2. Về các quy định pháp lý cơ bản về thực hiện ĐƯQT
2.3. Pháp luật Việt Nam cũng dự liệu và điều chỉnh những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện ĐƯQT
sinh trong quá trình thực hiện ĐƯQT
Luật 2005 có đề cập đến vấn đề sửa đổi, bổ sung gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT, cơ sở của vấn đề này xuất phát từ thực tiễn thực hiện ĐƯQT có nhiều vấn đề phát sinh. Không phải tất cả những nội dung trong điều ước cũng như điều ước lúc nào cũng phù hợp với thực tế. Xã hội luôn vận động thay đổi không ngừng làm cho các điều kiện hoàn cảnh khách quan cũng như chủ quan thay đổi, ĐƯQT muốn phù hợp thì cần sửa đổi bổ sung cho tương thích với hoàn cảnh thực tế cũng như có thể gia hạn để kéo dài hiệu lực ĐƯQT mà không phải ký lại, chúng ta cũng có thể từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ khi nó không còn phù hợp với lợi ích quốc gia thành viên xét trong mối tương quan với lợi ích cộng đồng quốc tế.
Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ phải nêu được mục đích, yêu cầu, cơ sở pháp lí, nội dung và những hệ quả pháp lí, kèm theo ý kiến của các ban ngành hữu quan về vấn đề này.
Luật 2005 xây dựng kế hoạch thực hiện ĐƯQT gắn liền với tổ chức thực hiện, với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện
ĐƯQT như giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện đã tạo thuận lợi về mặt pháp lý đảm bảo cho các cơ quan có thẩm quyền tăng cường hơn nữa công tác quản lý ĐƯQT, tạo điều kiện cho ĐƯQT được thực thi, phù hợp lợi ích quốc gia và thực tiễn áp dụng.
Các quy định về công bố, giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn,…là hoạt động thực hiện ĐƯQT mang tính thủ tục, tạo điều kiện cho ĐƯQT được triển khai trên thực tế một cách tốt nhất. Vấn đề cốt lõi của việc thực hiện ĐƯQT là xử lí mối quan hệ giữa ĐƯQT và luật quốc gia.