏi BNhQ chỉ bán các sản phẩm được cung cấp bởi BNQ hoặc bởi cácnhà cung cấp khác do BNQ lựa chọn (chỉ định) có thể được coi là cần thiết đểđảm bảo uy tín của hệ thống Hơn nữa, một quy định như vậy có thể không hạnchế việc mua bán sản phẩm giữa các BNhQ khác nhau

Mặt khác, cũng cần phải nhấn mạnh rằng một số quy định HCCT như vậy giữacác thành viên của cùng một hệ thống NQTM còn hơn cả cần thiết để bảo vệ bímật kinh doanh được chuyển giao hoặc để duy trì hình ảnh và danh tiếng của hệthống Điều này đúng với các quy định về phân chia thị trường giữa BNQ và

Trang 27

những BNhQ hoặc giữa các BNhQ với nhau, hoặc hạn chế các BNhQ khôngđược tham gia vào cạnh tranh về giá cả với những BNhQ khác.

Liên quan tới vấn đề này, sự quan tâm của Toà án liên bang tập trung vàoquy định về nghĩa vụ của BNhQ chỉ được bán hàng hoá/cung cấp dịch vụ trongphạm vi của hợp đồng NQTM trên các khu vực lãnh thổ được ghi trong hợpđồng Quy định này không cho phép BNhQ được mở một cửa hàng thứ hai Tácđộng của quy định này sẽ trở nên rõ ràng nếu nó được xem xét cùng với nghĩa

vụ của BNQ phải đảm bảo rằng BNhQ có toàn quyền đối với tên thương mại vàbiểu tượng của BNQ trong một phạm vi lãnh thổ nhất định Để đáp ứng đượcnghĩa vụ này, BNQ không những không được phép tự thiết lập một cửa hàngkhác của mình trên lãnh thổ đó, mà còn phải quy định những BNhQ khác camkết không mở một cửa hàng thứ hai ngoài phạm vi lãnh thổ dành cho họ Tổnghợp các quy định này dẫn tới một kết quả là sự phân chia thị trường giữa BNQ

và các BNhQ và giữa các BNhQ với nhau và do đó HCCT trong phạm vi cácthành viên của hệ thống NQTM Theo án lệ ngày 13/07/1966 (về các vụ kiện số

56 và 58/64 giữa Consten và Grundig của Uỷ ban Châu Âu, ECR 299 ECR), sựhạn chế như vậy có thể tạo thành HCCT theo Điều 85(1) nếu nó liên quan tớimột tên hoặc biểu tượng thương mại đã trở nên nổi tiếng Tất nhiên một khảnăng có thể xảy ra là một BNhQ sẽ không chịu rủi ro tham gia vào hệ thốngNQTM, đầu tư vốn và trả phí gia nhập tương đối cao, rồi cam kết thanh toánkhoản phí nhượng quyền hàng năm rất lớn, trừ phi anh ta có hi vọng rằng vớimức độ bảo hộ nhất định đối với cạnh tranh từ phía BNQ và các BNhQ kháctrong hệ thống rằng công việc kinh doanh của anh ta sẽ có lãi Tuy nhiên, lậpluận này chỉ phù hợp khi xem xét hợp đồng NQTM theo các quy định tại Điều85(3)

Mặc dù các quy định hạn chế BNhQ được tự do xác định mức giá riêngcủa mình gây HCCT nhưng điều này không xảy ra khi BNQ chỉ đơn thuần cungcấp cho BNhQ sự chỉ dẫn về giá cả, miễn là không có hiện tượng thông đồnggiữa BNhQ và BNQ hoặc giữa các BNhQ với nhau về mức giá thực tế Tạitrường hợp

Trang 28

vụ án này, Toà án liên bang sẽ phải quyết định liệu đây có phải là trường hợpnhư vậy.

Cuối cùng, cần bổ sung thêm rằng hợp đồng NQTM phân phối hàng hoá

có chứa những điều khoản phân chia thị trường giữa BNQ và BNhQ hoặc giữacác BNhQ với nhau trong mọi trường hợp sẽ đều được coi là tác động tớithương mại giữa các quốc gia thành viên mặc dù chúng được ký kết thông quanhững cam kết được thiết lập trong phạm vi một quốc gia, miễn là chúng hạnchế người nhận chuyển nhượng không được thành lập cửa hiệu ở một quốc giathành viên khác

Trên cơ sở những lập luận trên, câu trả lời đối với câu hỏi được nêu ở trên

sẽ là:

- Sự phù hợp của hợp đồng NQTM đối với Điều 85(1) phụ thuộc vào cácquy định cụ thể trong hợp đồng đó cũng như hoàn cảnh kinh tế của nó

- Những quy định tuyệt đối cần thiết nhằm đảm bảo rằng các bí quyết và

sự hỗ trợ của Bên nhượng quyền không mang lại lợi ích cho các đối thủ cạnhtranh của anh ta và không được coi là HCCT theo Điều 85(1)

- Những quy định thiết lập nên sự kiểm soát chặt chẽ cần thiết để duy trì

uy tín và danh tiếng của hệ thống NQTM được xác định bởi một tên hoặc biểutượng chung không được coi là tạo ra HCCT theo Điều 85(1)

- Các quy định về phân chia thị trường giữa BNQ và BNhQ hoặc giữa cácBNhQ với nhau được coi là HCCT theo Điều 85(1)

- Việc BNQ đưa ra các khuyến nghị về giá cho BNhQ không được coi làHCCT, miễn là không có hiện tượng thông đồng giữa BNQ và BNhQ hoặc giữacác BNhQ với nhau về mức giá thực tế Bởi nó không ảnh hưởng đến quyền tự

do ấn định giá của BNhQ, nên không vi phạm PLCT

Như vậy, qua án lệ Pronuptia Toà án tư pháp Châu Âu (ECJ) đã khẳngđịnh nghĩa vụ không cạnh tranh của BNhQ với BNQ là cần thiết, mà không hề

vi phạm Điều 81(1) Hiệp định thành lập cộng đồng chung Châu Âu (TEC), tức

Trang 29

ECJ chấp nhận các HCCT như: (i) cấm BNhQ mở cửa hàng giống hay tương tự

ở trong khu vực mà BNhQ đó có thể cạnh tranh với một thành viên khác trong

hệ thống các cửa hàng NQTM trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồngNQTM và trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi hợp đồng đó kết thúc; (ii)cấm BNhQ chuyển giao cửa hàng NQTM cho một bên thứ ba khác mà không có

sự đồng ý trước của BNQ,…

Nói tóm lại, theo pháp luật của cộng đồng chung Châu Âu, thì việc hợpđồng NQTM có quy định theo đó BNhQ có nghĩa vụ chỉ được bán hàng hoáđược quy định theo hợp đồng ở các địa điểm bán hàng được bố trí và trang trítheo hướng dẫn của BNQ là chấp nhận được hay những điều khoản nhằm duy trìtính đặc trưng và uy tín của mạng lưới NQTM, mà cụ thể là được thể hiện bằngcác quy định đa dạng tại từng hợp đồng cụ thể, mặc dù có thể vi phạm PLCT,nhưng lại có thể được đánh giá là cực kỳ cần thiết để BNQ thực hiện quyềnkiểm soát hoạt động kinh doanh trong hệ thống NQTM để duy trì tính đặc trưng

và uy tín của mạng lưới NQTM Bởi thế nên đã tồn tại một số trường hợp miễntrừ, mà cụ thể là: trên cơ sở phán quyết của ECJ trong án lệ Sylvania, Uỷ banChâu Âu đã ban hành 5 quyết định miễn trừ áp dụng Điều 81(1) TEC cho cácHCCT trong hợp đồng NQTM liên quan đến độc quyền về khu vực kinh doanh,nghĩa vụ không cạnh tranh của BNhQ, giới hạn về khách hàng,… Không nhữngthế, Uỷ ban Châu Âu cũng đã ban hành Nghị định số 4087/88 về việc áp dụngĐiều 81(3) TEC đối với hợp đồng NQTM, theo đó một số HCCT trong hợpđồng NQTM được tự động miễn trừ Đến cuối năm 1999 trên cơ sở PLCT của

EU có sự thay đổi đáng kể, Uỷ ban Châu Âu đã ban hành Nghị định số2790/1999 về việc áp dụng Điều 81(3) TEC đối với các thoả thuận theo chiềudọc và hướng dẫn áp dụng Nghị định này để điều chỉnh các hợp đồng NQTM

1.2 NQTM dưới góc độ PLCT ở Mỹ

Theo PLCT Hoa Kì (cụ thể là Đạo luật Sherman) thì việc chiếm độcquyền thương mại trong mọi trường hợp đều là bất hợp pháp và đặt ra ngoàivòng pháp luật mọi sự tập hợp hoặc âm mưu hạn chế tự do thương mại, trong đó

có hành vi sáp nhập hay hợp nhất các doanh nghiệp [29] Điều 1 Đạo luật

Trang 30

Sherman 1890 [41] của Mỹ quy định: “ mọi thoả thuận hợp tác với mục đích độcquyền hoá hay một mưu đồ nhằm hạn chế thương mại giữa các tiểu bang, hayvới nước ngoài,… bị tuyên bố là bất hợp pháp” Toà án tối cao Mỹ từng áp dụngquy định này một cách máy móc qua việc cấm tất cả các thoả thuận hạn chếthương mại, bất kể hạn chế đó có hợp lý hay không Tuy nhiên, toà án này cũngnhanh chóng nhận ra rằng Đạo luật Sherman không áp dụng đối với các thoảthuận nhằm thúc đẩy kinh doanh hợp pháp, không có mục đích hạn chế thươngmại giữa các tiểu bang mặc dù chúng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến thươngmại Quan điểm này được chính thức thừa nhận vào năm 1911 qua việc lần đầutiên khẳng định áp dụng nguyên tắc lập luận hợp lý trong án lệ Standard Oil vàAmerican Tobacco [30] Luật Sherman không cấm trở thành nhà độc quyềnhoặc thậm chí là ứng xử như nhà độc quyền bằng cách tăng giá hoặc giảm sảnlượng Thay vì đó, hành vi bị cấm là hành vi sử dụng các biện pháp không lànhmạnh để đạt được hoặc duy trì độc quyền chủ yếu bằng cách loại bỏ các đối thủcạnh tranh có hiệu quả

Tại quốc gia này các hành vi HCCT thường phải được xem xét trênnguyên tắc lập luận hợp lý, tức nó phải được đưa vào phân tích một cách toàndiện trên cơ sở bối cảnh kinh tế cụ thể Lúc này tất cả các ảnh hưởng khuyếnkhích cạnh tranh cũng như các ảnh hưởng HCCT của một hành vi HCCT sẽ (vàphải) được phân tích, đánh giá chi tiết, kĩ lưỡng nhằm xác định xem HCCT đó

về bản chất có tác dụng khuyến khích cạnh tranh hay thực sự ngăn cản cạnhtranh Tuy nhiên, để đảm bảo tính kịp thời và minh bạch, TATC Mỹ đã khẳngđịnh, nếu một TTHCCT thoả mãn hai điều kiện: (i) có các ảnh hưởng nghiêmtrọng đến cạnh tranh và (ii) không có các tác dụng thúc đẩy cạnh tranh để bù lại,tức không có sự biện minh hợp lý về tính hiệu quả của hành vi, thì thoả thuận đómặc nhiên vi phạm PLCT mà không cần phải tiến hành các phân tích toàn diệntheo nguyên tắc lập luận hợp lý Điều này khắc phục được nhược điểm củanguyên tắc này là bởi vì để xác định được đâu là một HCCT đã là khó, thì việcphân tích các khía cạnh kinh tế của một TTHCCT lại càng khó hơn Các phântích kinh tế như vậy thường rất phức tạp, lại kéo dài mà nhiều lúc không đem lại

Trang 31

kết quả Hơn nữa việc quy định hai điều kiện để một TTHCCT được coi là mặcnhiên vi phạm PLCT còn tạo nên niềm tin cho các doanh nghiệp, các thươngnhân vì nhờ thế mà họ có thể kiểm soát được các thoả thuận của chính họ có xuhướng HCCT liệu có vi phạm PLCT hay không.

Qua việc nghiên cứu chung về “nguyên tắc lập luận hợp lý” có thể thấybản thân các TTHCCT nếu có trong một hợp đồng NQTM không phải lúc nàocũng xấu và không mặc nhiên vi phạm PLCT Vì điều dễ thấy rằng các thỏathuận kiểu này là biểu hiện của việc các bên tự bảo vệ quyền lợi của mình trongquá trình tiến hành hoạt động kinh doanh trên thương trường và chúng mang lạinhững hiệu quả nhất định cho nền kinh tế Bởi thế, những TTHCCT này hoàntoàn có thể được chấp nhận trong một giới hạn nhất định nếu tại giới hạn đóchúng không làm hạn chế một cách nghiêm trọng khả năng cạnh tranh và ảnhhưởng khuyến khích cạnh tranh của một TTHCCT mà ảnh hưởng khuyến khíchcạnh tranh có phần lớn hơn thì thoả thuận đó không được coi là vi phạm PLCT

Trong án lệ Sylvania [39], Toà án tối cao Mỹ đã xem xét một quy địnhtrong hợp đồng NQTM cấm BNhQ bán sản phẩm của BNQ ngoài khu vực đãthống nhất trước có phải là một hạn chế thương mại bất hợp lý vi phạm PLCT(Điều 1 Đạo luật Sherman 1890) hay không Vụ kiện này xảy ra giữa hai bên làCông ty Continental T.V và Công ty GTE Sylvania Tại vụ kiện này BNhQ đãviện vào quy định trong hợp đồng NQTM là BNQ cấm BNhQ bán sản phẩm củaBNQ ngoài vị trí khu vực đã thống nhất trong hợp đồng NQTM là một quy định

vi phạm PLCT để không thực thi hợp đồng

Toà án này cho rằng, những HCCT như vậy làm giảm cạnh tranh đối vớimột thương hiệu nhất định của một loại sản phẩm (trong án lệ này chính là làmgiảm cạnh tranh giữa các BNhQ từ Sylvania – BNQ), nhưng trên thực tế quyđịnh này lại có thể thúc đẩy cạnh tranh giữa các thương hiệu khác nhau của cùngmột loại sản phẩm hay giữa các sản phẩm tương tự có khả năng thay thế nhau(chính là thúc đẩy cạnh tranh giữa các BNQ với nhau, tức là giữa Sylvania vàcác đối thủ của nó) Mà điều này nếu đem so sánh giữa lợi ích khuyến khíchcạnh tranh và ảnh hưởng HCCT và nếu coi sự cạnh tranh giữa các BNhQ trong

Trang 32

một thương hiệu là không quan trọng bằng sự cạnh tranh giữa các thương hiệusản phẩm với nhau (tức theo nguyên tắc lập luận hợp lý) thì sẽ là không vi phạmPLCT.

Theo nguyên tắc lập luận hợp lý thì những HCCT dạng BNhQ được độcquyền phân phối trên một khu vực địa lý nhất định giúp cho BNhQ mới có thểtạo chỗ đứng cho mình trên thương trường (nếu không có sự bảo đảm rằng bảnthân BNhQ sẽ được độc quyền trên một khu vực nhất định, rất có thể tại mộtkhu vực mà có quá nhiều cửa hàng nhận quyền của BNQ thì khả năng việc kinhdoanh của BNhQ tiến triển là không cao,…), hay cũng nhờ có những TTHCCTnày mà BNQ mới có thể duy trì và phát triển hoạt động NQTM của mình, qua

đó góp phần thúc đẩy cạnh tranh giữa các BNQ của một loại sản phẩm Điềunày khiến cho nhìn về tổng thể thì giá trị khuyến khích cạnh tranh lớn hơn ảnhhưởng HCCT giữa các BNhQ của một thương hiệu nhất định, bởi thế nên chúng

sẽ không vi phạm PLCT

Thực tế là các TTHCCT theo chiều dọc (thoả thuận giữa các tác nhânkinh tế nằm ở vị trí khác nhau trong một chu trình sản xuất hoặc lưu thông) [19],không liên quan đến giá đã được TATC Mỹ phán quyết là không thể bị coi là viphạm mặc nhiên, mà phải được xem xét trên nguyên tắc lập luận hợp lý Minhchứng cho điều này chính là vụ Sylvania ( Continental TV v GTE Sylvania1977) đã trình bày

Vậy qua nghiên cứu, tham khảo PLCT của Mỹ và Liên minh Châu Âu,nhận thấy hiện nay các nước này áp dụng rộng rãi “nguyên tắc hợp lý” (the rule

of reason) Nguyên tắc này được coi là kim chỉ nam của Luật chống độc quyền

Mỹ và cũng được áp dụng rộng rãi ở Liên minh Châu Âu Cơ sở để áp dụngnguyên tắc này là dựa trên sự cân nhắc hợp lý giữa hiệu quả cạnh tranh vàHCCT dưới góc độ kinh tế, theo đó một TTHCCT có thể đem lại hệ quả hạn chếthương mại hoặc không Do đó, về nguyên tắc, một thoả thuận như vậy không bịcấm, nó chỉ bị cấm khi nó HCCT một cách đáng kể mà không có một lợi íchkinh tế nào quan trọng hơn có thể biện minh cho hành vi đó Hay nói cách khác,Luật cạnh tranh không ngăn cản hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn

Ngày đăng: 04/04/2013, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w