2. Về các quy định pháp lý cơ bản về thực hiện ĐƯQT
2.4. Mối quan hệ giữa ĐƯQT và luật quốc gia
Điều 6 -Luật 2005 quy định như sau:
“1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và ĐƯQT mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của ĐƯQT.
2. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện ĐƯQT mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn dề.
3. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của ĐƯQT, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của ĐƯQT đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện, quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ĐƯQT đó.”
Như vậy, chúng ta không nên đặt ra vấn đề ĐƯQT có hiệu lực cao hơn hay Hiến pháp có hiệu lực cao hơn nữa, bởi nếu đặt ra câu hỏi này thì chúng ta sẽ chỉ gây ra những tranh cãi không cần thiết. Chính Nhà nước ( thay mặt quốc gia có chủ quyền) khi tham gia quan hệ quốc tế có vai trò vừa là chủ thể kí kết trong quan hệ với các quốc gia khác, lại vừa là chủ thể thực thi pháp luật trên lãnh thổ của mình. Do vậy nhà nước khi đã ký kết ĐƯQT đương nhiên phải bằng những phương tiện sẵn có của mình (pháp luật quốc gia, bộ máy hành
chính, hệ thống cơ quan tư pháp) thực hiện điều ước đã ký kết chứ không nên đặt vấn đề ĐƯQT có hiệu lực cao hơn hay thấp hơn Hiến pháp.
Còn vấn đề nội luật hóa, chúng ta đang sử dụng cả hai phương thức là chuyển hóa trực tiếp và chuyển hóa gián tiếp. Trong thực tiễn Việt Nam hiện nay chúng ta có thể tìm thấy được những ví dụ về trường hợp trong nội luật của ta, bao gồm các quy định tương tự như các quy định của ĐƯQT đã ký kết hoặc gia nhập, và cũng không ít trường hợp các điều khoản của ĐƯQT được áp dụng trực tiếp.
ĐƯQT luôn chiếm vị trí khá đặc biệt trong hệ thống pháp luật quốc gia và nó có ý nghĩa lớn trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật ở từng quốc gia. Vấn đề mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế nói chung, ĐƯQT nói riêng với luật quốc gia cũng như vấn đề chuyển hoá ĐƯQT đã ký kết vào pháp luật quốc gia luôn mang tính thời sự, được tranh luận cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong thời kì khu vực hoá, toàn cầu hoá này sự tương thích giữa luật quốc tế và luật quốc gia là hết sức cần thiết. Đặc biệt với những quốc gia là thành viên của ĐƯQT thì vấn đề nội luật hoá ĐƯQT là yêu cầu tất yếu để ĐƯQT được thi hành trên thực tế không mâu thuẩn với luật quốc gia. Hoạt động chuyển hoá ĐƯQT rất đa dạng và phức tạp, thực chất của hoạt động này là quá trình tạo môi trường pháp lí - thực tiễn để thực thi có hiệu quả ĐƯQT đã ký kết, gia nhập.
CHƯƠNG III