Thực hiện dân biết

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 59)

Dân biết là nội dung đầu tiên của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã có thể nói "Dân biết" là điểm khởi đầu của dân chủ, là tiền đề để thực hiện các nội dung của dân chủ. Nói cách khác, nếu dân không biết thì không thể bàn, không thể tham gia ý kiến và không thể kiểm tra hay giám sát đợc hoạt động của chính quyền, đoàn thể... và nh vậy không có quyền lực của nhân dân hay không có dân chủ. Vấn đề đặt ra là, để ngời dân thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, đồng thời cũng bảo vệ đợc lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì phạm vi, giới hạn những nội dung mà chính quyền phải thông báo để nhân dân biết cũng cần đợc tính toán, xem xét để vừa bảo đảm đợc những bí mật quốc gia, tránh rối loạn thị trờng vừa bảo đảm đợc quyền dân chủ của nhân dân. Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở (ban hành kèm theo Nghị định 29 năm 1998) và Quy chế thực hiện dân chủ ở

cơ sở (ban hành kèm theo Nghị định 79 năm 2003) đã quy định cụ thể 14 việc chính quyền xã phải thông báo kịp thời và công khai để nhân dân biết.

Qua hơn 6 năm thực hiện nội dung "dân biết" của Quy chế, xin đợc đánh giá ở nội dung sau:

* Sự đánh giá của cán bộ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và ngời dân về những nội dung cần đợc thông báo để dân biết.

Qua số liệu khảo sát cho thấy (xem bảng 2.1):

Thứ nhất, tuyệt đại bộ phận cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể xã và ngời dân cho rằng: Các nội dung mà Quy chế dân chủ quy định phải thông báo cho dân biết là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, mức độ quan tâm của ngời dân đối với các nội dung cần thông báo thì khác nhau. Những nội dung có liên quan đến lợi ích cụ thể, thiết thân đợc ngời dân quan tâm nhiều nhất là: "Các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trong xã", "chủ trơng, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất xóa đói, giảm nghèo", "dự toán, quyết toán thu chi các quỹ, chơng trình dự án, các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng xã (phờng)"... Ngợc lại, những nội dung tuy có liên quan nhng ở tầm vĩ mô nh: "Điều chỉnh địa giới hành chính, xét chọn dự án đầu t..." lại ít đợc quan tâm.

Thứ hai, sự quan tâm về các nội dung mà Quy chế quy định phải thông báo của ngời dân nông thôn có phần cao hơn so với ngời dân ở thành thị, nhng vẫn theo quy luật chung là: Ngời dân chỉ quan tâm đến những vấn đề có ảnh hởng đến lợi ích "sát sờn" của họ nh: nông dân quan tâm hơn tới vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi...; còn ngời dân thành thị lại quan tâm hơn tới vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, điều chỉnh địa giới hành chính.

Thứ ba, các cán bộ đoàn thể luôn cho rằng việc thông báo tới ngời dân 14 nội dung mà Quy chế quy định là thật sự cần thiết (chiếm tỷ lệ cao nhất).

Bảng 2.1: Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể và ngời dân đánh giá những nội dung cần đợc thông báo cho dân biết là thực sự cần thiết

Đơn vị tính: %

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w