HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 1 Những điểm mới của luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Trang 38 - 40)

2. Về các quy định pháp lý cơ bản về thực hiện ĐƯQT

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 1 Những điểm mới của luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT

1. Những điểm mới của luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 1.1. Những quy định chung

So với pháp lệnh 1998, luật 2005 ở chương 1 có thêm một số nội dung mới có tính nguyên tắc sau:

1.1.1. Về phạm vi áp dụng

Luật 2005 quy định chỉ áp dụng với hai loại ĐƯQT được ký kết, gia nhập nhân danh Nhà Nước và nhân danh Chính phủ (Điều 1).Thoả thuận quốc tế được ký kết nhân danh Bộ, Ngành không được điều chỉnh tại luật này. Các thoả thuận quốc tế này sẽ được điều chỉnh bằng các văn bản quy phạm pháp luật mới tương ứng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ (cụ thể là Pháp lệnh ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế).

1.1.2. Về giải thích từ ngữ

Tại điều 2 - Luật 2005 đã sửa đổi nội dung giải thích một số thuật ngữ trong pháp lệnh năm 1998 cho phù hợp với Công ước Viên 1969 về luật ĐƯQT và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi 2001) như: ĐƯQT, ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, bảo lưu, chấm dứt hiệu lực, huỷ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện ĐƯQT; đồng thời luật cũng giải thích thêm một số thuật ngữ mới như: trao đổi văn kiện tạo thành ĐƯQT, ĐƯQT mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bên ký kết nước ngoài, tổ chức quốc tế …cho phù hợp với nội dung liên quan.

Luật 2005 bổ sung thêm và ghép các nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT vào một điều (Điều 3) gồm 5 nguyên tắc chính sau:

- Phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế;

- ĐƯQT có điều khoản trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ký hoặc gia nhập;

- ĐƯQT cấp Chính phủ phải phù hợp với ĐƯQT cấp nhà nước; - ĐƯQT có hiệu lực phải được thi hành nghiêm chỉnh.

1.1.3. Về mối quan hệ giữa ĐƯQT và văn bản quy phạm pháp luật trong nước

Luật 2005 quy định về mối quan hệ giữa ĐƯQT với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước. Trên thực tế, quan hệ này đã được khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hàng chục năm qua. Hầu hết trong các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định được ban hành đều nêu rõ: nếu quy định trong các văn bản này khác với các quy đinh của ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập thì áp dụng các quy đinh của ĐƯQT đó. Đây là một nguyên tắc quan trọng được thừa nhận trong hệ thống pháp luật hiện hành và do đó, nó được đưa vào luật như là một nguyên tắc chung và không cần thiết phải được nhắc lại trong từng văn bản quy phạm pháp luật khác (Điều 6, khoản 1).

Khoản 2 Điều 6 của luật 2005 còn khẳng định việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện ĐƯQT mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn đề. Ngoài ra, luật còn quy định ĐƯQT có hiệu lực đối với Việt Nam có thể áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT. Trong trường hợp không thể áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT có hiệu lực đối với Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ĐƯQT đó (Khoản 3, Điều 6).

Luật 2005 quy định mới về hánh vi pháp lý chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đối với Viêt Nam (Điều 8).

Chỉ thông qua các hành vi pháp lý cụ thể của mình như: ký kết, gia nhập, phê duyệt, phê chuẩn ĐƯQT; trao đổi văn kiện tao thành ĐƯQT; thực hiện các hành vi khác theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài thì Việt Nam mới bị ràng buộc với ĐƯQT đó. Nghĩa là chỉ khi đó, ĐƯQT mới có hiệu lực đối với Việt Nam, khi đó Việt Nam mới có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách chủ thể được quy định trong ĐƯQT.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Trang 38 - 40)