Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước xu hướng chung của sự phát triển quốc tế là khu vực hóa, toàn cầuhoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng như các nước khác đang bước nhanhvào tiến trình hội nhập Quan hệ giữa các quốc gia diễn ra trong điều kiện hếtsức đa dạng, khác biệt về bản sắc văn hóa cùng các điều kiện về chính trị, kinh
tế, xã hội Hình thành và phát triển trong điều kiện quan hệ quốc tế đó, Điều ướcquốc tế (ĐƯQT) có chức năng duy trì và ổn định tương đối trật tự pháp lý quốc
tế, giữ gìn quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, bảo đảm hài hòa lợi ích chungcủa cộng đồng và lợi ích quốc gia, đồng thời bảo đảm các nguyên tắc cơ bản củaluật quốc tế được thực thi và tuân thủ
Nhận thức được rõ vai trò của điều ước quốc tế trong thời kì các quốc giatrên thế giới đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác, chúng ta cũng nhìnnhận được tầm quan trọng của vấn đề ký kết, gia nhập và thực hiện điều ướcquốc tế đối với thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng Việt Nam – mộtquốc gia nhỏ, đang phát triển, tiếng nói chưa có sức nặng trên trường quốc tế thìviệc làm sao để khi ký kết, thực hiện điều ước quốc tế vừa phù hợp xu hướngquốc tế chung, vừa đảm bảo lợi ích quốc gia là rất quan trọng Do đó, vấn đề kýkết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đối với Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay đặt ra rất cấp thiết Đây cũng là lí do vì sao tôi chọn đề tài: “Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
Bài khóa luận này tập trung làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về điều ướcquốc tế của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 trong tươngquan với hệ thống pháp luật Việt Nam và Luật điều ước quốc tế (Công ước Viên1969)
Phân tích những qui định của pháp luật hiện hành và thực tiễn kí kết, gianhập và thực hiện điều ước quốc tế tại Việt Nam Đưa ra những nhận xét, đánh
Trang 2giá cũng như một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa việc ký kết, thực hiệnđiều ước quốc tế trong bối cảnh hội nhập trước mắt cũng như trong tương lai.
3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, đồng thời sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phân tích,tổng hợp, đối chiếu so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn
4 Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3chương:
- Chương I: Những vấn đề cơ bản về luật điều ước quốc tế và sơ lược quá trình phát triển của các qui định về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
- Chương II: Các qui định cơ bản của pháp luật Việt Nam về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
- Chương III: Sự tương thích của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 với Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế Thực trạng
ký kết, thực hiện và một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều ước quốc
tế ở Việt Nam.
Trang 3CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ
SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY ĐỊNH
VỀ KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
1 Một số vấn đề cơ bản về luật điều ước quốc tế
Ngày 23/5/1969 Liên hợp quốc thông qua công ước Viên 1969 về luậtĐƯQT ký kết giữa các quốc gia (gọi tắt là công ước Viên 1969) có hiệu lực27/1/1980 Tuy không phải là khung pháp lý duy nhất điều chỉnh quan hệ ký kết
và thực hiện ĐƯQT phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau nhưng côngước này đã có một sự bao trùm lớn các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực này.Công ước không chỉ là kết quả của quá trình pháp điển hoá thành công các quyphạm của luật tập quán quốc tế về ký kết và thực hiện ĐƯQT mà còn xây dựngđược khung pháp lý quốc tế cơ bản điều chỉnh hiệu quả quan hệ ký kết và thựchiện ĐƯQT phát sinh giữa các quốc gia - chủ thể cơ bản của luật quốc tế Sự rađời của công ước Viên 1969 cùng với sự ra đời của Công ước Viên 1986 về luậtĐƯQT giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế vớinhau (gọi tắt là Công ước Viên 1986) đã thúc đẩy việc sử dụng ĐƯQT làm công
cụ pháp lý điều chỉnh mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới ngàymột rộng rãi Hơn nữa, Công ước Viên 1969 là cơ sở pháp lý quan trọng để xácđịnh nghĩa vụ pháp lý quốc tế của một quốc gia trước những thoả thuận và camkết quốc tế đã được xác lập một cách hợp pháp Đây là một trong những điềukiện chủ yếu về phương diện pháp lý để một quốc qia có thể hội nhập vào xu thếchung của thế giới hiện đại: xu thế toàn cầu hoá và liên kết khu vực Quá trình
ký kết, thực hiện ĐƯQT luôn tạo ra những tác động nhiều mặt đến lợi ích thiếtthực của mỗi quốc gia đặt trong mối tương quan chung của lợi ích quốc tế
1.1 Khái niệm điều ước quốc tế
1.1.1 Về định nghĩa ĐƯQT
Trong lịch sử phát triển của khoa học luật quốc tế đã có rất nhiều quanđiểm khác nhau về ĐƯQT, đã từng có những quan điểm cho rằng ĐƯQT là một
Trang 4hợp đồng như quan điểm của Andress Bello (ĐƯQT “là một hợp đồng giữa cácdân tộc”) hay Laghi quan niệm ĐƯQT “thực sự là một hợp đồng theo cả nghĩatriết học và nghĩa pháp lý của ngôn từ”
Một số khác lại dừng lại ở việc nhận thức ĐƯQT là sự thoả thuận hay sựưng thuận nhằm tạo lập, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp lý như Diena
Quy định này đã làm sáng tỏ bản chất của một ĐƯQT là “thoả thuận cóyếu tố quốc tế” Thoả thuận trong ĐƯQT là sự thống nhất về quan điểm của cácbên về các vấn đề của điều ước tuy nhiên thoả thuận không phải lúc nào cũng làbiểu hiện của việc đàm phán giữa các bên để đi đến sự nhất trí về các vấn đề củađiều ước mà có thể được biểu hiện thông qua sự chấp thuận của quốc gia đối vớinhững quy định của một ĐƯQT đã được xây dựng Sự thoả thuận không chỉ vềnội dung, về hình thức và thủ tục ký kết điều ước mà còn được thể hiện cả trongviệc xác định hình thức của điều ước Do đó thoả thuận là nguyên tắc chủ đạoxuyên suốt từ quá trình xây dựng đến khi thực hiện điều ước
Sự thoả thuận trong điều ước phải trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi và tôntrọng các nguyên tắc khác của luật quốc tế Thực tế, một ĐƯQT không được kýkết trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng thì không thể nói là đã có sự thoả thuậntrong việc ký kết và như vậy ĐƯQT đã ký phải được xem là vô hiệu
Điều ước phải là sự thoả thuận do luật quốc tế điều chỉnh Đây chính làcăn cứ phân biệt ĐƯQT với hợp đồng giữa các quốc gia Ngoài ra thoả thuậnđược thiết lập giữa các bên là nhằm mục đích thiết lập mới các quan hệ giữa họvới nhau hoặc thay đổi các quan hệ đã được thiết lập hoặc chấm dứt các quan hệ
Trang 5này Chúng ta cũng cần phân biệt ĐƯQT với cam kết quốc tế Sự phân biệt chủyếu này là ở bản chất của chúng ĐƯQT là kết quả của sự thỏa thuận về ý chícủa các chủ thể luật quốc tế Như vậy quan hệ điều ước phải có sự tham gia ítnhất từ hai chủ thể luật quốc tế trở lên và tính pháp lý của các thoả thuận nàyđược thể hiện ở kết quả là các thoả thuận đã thành công ghi nhận dưới dạng cácquy phạm pháp luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ pháp lý củacác chủ thể tham gia kết ước Còn cam kết quốc tế vốn là sự tự ràng buộc củachủ thể luật quốc tế vào nghĩa vụ pháp lý quốc tế nhất định Sự ràng buộc đóđược thực hiện thông qua hành vi pháp lý đơn phương hoặc thoả thuận của chủthể luật quốc tế Trong một ĐƯQT , các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ điều ướcđược các chủ thể kết ước cam kết thực hiện trên cơ sở của nguyên tắc pacta suntvervanda và các nguyên tắc khác mà Công ước Viên 1969 đã ghi nhận.
Chủ thể ĐƯQT là các chủ thể của luật quốc tế, trong đó các quốc giachiếm vị trí chủ yếu Mặc dù trong Điều 6 Công ước Viên 1969 chỉ đề cập đến
tư cách ký kết ĐƯQT của các quốc gia nhưng Điều 3 Công ước lại qui địnhrằng:
“Việc Công ước này không áp dụng đối với các hiệp định quốc tế được
ký kết giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế hoặc giữa cácchủ thể khác của pháp luật quốc tế với nhau, cũng như không áp dụng đối vớinhững hiệp định quốc tế không thành văn, sẽ không phương hại gì đến: giá trịpháp lý của các hiệp định đó…” (Điều 3)
Điều này chứng tỏ rằng bên cạnh quốc gia, các chủ thể khác của luật quốc
tế cũng có tư cách để ký kết ĐƯQT Công ước Viên 1986 đã thừa nhận nănglực ký kết điều ước của các tổ chức quốc tế Ngoài ra, một số phong trào giảiphóng dân tộc cũng được chấp nhận là thành viên của một số Hiệp định quốc tế(dù ở mức độ hạn chế)
Khách thể của ĐƯQT là các quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế về cácvấn đề tài sản hoặc phi tài sản, hành động hoặc không hành động Thực tế, bất
cứ khách thể nào của luật quốc tế cũng có thể là khách thể của ĐƯQT, ví dụ:Công ước về luật biển quốc tế, Hiệp ước về hoạch định biên giới, Hiệp định
Trang 6tương trợ tư pháp…Theo quan điểm chung hiện nay, những vấn đề liên quanđến công việc nội bộ tuyệt đối của quốc gia không thể là khách thể của ĐƯQTnhư vấn đề về đảng nào sẽ nắm vai trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị quốcgia…
Mục đích của ĐƯQT là cái mà các chủ thể của luật quốc tế muốn thựchiện hoặc đạt được qua việc ký kết ĐƯQT Hay nói cách khác ĐƯQT là công cụ
để các chủ thể luật quốc tế thực hiện mục đích mà họ mong muốn
Vậy có thể đi đến kết luận: ĐƯQT là sự thoả thuận rõ ràng về mặt ý chícủa các chủ thể luật quốc tế nhằm ấn định thay đổi hoặc huỷ bỏ các các quyền
và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống quốctế
1.1.2 Về cơ cấu ĐƯQT
Về mặt cơ cấu, ĐƯQT bao gồm 3 phần: lời nói đầu, phần nội dung chính
và phần cuối cùng
Lời nói đầu là phần mở đầu của ĐƯQT, phần này không được chia thànhchương mục, điều khoản, không xác định quyền và nghĩa vụ các bên Lời nóiđầu thường bao gồm những vấn đề như: ghi nhận lí do, mục đích, nguyên tắc kýkết ĐƯQT, tên gọi các bên, bối cảnh dẫn đến ký kết…
Về nguyên tắc, nhìn chung lời nói đầu có giá trị pháp lý như phần nộidung chính, nó đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các quy định củađiều ước trong phần chính
Phần nội dung chính là phần quan trọng nhất của điều ước được chiathành các chương, mục, điều, khoản điều chỉnh các quan hệ mà vì chúng điềuước được thiết lập giữa các bên Phần này ghi nhận cụ thể quyền và nghĩa vụcủa các bên
Phần cuối cùng, cũng như phần nội dung chính, phần này được chia thànhcác điều khoản nhất định thường bao gồm các nội dung như: thời gian áp dụng,thời điểm bắt đầu có hiệu lực, khoảng không gian có hiệu lực, vấn đề bảo lưu,giải thích điều ước, giải quyết tranh chấp có liên quan…
Trang 7Mặc dù ĐƯQT thường bố trí theo các chương, mục, điều khoản cụ thể,nhưng đây cũng không phải là yêu cầu bắt buộc về mặt hình thức thể hiện đốivới mọi ĐƯQT Chẳng hạn một số điều ước về thành lập tổ chức quốc tế nhưtuyên bố Băng Cốc năm 1967 về thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) là một trong số những ĐƯQT không có kết cấu như thường gặp.
1.1.3 Về phân loại và ngôn ngữ điều ước quốc tế
ĐƯQT có thể phân thành các loại khác nhau dựa vào tiêu chí phân loại.Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia ký kết điều ước, ĐƯQT được phânthành 2 loại: ĐƯQT song phương và ĐƯQT đa phương
ĐƯQT song phương là ĐƯQT được hai quốc gia ký kết Ngoài ra ĐƯQTcũng được coi là song phương khi ký kết và thực hiện ĐƯQT có sự tham giacủa nhiều quốc gia trong đó một quốc gia tham gia điều ước với tư cách là mộtbên khác
ĐƯQT đa phương được chia thành 2 loại: ĐƯQT đa phương phổ biến (có
sự tham gia của tất cả các quốc gia) và ĐƯQT với số lượng hạn chế, ví dụ nhưcác điều ước đa phương khu vực
Căn cứ lĩnh vực quan hệ điều chỉnh (khách thể của điều ước) ĐƯQT cóthể được chia thành nhiều loại như: chiến tranh và hoà bình, kinh tế, nhânquyền, môi trường, tương trợ tư pháp,…
Căn cứ vào tính chất điều ước, ĐƯQT được phân thành 2 loại: ĐƯQT
mở và ĐƯQT đóng
ĐƯQT mở là ĐƯQT được ký kết với các điều kiện mở ra khả năng thamgia của bất kỳ quốc gia nào, không phụ thuộc vào việc có sự đồng ý hay khôngcủa các quốc gia đã tham gia điều ước
ĐƯQT đóng là ĐƯQT được ký kết với điều kiện sự tham gia của cácquốc gia khác sau này phải phụ thuộc sự đồng ý của các quốc gia đã tham giađiều ước (những thành viên ban đầu)
Pháp luật mỗi quốc gia lại có sự phân loại ĐƯQT khác nhau Về tổng thểviệc phân loại ĐƯQT theo pháp luật quốc gia chủ yếu tạo cơ sở dễ dàng chocông tác ký kết, thực hiện và quản lý nhà nước đối với ĐƯQT Công ước Viên
Trang 81969 không đưa ra bất cứ một sự phân loại mang tính hệ thống nào, nó tiếp cậntheo hướng ĐƯQT dù là được ký kết ở cấp nào thì vẫn mang danh nghĩa củaquốc gia, tức là quốc gia mới là thành viên của ĐƯQT đó.
ĐƯQT thường được ký kết trên cơ sở các ngôn ngữ nhất định, ngôn ngữcủa điều ước do các bên ký kết quyết định Ngôn ngữ của ĐƯQT song phươngthường là ngôn ngữ cua hai bên ký kết, tuy nhiên cũng có trường hợp các bên cóthể chọn một ngôn ngữ khác ĐƯQT đa phương hình thành trên cơ sơ ngôn ngữ
mà các bên thoả thuận
Thông thường các ĐƯQT được ký kết dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốchoặc các tổ chức chuyên môn của nó được thể hiện thông qua các ngôn ngữchính thức của Liên hợp quốc: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc,Arập Các ĐƯQT được soạn thảo trên cơ sở các ngôn ngữ khác nhau có giá trịpháp lý như nhau Các văn bản ĐƯQT soạn thảo bằng ngôn ngữ được lựa chọnđều là văn bản gốc và có giá trị pháp lý như nhau Ngôn ngữ của văn bản ĐƯQT
có thể được quy định ngay trong các điều khoản của điều ước ví dụ như: cáchquy định của Điều 111 Hiến chương Liên hợp quốc, Điều 53 Công ước Viên
1961 về quan hệ ngoại giao…
1.1.4 Hiệu lực của ĐƯQT
- Về điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT
ĐƯQT chỉ có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của cac chủ thểtham gia ký kết khi nó phù hợp với pháp luật quốc tế nói chung và pháp luậtĐƯQT nói riêng
Trước hết là năng lực ký kết ĐƯQT, chỉ có những chủ thể có quyền năngchủ thể luật quốc tế mới có đủ tư cách để ký các ĐƯQT có hiệu lực ràng buộc
ĐƯQT phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nếu vi phạmnguyên tắc này ĐƯQT có thể bị coi là vô hiệu
ĐƯQT phải được ký kết trên cơ sở có sự tham gia của các chủ thể có liênquan trực tiếp tới các vấn đề mà ĐƯQT đề cập Điều này xuất phát từ nguyêntắc bình đẳng về mặt chủ quyền giưã các quốc gia và nguyên tắc các quốc gia cónghĩa vụ hợp tác với nhau
Trang 9Để có hiệu lực pháp lý điều ước phải có nội dung không trái với các quyphạm mệnh lệnh mang tính juscogen.
Ngoài ra ĐƯQT chỉ có hiệu lực khi các điều kiện có hiệu lực xuất hiệntheo quy định của điều ước và khi nó được ký kết phù hợp với luật ĐƯQT
- Về thời gian, không gian có hiệu lực của ĐƯQT
Vấn đề thời gian có hiệu lực của ĐƯQT bao gồm thời hạn bắt đầu và thờihạn hết hiệu lực
Cách thức quy định thời gian bắt đầu có hiệu lực của điều ước được quyđịnh khác nhau Có điều ước quy định rõ thời điểm có hiệu lực, có điều ước quyđịnh thời điểm sau khi có đủ số lượng quốc gia nhất định ký kết…theo Côngước Viên 1969, trật tự và ngày có hiệu lực được các bên thoả thuận quy định rõtrong chính ĐƯQT đó Trong trường hợp điều ước không quy định rõ ngày bắtđầu có hiệu lực pháp lý (chủ yếu là điều ước song phương) thì ngày điều ước bắtđầu có hiệu lực là ngày các bên ký kết điều ước
Thời hạn hết hiệu lực của điều ước có thể được ghi rõ trong điều ước hoặckhông quy định rõ (gọi là điều ước vô hạn) Đối với điều ước vô hạn thì điềuước sẽ hết hiệu lực về mặt thời gian khi các bên thoả thuận sau đó hoặc ký cácĐƯQT mới thay thế điều ước đang tồn tại
Không gian có hiệu lực của điều ước được hiểu theo hai nghĩa: số lượngcác quốc gia chịu sự chi phối bởi điều ước (khu vự hoặc toàn cầu) và khoảngkhông gian của trái đất chịu sự chi phối của điều ước (như châu Nam cực,khoảng không vũ trụ,…)
- Về điều ước quốc tế không hợp pháp, hết hiệu lực và bị đình chỉ hiệulực
ĐƯQT không hợp pháp là ĐƯQT được ký kết không phù hợp với quyđịnh của luật quốc tế về các điều kiện hợp pháp của điều ước
ĐƯQT hết hiệu lực là ĐƯQT không còn giá trị pháp lý ràng buộc cácbên ĐƯQT có thể hết hiệu lực trong các trường hợp như: theo quy định củađiều ước; theo sự thỏa thuận của các bên tham gia điều ước; hoặc có ĐƯQT mớicủa các bên đó về cùng một vấn đề
Trang 10Theo quy định của điều ước, các trường hợp làm điều ước quốc tế hếthiệu lực thường là hết thời hạn, xuất hiện quy phạm juscogen mới, khách thể tácđộng của điều ước không còn hoặc các chủ thể ký kết không còn tồn tại.
ĐƯQT bị đình chỉ hiệu lực là ĐƯQT không có hiệu lực trong một thờigian nhất định Ví dụ theo quy định của luật quốc tế hiện hành khi một hoặc tất
cả các bên ký kết lâm vào tình trạng chiến tranh, các điều ước quốc tế có liênquan trong quan hệ giữa các bên có thể bị đình chỉ hiệu lực
Hủy bỏ ĐƯQT là hành động đơn phương của một bên tuyên bố về việcđiều ước hết hiệu lực mặc dù điều đó không được quy định trong điều ước hoặcthoả thuận mới của các bên Cơ sở hợp pháp của một tuyên bố như vậy là việcmột hoặc nhiều bên vi phạm cơ bản điều ước hoặc có sự thay đổi hoàn cảnhkhông thực hiện được như xuất hiện quốc gia mới mà sự kế thừa của quốc gia
đó đối với điều ước không phù hợp với khách thể hoặc mục đích ký kết điềuước
1.1.5 Về tên gọi của ĐƯQT
Điều ước là tên gọi chung cho tất cả các văn kiện pháp lý quốc tế do cácchủ thể của luật quốc tế ký kết Tuỳ theo tính chất của các loại văn kiện mà điềuước có thể có tên gọi riêng như: công ước, hiệp ước, hiệp định, hiệp nghị, địnhước, tuyên bố chung, hiến chương…Việc xác định rõ tên gọi của một loại vănkiện pháp lý quốc tế là rất khó khăn vì vấn đề này phụ thuộc vào sự thoả thuậncủa các bên Tuy vậy thực tế ký kết các ĐƯQT cho thấy công ước thường được
sử dụng là tên một điều ước chung, xác định các quy tắc xử sự của các bên trongmột lĩnh vực xác định của đời sống quốc tế; hiến chương là tên gọi của mộtđiều ước thành lập ra một tổ chức quốc tế, chẳng hạn như hiến chương Liên hợpquốc…; Tuyên bố chung là điều ước phản ánh kết quả thu được của một hộinghị quốc tế; hiệp định, hiệp ước, hiệp nghị…thường được sử dụng là tên gọicủa các điều ước song phương hoặc khu vực
Nói chung ĐƯQT rất đa dạng về tên gọi, việc đặt tên cho văn bản thoảthuận hoàn toàn tuỳ thuộc ý chí của các bên ký kết, không có sự phân biệt giá trị
Trang 11hiệu lực giữa các ĐƯQT theo tên gọi, danh từ dùng để gọi này hầu như là khônggiới hạn được.
1.2 Khái niệm luật ĐƯQT
1.2.1 Về định nghĩa luật ĐƯQT
Luật ĐƯQT là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế,điều chỉnh quan hệ về ký kết và thực hiện ĐƯQT của các chủ thể luật quốc tế
Trong luật quốc tế hiện đại, luật ĐƯQT có vai trò rất quan trọng Mộtmặt, luật ĐƯQT hướng đến điều chỉnh quá trình hình thành khung pháp luậtquốc tế thông qua sự hình thành của hệ thống các điều ước đa dạng về nội dung.Mặt khác với sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế nảy sinh trong các lĩnhvực của đời sống quốc tế Vì vậy sự phát triển của luật ĐƯQT như hiện nayđang là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự hoàn thiện và sự phát triển củaluật quốc tế theo xu thế toàn cầu hoá Quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới đãchuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác cùng có lợi, các vấn đề quốc tế hầu hếtđều được giải quyết thông qua việc ký kết ĐƯQT Luật ĐƯQT phát triển với tưcách là một ngành luật độc lập thuộc hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại ngàycàng khẳng định hơn nữa vai trò quan trọng của mình trong đời sống quốc tế
Luật ĐƯQT điều chỉnh quan hệ về ký kết ĐƯQT giữa các quốc gia, các
tổ chức quốc tế liên quốc gia Trong luật quốc tế quốc gia được coi là một thựcthể có chủ quyền và năng lực ký kết ĐƯQT là một trong những thuộc tính củachủ quyền quốc gia Điều 6 Công ước Viên 1969 quy định: “ mọi quốc gia đều
có tư cách để ký kết các ĐƯQT” Năng lực ký kết ĐƯQT của quốc gia là nănglực đầy đủ Điều này có nghĩa là quốc gia hoàn toàn có đầy đủ tư cách để thamgia ký kết các ĐƯQT ở mọi loại hình và trên mọi lĩnh vực của đời sống pháp lýquốc tế Tổ chức quốc tế cũng là một thực thể được thừa nhận có năng lực kýkết ĐƯQT Tuy nhiên nếu quốc gia trên cơ sở của chủ quyền quốc gia có nănglực ký kết ĐƯQT đầy đủ thì tổ chức quốc tế chỉ có năng lực ký kết điều ước hạnchế Bởi lẽ năng lực ký kết ĐƯQT của tổ chức quốc tế là do quốc gia thành viênchuyển giao một phẩn quyền năng ký kết ĐƯQT của mình cho tổ chức quốc tế
Có thể nói năng lực ký kết ĐƯQT của tổ chức quốc tế là sự hợp nhất chủ quyền
Trang 12của các quốc gia thành viên trong một tổ chức về một số vấn đề thuộc một haymột số lĩnh vực nhất định của quan hệ pháp lý quốc tế, hay nói cách khác đó là
sự triển khai chủ quyền của các quốc gia thành viên trên thực tế Tính chất hạnchế của năng lực ký kết ĐƯQT của tổ chức quốc tế được xác định bởi hiếnchương hay điều lệ thành lập tổ chức quốc tế đó
Ngoài ra, một số thực thể đặc biệt củng có quyền năng ký kết ĐƯQT nhưToà thánh Vanticang, hay các thực thể pháp lý lãnh thổ khác như: Macao, HồngKông…Việc ký kết các thoả thuận giữa các tổ chức pháp nhân nước ngoài vớiquốc gia, giữa các tổ chức phi chính phủ với nhau hoặc với quốc gia sẽ khôngthuộc phạm vi điều chỉnh của luật ĐƯQT
1.2.2 Về nguyên tắc cơ bản của luật ĐƯQT
Là một ngành của Luật quốc tế, Luật ĐƯQT được hình thành và pháttriển dưới nền tảng của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, trong đó cácnguyên tắc như bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, các quốc gia có nghĩa
vụ hợp tác với nhau và nguyên tắc tuân thủ các cam kết quốc tế có ảnh hưởnglớn nhất đến ngành luật này
Ngành luật ĐƯQT cũng có nguyên tắc riêng biệt của mình như nguyêntắc bình đẳng và tự nguyện giữa các chủ thể, nguyên tắc tận tâm, có thiện chí, vànguyên tắc rõ ràng, chặt chẽ Các nguyên tắc này chi phối toàn bộ quan hệ giữacác chủ thể luật quốc tế trong lĩnh vực đàm phán , ký kết và thực hiện ĐƯQT
Nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện có nguồn gốc từ nguyên tắc bình đẳng
về chủ quyền giữa các quốc gia Nguyên tắc này thể hiện ở việc các quốc giakhông phân biệt chế độ, số dân, trình độ phát triển…đều có quyền bình đẳng và
tự nguyện trong việc đàm phán, ký kết và thực hiện ĐƯQT Bởi vậy khi các chủthể vi pham nguyên tắc này thì ĐƯQT không có giá trị pháp lý Trên bàn đàmphán các quốc gia có tư cách ngang nhau, quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhautrong cùng một điều kiện hoàn cảnh nhất định Các quốc gia lớn không có quyền
ép buộc các quốc gia nhỏ phải ký kết, thực hiện ĐƯQT không theo ý muốn củamình Đây là nguyên tắc cơ bản trong luật ĐƯQT nhằm bảo vệ quyền lợi íchhợp pháp của tất cả các quốc gia lớn nhỏ khi tham gia đàm phán , ký kết ĐƯQT
Trang 13Nguyên tắc tận tâm, thiện chí có nguồn gốc từ nguyên tắc các quốc gia cónghĩa vụ hợp tác và nguyên tắc tuân thủ cam kết quốc tế Nguyên tắc này đặt ranghĩa vụ cho các quốc gia: phải có thái độ xây dựng trong việc đàm phán và kýĐƯQT, phải thực hiện ĐƯQT một cách có thiện chí phối hợp với khách thể vàmục đích ký kết ĐƯQT Việc các quốc gia thực hiện ĐƯQT một cách miễncưỡng hoặc khi đàm phán có thái độ thiếu tinh thần xây dựng sẽ bị coi là cáchành vi vi phạm nguyên tấc này.
Nguyên tắc rõ ràng và chặt chẽ được thể hiện ở chổ các quy định trongđiều ước phải dễ hiểu và logic , thuận lợi cho quá trình thực hiện ĐƯQT trênthực tế Việc các quốc gia ký kết các ĐƯQT theo cách quy định chung chungmang tính nghị quyết sẽ bị coi là hành vi vi phạm nguyên tắc này
1.2.3 Nguồn của luật ĐƯQT
Các quy phạm của ĐƯQT được ghi nhận trong các ĐƯQT và tập quánquốc tế
Các quy phạm tập quán về luật ĐƯQT được hình thành chủ yếu từ chínhthực tiễn đàm phán, ký kết và thực hiện ĐƯQT của các quốc gia Hiện naynhững tập quán quốc tế liên quan đến thủ tục, nghi lễ ký kết ĐƯQT vẫn đượccác chủ thể kết ước áp dụng trong quá trình thiết lập các quan hệ ĐƯQT vớinhau
Công ước Viên 1969 về luật ĐƯQT giữa các quốc gia và Công ước Viên
1986 về luật ĐƯQT giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chứcquốc tế với nhau được coi là nguồn pháp luật thành văn chủ yếu của luật ĐƯQThiện hành Công ước Viên 1969 là kết quả của quá trình phát triển và pháp điểnhoá các quy phạm ĐƯQT Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết và thực hiệncác ĐƯQT thành văn giữa các quốc gia Riêng ĐƯQT bất thành văn (hiệp địnhquân tử) và các ĐƯQT khác mà một trong các bên ký kết, thông qua phải làquốc gia phải chịu sự điều chỉnh của các quy phạm tập quán và các văn bảnpháp lý quốc tế khác
Trong từng quốc gia, để thống nhất quản lý hoạt động ký kết và thực hiệnĐƯQT, mỗi nước đều ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong nước
Trang 14điều chỉnh cụ thể quan hệ ký kết, thực hiện ĐƯQT giữa nước đó với các chủ thểkhác của pháp luật quốc tế.Ví dụ: luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT củaViệt Nam năm 2005, luật về ĐƯQT của Liên bang Nga năm1995, luật về trình
tự ký kết ĐƯQT của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1990… Như vậy,
về phương diện pháp lý các quốc gia sử dụng luật ĐƯQT như phương tiện phápluật phổ cập để hình thành và phát triển hệ thống các ĐƯQT mang tính vừa lànguồn chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, vừa là công cụ pháp lý hiệuquả để duy trì quan hệ hợp tác quốc tế của các chủ thể luật quốc tế
1.3 Về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện ĐƯQT
1.3.1 Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quá trình ký kết ĐƯQT
Ký kết ĐƯQT là loại hình hoạt động pháp lý thuộc quá trình xây dựngluật quốc tế Do đặc điểm cơ bản của luật quốc tế là không có các cơ quan lậppháp chuyên trách nên quá trình xây dựng luật quốc tế luôn được tiến hành bởichính các chủ thể luật quốc tế Đặc điểm này tác động đến quá trình ký kếtĐƯQT theo hướng việc ký kết ĐƯQT sẽ hoàn toàn dựa trên cơ sở ý chí tựnguyện của các thành viên Sự tự nguyện và bình đẳng trong các quan hệ ĐƯQTtrở thành một trong những căn cứ đánh giá tính hợp pháp của một ĐƯQT Theonguyên tắc này, những điều ước được ký kết mà có sự lừa dối, có sử dụng vũ lựchoặc đe dọa dùng vũ lực hay ép buộc sẽ không có giá trị pháp lý Công ước Viên
1969 quy định: “Nếu một quốc gia bị thuyết phục ký kết một điều ước do mộthành vi lừa dối của một quốc gia tham gia đàm phán khác, thì quốc gia này cóthể viện dẫn sự lừa dối này để từ bỏ sự đồng ý của mình chấp nhận sự ràng buộccủa điều ước đó” (Điều 49) và “một điều ước bị coi là vô hiệu nếu việc ký kếtđiều ước này là kết quả của việc đe doạ sử dụng hay sử dụng vũ lực trái vớinhững nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được ghi trong Hiến chương liên hợpquốc”(Điều 52)
Nguyên tắc này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể
ký kết trong các quan hệ pháp luật quốc tế, tránh sự áp đặt từ bên ngoài với mụcđích thôn tính hay tạo ra tình trạng phải lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào quốcgia khác, đồng thời tạo cơ sở để duy trì tương quan có lợi cho hoà bình, an ninh,
Trang 15ổn định ở từng khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu, hạn chế sự lạm quyền
và tình trạng không bình đẳng trong quá trình vừa hợp tác vừa cạnh tranh củacác chủ thể luật quốc tế Nguyên tắc này còn trở thành một trong những điềukiện pháp lý để ĐƯQT đã ký kết có hiệu lực trong thực tiễn
1.3.2 Nguyên tắc ĐƯQT phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thừa nhận là những “thướcđo” giá trị hợp pháp của các quy phạm pháp luật khác Vì vậy quy phạm phápluật chỉ tồn tại dưới hình thức điều ước hay tập quán đều phải có nội dung khôngtrái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Nếu có sự mâu thuẩn giữa nộidung ĐƯQT với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì ĐƯQT sẽ mặc nhiên vôhiệu, kể cả đối với ĐƯQT đang có hiệu lực thi hành nhưng khi xuất hiện mộtquy phạm juscogen mới của luật quốc tế thì ĐƯQT đó cũng phải chấm dứt hiệulực thi hành
1.3.3 Nguyên tắc pasta sunt servanda
Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng của luật ĐƯQT Điều
26 công ước Viên 1969 quy định: “Tất cả điều ước có hiệu lực ràng buộc cácthành viên và phải được các thành viên tự nguyện thi hành với thiện chí” Sự tậntâm, thiện chí của các chủ thể ký kết vừa là cơ sở, vừa là đảm bảo quan trọng đểchủ thể ký kết tự ràng buộc mình những nghĩa vụ thực hiện các quy định củaluật điều ước nói chung và luật ĐƯQT nói riêng với tính chất là các cam kếtquốc tế tồn tại song hành cùng các điều khoản thoả thuận trong điều ước Việckhông thi hành ĐƯQT chỉ có thể được thực hiện trong một số trường hợp vàtrong những điều kiện chặt chẽ, chẳng hạn như trường hợp cắt quan hệ ngoạigiao hoặc quan hệ lãnh sự đươc quy định tại Điều 63 Công ước Viên 1969 nhưsau:
“Việc cắt quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự giữa các quốc gia thành viêncủa một số điều ước không làm ảnh hưởng đến những quan hệ phap lý do điềuước đặt ra giữa các quốc gia này với nhau trừ khi trong một mức độ nhất định,
Trang 16việc tồn tại những quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự không thể thiếu được để thihành điều ước”
2 Sơ lược quá trình phát triển của các quy định về ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay
2.1 Từ năm 1945 đến trước đổi mới năm 1986
Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện ĐƯQTtrong hơn 60 năm qua gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước ta trong từngthời kì Với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, Việt Nam hiện làthành viên của nhiều ĐƯQT Các ĐƯQT được Việt Nam ký kết hoặc gia nhập
đã hình thành cơ sở pháp lí quốc tế quan trọng nhằm phát triển các quan hệ hữunghị và hợp tác với các quốc gia và dân tộc trên thế giới, góp phần không nhỏvào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế
Đánh giá đúng ý nghĩa của hoạt động ký kết và thực hiện ĐƯQT, các bảnhiến pháp của nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có những quyđịnh về vấn đề này
Ngay tại bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946 đã quyđịnh tại Điều 23 như sau: “Nghị Viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung chotoàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước màChính phủ ký với nước ngoài” Và khoản h Điều 49 quy định: Chủ tịch nước cóquyền “ký hiệp ước với nước ngoài ” Tuy nhiên các quy định trong Hiến phápnăm 1946 này mới chỉ tạo cho cơ quan nhà nước căn cứ để thông qua và sửdụng ĐƯQT làm công cụ pháp lí cho việc đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc,
nó chưa làm rỏ hết tầm quan trọng của ĐƯQT trong các lĩnh vực khác
Đến Hiến pháp năm 1959 với các quy định tài khoản 12 Điều 23, Điều 64,khoản 11 Điều 74 đã xác định hoạt động ký kết, quyết định và thực hiện ĐƯQT
là một trong những công tác quan trọng của hoạt động đối ngoại, đồng thời traothêm thẩm quyền hoạt động ĐƯQT cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chínhphủ cùng với thẩm quyền của Quốc hội và Chủ tịch nước đã được quy định từbản Hiến pháp năm 1946
Trang 17Hiến pháp năm 1980 với các quy định tại khoản 15 Điều 83; khoản 16Điều 100; khoản 16 Điều 107 đã xác lập cơ sở pháp lí để nhà nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, ký kết và thực hiện ĐƯQT,phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Tuy nhiên thời kì này các quy định về ký kết và thực hiện ĐƯQT chỉđược quy định trong hiến pháp mà chưa có các văn bản pháp luật riêng biệt điềuchỉnh vấn đề này Do đó các bước của quá trình ký kết, thực hiện ĐƯQT như đềxuất đàm phán, đàm phán, bảo lưu, lưu chiểu, đình chỉ, huỷ bỏ …chưa được cụthể hoá nên nó cũng chưa thực sự đi vào đời sống
Một điểm nữa trong ba bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,Hiến pháp năm 1980 chưa đề cập đến đó là hoạt động gia nhập ĐƯQT Trong cả
ba bản Hiến pháp trên không hề có một quy định nào về việc gia nhập ĐƯQTcủa Việt Nam mặc dù trên thực tế hoạt động này đã tồn tại, năm 1957 Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã quyết định gia nhập 4 công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhânchiến tranh và hàng loạt các công ước khác sau đó Thời kỳ này mặc dù chưa làthành viên của Công ước Viên 1969 nhưng chúng ta đã sử dụng chế định gianhập trong công ước đó như là một quy phạm tập quán để áp dụng vào pháp luậtquốc gia
Đặc biệt Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 mặc dù các quy định về kýkết, thực hiện ĐƯQT đã được tăng lên nhưng lại không hề có một quy định nàochỉ rõ cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ký kết ĐƯQT, vấn đề này được giảiquyết sau khi Hiến pháp năm 1990 ra đời
2.1 Giai đoạn từ sau đổi mới 1986 đến nay
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 /1986) chính sáchngoại giao của nhà nước ta đã có sự đổi mới, khẳng định Việt Nam muốn làmbạn với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị Công cuộc đổi mới vàchính sách đối ngoại này là một bước ngoặt trong công tác ngoại giao nói chung
và công tác ki kết và thực hiện ĐƯQT nói riêng Nhìn chung từ năm 1986 đếnnay, các quy định về kí kết và thực hiện ĐƯQT của nước ta đã có những thay
Trang 18đổi ngày càng hợp lí, mang tính khoa học hơn, phục vụ cho chính sách mở rộngquan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam.
Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 1980, ngày 27/10/1989 Hộiđồng Nhà nước ban hành pháp lệnh ký kết và thực hiện ĐƯQT năm 1989 (sauđây gọi tắt là Pháp lệnh năm 1989) và ngày 28/5/1992 Hội đồng Bộ trưởng đãban hành Nghị định số 182/HĐBT quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này Đâychính là văn bản pháp lí mang tính chuyên ngành đầu tiên quy định về công tácđiều ước của Việt Nam Pháp lệnh năm 1989 là căn cứ pháp lí quan trọng để các
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xúc tiến các hoạt động ký kết và thực hiệnĐƯQT với các đối tác nước khác
Nhìn chung pháp lệnh năm 1989 đã đề cập đến các nội dung cần thiết củacông tác điều ước Tuy nhiên, do được xây dựng và ban hành vào những nămđầu của công cuộc đổi mới đất nước, trong bối cảnh quan hệ đối ngoại của ViệtNam chưa phát triển nên pháp lệnh này không thể tránh khỏi những hạn chế nhấtđịnh như một số vấn đề thực tiễn đã hoặc có thể xảy ra nhưng lại chưa được quyđịnh trong pháp lệnh (như: vấn đề rút bảo lưu, thời hạn tiến hành các hoạt độngkhông được quy định cụ thể…) hoặc trong thực tiễn thực thi pháp lệnh cũng nảysinh không ít vấn đề cần được làm rõ như về danh nghĩa ký kết, về giải thíchĐƯQT…
Với đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm1986), chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định Tình hình thực tiển chothấy nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 không còn phù hợp Ngày15/4/1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua bản hiến pháp mới Hiến pháp năm
1992 có các Điều 84, Điều 103, Điều 112 quy định trực tiếp thẩm quyền ký kết
và thực hiện ĐƯQT đặt ra yêu cầu phải sửa đổi nhiều quy định về điều ướctrong pháp lệnh năm 1989 cho phù hợp Hiến pháp năm 1992
Ngày 15/4/1992 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Namkhoá VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua Hiến pháp năm 1992 Bản Hiến pháp này đã
có quy định rõ về thẩm quyền ký kết ĐƯQT của Chủ tịch nước (Khoản 10 Điều103) và của Chính Phủ (Khoản 8 Điều 112) cũng như thẩm quyền của từng cơ
Trang 19quan trong hoạt động đối ngoại của nhà nước ta (Khoản 13 Điều 84) Cũng tạibản Hiến pháp này, lần đầu tiên vấn đề gia nhập ĐƯQT đã được đề cập dướikhái niệm “tham gia” Việc đề cập đến “tham gia ĐƯQT” trong Hiến pháp năm
1992 đã tạo cơ sở pháp lý cho chúng ta trong việc gia nhập ĐƯQT vốn đã tồn tạikhá lâu trong quá trình ký kết thực hiện ĐƯQT của nhà nước
Ngày 28/8/1998, Uỷ ban thương vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh về
ký kết và thực hiện ĐƯQT 1998 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh năm 1998) vàngày 18/10/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 161 về thi hành pháp lệnhnăm 1998 Về mặt tổng thể Pháp lệnh năm 1998 và Nghị định số 161 được xâydựng trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, kế thừa nhưng quy định của Pháp lệnhnăm 1989, Nghị định số 182 và các kinh nghiệm ký kết thực hiện ĐƯQT là mộtbước phát triển của pháp luật ĐƯQT của Việt Nam, góp phần không nhỏ vàoviệc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam
Ngày 25/12/2001, Quốc hội khoá X kì họp thứ 10 thông qua Nghị quyết
về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 1992 Nội dungcác Điều 84, Điều103, Điều 112 được sửa đổi theo hướng khẳng định và làm rõhơn thẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ trong công tác ĐƯQT
Do đó một số quy định của Pháp lệnh năm 1998 và Nghị định số 161 về thẩmquyền ký kết và gia nhập ĐƯQT không còn phù hợp với Hiến pháp sửa đổi.Hơn nữa, quá trình thực hiện Pháp lệnh năm 1998 trong sự phát triển của đấtnước đã bộc lộ một số quy định không còn phù hợp với luật pháp và thực tiễnquốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam về ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQTnhư vấn đề phân loại ĐƯQT trong đó có ĐƯQT ký kết với danh nghĩa Bộ,Ngành hoặc danh nghĩa Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao; quy định về thẩm định ĐƯQT, Ngoài ra Pháp lệnh năm 1998 còn chưaquy định về vấn đề phản đối bảo lưu, về vị trí ĐƯQT so với các văn bản phápluật khác của Việt Nam Mặt khác, việc năm 2001 Nhà nước ta gia nhập Côngước Viên 1969 về luật điều ước đã đặt ra yêu cầu đánh giá mức độ tương thíchgiữa các quy định của pháp luật hiện hành về ký kết và thực hiện ĐƯQT với nộidung của Công ước Viên 1969
Trang 20Trước yêu cầu nêu trên ngày 14/6/2005, Quốc hội khoá XI kì họp thứ 7 đãthông qua luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT năm 2005 (sau đây gọi tắt
là luật 2005) Luật 2005 ra đời là sự hoàn thiện về mặt pháp lí cho công tác kýkết và thực hiện ĐƯQT tại Việt Nam Số lượng các chương, điều cũng như hìnhthức văn bản đều có sự nâng cấp thực sự đáp ứng đòi hỏi thực tế về việc chúng
ta đã, đang và sẽ ký kết ngày càng nhiều hơn nữa những ĐƯQT trong tiến trìnhhội nhập quốc tế và khu vực
Kết luận: Pháp luật ĐƯQT của Việt Nam hình thành và phát triển theo
hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp với pháp luật quốc tế, đồng thời phảnánh quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh lịch
sử cụ thể của nước ta trong từng thời kì khác nhau, khẳng định vai trò ngày càngquan trọng của mình trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền lợi chính trị, kinh tếcủa Việt Nam và Chính phủ Việt Nam, cũng như vị thế của Việt Nam trêntrường quốc tế
Trang 21CHƯƠNG II CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÍ CƠ BẢN CỦA VIỆT NAM VỀ KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ HIỆN HÀNH
Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác, việc ký kết, gia nhập và thựchiện ĐƯQT là hoạt động điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia, hoạt động này phảidựa trên nền tảng hiến pháp và pháp luật Tuy nhiên trong các giai đoạn khácnhau của lịch sử, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị xã hội, hoạt động kýkết và thực hiện ĐƯQT được xem xét theo các mức độ khác nhau cả về lí luậncũng như thực tiễn
Năm 2005 với sự ra đời của luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT đãgóp phần không nhỏ trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc gia.ViệtNam đã khá thành công trong việc xây dựng được một khung pháp luật quốc gia
về ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT, đáp ứng nhu cầu phát triển của đấtnước, đặc biệt trước nhu cầu hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay
1.1 Về thẩm quyền ký kết, gia nhập ĐƯQT
Theo quy định tại Điều 11 Luật 2005, thẩm quyền quyết định đàm phán,
kí ĐƯQT xác định như sau:
“1 Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký ĐƯQT nhân danh Nhà nướcvới người đứng đầu Nhà nước khác
2 Chính phủ quyệt định đàm phán, ký ĐƯQT nhân danh Chính phủ, nhândanh Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 điều này
Trang 223 Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc đàmphán, ký ĐƯQT có quy định trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quyphạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội, ĐƯQT mà để thựchiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật củaQuốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đàm phán, ký ĐƯQT
có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội thì báo cáo Quốchội cho ý kiến”
Việc phân định rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ banthường vụ Quốc hội và Quốc hội như trên tránh sự chồng chéo về thẩm quyềnquyết định đàm phán, ký ĐƯQT giữa các cơ quan nhà nước Sự mở rộng thẩmquyền của Chính phủ và thu hẹp bớt thẩm quyền của Chủ tịch nước so với pháplệnh 1998 là phù hợp thực tiễn, tạo điều kiện cho Chủ tịch nước tập trung hoànthành tốt nghĩa vụ của người đứng đầu nhà nước cũng như tạo cơ sở pháp lí cầnthiết cho Chính phủ thực hiện công việc của mình Hơn nữa, việc qui định thẩmquyền ký kết, gia nhập ĐƯQT thuộc về Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ banthường vụ Quốc hội, Quốc hội thể hiện đúng bản chất của một ĐƯQT là thỏathuận mang danh nghĩa của một quốc gia, bởi lẽ những cơ quan này là những cơquan nhà nước của nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân mộtcách rộng rãi nhất Các qui định tại pháp lệnh năm 1998 về ký kết ĐƯQT nhândanh Bộ, Ngành thực sự chưa nói lên được điều này
1.2 Quy định về vấn đề hình thành văn bản điều ước
Vấn đề quan trọng nhất chứng minh ĐƯQT được ký kết thành côngkhông chỉ là việc ĐƯQT phát sinh hiệu lực pháp lí mà còn là việc ĐƯQT đóphải đáp ứng được lợi ích quốc gia, dân tộc trên thực tế Để đạt được mục tiêunày pháp luật quốc gia về ký kết ĐƯQT chú trọng những vấn đề liên quan đếnquá trình xây dựng văn bản điều ước Nhấn mạnh khía cạnh khoa học pháp lícủa hành vi mà chủ thể ký kết thực hiện trong giai đoạn hình thành văn bản dựthảo điều ước là quy định chặt chẽ các vấn đề về đề xuất đàm phán, đề xuất kýkết hoặc gia nhập điều ước, xác định thẩm quyền, danh nghĩa ký kêt điều ước,
Trang 23thủ tục ủy quyền, xác định dự thảo ĐƯQT, hoạt động thông qua văn bản, xácthực văn bản ĐƯQT… đặc biệt là khâu thẩm định ĐƯQT.
1.2.1 Về việc đề xuất đàm phán
Đây là khâu đầu tiên trong hoạt động ký kết ĐƯQT, pháp luật Việt Namquy định vấn đề này áp dụng thẩm quyền theo chức năng tại Điều 9, Điều10Luật 2005:
“Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất) căn cứ vàonhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật, yêu càu hợp tácquốc tế, chủ động đề xuất với Chính phủ về việc đàm phán, ký ĐƯQT”
Điều 10 quy định trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra đềxuất đàm phán, ký ĐƯQT Việc quy định cụ thể trách nhiệm này của Bộ Ngoạigiao nhằm đảm bảo cho những đề xuất trình lên Chủ tịch nước, Chính phủ lànhững đề xuất thiết thực phù hợp và khả thi, tránh hiện tượng Chủ tịch nước,Chính phủ phải tiếp nhận các đề xuất một cách tràn lan, không có chất lượnghoặc chưa phù hợp
1.2.2 Về thẩm định ĐƯQT
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động ký kết và thực hiệnĐƯQT Việc thẩm định điều ước làm sáng tỏ yêu cầu, mục đích, nội dung cơbản về các quyền và nghĩa vụ khi tham gia ĐƯQT của Việt Nam, đồng thờicũng phải đánh giá được những tác động của ĐƯQT đối với tình hình kinh tế,chính trị, tài chính…của đất nước Công tác này nhằm bảo đảm tính thống nhất,đồng bộ trong hệ thống pháp luật và tính thực thi của ĐƯQT khi nó phát sinhhiệu lực trên thực tế Vấn đề này phức tạp bởi lẽ nó không chỉ đụng chạm đến hệthống pháp luật trong nước mà còn đến cả hệ thống ĐƯQT mà Việt Nam đã kýkết hoặc gia nhập
Tại luật 2005, Điều 17 quy định: “ĐƯQT phải được thẩm định trước khitrình Chính phủ về việc đàm phán, ký ” Điều 18 quy định phạm vi thẩm địnhĐƯQT, Điều 19 quy định về thẩm quyền thẩm định Quy trình thẩm định cũngđược đặt ra tương tự cho việc gia nhập ĐƯQT ( Điều 49 khoản 2)
Trang 24Thẩm định ĐƯQT để có sự định tính và định lượng về giá trị tổng thểcũng như những tác động tích cực và tiêu cực của một ĐƯQT đối với Việt Namkhi trở thành thành viên Các cơ quan đề xuất ký hoặc gia nhập ĐƯQT phải dựbáo được tính khả thi của một điều ước trong tương lai Khi đề xuất ký kết hoặcgia nhập điều ước, ngoài dự thảo nội dung văn bản điều ước, cơ quan đề xuấtphải có những phương án về những vấn đề liên quan như vấn đề uỷ quyền thamgia ký kết, các khâu chuẩn bị cho việc ký kết, nghĩa vụ pháp lí và khả năng gánhvác trách nhiệm theo điều ước, các phương án đàm phán, tuyên bố bảo lưu (nếucó) và nếu điều ước cho phép (đối với điều ước nhiều bên), việc thẩm định mangtính dự báo, đón đầu này còn tránh được sự phối hợp thiếu thống nhất của cácban ngành liên quan trong quá trình thực thi ĐƯQT Thực hiện tốt quá trìnhthẩm định ĐƯQT, đặc biệt trong trường hợp gia nhập ĐƯQT sẽ tránh xảy ranhững khó khăn trong quá trình thực hiện ĐƯQT về sau, đảm bảo tính khả thicủa ĐƯQT.
1.2.3 Về đàm phán ĐƯQT
Đàm phán là giai đoạn đầu tiên của quá trình ký kết ĐƯQT được biểuhiện thông qua việc các bên cùng thảo luận nhằm đạt được sự thỏa thuận Thôngqua đàm phán, các bên biểu thị ý chí của mình về các vấn đề thuộc lĩnh vực điềuchỉnh của điều ước dự định thiết lập Để có thể đi đến việc ký kết điều ước, việcđàm phán đòi hỏi phải thể hiện được sự nhất trí của các bên về tất cả các vấn đề
cơ bản Vì vậy, đàm phán không phải bao giờ cũng đi đến sự thành công và điđến ký kết ĐƯQT mà rất có thể bị thất bại Đây là qui định thể hiện rõ nhất củanguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận trong ký kết và thực hiện ĐƯQT Vì nếu nhưkhông có sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thì không bao giờ có sự thỏathuận để đi đến thống nhất ý chí cũng có nghĩa là không có quá trình đàm phán
Luật năm 2005 quy định rõ trường hợp đàm phán ĐƯQT không cần giấy
uỷ quyền, tham dự hội nghị quốc tế không cần giấy uỷ nhiệm (Điều 22) vàtrường hợp đàm phán ĐƯQT phải có giấy uỷ quyền, tham dự hội nghị quốc tếphải có giấy uỷ nhiệm ( Điều 23) cũng như quy định cụ thể thủ tục đối ngoại vềcấp giấy uỷ quyền, giấy uỷ nhiệm (Điều 24) Người tham gia đàm phán là người
Trang 25đứng ra đại diện cho quốc gia để thỏa thuận, đi đến thống nhất các quyền vànghĩa vụ của mình trong một quan hệ điều ước Do đó, sự qui định cụ thể cáctrường hợp cũng như thủ tục trên là rất cần thiết.
Sau khi ĐƯQT được đàm phán thành công, văn bản điều ước được thôngqua và được xác thực chính thức bởi các quốc gia đàm phán theo quy định củaluật quốc tế
Hình thành văn bản ĐƯQT với các hành vi pháp lí như xây dựng dự thảo,đàm phán, thông qua… là quá trình cho ra đời một văn kiện pháp lí quốc tế làm
cơ sở cho việc các quốc gia tiến hành các hành vi xác nhận sự ràng buộc đối vớiĐƯQT
1.3 Các qui định về hành vi xác nhận sự ràng buộc đối với một ĐƯQT
Theo quy định của pháp luật Viêt Nam hiện nay, hành vi xác nhận sự ràngbuộc đối với một ĐƯQT bao gồm: ký, phê chuẩn , phê duyệt, gia nhập, trao đổivăn kiện tạo thành ĐƯQT và thực hiện các hành vi khác theo thoả thuận với bên
kí kết nước ngoài.(Điều 8)
1.3.1 Về ký ĐƯQT
Ký là hành vi biểu hiện chung nhất thể hiện sự ràng buộc của ĐƯQT đốivới các quốc gia một cách chính thức Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 quyđịnh: “Ký là hành vi pháp lí do người có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền thựchiện” Vấn đề ký ĐƯQT và ký ĐƯQT trong chuyến thăm của đoàn cấp caođược quy định cụ thể tại Điều 27 và Điều 28 –Luật 2005
Trong thực tiễn công tác ĐƯQT hiện nay mặc dù hoạt động phê chuẩnĐƯQT ngày càng trở nên thông dụng hơn trong việc ký kết ĐƯQT tuy nhiênhành vi ký vẫn được duy trì với đầy đủ các ý nghĩa pháp lí của mình
Chúng ta cần phân biệt giữa hành vi ký và ký tắt Ký tắt chỉ là hành vi xácnhận văn bản đàm phán cuối cùng giữa các bên đàm phán, hành vi này không có
ý nghĩa ràng buộc ĐƯQT với các quốc gia Sau khi ký tắt, các bên tiến hành kýchính thức
Trang 261.3.2 Về hành vi phê chuẩn ĐƯQT
Đây là sự khẳng định của một trong những cơ quan cao nhất của nhànước, bày tỏ sự chấp thuận ràng buộc đối với các điều ước liên quan
Khoản 7 Điều 1 quy định: “Phê chuẩn là hành vi pháp lí do Quốc hội hoặcChủ tịch nước thực hiện để chấp thuận sự ràng buộc của ĐƯQT đã ký đối vớinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
“Điều 31: ĐƯQT phải được phê chuẩn:
1 ĐƯQT có quy định phải phê chuẩn;
2 ĐƯQT được ký nhân danh nhà nước;
3 ĐƯQT được ký nhân danh Chính phủ có quy định trái với các quy địnhtrong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốchội hoặc có quy định có liên quan đến ngân sách nhà nước”
Tại Điều 32 phân định rõ thẩm quyền của Quốc hội và Chủ tịch nướctrong việc quyết định phê chuẩn ĐƯQT cũng như quy định cụ thể nội dung củaquyết định phê chuẩn ĐƯQT Việc quy định rõ thẩm quyền quyết định phêchuẩn nhằm tránh sự chồng chéo thẩm quyền, giúp các cơ quan xác định đúngcông việc của mình để tiến hành một cách hiệu quả nhất
Để xác định ĐƯQT nào cần phải được phê chuẩn, chủ yếu dựa vào mộttrong những tiêu chí: danh nghĩa ký kết ĐƯQT, tầm quan trọng của vấn đề được
ký kết hoặc yêu cầu phê chuẩn của các chủ thể tham gia ký kết
Liên quan đến vấn đề phê chuẩn ĐƯQT còn có hoạt động thẩm tra Điều
33 quy định: “ĐƯQT trình Quốc hội phê chuẩn phải được thẩm tra” Như vậyviệc thẩm tra chỉ được đặt ra với một phạm vi rất nhỏ những ĐƯQT, đó lànhững điều ước do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu nhà nướckhác và những ĐƯQT được Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịchnước Các vấn đề về phạm vi thẩm tra, thẩm quyền thẩm tra, trình tự thủ tục và
hồ sơ đề nghị thẩm tra về ĐƯQT được quy định cụ thể tại các điều: Điều 34,Điều 35, Điều 36, Điều 37 nhằm đảm bảo cho công tác thẩm tra được thực thihiệu quả và hệ thống Trước khi Luật 2005 có hiệu lực thi hành, vần đề thẩm trachỉ đặt ra với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong nước, chủ yếu
Trang 27tập trung vào sự cần thiết ( hay lợi ích) của việc ban hành văn bản; sự phù hợpvới chủ trương, đường lối của Đảng Luật 2005 đã quy định vấn đề thẩm tranhưng chỉ với ĐƯQT được cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam là Quốchội phê chuẩn Qua quá trình thẩm tra nhằm nâng cao hơn nữa tính dân chủ, sựđại diện thật sự cho quyền và lợi ích của nhân dân trong việc phê chuẩn ĐƯQTcủa Quốc hội.
1.3.3 Về hành vi phê duyệt ĐƯQT
Phê duyệt được hiểu là cách biểu thị sự ràng buộc đối với ĐƯQT đã kýnhưng mức độ thấp hơn phê chuẩn
Theo khoản 8 Điều 2 Luật 2005 quy định: “Phê duyệt là hành vi pháp lí
do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đã ký đối vớinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Những ĐƯQT sau phải được phê duyệt:
“1.ĐƯQT nhân danh Chính phủ có quy định phải phê duyệt;
2.ĐƯQT nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong vănbản quy phạm pháp luật của Chính phủ;
3.ĐƯQT nhân danh Chính phủ có quy định hoàn thành thủ tục pháp lí nộibộ”(Điều 43)
Luật 2005 cũng xác định thẩm quyền phê duyệt thuộc Chính phủ vớinhững nội dung như: tên ĐƯQT, thời gian và địa điểm ký, nội dung bảo lưu,chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối vớiĐƯQT nhiều bên và những vấn đề cần thiết khác, quyết định áp dụng trực tiếptoàn bộ hoặc một phần ĐƯQT, kiến nghị hoặc quyết định sửa đổi bổ sung, bãi
bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụQuốc hội, Chính phủ để thực hiện ĐƯQT được phê duyệt, trách nhiệm của cơquan đề xuất, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức hữu quan về việc hoànthành thủ tục phê duyệt và tổ chức thực hiện ĐƯQT”
Luật cũng đã quy định trình tự, thủ tục trình, quyết định phê duyệt ĐƯQTtại Điều 45 nhằm đảm bảo quá trình phê duyệt được tiến hành theo đúng trình tựpháp lí và thời hạn, tránh tình trạng trì trệ kéo dài không cần thiết
Trang 281.3.4 Về trao đổi văn kiện tạo thành ĐƯQT
Theo khoản 9 Điều 2- Luật 2005 quy định: “Trao đổi văn kiện tạo thànhĐƯQT là việc trao đổi thư, công hàm hoặc văn kiện có tên gọi khác nhau tạothành ĐƯQT hai bên giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kýkết nước ngoài” Như vậy vấn đề trao đổi các văn kiện tạo thành ĐƯQT chỉđược đặt ra với ĐƯQT hai bên và “nếu văn kiện được trao đổi quy định” (khoản
1 Điều 48)
Việc trao đổi văn kiện tạo thành ĐƯQT cũng có giá trị pháp lí ràng buộccác bên với ĐƯQT được tạo thành như việc ký kết ĐƯQT, do đó các vấn đề vềtrình tự thủ tục như đề xuất đàm phán, ký ĐƯQT, thẩm định ĐƯQT từ Điều 19đến Điều 29 cũng được tuân thủ
1.3.5 Về gia nhập ĐƯQT
Theo chú thích của Uỷ ban Luật quốc tế thì gia nhập là một “phương thứctruyền thống” thể hiện sự chấp nhận sự ràng buộc đối với ĐƯQT Gia nhập có ýnghĩa pháp lí giống như ký, phê chuẩn, phê duyệt ĐƯQT: là việc thể hiện sựchấp nhận ràng buộc với ĐƯQT, tuy nhiên khi nào chúng ta sử dụng hình thứcgia nhập? Hình thức này có gì khác so với ký, phê chuẩn, phê duyệt?
Gia nhập ĐƯQT là một hình thức đặc biệt so với ký kết ĐƯQT Tính đặcbiệt này biểu hiện ở việc quốc gia gia nhập hoàn toàn không tham gia vào quátrình đàm phán, soạn thảo ĐƯQT…nhưng gia nhập cũng là một hình thức biểuhiện sự đồng ý chịu sự ràng buộc của một quốc gia đối với ĐƯQT Chỉ cónhững ĐƯQT nhiều bên mà quy định của điều ước đó cho phép việc gia nhậpthì vấn đề gia nhập mới được đặt ra
Gia nhập được tiến hành trong trường hợp Việt Nam không tham gia vàoquá trình xây dựng dự thảo điều ước, không tham gia đàm phán, ký hoặc phêchuẩn điều ước trong thời gian điều ước mở ra cho các bên ký kết hoặc phêchuẩn Về trình tự thủ tục trình, quyết định gia nhập ĐƯQT nhiều bên được quyđịnh tại Điều 51- Luật 2005 Gia nhập một ĐƯQT của một quốc gia cũng làmphát sinh quyền và nghĩa vụ của quốc gia với các thành viên điều ước, do đó luật
2005 qui định việc gia nhập ĐƯQT cũng phải qua các giai đoạn như đề xuất gia
Trang 29nhập (trong đó phải có quá trình kiểm tra của Bộ Ngoại giao, thẩm định của Bộ
Tư pháp và ý kiến của các cơ quan tổ chức hữu quan, trường hợp Chủ tịch nướctrình Quốc hội quyết định gia nhập thì phải qua quá trình thẩm tra), về thẩmquyền, nội dung quyết định gia nhập, trình tự thủ tục, hồ sơ trình về việc gianhập cũng như thông báo về việc gia nhập ĐƯQT nhiều bên được quy định chặtchẽ, cụ thể như khi chúng ta tham gia kí kết trực tiếp một ĐƯQT (quy định tạicác điều: Từ Điều 49 đến Điều 53- Luật 2005) Qui định như vậy nhằm đảm bảoquyền và lợi ích của Việt Nam khi gia nhập một ĐƯQT cũng như đảm bảoĐƯQT đó có khả năng thực thi trên thực tế, để Việt Nam thực hiện đúng nghĩa
vụ thành viên điều ước
Một hành vi pháp lí luôn được sử dụng kèm với hành vi ký kết hoặc gianhập ĐƯQT là vấn đề bảo lưu ĐƯQT
“Bảo lưu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tuyên bố củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặcgia nhập ĐƯQT nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lí của mộthoặc một số quy định trong ĐƯQT khi áp dụng đối với nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam” (Khoản 11, Điều 2- Luật 2005)
Điều 57 quy định thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảolưu của bên ký kết nước ngoài:
“1 Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kếtnước ngoài đối với ĐƯQT nhiều bên mà Quốc hội quyết định phê chuẩn hoặcgia nhập;
2 Chủ tịch nước quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên kýkết nước ngoài đối với ĐƯQT nhiều bên mà Chủ tịch nước quyết định ký, phêchuẩn hoặc gia nhập;
3 Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kếtnước ngoài đối với ĐƯQT nhiều bên mà Chính phủ quyết định ký, phê duyệthoặc gia nhập
Việc chấp nhận hoặc phẩn đối bảo lưu phải được thể hiện bằng văn bản”
Trang 30Trình tự thủ tục quyết định chấp nhận hoặc phẩn đối bảo lưu của bên kýkết nước ngoài theo quy định tại điều 58 – Luật 2005.
Bảo lưu và phản đối bảo lưu đều là những hành vi pháp lí đơn phương do
đó việc rút bảo lưu cũng như phản đối bảo lưu có thể được tiến hành vào bất kìthời điểm nào mà không cần sự đồng ý của quốc gia đã chấp thuận bảo lưu.Trong trường hợp này việc rút bảo lưu được xem là có hiệu lực pháp luật từ thờiđiểm các quốc gia khác nhận được thông báo về việc rút này, trừ trường hợpchính điều ước đó quy định khác Ý nghĩa pháp lý của điều bảo lưu được thểhiện ở chỗ các quy định liên quan đến bảo lưu sẽ không có hiệu lực hoàn toàn(hoặc có sự thay đổi) trong quan hệ giữa quốc gia tuyên bố bảo lưu và quốc giachấp nhận bảo lưu Trong đó, thứ nhất quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốcgia không phản đối bảo lưu sẽ được điều chỉnh bằng ĐƯQT (trừ các điều liênquan đến bảo lưu); thứ hai, quan hệ giữa quốc gia tuyên bố bảo lưu và quốc giachống bảo lưu vẫn được điều chỉnh bằng điều ước nói chung (không loại trừ cácqui định liên quan đến bảo lưu) Trong trường hợp ĐƯQT quy định các điềukhoản mà quốc gia có thể tuyên bố bảo lưu thì quốc gia chống bảo lưu có quyềntuyên bố không áp dụng điều ước nói chung với quốc gia bảo lưu
1.3.6 Về hiệu lực, áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT
- Về hiệu lực của ĐƯQT:
“Điều 61: hiệu lực của ĐƯQT:
ĐƯQT có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namtheo thể thức và thời hạn được quy định trong ĐƯQT đó hoặc theo thỏa thuậngiữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài”
Nói chung nếu trong một ĐƯQT mà không có quy định về thời hạn cóhiệu lực của điều ước đó thì mặc nhiên điều ước đó có hiệu lực vô thời hạn và
nó chỉ chấm dứt hiệu lực khi tất cả các bên kết ước thỏa thuận chấm dứt hiệu lựcđiều ước hoặc tất cả các bên kết ước ký kết một ĐƯQT mới về cùng một vấn đềthì điều ước cũ đương nhiên hết hiệu lực Thông thường một ĐƯQT thường cóquy định về thời gian bắt đầu có hiệu lực của điều ước còn hầu như không quyđịnh thời hạn hiệu lực cụ thể cho điều ước đó
Trang 31- Về áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT.
Trên thực tế các ĐƯQT với tính thiết thực của mình trong đời sống mặc
dù chưa có hiệu lực vẫn được các thành viên cho áp dụng tạm thời một phầnhoặc toàn bộ trong thời gian chờ đợi có hiệu lực Điều 62 quy định: “ĐƯQThoặc một phần của ĐƯQT có thể được áp dụng tạm thời trong thời gian hoànthành thủ tục để ĐƯQT có hiệu lực theo quy định của ĐƯQT đó hoặc theo thỏathuận của bên Việt Nam với bên kí kết nước ngoài”
Việc chấm dứt áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT phải tuânthủ các quy định tại Điều 63 và Điều 64 - Luật 2005 Đặc biệt việc áp dụng tạmthời ĐƯQT này cũng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trên thực
tế như khi ĐƯQT đã có hiệu lực, cho nên vấn đề trình tự thủ tục chấm dứt ápdụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT cũng phải tuân theo quy định chặtchẽ tương tự như quy định tại các Điều 12, Điều 14, Điều 15 – Luật 2005 về đềxuất đàm phán, ký kết ĐƯQT
1.3.7 Về lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng kí ĐƯQT
Những vấn đề này mang tính thủ tục, nhằm hoàn chỉnh công tác ĐƯQTđược quy định cụ thể tại các điều: Từ Điều 65 đến Điều 70 Luật 2005 Các hoạtđộng này chủ yếu thuộc vai trò của Bộ Ngoại giao, xác lập cơ sở sự công nhậnquốc tế điều ước, những văn bản pháp lý và tạo điều kiện cho ĐƯQT đi vàothực tế
“Điều 69: công bố ĐƯQT:
ĐƯQT có hiệu lực đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namđược công bố trên công báo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàNiên giám ĐƯQT, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên Việt Nam và bên
ký kết nước ngoài hoặc có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩmquyền
Trong trường hợp có yêu cầu không công bố ĐƯQT, cơ quan đề xuấttrình Chính phủ quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao,
Bộ Tư pháp và các cơ quan tổ chức hữu quan…”