Những giải pháp về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 50 - 58)

2. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở

2.1.Những giải pháp về phía Nhà nước

Hiện tại cả Luật thương mại và Luật cạnh tranh cũng như các văn bản hướng dẫn hai luật này đều chưa có quy định cụ thể về việc áp dụng PLCT trong hoạt động NQTM. Vì vậy để có thể áp dụng tốt nhất PLCT trong hoạt động NQTM ở Việt Nam, đảm bảo khuyến khích hoạt động NQTM nhưng vẫn duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng thì các quy định của PLCT cũng như pháp luật về hoạt động NQTM cần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện. Cụ thể:

* Đối với PLCT:

Ngoài LCT còn có nhiều văn bản pháp luật khác như Luật thương mại, Luật SHTT, Luật đầu tư,… điều chỉnh hoạt động của các chủ thể cạnh tranh. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tạo ra sự nhất quán giữa PLCT, quy định về các trường hợp miễn trừ với pháp luật có liên quan mà không bị mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.

Cạnh tranh mang tính toàn cầu, với định hướng “hoà nhập mà không hoà tan” quy định về các trường hợp miễn trừ bên cạnh yêu cầu phải tương thích với pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tương tự, thì còn phải đảm bảo yêu cầu bám sát với quan điểm chính trị, thực tiễn kinh doanh, văn hoá của dân tộc Việt Nam. Các trường hợp miễn trừ phải dựa trên các nguyên tắc sau:

(i) Các hành vi có tác dụng gây HCCT được miễn trừ không thuộc trường hợp các HCCT bị cấm.

(ii) Các hành vi HCCT được miễn trừ không trái với chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước, phù hợp với pháp luật có liên quan.

(iii) Hành vi HCCT phải đem lại lợi ích kinh tế-xã hội cao hơn hậu quả HCCT.

Trong các văn bản hướng dẫn thi hành LCT, cần đặc biệt giải thích rõ các tiêu chí và ranh giới để xác định vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền của doanh nghiệp, khi nào thì bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đó. Xin đơn cử một ví dụ kiểu như thế nào là “có khả năng gây HCCT một cách đáng kể” ? Nếu không có sự hướng dẫn thống nhất cụm từ này thì cơ quan quản lý

cạnh tranh hoặc hội đồng cạnh tranh khó có thể áp dụng hoặc nếu áp dụng thì sẽ dẫn tới hiện tượng áp dụng một cách tuỳ tiện. Bên cạnh đó cần sửa đổi, bổ sung các quy định về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong các văn bản pháp luật chuyên ngành còn trái hoặc thiếu so với LCT nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật về cạnh tranh hoàn chỉnh, trong đó mối quan hệ giữa LCT với các luật chuyên ngành trong việc điều chỉnh cạnh tranh được xác định theo nguyên tắc: khi luật chuyên ngành không có quy định hoặc có nhưng không đầy đủ thì áp dụng LCT [20].

Sau đây là một số khuyến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung cụ thể:

- Một là, sửa đổi Điều 9 LCT 2004 theo hướng chỉ cấm các TTHCCT quy định tại khoản 8 Điều 8 (về thông đồng để thắng thầu); còn các TTHCCT còn lại (cụ thể là TTHCCT từ khoản 1 đến khoản 7 Điều 8) chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các bên trong thoả thuận theo chiều ngang, nếu là thoả thuận theo chiều dọc thì thị phần của mỗi bên trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Nhưng chúng vẫn có thể được miễn trừ theo quy định tại khoản 1 Điều 10. Tại Điều 9 này, như PLCT của các nước là có sự phân biệt giữa các thoả thuận theo chiều dọc (thoả thuận giữa các chủ thể kinh doanh nằm ở các vị trí khác nhau của một chu trình sản xuất, phân phối hoặc lưu thông hàng hoá) và các thoả thuận theo chiều ngang ( thoả thuận giữa các chủ thể kinh doanh nằm ở vị trí ngang nhau của chu trình sản xuất, phân phối hoặc lưu thông hàng hoá). Thông thường thì các thoả thuận ngang sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế hơn là các thoả thuận dọc. Trong Điều 8 tuy luật không chia thành hai loại thoả thuận nhưng thực chất bao gồm cả các thoả thuận ngang và thoả thuận dọc, và hướng xử lý đối với các thoả thuận này là như nhau (đều theo Điều 9), như thế là không hợp lý trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường đã phát triển, vì việc áp dụng cách thức xử lí giống nhau đối với cả hai loại thoả thuận nghe chừng chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường.

- Hai là, đồng thời cũng phải sửa đổi khoản 1 Điều 10 LCT 2004 theo hướng bổ sung thêm hai điều kiện để được miễn trừ là phải (i) không áp đặt các doanh nghiệp có liên quan các hạn chế không cần thiết để đạt được mục tiêu, và

(ii) không tạo cho các doanh nghiệp này khả năng loại trừ cạnh tranh đáng kể đối với các sản phẩm liên quan.

- Ba là, khi xem xét ràng buộc bán kèm trong NQTM, cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh cần phân tích khái niệm “không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (theo quy định tại Điều 8 Khoản 5, Điều 13 Khoản 5) và khái niệm “phù hợp với hệ thống kinh doanh do BNQ quy định” trên cơ sở bối cảnh của hoạt động NQTM, đặc biệt cần tính đến yếu tố: (i) tồn tại hay không tồn tại các biện pháp khác vẫn đạt được mục đích là nhằm bảo vệ bản sắc, uy tín và chất lượng của hệ thống NQTM nhưng lại có ít ảnh hưởng tiêu cực hơn đến cạnh tranh; và (ii) ràng buộc bán kèm đó có ảnh hưởng thực sự ngăn cản đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường, loại bỏ đối thủ cạnh tranh hay vẫn có thể cho phép các đối thủ cạnh tranh tham gia trong thị trường sản phẩm được bán kèm. Đặc biệt, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng NQTM, BNQ có những quy định mới sửa đổi hợp đồng NQTM mẫu đã đăng ký mà BNhQ không thể lường trước được, thì hành vi đó phải được xem xét kết hợp dưới cả góc độ PLCT (có cấu thành hành vi ràng buộc bán kèm khi BNhQ đã bị trói buộc vào hoạt động NQTM hay không) và pháp luật về NQTM (có vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng NQTM hay không). Vì vậy nhiệm vụ của các cơ quan về cạnh tranh chính là làm rõ các khái niệm trong luật cạnh tranh, nhất là các khái niệm có thể hiểu theo nhiều hướng khác nhau.

- Bốn là, về khái niệm “ thị phần kết hợp”. Chính thuật ngữ “thị phần kết hợp” được sử dụng trong bối cảnh tại Điều 9.2 LCT 2004 khiến nhiều người cho rằng Điều 9.2 chỉ áp dụng với các thoả thuận theo chiều ngang bởi định nghĩa khái niệm này theo quy định tại Điều 3.6 LCT 2004 cũng như trong PLCT của Mỹ và Liên minh Châu Âu cho thấy, chỉ khi nào các bên của thoả thuận hoạt động trong cùng một giai đoạn trong quá trình sản xuất, kinh doanh (tức đó là thoả thuận giữa các đối thủ cạnh tranh - thoả thuận theo chiều ngang) thì mới tồn tại thị phần kết hợp. Đối với thoả thuận theo chiều dọc thì không thể có thị phần kết hợp vì các bên hoạt động ở các giai đoạn khác nhau, tức thị trường liên quan khác nhau, mà chỉ có thể xác định thị phần của mỗi bên trên từng thị

trường liên quan. Tuy nhiên, cách giải thích các TTHCCT trong Nghị định số 116/2005, nhất là Điều 18, cho thấy

TTHCCT ở đây không chỉ giới hạn ở TTHCCT theo chiều ngang mà còn là TTHCCT theo chiều dọc. Thoả thuận ngang sẽ gây nhiều tác động xấu đến sự vận hành của thị trường hơn là các thoả thuận dọc. Dựa trên cơ sở này mà LCT của EU đã có cách phân hoá rất rõ ràng để xử lý thích hợp đối với mỗi trường hợp xảy ra như sau (tất nhiên là có các trường hợp được miễn trừ):

(i) Các tác nhân kinh tế tham gia thoả thuận ngang sẽ bị xử lý nếu có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 10%;

(ii) Trong khi đó các tác nhân kinh tế tham gia thoả thuận dọc chỉ bị xử lý khi có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 15% [19].

Luật cạnh tranh Việt Nam hiện chưa có sự phân biệt các TTHCCT thành hai loại: thoả thuận ngang và thoả thuận dọc như LCT của Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia khác. Thật ra, vẫn cần phân biệt hai loại thoả thuận ngang và thoả thuận dọc, bởi mức độ ảnh hưởng của hai loại thoả thuận này trên thị trường liên quan để HCCT là khác nhau, thường thì thoả thuận ngang có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Vì thế, nên chăng có sự phân biệt hai loại thoả thuận này và định lượng cho chúng hai tỉ lệ khác nhau làm giới hạn cho việc nhận biết TTHCCT hợp pháp hay bất hợp pháp.

* Đối với pháp luật về NQTM:

Sự điều chỉnh của PLCT chỉ là những vấn đề chung nhất, tại mỗi luật chuyên ngành nên có một hướng dẫn cụ thể theo đặc trưng của hoạt động mà mình điều chỉnh. Pháp luật về NQTM cũng vậy, nên chăng hiện nay, Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước về NQTM. Do đó, Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương nên sớm chủ động ban hành thông tư hướng dẫn việc áp dụng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động NQTM ở Việt Nam. Học tập kinh nghiệm từ Singapore: dù hai quốc gia cùng ban hành LCT vào năm 2004, nhưng vào tháng 06 năm 2007, Ủy ban cạnh tranh của Singapore đã ban hành hướng dẫn thực thi PLCT trong lĩnh vực SHTT [38]. Hướng dẫn thực thi PLCT trong lĩnh vực NQTM cần xác lập bộ

khung cách thức xác định các HCCT trong hoạt động NQTM, và các HCCT vi phạm PLCT, đưa ra được giới hạn (dù chỉ tương đối) những hành vi có dấu hiệu HCCT nhưng không vi phạm PLCT để tạo ra sự an tâm cho các BNQ, nhằm khuyến khích hoạt động NQTM trong khi vẫn đảm bảo thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh. Bởi những đặc trưng của hoạt động này mà cần phải có sự điều chỉnh trực tiếp, quy định tại một Thông tư hướng dẫn chẳng hạn, nếu không cứ chiếu theo luật cạnh tranh mà xét thì sẽ có thể có rất nhiều các quy định trong hoạt động NQTM là vi phạm PLCT, như quy định về: ấn định giá bán, những ràng buộc bán kèm, những quy định nhằm đảm bảo uy tín của hệ thống NQTM (mua sản phẩm của một bên thứ ba do BNQ chỉ định).

Nhanh chóng tiến hành đàm phán với các nước phát triển các quy định chi tiết liên quan đến chế định về HCCT nói riêng và các quy định của hợp đồng NQTM liên quan đến LCT, nhằm học tập kinh nghiệm từ các quốc gia này, góp phần bảo vệ được các doanh nghiệp khi họ tiến hành hoạt động NQTM với các quốc gia phát triển.

2.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy thực thi pháp luật về NQTM và PLCT

Ban hành PLCT nói chung và PLCT trong lĩnh vực NQTM nói riêng là rất quan trọng đối với Việt Nam. Tuy nhiên việc thực thi hợp lý các quy định này trong thực tiễn càng quan trọng hơn. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy thực thi pháp luật về NQTM và PLCT thì cần phải lưu ý đến các yếu tố sau:

- Đánh giá về tầm quan trọng của việc xác định thị trường liên quan, Cục thương mại công bằng của Anh đã nhận định: “định nghĩa thị trường là một giai đoạn rất quan trọng trong bất cứ cuộc điều tra nào về hành vi lạm dụng. Bởi lẽ, thị phần chỉ được tính toán sau khi những ranh giới của thị trường đã được xác định. Do đó, nếu thị trường được xác định sai, thì tất cả những phân tích tiếp theo dựa trên thị phần hoặc cấu trúc thị trường đều không hoàn thiện” [33]. Pháp luật của các nước cho đến nay vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những căn cứ và phương pháp có hiệu quả để đánh giá chính xác thị trường liên quan. Cũng như

các nước, LCT 2004 của Việt Nam quy định thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan (Điều 3 LCT 2004). Tuy nhiên, vì Việt Nam chưa từng có kinh nghiệm trong việc xác định thị trường liên quan nên cơ quan quản lý cạnh tranh cần phải tham khảo nhiều phương pháp khác nhau khi xác định thị trường liên quan. Bởi thực tế sẽ nảy sinh nhiều khó khăn cho cơ quan áp dụng các phương pháp xác định thị trường liên quan theo Nghị định 116/2005, đồng thời cũng tạo ra tâm lý nghi ngờ về tính chính xác của các phương pháp này từ phía các nhà kinh doanh khi thị trường được xem xét có sự đa dạng về sản phẩm và các thông số kĩ thuật về sản phẩm và về thị trường chưa thực sự rõ ràng hoặc có độ co giãn rất lớn.

- Trong xu thế đẩy mạnh áp dụng các phân tích về ảnh hưởng dưới góc độ lợi ích kinh tế của hành vi HCCT, Việt Nam sớm muộn cũng sẽ đi theo con đường này, tuy nhiên trong giai đoạn đầu áp dụng PLCT Việt Nam chưa thể theo xu hướng này bởi vì nếu theo sẽ làm gia tăng chi phí áp dụng PLCT. Quy định này chỉ có thể tạm coi là phù hợp trong giai đoạn hiện tại.

- Điều 22 Nghị định 116 liệt kê 7 căn cứ mà cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào đó để chứng minh một doanh nghiệp có khả năng gây HCCT một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thực thi PLCT như hiện nay ở Việt Nam, việc chứng minh này tương đối khó.

- Trong quá trình ban hành và áp dụng PLCT trong lĩnh vực NQTM, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chú trọng bảo đảm tuân thủ yêu cầu về tính nhất quán và tính hợp lý, tức là luôn tính đến bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hoạt động NQTM. Về yêu cầu tính nhất quán: các quy định pháp lý liên quan đến hai lĩnh vực này và việc thực thi chúng trên thực tế phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại và chúng không thể vi phạm các tiêu chuẩn tối thiểu về bảo vệ sự phát triển lành mạnh của hoạt động NQTM. Về yêu cầu hợp lý: đòi hỏi các biện pháp áp dụng nhằm kiểm soát các hành vi HCCT liên quan tới hoạt động NQTM phải hợp lý và cần thiết. Để tuân thủ yêu cầu này, khi áp dụng các biện pháp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phải xem xét cẩn trọng nhằm bảo đảm hoạt động NQTM vẫn tuân thủ PLCT mà vẫn phát huy được hoạt động NQTM.

- Việc ban hành và áp dụng PLCT ở đây phải thực sự nhằm kiểm soát và ngăn chặn các hành vi HCCT liên quan đến NQTM mà cụ thể là các điều khoản HCCT trong các hợp đồng NQTM. Nó không được lạm dụng, trở nên hạn chế hoạt động NQTM. Khi các yêu cầu này được đáp ứng, Việt Nam sẵn sàng đối diện với các tranh chấp phát sinh trong quá trình áp dụng PLCT trong lĩnh vực NQTM với các quốc gia khác.

Bên cạnh đó Việt Nam cần chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia PLCT am hiểu không chỉ PLCT mà còn am hiểu cả các vấn đề kinh tế, SHTT và NQTM, cần có cơ chế phối hợp hành động giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý về NQTM.

2.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về NQTM cũng như PLCT

Pháp luật về NQTM là một lĩnh vực pháp luật mới ở Việt Nam, do đó để thực thi tốt lĩnh vực pháp luật này, nhà nước cũng cần phải thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền và phổ biến về pháp luật NQTM cho chủ thể kinh doanh và cho cả người tiêu dùng. Để tăng cường nhận thức của người dân về lĩnh vực pháp luật này thì nên chăng các cơ quan chức năng của nhà nước phối hợp với các tổ chức, công ty tư vấn của cả trong và ngoài nước để tổ chức các khoá đào tạo ngắn và dài hạn, các buổi tư vấn, tập huấn miễn phí tại ngay các địa điểm đào tạo của các thương hiệu NQTM nổi tiếng hay các cuộc hội thảo,

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 50 - 58)