Về nội dung của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 86)

Nội dung của Pháp lệnh, theo chúng tôi, cần phải có những thay đổi so với quy chế hiện hành nh sau:

Thứ nhất, cần quy định một cách đầy đủ các phơng thức thực hiện những việc cần thông báo để nhân dân biết. Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện hành quy định 14 loại công việc phải thông báo cho dân biết, với các hình thức cung cấp thông tin để nhân dân biết là: niêm yết công khai văn bản tại trụ sở ủy ban nhân dân xã và các trung tâm dân c, văn hóa, hệ thống truyền thanh của xã, thôn và các tổ chức văn hóa, thông tin, tuyên truyền cơ sở; tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã, tại các kỳ họp của HĐND xã, các cuộc họp của UBND, ủy ban MTTQ Việt Nam, các thành viên của MTTQ Việt Nam cùng cấp và cuộc họp của thôn; gửi văn bản tới hộ gia đình hoặc Trởng thôn. Về phạm vi những việc phải thông báo cho dân biết theo quy chế hiện hành ghi nh vậy là cha hợp lý, vừa thừa, vừa thiếu thể hiện ở chỗ: Các nội dung công việc mà nhân dân cần đợc biết khá phong phú và phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị ở địa phơng trong mỗi thời kỳ, mặt khác cần tạo sự chủ động của chính quyền trong việc lựa chọn những nội dung cần thiết để thông báo cho dân biết nên tại Điều 5 của quy chế cần phải mở rộng hơn. Theo chúng tôi cần phải thêm 1 khoản vào cuối Điều 5 (khoản 15) là: "Những nội dung khác mà chính quyền xã thấy cần thiết".

Về phơng thức thông báo công khai các nội dung "những việc cần thông báo để nhân dân biết" Quy chế hiện hành chỉ giới hạn ở 5 hình thức nh vậy là không phù hợp, cha tính đến thực tiễn quản lý của chính quyền cơ sở, sự phát triển của khoa học - công nghệ. Bởi vì, tới một lúc nào đó, khi mà mọi ngời dân đợc sử dụng các hình thức thông tin hiện đại nh việc kết nối mạng

internet thì cần phải quy định chính quyền có trách nhiệm đa các nội dung đó lên mạng. Mặt khác, hoạt động tuyên truyền các nội dung cần thông báo cho nhân dân biết còn có thể đợc thực hiện thông qua hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức chuyên môn ở các nh: Hoạt động của Văn phòng, Địa chính, T pháp hay Tổ hòa giải, An ninh... Do vậy, theo chúng tôi, Điều 6 của Quy chế cần phải bổ sung thêm hai khoản (khoản 6 và 7) là:

Thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;

Thông qua các hình thức khác mà chính quyền xã thấy phù hợp.

Thứ hai, Pháp lệnh phải đợc xây dựng trên cơ sở hoàn thiện nội dung và phơng thức thực hiện những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp. Quy chế hiện hành quy định 5 loại công việc mà nhân dân ở xã, thôn, bàn và quyết định trực tiếp là phù hợp với thực tế, nhng về phơng thức thực hiện những việc nhân dân quyết định trực tiếp cần phải nghiên cứu để hoàn thiện. Chẳng hạn, khoản 2 và 4 của Điều 9 quy định về tỷ lệ dân dự họp và tỷ lệ nhất trí để một quyết định có giá trị sẽ là khó khả thi đối với nhiều địa phơng hiện nay; mặt khác khoản 2 và khoản 4 Điều 9 Quy chế lại mâu thuẫn nhau (khoản 2 Điều 9 quy định: "ủy ban nhân dân xã ra quyết định công nhận những nội dung đạt tỷ lệ trên 50% số ngời tham gia cuộc họp hoặc lấy ý kiến tán thành"; khoản 4 Điều 9 quy định: "Nhân dân có trách nhiệm chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định đã đợc trên 50% các hộ gia đình của xã hoặc thôn nhất trí". Nh vậy, tại khoản 2 Điều 9 quy định một quyết định có giá trị khi đạt tỷ lệ trên 50% số ngời tham gia cuộc họp hoặc lấy ý kiến nhất trí nhng tại khoản 4 Điều 9 lại quy định các quy định có giá trị thực hiện là đã đợc trên 50% các hộ gia đình của xã hoặc của thôn nhất trí. Trong khi số ngời tham gia cuộc họp hoặc lấy ý kiến và số hộ gia đình của xã hoặc thôn không phải lúc nào cũng nh nhau, thậm chí rất khác nhau). Để tránh mâu thuẫn trong một điều luật và tạo điều kiện cho những quyết định của nhân dân có giá trị thực hiện

khoản 4 Điều 9 nên sửa lại là: "Nhân dân có trách nhiệm chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định đã đợc ủy ban nhân dân xã công nhận".

Thứ ba, hoàn thiện nội dung và phơng thức thực hiện những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, chính quyền xã quyết định và những việc nhân dân giám sát, kiểm tra.

Quy chế hiện hành quy định 9 loại việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến để chính quyền xã quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định và 11 việc nhân dân giám sát kiểm tra là không thực tế, bởi vì: trong điều kiện hiện nay, trình độ nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế, nhiều ngời dân không đủ năng lực để tham gia đóng góp ý kiến hay kiểm tra giám sát những công việc mang tính chuyên môn sâu. Mặt khác, trình độ, kỹ năng lãnh đạo, điều hành của cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập, chính vì vậy cần xác định rõ những công việc nào cần thiết phải thực hiện dân chủ trực tiếp rộng rãi đến mọi ngời dân, những công việc nào không nhất thiết phải nh vậy. Theo chúng tôi, hiện nay dân chủ trực tiếp chỉ nên giới hạn ở những công việc có liên quan đến quyền lợi sát sờn của ngời dân, nh: các khoản đóng góp, các hoạt động tự quản và kiểm tra, giám sát chính các hoạt động này; những hoạt động liên quan đến sự phát triển chung của cả cộng đồng xã, phờng, những công việc đòi hỏi các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ... nên quy định thực hiện dân chủ đại diện.

Việc quy định các phơng thức kiểm tra, giám sát (Điều 13) cũng cha thực sự chuẩn xác. Khoản 4 Điều 13 quy chế quy định: "Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu" thực ra đây là sự đánh giá của nhân dân đối với một số chức danh của chính quyền xã, hay khoản 5 Điều 13: "Phát hiện những cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền làm chủ… tham nhũng…" là kết quả của hoạt động kiểm tra, giám sát chứ không phải là phơng thức kiểm tra, giám sát. Để bảo đảm sự chuẩn xác về nội dung của điều luật, theo chúng tôi khoản 4, 5 Điều 13 nên tách thành một điều luật mới.

Thứ t, hoàn thiện nội dung và phơng thức thực hiện xây dựng cộng đồng dân c thôn. Thôn, làng, ấp, bản, xóm, tổ dân phố... là nơi sinh sống của cộng đồng dân c, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản của cộng đồng dân c và là nơi tổ chức cho nhân dân thực hiện chủ trơng, đờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nớc và nhiệm vụ cấp trên giao. Thôn không phải là một cấp hành chính. Các đơn vị này đợc ra đời do lịch sử hình thành các điểm dân c và do quy mô dân số ở các điểm dân c đó lớn mạnh không ngừng, điều này làm nảy sinh các vấn đề về quản lý. Chính quyền xã, phờng không thể "với" nổi đến hàng chục ngàn dân trải trên một địa bàn rộng, trong khi cơ sở vật chất, phơng tiện giao thông, liên lạc còn sơ sài. Do vậy, các cán bộ thôn, ấp, xóm, bản, tổ dân phố đợc coi nh là "cánh tay nối dài" để chính quyền cơ sở "với tới" ngời dân. Trởng thôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền tải các quyết định của chính quyền đến với ngời dân và thu nhận ý kiến phản hồi của ngời dân đến với chính quyền.

Quy chế hiện hành quy định Trởng thôn là ngời đợc nhân dân bầu ra tại Hội nghị nhân dân thôn và đợc Chủ tịch UBND xã ra quyết định công nhận; Trởng thôn có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 17 của Quy chế. Tuy nhiên, Quy chế lại cha xác định rõ về phẩm chất, năng lực, độ tuổi, uy tín của Trởng thôn cũng nh quy trình bầu Trởng thôn. Theo chúng tôi nên bổ sung vào Điều 17 Quy chế nội dung sau:

Trởng thôn là ngời từ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và năng lực làm việc, đợc đa số nhân dân trong thôn bầu ra tại Hội nghị nhân dân và đợc Chủ tịch ủy ban nhân dân xã ra quyết định công nhận.

Quy định nh vậy sẽ giúp nhân dân dễ dàng lựa chọn đợc những Trởng thôn xứng đáng, hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao.

Một trong những hoạt động chủ yếu của thôn là những hoạt động mang tính tự quản. Nhân dân trong thôn xây dựng hơng ớc, quy ớc. Là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân c cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân c, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý xã hội bằng pháp luật. Để cho các quy - ớc, hơng ớc phù hợp với điều kiện của từng địa phơng và dễ đi vào đời sống của ngời dân ở cơ sở cần tránh hiện tợng hình thức của các quy ớc, hơng ớc nh hiện nay. Bên cạnh đó, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện hành quy định "thôn, tổ dân phố xây dựng hơng ớc, quy ớc về công việc nội bộ của cộng đồng dân c…" sẽ dẫn tới tình trạng quá tải các quy ớc và nếu mỗi thôn, tổ dân phố xây dựng đủ 8 loại quy ớc nh thành phố Hà Nội và một số tỉnh đang làm, thì số lợng quy ớc ở mỗi xã, phờng sẽ lên tới con số hằng nghìn… Vì vậy, Điều 18 "Quy chế" nên quy định thôn, tổ dân phố xây dựng các quy ớc để giải quyết các vấn đề bức xúc, thiết thực của họ mà không cần quy định các thôn, tổ dân phố phải có các quy ớc cùng loại nh nhau.

Thứ năm, bổ sung những quy định về xử lý các hành vi vi phạm. Mặc dù trong điều khoản thi hành của Nghị định 79/CP đã quy định: "Cán bộ, công chức chính quyền các cấp và nhân dân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh những quy định trong Quy chế này" (Điều 21). Nhng trên thực tế, những ngời không chấp hành quy định đặt ra vẫn cha có hình thức xử lý thích hợp, do vậy, hiệu lực và hiệu quả của Quy chế cha cao. Theo chúng tôi, cần phải có các chế tài xử lý đối với những cơ quan và cá nhân cán bộ, không tạo điều kiện cho việc thực hiện Quy chế. Đồng thời, cũng cần có chế tài xử lý những công dân không chấp hành các quyết định đã đợc tập thể, cộng đồng bàn bạc thông qua, cũng nh những đối tợng lợi dụng Quy chế dân chủ để cản trở công việc của chính quyền, gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân c.

3.3.2 Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở kết hợp với xâydựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan

Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở là một chế định đảm bảo thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân ở cấp xã. Đây là một văn bản pháp luật vô cùng quan trọng, thể hiện đợc tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nớc ta. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, dân chủ và thực hiện quyền dân chủ của công dân là một vấn đề rộng lớn, đợc điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở chỉ là một trong số các văn bản pháp luật đó. Chính vì vậy, hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đợc tiến hành đồng thời với việc hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực này, có nh thế mới có thể đảm bảo đợc tính thống nhất của pháp chế và nâng cao đợc hiệu quả của các văn bản pháp luật về thực hiện quyền dân chủ của công dân nói chung và thực hiện dân chủ ở cơ sở nói riêng.

Vậy, theo chúng tôi, trong thời gian tới, Quốc hội cần tập trung xây dựng và hoàn thiện một số văn bản pháp luật sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w