Khái lược sự hình thành và phát triển của PLCT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

2. Thực trạng pháp luật về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật Cạnh tranh ở Việt Nam

2.1. Khái lược sự hình thành và phát triển của PLCT ở Việt Nam

Cạnh tranh không lành mạnh và HCCT hay độc quyền là những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Khi môi trường cạnh tranh lành mạnh không được đảm bảo thì những hiện tượng này xuất hiện là tất yếu. Khi đó, để bảo vệ cho lợi ích của các chủ thể kinh doanh, của người tiêu dùng và của nhà nước cũng như định hướng cho sự phát triển đúng đắn của thị trường, của nền kinh tế mà Nhà nước cần phải có sự can thiệp đối với các quan hệ cạnh tranh. Sự can thiệp này thể hiện ở việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật về cạnh tranh để điều tiết sự cạnh tranh trong nền kinh tế. Việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật về cạnh tranh thoả mãn được yêu cầu khi một quan hệ xã hội mới xuất hiện trong xã hội cần phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh nó, ở đây là nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo sự vận hành bình thường của nền kinh tế.

Cho đến trước khi Luật cạnh tranh được ban hành thì hệ thống pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hầu như chưa hình thành, chỉ có một số ít quy định trong các văn bản luật và dưới luật như Luật thương mại năm 1997, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995, Luật doanh nghiệp năm 1999, Pháp lệnh giá,…nhằm xây dựng và bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trong xã hội. Chính việc các quy định về cạnh tranh lại nằm trong nhiều văn bản khác nhau mà khiến cho việc áp dụng chúng là rất khó khăn, cùng với xu thế hội nhập, yêu cầu để tham gia vào các tổ chức kinh tế-xã hội ở quy mô khu vực và quốc tế mà Luật cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam ra đời. Luật cạnh tranh 2004 của Việt Nam được

Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 09/11/2004 và có hiệu lực vào ngày 01/07/2005).

Tuy Luật cạnh tranh đã được ban hành nhưng các quy định trong Luật cạnh tranh 2004 và các quy định có liên quan tới pháp luật về cạnh tranh trong các văn bản pháp luật khác còn khá mới mẻ với người dân nói chung và các chủ thể có hoạt động kinh doanh nói riêng. Điều này có thể thấy ở ngay tình trạng số lượng các doanh nghiệp trong nước có tham gia hoạt động xuất khẩu có hoạt tìm hiểu về PLCT của ta cũng như của các nước đối tác là còn rất khiêm tốn. Và điều này cũng không là ngoại lệ đối với các chủ thể kinh doanh trong hoạt động NQTM. Sẽ là không có vấn đề gì nếu như không có các tranh chấp xảy ra, và nếu có tranh chấp thì chính tình trạng mở cửa trong giai đoạn hiện nay đã và sẽ dẫn tới các thiệt hại lớn đối với các chủ thể kinh doanh. Pháp luật về NQTM bao gồm cả Luật thương mại năm 2005 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành của văn bản này như Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động NQTM, Thông tư số 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký NQTM khi quy định về hoạt động này mới chỉ quy định một cách chung nhất, khái quát nhất về quyền và nghĩa vụ của các bên, đăng ký hoạt động NQTM,…; còn lại tất cả những văn bản pháp luật này vẫn chưa để ý tới mặt liên quan giữa hoạt động này và sự điều chỉnh ở các luật khác, như: Luật SHTT (bởi NQTM là chủ thể kinh doanh cùng chia sẻ thành công của mình với các BNhQ, mà thành công này có được chính là nhờ các kết quả của lao động sáng tạo mà có, các Tên thương mại, Nhãn hiệu hàng hoá, Bí quyết kinh doanh,…chính là những vấn đề được điều chỉnh trong pháp luật về SHTT), Luật cạnh tranh (như các thỏa thuận của các bên trong hoạt động NQTM vốn thể hiện bản chất của hoạt động này nhưng có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh ), và các pháp luật khác.. Tình hình này là đáng bàn nếu Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế một cách sâu, rộng hơn nữa, bởi hệ thống pháp luật về thương mại đang còn nhiều tồn tại, vốn hiểu biết về pháp luật NQTM của các BNQ và các bên dự kiến nhận quyền Việt Nam là còn hạn chế mà lại không có một văn bản pháp luật nào có

khả năng hướng dẫn các chủ thể kinh doanh về ranh giới giữa hai lĩnh vực pháp luật: PLCT và pháp luật về NQTM.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w