PHIẾU XUẤT KHO

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hiệu lực quản trị kho tại Công ty TNHH Kỹ Nghệ Thái Dương (Trang 38)

Ngày … tháng … năm…

Nợ:………. Số:.…………. .. Có:………. Họ và tên người nhận hàng:………. Địa chỉ (bộ phận):…………. Lý do xuất kho:……… Xuất tại kho:……… Địa điểm:………..

STT Tên hàng Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

A B C D 1 2 3 = 1*2 1 2 3 … Tổng số tiền:……… (bằng chữ)……… Số chứng từ kèm theo:………... Ngày… tháng … năm….

Thủ trưởng đơn vị kế toán trưởng Thủ kho Người nhận hàng Người lập

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

3.2.3.3. Quy hoạch mặt bằng, thiết bị kho và tổ chức lao động trong kho

Trường Đại học Thương mại

Kho chứa hàng của công ty là kho kín. Do đặc điểm hàng hóa kinh doanh của công ty chủ yếu là bao bì công nghiệp nên thường được xếp theo chồng, đổ đống nên việc quy hoạch mặt bằng nhà kho của công ty còn nhiều hạn chế. Thủ kho và nhân viên kho không có khu làm việc riêng tại kho mà làm việc trong khu giành cho nhân viên gần xưởng sản xuất.

Hình 3.5: Sơ đồ quy hoạch mặt bằng kho tại công ty TNHH Kỹ Nghệ Thái Dương

Công ty có một mặt bằng nhà kho khá rộng, có khả năng dự trữ một lượng lớn hàng hóa, nguyên vật liệu. Tuy nhiên việc quy hoạch kho lại chưa đảm bảo tính mỹ quan kho hàng cũng như tính khoa học, hợp lý:

- Các chồng hàng đổ đống lên nhau, việc sắp xếp hàng hóa còn lộn xộn, khoảng cách giữa các đống hàng chưa thống nhất, không tạo thành lối ra vào giữa các chồng hàng. Điều này gây khó khăn cho việc tìm kiếm, lấy hàng hóa ở những chồng hàng phía sâu bên trong nhà kho.

- Hàng hóa gần tường nhà kho xếp sát tường, khi nhiệt độ nhà kho cao làm hàng hóa ở những chồng hàng đó nóng hơn bình thường, gây ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và bảo quản hàng hóa.

- Nhà kho rất rộng nhưng lại không quy hoạch nơi làm việc và sinh hoạt riêng cho cán bộ nhân viên kho. Điều này làm giảm hiệu quả công việc và gây gián

Nguyên vật liệu Bao bì Khu làm việc, giao nhận hàng hóa C ửa ch ín h Bao bì Nguyên liệu Cửa sổ Cửa chính C ửa sổ Cửa sổ 60m 20 m

Trường Đại học Thương mại

đoạn quá trình làm việc của nhân viên kho. Trong khi đó khu giao nhận hàng hóa lại rất rộng, chiếm hầu như hết khu gian trước của nhà kho.

- Khu gia công chế biến cũng chưa được quy hoạch một vị trí cụ thể, rõ ràng trong kho.

b) Thiết bị kho:

Kho của công ty được trang bị các thiết bị cần thiết cho quá trình nghiệp vụ kho diễn ra bình thường.

Bảng 3.8: Các thiết bị kho tại Công ty

( ĐVT: cái)

STT Tên thiết bị Số lượng Chỉ tiêu Nhận xét

1 Máy vi tính 1 3 Thiếu

2 Máy in 1 1 Đủ

3 Cân điện tử 1 1 Đủ

4 Cân bàn 2 2 Đủ

5 Xe kéo, đẩy hàng 3 5 Thiếu

6 Kệ hàng 10 20 Thiếu

7 Bình xịt CO 5 5 Đủ

8 Thiết bị báo cháy tự động 2 2 Đủ

9 Dụng cụ cứu hỏa khác 3 3 Đủ

10 Quạt trần, quạt cây 10 10 Đủ

11 Bóng điện 10 10 Đủ

12 Dụng cụ dọn vệ sinh nhà kho 2 2 Đủ

13 Dụng cụ xếp dỡ hàng hóa 0 2 Thiếu

14 Thiết bị kiểm nghiệm hàng hóa 0 1 Thiếu

Mặc dù khối lượng bao bì hàng ngày xuống nhập kho là rất lớn (khoảng 1tấn/ngày) chưa kể nguyên vật liệu nhập kho nhưng với công suất làm việc của những thiết bị cân đo ( 1 cân điện tử, 2 cân bàn) thì việc đáp ứng khối lượng công việc là tương đối tốt. Tuy nhiên, các thiết bị về bốc dỡ và chất xếp hàng hóa thì còn thiếu. Với khối lượng hàng nhập nhiều như vậy mà chỉ có 3 xe kéo đẩy hàng thì chưa đảm bảo hiệu quả công việc. Thiết bị bốc dỡ hàng chưa có. Công ty chủ yếu sử dụng sức người để bốc dỡ hàng hóa. Vì vậy, lao động hàng hóa trong kho của công ty là lao động rất nặng nhọc. Với diện tích kho hàng khoảng 1000m mà chỉ có 10 kệ, bục để hàng là chưa đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả sử dụng thiết bị.

Nguyên Qua đây có thể thấy trang thiết bị nhà kho tại công ty mặc dù vẫn đảm bảo cho việc thực hiện các nghiệp vụ kho nhưng về cơ bản vẫn còn thiếu và khá thủ công. Công ty nên cải tiến và đầu tư hơn nữa các trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác kho.

c) Tổ chức lao động trong kho:

Trường Đại học Thương mại

- 1 thủ kho: chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, hàng hóa, lao động trong kho hàng và tổ chức tất cả các nghiệp vụ kho: tiếp nhận, giao hàng, sắp xếp bảo quản hàng hóa, ghi chép thẻ kho…

- 2 nhân viên kế toán kho: cùng với thủ kho thực hiện ghi chép các nghiệp vụ xuất nhập hàng hóa vào sổ kế toán. Làm công tác hành chính tại kho.

- 2 nhân viên vận chuyển: làm công tác vận chuyển, giao hàng cho khách theo yêu cầu và lệnh xuất kho.

- 5 nhân viên kho: làm công tác nghiệp vụ kho như vận chuyển, xếp dỡ, chăm sóc và bảo quản hàng hóa tại kho; phân loại, chọn lọc, đóng gói hàng hóa,…

- 2 bảo vệ kho: bảo vệ các cơ sở vật chất và tài sản kho hàng.

Như vậy, có thể thấy lực lượng lao động trong kho là tương đối đầy đủ và chuyên môn hóa. Việc tổ chức lao động trong kho của công ty là phù hợp với khối lượng và yêu cầu công việc. Tuy nhiên với khối lượng nhân viên kho như vậy cần có nơi làm việc riêng giành cho họ để đảm bảo hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hiệu lực quản trị kho tại Công ty TNHH Kỹ Nghệ Thái Dương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w