Quan điểm đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 47 - 50)

thi pháp luật về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh

1.1. Tình hình thực tế

Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế) đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Ngay từ Hội nghị lần thứ 29 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại Davos (Thuỵ Sĩ), người ta đã khẳng định: “ toàn cầu hoá không còn là một xu thế nữa mà đã trở thành một thực tế” [11]. Toàn cầu hoá đối với tất cả các nước là “con dao hai lưỡi”- cùng tồn tại sự lợi hại, nhưng cái lợi và cái hại đó là không đối xứng [21]. Ngày nay không một quốc gia nào trên thế giới lại có thể đứng ngoài xu hướng hội nhập. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng được thể hiện rõ nét trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương, đa phương. Như vậy hội nhập thực chất là sự chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá [22]. Các khái niệm “toàn cầu hoá”, “khu vực hoá” hay khái niệm “hội nhập” đều xuất phát từ phương Tây. Với Việt Nam, đây là một khái niệm khá mới mẻ, được sử dụng nhiều từ giữa thập niên 1990 trở lại đây trong bối cảnh chúng ta xúc tiến mạnh mẽ chính sách đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tích cực triển khai các nỗ lực để gia nhập các định chế, tố chức kinh tế thế giới và khu vực. Thực hiện chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” [1], đến nay, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với hơn 105 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của hơn 180 điều ước

quốc tế đa phương, đã kí Hiệp định thương mại với 61 nước và thoả thuận đối xử tối huệ quốc với 86 quốc gia [25].

Về cơ bản, với thị trường tiềm năng hơn 80 triệu dân, hạ tầng dịch vụ ngày càng được hoàn thiện, tốc độ tăng trường kinh tế hàng năm đạt trên 7%, đời sống nhân dân ngày được nâng cao,…, đây chính là những tiền đề để phương thức kinh doanh franchising “bùng nổ” ở Việt Nam. NQTM còn là cách thức tốt nhất để giúp doanh nghiệp mở rộng quảng bá và nâng cao hình ảnh uy tín thương hiệu, gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí nếu hoạt động quản lý hệ thống NQTM hoạt động có hiệu quả. Thị trường NQTM từ khi Việt Nam gia nhập WTO ngày càng trở nên sôi động hơn, chuyên nghiệp hơn với sự nở rộ của khu vực kinh tế dịch vụ. Đây là cơ hội cho các cá nhân, tổ chức có thể trở thành đối tác nhượng quyền của những thương hiệu lớn, tiếng tăm, và sẽ có cơ hội để học tập các phương thức kinh doanh đi đến thành công của họ. Điều này đồng nghĩa với một cơ hội thành công cao hơn, một tiềm năng phát triển xa hơn. Tất nhiên, đấy là khi hệ thống pháp luật cũng hỗ trợ tốt. Là bởi, không chỉ nhượng quyền trong nước, nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam ( trong trường hợp này hợp đồng NQTM mẫu cùng với các điều khoản trong hợp đồng đó có liên quan đến các ngành luật khác là do BNQ– bên nước ngoài – bên mà ở quốc gia của họ có pháp luật về NQTM phát triển, nên tất nhiên việc của các bên dự kiến nhận quyền của Việt Nam chỉ là tìm hiểu về hệ thống NQTM đó liệu có khả năng thành công khi kinh doanh tại Việt Nam hay không, tìm hiểu những điều kiện để biết mình có đáp ứng được không và bản thân mình có muốn tham gia hệ thống đó hay không) mà còn là NQTM từ Việt Nam ra nước ngoài (lúc này mẫu hợp đồng NQTM với các điều khoản có liên quan tới các pháp luật chuyên ngành khác tất nhiên do phía Việt Nam xây dựng, và để bảo vệ các quyền SHTT của mình, bảo đảm uy tín thương hiệu, sự đồng bộ của hệ thống rất có thể trong hợp đồng NQTM mẫu đó có những điều khoản nhằm bảo vệ những quyền chính đáng này nhưng lại là vi phạm PLCT). Vì thế, để hoạt động này phát triển lành mạnh, giúp đỡ được cho các chủ thể kinh doanh khi họ xác định phương thức kinh doanh của mình là theo phương thức NQTM, hệ thống pháp luật của ta cần phải được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định sao cho hợp

lý hơn, kịp thời điều chỉnh các hoạt động NQTM ngày càng đa dạng và phức tạp này.

1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về NQTM dưới góc độ PLCT

Để hệ thống pháp luật về thương mại của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu là biện pháp hỗ trợ cho các chủ thể kinh doanh, là công cụ để nhà nước quản lý, điều chỉnh hoạt động NQTM thì việc hoàn thiện nó là tất yếu. Đặc biệt pháp luật về NQTM mới được xây dựng ở Việt Nam trong khi hoạt động NQTM đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, nên đòi hỏi phải được hoàn thiện nhanh chóng để trở thành một công cụ quản lý tốt và cơ sở pháp lý cho hoạt động của các thương nhân sau này. Luận văn này xin gợi ra hướng hoàn thiện PLCT và pháp luật về NQTM ở các quy định liên quan đến luật cạnh tranh nhằm từ đó có thể góp một phần nào vào hoàn thiện bộ phận pháp luật về thương mại nói riêng cũng như hệ thống pháp luật nói chung.

Muốn phương thức kinh doanh này phát triển mạnh mẽ và bền vững ở Việt Nam, việc xây dựng pháp luật về NQTM, PLCT phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Thứ nhất, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật về NQTM

Pháp luật về NQTM là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật về thương mại. Vì vậy khi xây dựng pháp luật về NQTM các nhà làm luật phải tạo ra sự phù hợp với các quy định khác của pháp luật về thương mại. Từ đó mới tạo nên được một chính sách thương mại nhất quán. Ngoài ra hoạt động NQTM còn có mối liên hệ mật thiết với các quy định khác của pháp luật như hợp đồng, SHTT, đất đai, lao động, cạnh tranh,… Vì vậy bên cạnh việc hoàn thiện những quy định riêng của NQTM thì cần phải hoàn thiện những quy định tại các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến hoạt động NQTM. Nếu làm tốt được điều này sẽ tránh đuợc sự chồng chéo giữa các quy định của pháp luật và tăng hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Chỉ khi đó mới thúc đẩy và khuyến khích nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh mang lại nhiều lợi ích này.

PLCT mới quy định một cách chung nhất, điều chỉnh chung nhất về khía cạnh cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế. Còn việc ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì lại có những đặc trưng khác nhau, như trên đã trình bày, có những quy định tưởng như hoàn toàn hợp lý trong hoạt động NQTM, nhưng khi nhìn nhận dưới góc độ PLCT thì nó lại là vi phạm luật cạnh tranh. Vì thế bên cạnh Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn nó thiết nghĩ phải có những hướng dẫn cụ thể với những hoạt động kinh tế đặc trưng khác nhau, nếu như ở dưới góc độ hai luật chuyên ngành là mâu thuẫn nhau (bởi đặc trưng của hoạt động kinh tế đó: như hoạt động NQTM là ví dụ). Hiện nay, pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về NQTM còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, muốn để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật về thương mại thì việc cần làm chính là đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật về NQTM và các pháp luật khác có liên quan trong đó có pháp luật về cạnh tranh.

- Thứ ba, đảm bảo sự phù hợp với pháp luật quốc tế

Việt Nam đang tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế một cách sâu rộng, bằng chứng là Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, tham gia kí kết nhiều hiệp định quốc tế và khu vực, mà cụ thể nhất chính là việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sự kiện đặc biệt này đã chứng minh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà mở cửa, giao lưu kinh tế hết sức sôi nổi. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam phải chấp nhận luật chơi chung của sân chơi quốc tế, phải tận tâm thực hiện các cam kết của mình. Vì thế dù sửa đổi, bổ sung thế nào thì hệ thống pháp luật của ta cũng đều cần thoả mãn một yêu cầu là đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật quốc gia (trong đó có pháp luật về NQTM và PLCT) với pháp luật quốc tế.

2. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 47 - 50)