Vai trò của các cấp ủy đảng trong triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 56)

2.2.1. Tình hình triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở

Quá trình triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở hầu hết các tỉnh đợc chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn thí điểm và giai đoạn nhân rộng. Đến nay việc triển khai Quy chế đã diễn ra trên cả nớc. Qua kết quả khảo sát thực tế ở một số tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Quy chế, cùng với việc tham khảo các báo cáo tổng kết của các tỉnh và nhiều bài viết về vấn đề này trên các phơng tiện thông tin đại chúng cho thấy thực trạng việc triển khai Quy chế đã đạt đợc những kết quả tốt đẹp, song bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm để khắc phục. Dới đây xin trình bày khái quát về tình hình triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trong thời gian qua.

2.2.1.1. Vai trò của các cấp ủy đảng trong triển khai Quy chế thựchiện dân chủ ở cơ sở hiện dân chủ ở cơ sở

Với nhận thức đúng đắn là: Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới đất nớc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chủ trơng hết sức sáng suốt. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban

Chấp hành Trung ơng Đảng (khóa VIII) về "phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh" đã mở đầu bớc đột phá trong tiến trình xây dựng xã hội dân chủ. Thực hiện Nghị quyết đó, ngày 18/2/1998 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với phơng châm triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở là:

Tổ chức đảng và đảng viên phải gơng mẫu, đi đầu trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tổ chức đảng phải làm cho đảng viên thông suốt; đảng viên, nhất là các đảng viên có chức vụ trong chính quyền phải gơng mẫu tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong Đảng bộ và trong nhân dân.

- Phải làm từng bớc vững chắc, không làm lớt, ồ ạt. Cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm, bồi dỡng cán bộ rồi mới triển khai mở rộng.

Thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở của Nhà nớc, các cấp ủy đảng, Thành ủy, Tỉnh ủy, Quận ủy, Huyện ủy, Đảng ủy xã, phờng, thị trấn đã có Nghị quyết, kế hoạch lãnh đạo cơ sở đảng cấp dới và chính quyền cùng cấp triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở theo các bớc:

- Họp lãnh đạo cấp ủy, xây dựng kế hoạch hành động;

- Thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Bí th Đảng ủy làm Trởng ban, các thành viên là đại diện chính quyền và các đoàn thể.

- Tổ chức học tập, nghiên cứu và quán triệt Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 29, Nghị định số 79 của Chính phủ cho cán bộ đảng, chính quyền và đoàn thể từ cấp thành phố, quận, huyện, xã, phờng đến các tổ trởng, tổ phó, tổ dân phố và các thôn, phân công trách nhiệm cho từng thành viên.

- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên có đủ phẩm chất, năng lực để phổ biển, tuyên truyền Quy chế đến tận ngời dân.

- Ban hành văn bản, tài liệu cần thiết theo hớng cụ thể hóa những nội dung cơ bản trong Quy chế, để cung cấp tới từng ngời dân, gắn việc triển khai Quy chế với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố chính quyền cơ sở, chỉnh đốn Đảng.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng kết và đánh giá.

Các bớc triển khai nói trên thể hiện rõ và đầy đủ quy trình lãnh đạo, quản lý là: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá.

Nhìn chung, tất cả các cấp và các địa phơng trong cả nớc đã thực hiện theo quy trình trên, nhng do trình độ phát triển, điều kiện kinh tế, xã hội, địa hình lãnh thổ khác nhau nên mức độ và kết quả có khác nhau thể hiện;

Một là, về xây dựng kế hoạch triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở

Tháng 6/1997, Nghị quyết Hội nghị Trung ơng lần thứ 3 (khóa VIII) đ- ợc ban hành. Thực hiện Nghị quyết đó, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Để các chủ trơng lớn đó của Đảng đi vào cuộc sống, ngày 11/5/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998, NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Thực hiện các văn bản này, cấp ủy các địa phơng trong cả nớc đã ban hành các văn bản hớng dẫn các huyện thị triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nhng ở thời điểm rất khác nhau.

Sớm ra văn bản hớng dẫn triển khai nhất trong cả nớc là Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, chỉ sau 10 ngày từ khi có Chỉ thị 30, ngày 27/2/1998, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã có Công văn số 138/CV-TU hớng dẫn triển khai Chỉ thị 30; tuy nhiên, tới tháng 9/1998 UBND tỉnh mới tổ chức học tập, quán triệt chỉ thị cho 700 cán bộ chủ chốt từ cấp ủy đến cấp xã.

ở Thanh Hóa, ngày 01/9/1998, Ban Thờng vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 12/CT-TU về việc tổ chức triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; ngày 8/9/1998, UBND tỉnh Thanh Hóa ra Kế hoạch số 1753/UB-TC với thời gian triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phờng, thị trấn cụ thể nh sau:

- Từ ngày 15 đến 22/9 tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Trung ơng 5 đồng thời triển khai kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Từ 22/9 đến 10/10 các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hội nghị triển khai. - Từ 10/10 đến 31/12 triển khai thí điểm ở một số xã trong huyện. - Từ 01/01/1999 triển khai ở tất cả các cơ sở.

ở Nghệ An, việc triển khai Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị chậm hơn các tỉnh khác, có phờng đến cuối năm 2000 mới có Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ.

Nh vậy, nhìn chung Quy chế dân chủ đợc triển khai tại cơ sở từ năm 1999, mặc dù có sự khác việt về thời gian triển khai quán triệt Chỉ thị 30 và Nghị định 29 nhng kết quả khảo sát cho thấy Đảng và chính quyền các cấp các địa phơng đều lãnh đạo, chỉ đạo sát sao ngay từ đầu việc triển khai Quy chế.

Hai là, về bộ máy tổ chức thực hiện Quy chế

Bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ đợc thành lập từ Trung ơng đến cơ sở và gọi là Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ. Đến cuối năm 1998, đã có 100% số tỉnh thành lập Ban chỉ đạo triển khai Quy chế ở cấp tỉnh với thành phần gồm: Tổ chức đảng, tổ chức chính quyền, Ban dân vận, MTTQc và các ngành Công an, T pháp, Tài chính, Địa chính, Thanh tra, Văn hóa thông tin, Giao thông, Xây dựng. Ban chỉ đạo có trởng ban, các phó trởng ban và các ủy viên. Trởng ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ thờng là ngời đứng đầu của Đảng hoặc chính quyền, thực tế việc bố trí trởng ban chỉ đạo ở những địa phơng có sự khác nhau: ở Hà Nội, trởng ban là Bí th cấp ủy;

ở Yên Bái, Đồng tháp là Phó Bí th thờng trực, ủy viên - thờng vụ; ở Nghệ An, Hải Dơng, Thừa Thiên - Huế là Chủ tịch UBND.

Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ có chức năng: Vừa là tham mu cho Đảng ủy, vừa trực tiếp chỉ đạo phong trào.

Ba là, về tổ chức học tập nghiên cứu tuyên truyền, phổ biến Quy chế dân chủ

Để Quy chế dân chủ đi vào cuộc sống, toàn Đảng, toàn dân phải hiểu biết về Quy chế này. Vì vậy, các tỉnh, thành phố đều chú trọng các hoạt động giới thiệu, nghiên cứu Quy chế dân chủ và các văn bản có liên quan. Quá trình này thờng chia làm hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: Cấp tỉnh và huyện tổ chức học tập, nghiên cứu quán triệt chỉ thị 30, Nghị định 29 và các văn bản có liên quan khác cho cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể.

Giai đoạn 2: Quán triệt và tuyên truyền Quy chế dân chủ tại cơ sở. Sau khi các cán bộ chủ chốt của xã, phờng, thôn, tổ dân phố đợc học tập tại tỉnh và huyện, giai đoạn triển khai học tập, quán triệt và tuyên truyền Quy chế dân chủ ở cơ sở tiến hành sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức khác nhau nh.

- Niêm yết tại trụ sở UBND, tại các bản tin trong thôn, xóm. - Họp đại diện hộ gia đình.

- Sử dụng hệ thống loa truyền thanh xã, phờng. - Phát văn bản Quy chế dân chủ tới tận hộ gia đình.

- Thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, các hoạt động của các tổ chức tự nguyện.

Có thể nói, đây là một đợt sinh hoạt chính trị lớn trong nhân dân, hầu hết các địa phơng cơ sở trong cả nớc đã tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền phổ biến nội dung Quy chế đến tận ngời dân, nhân dân phấn khởi và quan tâm đến hoạt động này vì nó thực sự đem lại quyền lợi cho nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số địa phơng việc tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy chế cha đợc thờng xuyên,liên tục, các hình thức tuyên truyền kém hiệu quả, tỷ lệ ngời dân tham gia học tập, nghiên cứu thấp.

Bốn là, về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ theo kế hoạch

Kiểm tra, đánh giá là nguyên tắc hoạt động của tổ chức đảng, của đảng viên, trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện Quy chế. Nó góp phần đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Vì vậy, Bộ Chính trị, Văn phòng Trung ơng Đảng và Ban chỉ đạo Trung ơng thờng xuyên quan tâm công tác này, đã có nhiều văn bản hớng dẫn, yêu cầu thực hiện nh: Công văn số 412/CV-TW của Thờng trực Bộ Chính trị, Công văn số 5561/CV- TW ngày 19/3/2001 của Văn phòng Trung ơng Đảng, Hớng dẫn 152/HD-BCĐ ngày 10/5/2003 của Ban chỉ đạo Trung ơng... Do đó, ở cấp tỉnh và huyện, hoạt động kiểm tra đợc tiến hành thờng xuyên theo chỉ đạo chung, công tác tổng kết đánh giá 1 năm, 3 năm, 5 năm đợc tiến hành một cách nghiêm túc ở 100% các đơn vị trong cả nớc.

Thông qua kiểm tra, đánh giá các cấp ủy đảng ở cơ sở đã phát hiện những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế. Bên cạnh việc tích cực quán triệt nội dung Quy chế, vẫn còn tình trạng làm qua loa chiến lệ, hình thức; ở vài nơi cán bộ chủ chốt né tránh, chần chừ không muốn triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Quy chế ở địa phơng mình sợ bị liên lụy, gây nên "điểm nóng", nhất là ở những nơi có hiện tợng mất đoàn kết, quan liêu, tham nhũng… Chính vì vậy, sau khi tổng kết đánh giá cần xác định mục

tiêu, nội dung hoạt động triển khai Quy chế trong 5 năm và 10 năm tới để hiệu quả thu đợc cao hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 56)

w