Thực trạng ký kết,gia nhập và thực hiện ĐƯQT ở Việt Nam từ năm 1945 đến trước ngày luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 có hiệu

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Trang 48 - 51)

3. Thực trạng ký kết,gia nhập và thực hiện ĐƯQT và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐƯQT ở Việt Nam

3.1.Thực trạng ký kết,gia nhập và thực hiện ĐƯQT ở Việt Nam từ năm 1945 đến trước ngày luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 có hiệu

1945 đến trước ngày luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 có hiệu lực

Hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định dựa trên một khung pháp lý ngày càng hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta. Kể từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945 (năm 1976 đổi tên là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, công tác ký kết ĐƯQT ngày càng được chú trọng. Pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT dần được hoàn thiện qua các giai đoạn, lịch sử khác nhau của đất nước. Nhìn chung việc ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT của Việt Nam từ năm 1945 đến nay được chia ra làm các thời kỳ khác nhau với điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở pháp lý khác nhau đã tạo nên sự thay đổi về số lượng cũng như lĩnh vực ký kết ĐƯQT.

3.1.1. Giai đoạn từ năm 1945-1986

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà- một quốc gia độc lập có chủ quyền. Trên cơ sở đó Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã nhân danh nhà nước Việt Nam ký hai ĐƯQT: Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 với Pháp. Đây là hai ĐƯQT quốc tế song phương đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà theo quy định về thẩm quyền ký kết tại Điều 23- Hiến pháp 1946. Từ đó đến nay Việt Nam đã ký kết hàng nghìn ĐƯQT song phương, đa phương cũng như gia nhập rất nhiều ĐƯQT.

Giai đoạn từ 1945-1975 với đặc điểm đất nước ta đang tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất hai miền Nam - Bắc của tổ quốc, lần lượt chống lại hai cuộc xâm lăng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau khi dành được độc lập từ năm 1975 đến trước đổi mới 1986 thì Đảng và Nhà nước ta lại chủ trương đường lối đối ngoại khép kín với nền kinh tế quan liêu bao cấp, nhà nước Việt Nam non trẻ chưa được quan tâm thực sự trên trường quốc tế. Hơn nữa suốt trong thời kì này pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý chuyên ngành nào điều chỉnh hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT, cơ sở pháp lý của hoạt động này mới chỉ là những quy định chung trong hiến pháp mà chưa được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật để có thể dễ dàng đi vào đời sống. Hoàn cảnh khách quan và chủ quan này đã dẫn đến một thực tế là suốt từ 1945 đến 1975 Việt Nam ký kết, gia nhập không nhiều ĐƯQT với những lĩnh vực ký kết chủ yếu là về chính trị, quân sự .

Các ĐƯQT có giá trị lịch sử, đánh dấu những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam như Hiệp định Giơnevơ 1954 về lập lại hoà bình ở Đông Dương với Pháp; Hiệp định Pari 1972 với Mỹ…Tuy số lượng ĐƯQT ở giai đoạn này chưa nhiều nhưng lại đóng vai trò rất lớn trong quá trình lập lại hoà bình, thống nhất nước nhà của Việt Nam.

Từ năm 1975-1986, đây là thời kì sau khi thống nhất, cả nước ta cùng bắt tay xây dựng nước nhà. Do thực hiện đường lối ngoại giao khép kín với nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp cho nên thời kì này mặc dù số lượng ĐƯQT mà Việt Nam tham gia có tăng lên nhưng cũng chưa nhiều. Chủ yếu là các ĐƯQT về tương trợ được ký kết giữa Việt Nam với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt mặc dù trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 cũng như Hiến pháp 1980 không hề có bất kì một quy định nào về gia nhập ĐƯQT nhưng Việt Nam vẫn sử dụng chế định gia nhập ĐƯQT trong Công ước Viên 1969 (mặc dù lúc này chưa là thành viên) như một quy phạm tập quán. Năm 1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định gia nhập 4 Công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh và một loạt các công ước sau đó.

3.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến trước khi luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 có hiệu lực (mồng 1 tháng 1 năm 2006)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) khẳng định Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới với đường lối kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc khác xu hướng quốc tế hoá khu vực và toàn cầu đã làm cho ĐƯQT trở thành một công cụ đối ngoại vô cùng quan trọng của các quốc gia. Trước tình hình này, với nhận thức ngày càng sâu sắc về vai trò của ĐƯQT trong mối liên hệ về lợi ích giữa các quốc gia, Nhà nước Việt Nam đã lần lượt ban hành các văn bản pháp lý chuyên ngành kịp thời điều chỉnh hoạt động ký kết ĐƯQT trên thực tế. Pháp lệnh năm 1989, Pháp lệnh năm 1998, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT năm 2005 đã thể hiện xu hướng ngày càng hoàn thiện theo pháp luật quốc tế, đặc biệt là phù hợp với Công ước Viên 1969 (Việt Nam là thành viên năm 2001).

Với những tác động chủ quan và khách quan mang lại, từ sau 1986 Việt Nam tham gia ngày càng nhiều ĐƯQT song phương cũng như đa phương, khu vực cũng như toàn cầu. Số lượng ĐƯQT được ký kết, gia nhập tăng nhanh về số lượng, mở rộng về lĩnh vực ký kết. Việt Nam không còn bó hẹp đối tượng ký kết ĐƯQT chỉ là các nước trong phe xã hội chủ nghĩa nữa mà đã mở rộng ra với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Về lĩnh vực ký kết cũng có sự dich chuyển. Nếu như giai đoạn trước đây các ĐƯQT mà Việt Nam tham gia chủ yếu là các ĐƯQT về quân sự, chính trị thì giai đoạn này việc ký kết được mở rộng ra trên mọi lĩnh vực như thương mại, thuế quan, chính trị, quyền con người, du lịch, môi trường…Các ĐƯQT về quân sự giảm dần thay vào đó là các điều ước về kinh tế tăng nhanh tỉ trọng trong cơ cấu các lĩnh

vực được ký kết, gia nhập. Pháp luật ĐƯQT của Việt Nam ngày càng được hoàn chỉnh giúp hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT được tiến hành ngày càng nhanh chóng và đảm bảo tốt hơn nữa quyền và lợi ích quốc gia trong mối tương quan với lợi ích quốc tế. Số lượng các ĐƯQT gia tăng nhanh chóng, chỉ tính trong vòng 10 năm từ năm 1994 đến 2004 số lượng ĐƯQT bằng số lượng của 50 năm trước đó.

Đặc biệt ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO sau 12 năm đàm phán. Việc gia nhập Hiệp định thành lập WTO trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới đã thể hiện vai trò to lớn của luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT trong đời sống quốc gia nói riêng và trong hoạt động đối ngoại của nhà nước ta nói chung .

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Trang 48 - 51)