TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÂN THƠ
- KHOALUẬT _
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI
a LO
<b>
`” wb
LUẬN VĂN TĨT NGHIỆP Niên khóa ( 2006 — 2010 )
MOT SO VAN DE PHAP LY VE NHUQNG QUYEN THƯƠNG MẠI DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT
CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM
‘ SSUGCCESSFUL FRANCHISING
Giáo viên hướng dẫn: Sính viên thực hiện:
Ths Nguyễn Mai Hân Đặng Xuân Mai
MSSV : 5062336
Lớp Luật Thương Mại 1- 32
Trang 4
BNQ BNHQ LCT NQTM PLCT ECJ TEC TATC
DANH MỤC TỪ VIẾT TAT : Bên nhượng quyền
: Bên nhận quyền
: Luật cạnh tranh
: Nhượng quyền thương mại
: Pháp luật cạnh tranh
: Tòa án tư pháp Châu Âu
: Hiệp định thành lập cộng đồng châu Âu
Trang 5MỤC LỤC
09)098:7.1003 7
L LY do chon i1 8n : 5 7
2 Mucc ich nghién CUu oe cseesssesscnccssscesscesscesccsscesscsessesscscecessceseeceeseesseenseses 8
3 Pham vi nghién ctru dé tai seccccccscssesssssesscsssscsscsscssssssessessessuessssssssssessessesssssssssee 8
680) 900 530): 0502/50 8
5 Co Cau clta WAN VAN ceccccccesesecssscsesessssececsesesecscscsesssscsssusscecsesscscssssssaceceusecacacenseees 8
0:10/9)0050157 10
KHÁI QUÁT CHUNG VẺ NHƯỢNG QUYÈN THƯƠNG MẠI VÀ VẤN ĐÈ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐÉN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH 10
1.1 Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại 10 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại tren thé GiGi DiaaiảăăaaaẳỶẳỶẳỶiẢỶỶ 10
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động của nhượng quyền thương mại] 1 1.1.2.1 Khái niệm về nhượng quyên thương mmại «<< sses 11 1.1.2.2 Dac diém nhuong quyên thương Tại -. -ô-â+ 13 1.1.2.3 Vai trũ ca pháp luật vê nhượng quyền thương mại 15 1.2 Khái quát chung về pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam 16
1.2.1 Khái niệm cạnh tranh -« -<G G2 E3 43399 E6 66355 1c 332 ló
1.2.2 Đặc điểm của cạnh tranh 2° 2s rx+©vxsreerxserxzvreecrrecred 17
1.2.3 Vai trò của cạnh tranhh - ‹ -< << te k3 133.13 9v 91 9935556 6kg 23s ø 15
1.2.4 Phân loại hành vi cạnh tra1nÏ 2 <5 2< 9945 945995524 594 2999154 19 1.3 Mối quan hệ pháp luật nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh ¬ 21 0:10/9)0 51 29
NHƯỢNG QUYÊN THƯƠNG MẠI DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẺ GIỚI 29
2.1 Nhượng quyên thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh của một số nước trên tỂ gÏỚi, <- se T97 7100111 ch g3 29
2.1.1 Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh của liên
minh Châu Âu EU +++s©++etSEk+tEEEkEESEkEEktEEkttrkxrtrkreorrrred 29
2.1.2 Nhượng quyền thương mại dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh ở Mỹ ¬ 35 2.2.1 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyên thương mạii 2-2 s2 +: 40 2.2.2 Pháp luật điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 2-5-5252 z2, 42
Trang 6MỘT SÓ ĐỀ XUẤT NHẰM LÀM HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VẺ NHUQNG QUYEN THUONG MAI DUOI GOC DO PHÁP LUẬT CẠNH 0:7)):090À⁄40307.), 000157 - 4 53
3.1 Thực trạng về nhượng quyền thương mại đưới góc độ của pháp luật cạnh tranh Ở Việt Nam - HH TH Họ TH TH HH HT TH Tư HH gi 53 3.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện nhượng quyền thương mại dudi géc dé phap
luật cạnh tranh ở Việt Nam - - Ă Ă G5206 1S SE 9S Y vn ve 61
3.2.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương Tmại .- 2 «+ s£ Sẻ SE E24 39 34 EEEEEEEEESE15 25717252523 ked 61
3.2.2 Một số dé xut cu thé eecsceeesccssnseseceerssneseeccsnsseeccesnsssceessneseseneanseseesen 63
KET LUAN wooceeccccccccccsssscssscssessuessesssesssssssssessesssssssssssssssssssssssusssessessusssssessssessssssessesseen 67
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với vai trị tích cực của mình, nhượng quyền thương mại đã và đang được xem là cách thức hiệu quả để các chủ thể kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh bằng cách khai thác các thương hiệu thành công qua việc chuyển giao quyền sử dụng các quyền thương mại của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền
Theo đánh giá của các chuyên gia, phương thức kinh doanh thông qua mơ hình nhượng quyền thương mại, là một cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp muốn vươn xa nhưng chưa đủ sức tấn công vào thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu Mơ hình nhượng quyền thương mại đã giúp họ xâm nhập một cách gián tiếp vào các thị trường với chỉ phí thấp nhất Tuy nhiên đối với các chủ doanh nghiệp vì muốn bảo vệ các quyên liên quan tới sở hữu trí tuệ như bí
mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và để bảo uy tín thương hiệu của mình mà
có những thỏa thuận đặt ra những điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, nhưng những điều khoản đó có thể rơi vào trường hợp là những thỏa thuận bị sự điều chỉnh của Pháp luật cạnh tranh Chính vì thế mà ngoài việc quan tâm đến phẩm chất đạo đức của các đối tượng mà mình trao quyền, các doanh nghiệp cần thận trọng hơn trong khâu làm hợp đồng để tránh những sai phạm khơng đáng có, tránh “tầm” điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh của các quốc gia này
Việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại, mặc dù có nhiều
thuận lợi như đối với bên nhận quyền thì sẽ rút ngắn được thời xây dựng thương hiệu, it tốn kém cịn bên nhận quyền thì mở rộng được mạng lưới quy mơ sản xuất của mình một cách nhanh nhất Nhưng cũng chứa nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ bên nhận quyền có khả năng bị mất uy tín thương hiệu còn bên nhận quyền sẽ bị ràng buộc nhiều điều khoản không hợp lý, và một số hạn chế nhất định trong hợp đồng Với mong muốn tìm hiểu hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại, mà đặt biệt là các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại nhưng có liên quan
đến các lĩnh vực khác, trong đó có bao gồm Luật cạnh tranh Chính vì thế mà người
Trang 82 Mục đích nghiền cứu
Trước xu thế chung của nền kinh tế thế giới và trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn chuyên mình với những thời cơ và thách thức đặt ra thì việc các doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại được coi là một trong những sự lựa chọn phù hợp Điều này đã mở ra hướng đi cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mới bắt đầu kinh doanh Bởi vì đây là phương thức kinh mang đến nhiều lợi nhuận cho các bên tham gia nhưng bên cạnh đó cũng gặp khơng ít khó khăn khi tham gia hoạt động nhượng quyền như nguy cơ mất uy tín thương hiệu, bị một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền Do đó luận văn sẽ nghiên cứu lý luận chung về hoạt động nhượng quyền thương mại và liên quan đến pháp luật cạnh tranh, làm sáng tỏ hơn vấn đề nhượng quyền thương mại dưới
góc độ pháp luật cạnh tranh ở một số nước trên thế giới và Việt Nam Trên cơ sở đó
luận văn sẽ đề xuất một số ý kiến để hoàn thiện những quy định về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh Từ đó luật cạnh tranh có thể áp dụng một cách hiệu quả hơn trong nhượng quyền thương mại đối với nền kinh tế của Việt Nam đang trên đường phát triển
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp của mình, đo giới hạn về thời gian nghiên cứu nên người viết chỉ nghiên cứu các quy đỉnh liên quan đến pháp luật cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam Trên cơ sở liên hệ với pháp luật
một số nước trên thế giới Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện những quy định
của pháp luật cạnh tranh về nhượng quyền thương mại 4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được dùng để nghiên cứu đề tài là phương pháp nghiên cứu phân tích, tơng hợp tài liệu Bên cạnh đó phương pháp sưu tầm và tổng hợp các bài
nghiên cứu, ý kiến của các luật gia, nhà luật học.v.v Kết hợp với phân tích, đối chiếu
với các quy định của pháp luật, nhằm tìm ra những điểm mới, điểm hạn chế để từ đó để có một bài nghiên cứu hoàn chỉnh
5 Cơ câu của luận văn
Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm có ba
chương:
Chương 1: Khái quát chung về nhượng quyền thương mại và vẫn đề pháp lý liên
Trang 9Chương 2: Nhượng quyền thương mại dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh ở
Việt Nam và một số nước trên thế giới
Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện những quy định về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam
Với sự cố gắng của bản thân và sự tận tình giúp đỡ của Cô Nguyễn Mai Hân đã giúp người viết hoàn thành Luận văn này Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn Cuối lời em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Mai
Trang 10CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VẺ NHƯỢNG QUYEN THUONG MAI VA VAN
ĐÈ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH 1.1 Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới
Hoạt động nhượng quyền thương mại (NQTM) đang được xem là một trong những chìa khóa mở ra những vùng đất mới của thương trường, đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế của nhiều quốc gia Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai
của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17- 18 nhưng bùng
nỗ tại Mỹ Sự lớn mạnh của mơ hình kinh doanh NQTM thật sự bắt đầu sau chiến tranh
thế giới thứ hai, khi hàng loạt thương hiệu trong các ngành dịch vụ, bán lẻ, chuỗi khách sạn, nhà hàng, thức ăn nhanh ra đời, mơ hình kinh doanh NQTM sau đó ngày càng phát
triển và phổ biến khắp thế giới
Ngày nay, NQTM đã có mặt hầu như tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế từ thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, giải trí, dịch vụ thuê xe, và phát triển với tốc độ cao trên
phạm vi toàn cầu với các nhãn hiệu nổi tiếng thế gidi nhu: Mc Donald’s, Lotteria, KFC,
Burger King, Theo số liệu thống kê tại Hoa kỳ hiện có hơn 500.000 hợp đồng NQTM
với doanh thu lên đến 1.350 tỷ USD trong một năm; còn lại khu vực Bắc Mỹ, hiện có
hơn 750.000 ngàn hợp đồng được ký kết Riêng tại Châu Âu, thì sự tăng trưởng của hoạt động này cũng rất lớn, năm1988§ tồn Châu Âu có tổng cộng 3.338 hệ thống
nhượng quyền với 167.432 cửa hàng kinh doanh khác nhau'
Hoạt động nhượng quyền thương mại tại khu vực Châu Á cũng đang rất phát triển và đạt được nhiều thành công, theo báo cáo của Hiệp hội nhượng quyền thương mại thế giới vào năm 1988, thì hàng năm khu vực này có mức tăng trưởng trên 7% về NQTM và đóng góp vào nền kinh tế khoảng 150 tỷ USD Những lợi ích mà hoạt động này mang lại cho các quốc gia là rất lớn, chính vì thế mà các quốc gia đã có những
chính sách khuyến khích phát triển Franchise, Hoa Kỳ được xem là quốc gia đầu tiên đã
luật hóa hoạt động này và có chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức này như: Quy định bất kỳ người nước ngoài nào mua
' http://doanhnhansaigon vn/default/nhuong-quyen/kien-thuc/2009/05/474/nhuong-quyen-thuong-mai-lich-su-
Trang 11Franchise tại Mỹ với số vốn đầu tư từ 500.000 đến 1.000.000 USD và thuê ít nhất 10
nhân công tại địa phương thì sẽ được cấp thị thực thường trú (Green Card) tai MY.” Tai một số quốc gia còn đầu tư xây dựng các trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách về Franchise, va ở các trường đại học cũng có riêng chuyên ngành về franchise để đào tạo,
đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Ngày nay nhiều tổ chức phi chính phủ đã được thành
lập nhằm thúc đây sự phát triển, quảng bá hoạt động NQTM, điển hình như Hội đồng
franchise thế giới (World Franchise Council) ra đời vào năm 1994 Ngoài ra đánh dấu
sự phát triển của hoạt động này là sự ra đời của một tô chức uy tín và lâu đời nhất như
hiệp hội #anchise quốc tế (International Franchise Associltion) được thành lập vào năm 1960 với 30.000 thành viên, bao gồm các doanh nghiệp mua, bán Franchise Mục đích của IFA là cung cấp nguồn thông tin về sự phát triển của hệ thống nhượng quyển toàn
cầu, cung cấp hồ trợ các khóa huấn luyện, chương trình đào tạo, tổ chức hội trợ triển
lãm Franchise quốc tế hàng năm thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế tham
dự
Riêng đối với Việt Nam thì hoạt động này cũng bắt đầu xuất hiện năm 1990, chủ
yếu là hình thức nhượng quyền sản phẩm, như cửa hàng nước giải khác, cây xăng, Xe máy Công ty cà phê Trung Nguyên được xem là doanh nghiệp đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực NQTM và thu được thành công với hơn 500 cửa hàng nhượng quyền
chính thức trong cả nước và đã có mặt tại Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan, Nhìn một
cách tổng quan, hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam hứa hẹn một thị trường đầy hấp
dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO,
hoạt động này càng phát triển mạnh mẽ hơn, nhiều tập đoàn trên thế giới như: Mc
Donald's, Satubcks, Seven-eleven, Walmart cũng đang xâm nhập thị trường Việt
Nam Như vậy có thê khăn định Việt Nam đang trong giai đoạn khởi động lĩnh vục NQTM tiềm năng phát triển rất lớn và sẽ tăng trưỡng mạnh trong những năm tới
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động của nhượng quyền thương mại 1.1.2.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại
Franchise (nhuong quyền thương mại) có nguồn gốc từ tiếng pháp có nghĩa
là đặc quyên, ưu đãi là một hình thức nhân rộng thương hiệu, nhân rộng mơ hình kinh
doanh có xuất xứ từ Châu Âu cách đây cả trăm năm nhưng lại phát triển mạnh mẽ tại Mỹ Với sự phát triển nhanh chóng của nó, đến nay hoạt động này đã
* Ts Ly Quy Trung-Franchise- Bi quyét thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh-Nxb Trẻ 2006 —
Trang 12xuất hiện gần như khắp thế giới và được các quốc gia đều đã luật hóa các quy định điều chỉnh hoạt động nhượng quyền Vì vậy, hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về NQTM
Theo Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế (The International Franchise Association) thì “nhượng quyền thương mại (NQTM) là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan
tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: Bí quyết kinh
doanh, đào tạo nhân viên, bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và bên nhận đạng, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”” Theo định nghĩa này thì vai trò của bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyén
Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng nhượng quyền thương mại là cách thức tiếp thị và phân phối sản pham, dich vu dua trén méi quan hệ giữa hai đối tác; một bên gọi là bên nhượng quyển (Franchisor) với một bên gọi là bên nhận quyén (Franchisee) thông qua hợp đồng NQTM
Ở Việt Nam thì hoạt động NQTM có xu hướng phát triển với tốc độ cao trong
giai đoạn hiện nay Nhưng xét một cách tông quan thì chưa xứng với tiềm năng hiện có trong nước, một phần là do khung pháp lý quy định về vấn đề này còn hạn chế, có thê
thay hoạt động này chỉ được quy định một cách chỉ tiết trong luật thương mại 2005, từ điều 284 đến 291, đây cũng được xem là một bước tiễn lớn trong Luật thương mại Việt
Nam góp phần rút ngắn khoảng cách trong hoạt động thương mại so với các quốc gia khác trên thế giới Tuy nhiên trong Luật thương mại 2005 đã không đưa ra khái niệm
hoạt động NQTM một cách chi tiết mà chỉ được ghi nhận tại điều 284 của Luật thương mại 2005 như sau:
Nhượng quyên thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền (BNQ) cho phép và yêu cầu bên nhận quyền (BNHQ) tự mình tiến hành việc mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1 Việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyên;
Trang 13
2 Bên nhượng quyển có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh
Theo khái niệm này thì NQTM được xem là một hoạt động thương mại nhằm mở rộng
hệ thống kinh doanh của các thương nhân, thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh
trên một thương hiệu cho một thương nhân khác Quan hệ này được tạo lập ít nhất là
hai chủ thể bao gồm BNQ (là bên sở hữu đối với “quyền thương mại” và BNHQ là (bên độc lập, muốn kinh doanh bằng “quyền thương mại” của BNQ) Các bên trong quan hệ thỏa thuận BNQ thương mại trao cho BNHQ “quyền kinh doanh” bao gồm quyền sử dụng tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, của BNQ để kinh doanh và sẽ được nhận một khoản phí hay % doanh thu
trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời BNHQ sử dụng “quyền thương mại” của bên nhượng quyền để kinh doanh nhưng phải chấp nhận tuân thủ một số điều kiện của BNQ đưa ra
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về NQTM dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật ở mỗi quốc gia khác nhau Nhưng có thể thấy rằng các quan điểm
chung trong tất cả các khái niệm trên là việc một bên độc lap (BNHQ) phan phối, kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu và các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
khác cũng như hệ thống kinh doanh đồng bộ do một bên khác (BNQ) phát triển và sở
hữu; để được phép làm điều này, BNHQ phải trả một khoản phí và chấp nhận một số
hạn chế do BNQ quy định
Từ những khái niệm trên cho ta thấy sự cần thiết của một hành lang pháp lý rõ ràng và đầy đủ để điều chỉnh hoạt động này là rất quan trọng Thực tiễn hoạt động NQTM đang diễn ra hết sức sôi nổi, đầy tiềm năng, tuy nhiên đây là một phương thức kinh doanh thương mại đặc biệt có liên quan đến cả hệ thống kinh doanh bao gồm:
nhiều chủ thê khác nhau và liên quan đến cả nền kinh tế, lại chứa đựng nhiều khả năng
gây ra tranh chấp Vì thế việc ban hành các qui đỉnh của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyên, đảm bảo cho hoạt động này phát triển trong khuôn khổ của pháp luật góp phần tạo sự thơng thoáng trong kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho nền kinh tế và
các chủ thể Ngồi ra, thì các yếu tố hình thành quan hệ pháp luật về NQTM đã tồn tại và hoàn thiện hơn là rất cần thiết
1.1.2.2 Đặc điểm nhượng quyền thương mại
Từ khái niệm trên cho ta thấy NQTM ở Việt Nam có những đặc điểm cơ bản
Trang 14Thứ nhất đây là một hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời" Hoạt động này được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa các bên tham gia nhằm mục đích là, thu
được lợi nhuận trong kinh doanh Theo đó một bên sẽ trao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ và dẫu hiệu thương mại của mình gọi chung là các quyền thương mại như: tên thương mại, bí quyêt kinh doanh, biểu tượng kinh doanh Và một bên phải bỏ vốn ra đầu tư cơ sở kinh doanh cùng với việc trả phí cho việc sử dụng các quyền thương mại đó, đồng thời cũng phải tuân thủ theo các quy định do BNQ đặc ra trong quá trình kinh doanh
Thứ hai trong mối quan hệ NQTM gồm có hai chủ thể tham gia đó là BNQ và BNHQ Theo đó BNQ là bên có quyền sở hữu đối với các quyền thương mại được chuyển giao cho BNHQ để tiến hành kinh doanh, và là thương nhân được cấp quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhận quyền (bên nhượng quyên thứ cấp là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ bên nhượng quyền ban đầu cho bên nhận quyền thứ cấp”
Cịn phía BNHQ là các thương nhận được nhận quyền thương mại để tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các quy đính của BNQ đặc ra Trong mối quan hệ sẽ bao gồm cả bên nhận quyền sơ cấp (bên nhận quyền sơ cấp là thương nhân nhận quyền thương mại từ bên nhượng quyền ban đầu), và bên nhận quyền thứ cấp (bên nhận quyền thứ cấp là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ bên nhượng quyền thứ cấp)”
Thứ ba về phí nhượng quyền đây là vấn đề luôn được các chủ thể trong quan hệ nhượng quyền quan tâm Mặc dù phí nhượng quyền không được nêu ra một cách cụ thể
trong Luật thương mại 2005, nhưng trên thực tế thì phí nhượng quyền được hiểu là một
khoảng tiền do bên nhận quyền sẽ trả cho bên nhượng quyền khi sử dụng các quyền thương mại đề tiễn hành sản xuất, kinh doanh Và được các bên tự thỏa thuận khi thanh toán với nhau mà không chịu giới hạn từ phía cơ quan nhà nước có thâm quyền Có nghĩa là BNHQ sẽ trả cho BNQ một khoản tiền khi hai bên ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại Và khoản tiền đó sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau đến một mức giá phù hợp và một cách tự nguyện không bên nào ép buộc bên nào Và mức phí
* Theo khỏan 1, điều 3, Luật thương mai 2005
Ÿ Theo khỏan 1, khỏan 2, điều 3, nghị định số 35 hướng dẫn chỉ tiet một số họat đông nhượng quyền thương mai
Trang 15nhượng quyền đó khơng có qui định trong luật và khơng có một cơ quan nhà nước nào ra mức giá chung cho phí nhượng quyền thương mại
1.1.2.3 Vai trò của pháp luật về nhượng quyền thương mại
Cũng như các quan hệ pháp luật khác thì quan hệ pháp luật về hoạt động nhượng quyền luôn tồn tại các mối quan hệ sau: đó là quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các
chủ thể tham gia kinh doanh và mối quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau Còn
về mặt khách thể chính là hoạt động nhượng quyên và nội dung là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Trong pháp luật về nhượng quyên có các quy định sau:
+ Quy định về tư cách chủ thê giữa các bên tham gia quan hệ nhượng quyền bao gồm BNQ và BNHQ, quyền và nghĩa vụ các bên
+ Quy định về chế độ pháp lý của hợp đồng Đó là cách thức xác lập hợp đồng,
đối tượng, hình thức, thời hạn của hợp đồng, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thê
tham gia khi thực hiện hợp đồng và những điều kiện khi chấm dứt hợp đồng và hậu quả pháp lý khi giải quyết
+ Các quy đỉnh trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại: nghĩa vụ đăng ký hoạt động nhượng quyền giữa các bên tham gia,
cơ quan có thầm quyền đăng ký, thủ tục đăng ký, đồng thời quy đỉnh về các hành vi
vi phạm pháp luật, thầm quyền, thủ tục xử lý vi phạm
Hoạt động NQTM là hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho các bên
tham gia: Như hệ thống kinh doanh được mở rộng, thương hiệu được quảng bá rộng rãi,
đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường đây tiềm năng và chỉ phí thấp Riêng đối với các bên lần đầu kinh doanh nhượng quyên thì đây là cách lựa chọn tốt nhằm giảm thiểu rủi ro, vì khơng cần phải trãi qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu Tuy nhiên hoạt động này càng được khuyến khích và mở rộng thì càng chứa đựng khả năng tranh chấp cao Bản thân quyền thương mại đã liên quan trực tiếp
tới lợi ích của một nhà kinh doanh, việc phát triển “quyền thương mại” đồng nghĩa với
việc nâng cao vị thế cạnh tranh của nhà kinh doanh đó trên thị trường và quyết định mức tăng doanh thu, lợi nhuận Việc nhượng lại quyền này cho một chủ thể khác để cùng kinh doanh chia sẻ lợi ích nên dễ gây ra tranh chấp Chính vì thế mà hoạt động NQTM là một hoạt động đặc biệt, cần sự điều chỉnh của pháp luật nhằm giảm thiểu những kẻ hở trong quá trình kinh doanh Và đây cũng là công cụ hữu hiệu để BNQ duy trì uy tín của nhãn hiệu, cũng như sự phát triển đồng bộ của cả hệ thống bằng những điều khoản về nghĩa vụ mà luật quy định mà BNHQ phải tuân theo và được đảm bảo
Trang 16khác với một hành lang pháp lý đầy đủ sẽ tạo nên tâm lý an tâm hơn cho BNHQ khi ký kết hợp đồng NQTM Vì quyên lợi của họ sẽ được pháp luật bảo vệ trong khi tiến hành kinh doanh Như việc quy định các nghĩa vụ của BNQ về việc hỗ trợ, giúp đỡ bên nhận BNHQ quyền trong suốt quá trình kinh doanh hay việc BNQ phải có nghĩa vụ phải cung cấp bản giới thiệu về kinh doanh nhượng quyền cho BNHQ xem xét để quyết định xem có nên giao kết hợp đồng NQTM hay không? Trong bản giới thiệu đó sẽ quy định các thông tin mà BNQ phải cung cấp như: Tình hình tài chính, kinh nghiệm kinh doanh, giới thiệu về doanh nghiệp, đội ngủ quản lý và các của hàng đang hoạt động
Đồng thời pháp luật về NQTM được ban hành với những quy định cụ thẻ, rõ
ràng và đầy đủ thì sẽ giúp cho hoạt động NQTM phát triển ồn định không những cho các doanh nghiệp trong nước mà còn thu hút được các nhà đầu tư nước ngồi góp phần tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước, thúc đây nền kinh tế bền vững Do đó pháp luật về NQTM có vai trò rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền, nó tạo được tính ổn định trong kinh doanh, và tạo tâm lý an tâm cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước Và cũng góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế
của đất nước và thu được nhiều lợi nhuận hơn
1.2 Khái quát chung về pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam 1.2.1 Khái niệm cạnh tranh
Từ lâu các vấn đề cạnh tranh kinh tế được các nhà kinh tế học trước C.Mac
Và chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac _Lênin cũng đã đề cập đến Ở nước ta trong quá trình đổi mới cũng đã thay đổi về tư duy, quan điểm đối với cạnh tranh Cạnh
tranh vừa là môi trường vừa là động lực của nên kinh tế thị trường Sự đa dạng về thành
phần kinh tế và sự đông đảo của chủ thể tham gia kinh doanh hiện nay, đã làm cho cuộc sống thị trường trở nên sơi động, tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng phức tạp, gay gắt và cũng vô cùng phong phú Cạnh tranh đã đem lại cho thị trường, cho đời sống xã hội một diện mạo mới, linh hoạt đa dạng và ngày càng phát triển, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: phá sản, kinh doanh gian dối cạnh tranh không lành
mạnh Qua nhiều năm phát triển của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khơng cịn là khái niệm mới mẻ trong đời sống kinh tế -xã hội, và trong khoa học pháp lý của Việt
Nam Cho đến nay các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đường như chưa thỏa
mãn với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh Bởi vì cạnh tranh là một hiện tượng của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện ở mỗi lĩnh vực Mọi công đoạn của quá
Trang 17nhà khoa học Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh doanh, cạnh tranh được cuốn Black's law dictionary diễn tả là sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay
nhiều thương nhân nhăm tranh giành lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”
Theo từ điển Cornu của Pháp thì cạnh tranh được hiểu là “hành vi của doanh nghiệp
độc lập với nhau và đối thủ của nhau về cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc bị mất đi một lượng khách hàng thường xuyên”
Nhu vậy cạnh tranh có thể được hiểu là quá trình mà các chủ thể tìm mọi biện pháp để vượt lên so với các đối thủ về một lĩnh vực nhất định Và còn nhiều các khái
niệm khác về cạnh tranh
Từ những khái niệm trên về cạnh tranh và từ quá trình tìm hiểu mà người viết đã
có một quan niệm khác về cạnh tranh đó là “cạnh tranh là một động lực nhằm thúc đây
các chủ thể tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, có thê sáng tạo, và linh hoạt hơn trong quá trình sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm mới, với kiểu dáng mới để phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng về phía doanh nghiệp của mình hơn” nó có tác động tích cực đến nền kinh tế của thị trường, góp phần thúc đây sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia
Mặc đủ nhìn nhận cạnh tranh dưới nhiều góc độ khác nhau, song các lý thuyết về
kinh tế điều nhất trí rằng, cạnh tranh là sản phẩm riêng và là động lực phát triển nền kinh tế thị trường, vì vậy mà cạnh tranh được mô tả qua nhiều đặc điểm khác nhau
1.2.2 Đặc điểm của cạnh tranh
Thứ nhất, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh
doanh Với tư cách là hiện tượng xã hội, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại khi có mặt
nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu khác nhau
Trong trường hợp chỉ có một doanh nghiệp tồn tại thì sẽ khơng có cạnh tranh xuất hiện
trong thị trường Bên cạnh đó, nếu như các doanh nghiệp mà thuộc một hình thức sở
hữu như doanh nghiệp nhà nước thì cạnh tranh diễn ra cũng khơng có ý nghĩa
Thứ hai, cạnh tranh chỉ tồn tại khi các chủ thê kinh doanh có quyền tự do hoạt
động trên thị trường Tại vì nếu họ có quyền tự do hoạt động trên thị trương thì sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể chủ động tiến hành cuộc tranh giành, để tìm cơ hội phát triển trên thương trường Nếu các doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh trên thị
7 TS Lê Danh Vĩnh, Ths Nguyễn Ngọc Sơn, Hoàng Xuân Bắc: Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam Nxb Tư Pháp,
2006, tr 9
Trang 18trường theo một khuôn mẫu đã được định sẵn thì sẽ làm cho các doanh nghiệp này tuột
hậu, mất đi tính năng động trên thị trường như: không ngừng sáng tạo, cải tiến khoa học, nâng cao chất lượng sản phẩm
Thứ ba, đặc điểm của cạnh tranh cịn biểu hiện qua hình thức, cách thức Cạnh
tranh thê hiện ở sự ganh đua, sự kình địch lẫn nhau của các doanh nghiệp Với sự thúc đây của lợi nhuận, thì các doanh nghiệp đã lợi dụng nhiều cách thức cạnh tranh khác
nhau trong thị trường để tối đa quá lợi nhuận Để làm được điều đó thì các doanh nghiệp phải thu hút được khách hàng, người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình
Thứ tư, mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm Cũng chính lợi nhuận đã thúc đây các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh khi tham gia thị trường ln ganh đua để có thê tranh giành và tận dụng những cơ hội tốt nhằm mở rộng thị trường để mua hoặc bán sản phẩm Kết
quả của cuộc cạnh tranh trên thị tường là người có thế mạnh sẽ được mở rộng được thị
phân, còn người yếu hơn sẽ bị thu hẹp hoặc sẽ bị mất đi thị trường Và doanh nghiệp đó sẽ rời khỏi thị trường hoặc tìm cho mình một hướng đi khác phủ hợp hơn
1.2.3 Vai trò của cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt của vật chất, giá
cả là điện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường” Nhờ có cạnh tranh, với sự thay
đổi liên tục về nhu cầu cùng với bản tính tham lam của con người mà nền kinh tế thị
trường đã đem lại những bước nhảy vọt mà lồi người chưa từng có được trong các
hình thái kinh tế trước đó Sự ham muốn khơng có điểm dừng đối với lợi nhuận của nhà
kinh doanh đã mau chống trở thành động lực thúc đây họ sáng tạo không mệt mỏi làm
cho cạnh tranh được nhìn nhận là động lực của sự phát triển Do đó cạnh tranh có
những vai trị cơ bản sau đây:
Một là, cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Trong môi trường cạnh
tranh, người tiêu dùng có vị trí trung tâm mà ở đó họ được phục vụ bởi các bên tham
gia cạnh tranh Nhu cầu của họ được đáp ứng một cách tốt nhất mà thị trường có thể
cung ứng, vì chính họ là những người bỏ phiếu bằng chính đồng tiền để quyết định ai tồn tại và ai phải ra khỏi cuộc chơi
Hai là, cạnh tranh với vai trò điều phối Như một quy luật sinh tồn của tự nhiên, cạnh tranh đảm bảo phân phối thu nhập và các nguồn lực tập trung vào tay các doanh
Trang 19
nghiệp giỏi, có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh Sự tổn tại của cạnh tranh sẽ loại bỏ những khả năng lạm dụng quyên lực của thị trường để bóc lột đối thủ cạnh tranh và
bốc lột khách hàng
Ba là, cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu
quả nhất Với những nỗ lực giảm chỉ phí để từ đó giảm giá thành của hàng hóa, dịch vụ,
các doanh nghiệp buộc phải đặc mình vào những điều kiện kinh doanh tiết kiệm bằng
cách sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực mà họ có được Mọi sự lãng phí hoặc
tính tốn sai lầm trong việc sử dụng nguyên vật liệu điều có thê dẫn đến thất bại trong
kinh doanh
Bốn là, cạnh tranh có tác dụng việc thúc đây ứng dụng các tiễn bộ khoa học, kỷ thuật trong kinh doanh Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đã thúc đây các doanh nghiệp không ngừng áp dụng các tiễn bộ khoa học, kỷ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phâm, giảm chỉ phí sản xuất, để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thị trường, từ đó mong giành phần thắng về mình
Năm là, cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế- xã hội Nền tảng của quy luật cạnh tranh trên thị trường là sự tự
do trong kinh doanh và độc lập trong sở hữu và hoạt động của doanh nghiệp Khi sự tự
do kinh doanh bị tiêu diệt, mọi sự thi đua chỉ là những cuộc tụ hợp theo phong trào mà
không thể là động lực đích thực thúc đây sự phát triển Cạnh tranh đòi hỏi nhà nước và pháp luật phải tôn trọng sự tự do trong hoạt động kinh doanh
Với ý nghĩa là động lực của sự phát triển nền kinh tế Cạnh tranh luôn là đối tượng được pháp luật và các chính sách kinh tế quan tâm Trãi qua vài thế kỷ thăng
trầm của nền kinh tế thị trường, và với sự chấm đứt của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, con người ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về bản chất và ý nghĩa của cạnh tranh đối với sự phát triển của nền kinh tế
1.2.4 Phân loại hành vỉ cạnh tranh
Theo Luật cạnh tranh 2004 thì hành vi cạnh tranh được chia thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh'?,
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi xâm hại trực tiếp đến lợi ích
của đối thủ cạnh tranh, cụ thể là xâm hại đếm trực tự lành mạnh của thị trường bằng
những phương thức trái với pháp luật và truyền thống kinh doanh lành mạnh
Trang 20
Hành vi hạn chế cạnh tranh cũng được thực hiện bang những phương thức bất chính nhưng lại xâm hại đến cơ cấu và thiết chế của thị trường, làm giảm thiểu hoặc thủ
tiêu cạnh tranh trên thị trường, so với cạnh tranh không lành mạnh hành vi hạn chế cạnh
tranh có khả năng gây thiệt hại cao hơn Hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm ba dạng:
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền để hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh 6
Khi đã chọn nền kinh tế thị trường, Luật cạnh tranh là một nhu cầu tất yếu để
bảo vệ lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp và người tiêu dùng đồng thời cũng ngăn ngừa nạn “cá lớn nuốt cá bé”.Thực tế trong môi trường kinh doanh, bên cạnh những hoạt động cạnh tranh lành mạnh đã và đang ngày càng nhiều hành vi cạnh tranh không
lành mạnh như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường .tồn tại, Đối với một bộ phận doanh nghiệp, thay vì coI cạnh tranh như là môt cơ hội để mở rộng thị trường, cải tiến kĩ thuật để mình là sự lựa chọn tốt nhất của
người tiêu dùng thì họ lại nhìn cạnh tranh như một mối hiểm họa đối với sự phát triển, khả năng thu lợi nhuận cũng như sự tồn vong của doanh nghiệp Vì vậy họ khơng nỗ
lực điều chỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện mới, mà họ lại chọn một
con đường dễ đàng hơn là dàn xếp, thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh với đối thủ để
duy trì thị phần và lợi nhuận kinh doanh
Theo Điều 8, Luật Cạnh Tranh 2004 thì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao
gồm :
- _ Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ;
- - Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tu;
- Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện kí kết hợp đồng mua, bán
hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không
Trang 21- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hấm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- - Thỏa thuận loại bỏ thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của
thỏa thuận;
- _ Thông đồng để một hoặc các bên thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Những hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không chỉ làm sai lệch, can trở
cạnh tranh trên thị trường gây hậu quả xấu tới nền kinh tế nói chung mà còn ảnh hưởng
lớn tới doanh nghiệp khác Đặc biệt người trực tiếp gánh chịu hậu quả là người tiêu
dùng Người tiêu dùng Việt Nam đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong thời gian qua với các trường hợp của sản phẩm như ôtô, dược phẩm Hơn nữa hiện xu hướng cạnh tranh
toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ nên việc kiểm soát các hành vi cạnh tranh xuyên biên
giới sẽ càng khó khăn, phức tạp Vì vậy nhà nước nào cũng cố gắng bằng nhiều cách khác nhau tạo lập và duy trì cho mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trong môi trường
cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh Điều này thật không dễ nhất là đối với nền kinh tế thị trường non trẻ của Việt Nam
1.3 Mối quan hệ pháp luật nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh Từ khái quát chung về NQTM và PLCT Thì với vai trị tích cực của mình, NQTM đã và đang được xem là cách thức hiểu quả để các bên mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh bằng cách khai thác các thương hiệu thành công thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng các quyền thương mại của bên nhận quyền Cũng chính vì điều đó mà trong hợp đồng NQTM có thê chứa đựng các hạn chế có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh Những hạn chế trong hợp đồng NQTM trong nhiều trường hợp
được giải thích là cần thiết, hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích của bên nhượng quyển cũng như
đảm bảo danh tiếng của hệ thống nhượng quyền Tuy nhiên dưới góc độ của pháp luật
cạnh tranh, các mức độ nhất định có thể ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh Do vậy,
Trang 22vẫn đề liên quan đến hạn chế cạnh tranh có thể được ghi nhận trong hợp đồng nhượng quyền
Thứ nhất, điều khoản về đề xuất giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Với lý do
nhằm đảm bảo tính thống nhất của cả hệ thống nhượng quyên, trong hợp đồng NQTM, BNQ thường đưa ra các quy định nhằm loại bỏ sự cạnh tranh về giá của các bên nhận BNHQ trong toàn bộ hệ thống Theo đó, khi ký hợp đồng BNQ sẽ đưa ra yêu cầu của mình về việc xác định mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hoạt động nhượng quyên, đồng thời sẽ loại bỏ quyền của BNHQ trong việc đưa ra mức giá khác với đề xuất của mình Bên cạnh đó, hợp đồng NQTM cịn có khả năng xuất hiện quy định về ấn định giá bán cho các thành viên của hệ thống NQTM, điều khoản này thông
thường được thể hiện dưới các hình thức:
+ Đảm bảo một mức giá thống nhất đối với tất cả các BNHQ trong toàn hệ thống + Các BNHQ không được cạnh tranh về giá với nhau
+ Các BNHQ không được phép tăng đơn vị sản phẩm bán ra cho cùng mức giá Ví dụ như ở Việt Nam, hệ thống NQTM “phở 24” công khai ấn định giá bán 24.000đ/ tô phở cho các BNHQ có liên quan Có nghĩa là giá bán một tô phở là 24.000 là mức giá thống nhất đối với tất cả các cửa hàng là BNHQ Các cửa hàng này không được bán cao hơn hoặc thấp hơn mức giá mà BNQ đã đưa ra Và với cung mức giá như vậy các cửa hàng không được tăng đơn vị của phở lên nhiều hơn so với quy định chung nhằm đảm bảo tính thống nhất đối với tất cả BNHQ trong toàn hệ thống
Xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau như đảm bảo tính thống nhất của cả hệ
thống về chất lượng và giá cả hoặc xuất phát từ lợi ích của người tiêu đùng, nhằm đảm bảo cho họ được sử dụng hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt nhất và giá thành thấp nhất trên toàn hệ thống mà BNQ có thể “đề xuất” giá bán cho các BNHQ Tuy nhiên, điều khoản này cũng có khả năng vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh
Thứ hai, là điều khoản về phân chia khu vực kinh doanh, khách hàng Trong hoạt
Trang 23Mỗi BNHQ điều tuân thủ sự phân chia thị trường theo quyết định của BNQ cụ thê:
Một là, quy định về phân chia lãnh thổ, thể hiện ở “điều khoản về địa điển bán
hàng” Quy định này cấm BNHQ bán hàng ngoài phạm vỉ của mình Hợp đồng NQTM có thể quy định rằng BNHQ chỉ được khai thác hệ thống NQTM tại một cơ sở duy nhất, nghĩa là BNHQ có nghĩa vụ:
- Bán sản phâm theo quy định của hợp đồng tại một địa điểm xác định đồng thời trang trí cửa hàng theo hướng dẫn của BNQ
- Không cạnh tranh với BNQ và các BNHQ khác trong mạng lưới NQTM
- Không dịch chuyển hàng hóa được cung cấp từ điểm bán hàng này sang điểm
bán hàng khác (đối với kiểu nhượng quyền phân phối)
Hai là, quy định về phân chia khách hàng được thê hiện như sau:
+ Hợp đồng NQTM có thể quy định về nghĩa vụ cơ bản của BNQ đối với BNHQ,
theo đó đảm bảo việc không tranh giành khách hàng của BNHQ và ngược lại Mặc dù trong hoạt động NQTM, BNHQ sẽ kinh doanh với tên gọi, nhãn hiệu đồng bộ với BNQ cũng như với các BNHQ khác, tuy nhiên hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt là nguy cơ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn mình Vì
vậy, để đảm bảo lợi ích của mình, BNHQ thường yêu cầu BNQ ký hợp đồng NQTM
độc quyền Theo đó trong một phạm vi, khu vực địa lý nhất định BNQ chỉ được nhượng
quyền thương mại của mình cho một BNHQ duy nhất và BNHQ có quyền tự do khai thác “quyền thương mai”
+ BNHQ có nghĩa vụ chỉ bán hàng cho người sử dụng cuối cùng hoặc BNHQ khác Quy định này cam BNHQ ban lai hàng mang nhãn hiệu của BNHQ cho các nhà
bán lẻ không phải là thành viên của hệ thống nhượng quyền thương mại Trên thực tế,
có thể chấp nhận được quy định này vì lý do cần phải giữ uy tín cho sản phẩm và địch
vụ cuả cả hệ thống NQTM
Việc quy định về phan chia thị trường và hạn chế cạnh tranh giữa các thành viên trong hệ thống NQTM Tuy vậy, để xác định xem điều khoản này có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau của
từng việc cụ thể
Trang 24
Thứ ba, điều khoản hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua
bán hàng hóa, dịch vụ Trong nhượng quyền, để thu được lợi nhuận tối đa cũng như để thực hiện chiến lược kinh doanh, BNQ và BNHQ có thể thỏa thuận về khối lượng hàng
hóa, dịch vụ được sản xuất phân phối như:
+ Ấn định thời gian san xuất, cung ứng sản phâm của hệ thống nhượng quyền nhằm hạn chế số lượng sản phâm được sản xuất và cung ứng ra thị trường
+ Thống nhất về sản lượng hàng hóa sản xuất hoặc cung ứng cho thị trường giữa BNQ với các BNHQ trong cùng hệ thống
+ Ấn lượng hàng hóa cung cấp của BNQ đối với các BNHQ
Thông thường, khối lượng hàng hóa được ẫn định sẽ thấp hơn so với nhu cầu của
thị trường nhằm tạo thành sự khan hiếm ảo trên thị trường lảm mất cân bằng cung cầu
để đây giá thành cao nhằm mục đích hưởng lợi Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả
năng BNQ ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng nhằm đảm bảo sự
can bang giữa các BNHQ và để hợp lý hóa hoạt động kinh doanh
Thứ tư, Điều khoản về duy trì tính đặc trưng và uy tín của mạng lưới nhượng quyền (bán hàng có ràng buộc) Trong hợp đồng NQTM (thường là trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng) thông thường sẽ có điều khoản này Theo đó để duy trì tính đặc trưng và uy tín của mạng lưới nhượng quyền; một mặt BNQ có trách nhiệm cung cấp cho BNHQ bí quyết và kỹ thuật chế biến, nâu nướng thậm chí cả nghĩa vụ mua nguyên liệu từ BNQ hoặc từ bên thứ ba do BNQ chỉ định Việc đặt ra các tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền nhìn chung, là có lợi cho người tiêu dùng và có thể làm cho thị trường hoạt động một cách hiệu quả hơn Nó giúp cho người tiêu dùng có nhiều thơng tin, giúp họ đưa ra các quyết định chính xác hơn về sản
phẩm mà họ dự định mua đồng thời các tiêu chuẩn đó làm cho cung cầu thị trường cân
băng nhanh hơn và lợi ích của công nghệ mới được sử dụng hiệu quả hơn nhưng điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng gia nhập thị trường của các chủ thể không được chỉ định bởi BNQ
Thứ năm, điều khoản về phân phối độc quyên Đối với nhượng quyền thương mại, đặc biệt là đối với nhượng quyền phân phối thì BNHQ phải tuyệt đối trung thành và tôn trọng lợi ích của BNQ, trong hoạt động kinh doanh, BNHQ không được phép
thực hiện các hành vi nhằm có ý mang lại lợi ích cho bên thứ ba hoặc cho đối thủ cạnh
tranh của BNQ do đó BNHQ có nghĩa vụ:
Trang 25+ Hạn chế kinh doanh một loại hàng hóa được ghi rõ trừ khi hàng hóa đó được
BNQ cung cấp hoặc bên thứ ba do BNQ chỉ định
+ Cắm BNHQ bán lại hàng không mang nhãn hiệu của BNQ
Thực tế thì các quy định này là cần thiết, bắt buộc đối với hoạt động nhượng
quyền vì khơng thê chấp nhận các cửa hàng mang cùng một thương hiệu, tên thương mại mà cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác nhau Trừ các trường hợp ngoại lệ khi chủ thương hiệu cho phép bổ sung một số sản phâm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đặc thủ của địa phương, nhưng việc cho phép bổ sung các sản phẩm khác cũng phải được thực hiện thống nhất cho tất cả các cửa hàng nhận quyền trong cùng một khu vực địa lý
Thứ sáu, điều khoản về nghĩa vụ không cạnh tranh Khi đồng ý cho phép BNHQ kinh đoanh dưới tên gọi và tiêu chuẩn chung thì sẽ dẫn đến một hệ quả là BNHQ có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh của BNQ khi hợp đồng nhượng quyền chấm dứt Do vay, dé đảm bảo quyền lợi của mình và loại bỏ rủi ro đó từ hoạt động nhượng quyền thương mại thì BNQ sẽ yêu cầu BNHQ cam kết không được cạnh tranh với mình hoặc với BNHQ khác trong cùng hệ thống Theo đó BNHQ có nghĩa vụ:
+ Không tham gia dù trực tiếp hoặc gián tiếp vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào giống với việc kinh doanh nhượng quyền hoặc cạnh tranh với việc kinh doanh nhượng quyên trong thời gian thực hiện hợp đồng nhượng quyền và một khoản thời
gian sau khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng:
+ Sau khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền không chiêu dụ khách
hàng cũ hoặc khách của cơ sở kinh doanh nhượng quyền hoặc tìm mọi cách lôi kéo bất kỳ khách hàng từ BNQ hoặc bất kỳ BNHQ nào của BNQ
+ Buộc mỗi người lao động khi vào làm việc phải ký một cam kết không cạnh
tranh trước khi họ bắt đầu công việc theo mẫu của BNQ;
+ Sau khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền không được tuyển
dụng hay chào mời bất kỳ người nào tại thời điểm đó hoặc vào bất kỳ thời điểm nào
trong vòng hai năm tiếp theo đó đã được tuyển dụng bởi bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền khác của hệ thống nhượng quyền
Thứ bảy, điều khoản về hạn chế quảng cáo Việc quảng cáo ngoài phạm vi kinh
doanh của BNHQ có thể dẫn đến việc dịch chuyển khách hàng Nhất là đối với kiểu
NQTM dịch vụ Thí vụ: trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nếu BNHQ quảng cáo cho
khách hàng của mình bằng tắm bảng quảng cáo lớn đặt trên đường cao tốc từ sân bay
Trang 26nhiều BNHQ trong đó có một trong những BNHQ sẽ quảng cáo khách sạn của mình để thu hút khách hàng về phía mình bằng cách cố ý đạt tắm bảng quảng cáo ngay trung tâm đường vào thành phố thì sẽ làm cho những khách hàng ở xa mới đến và những
khác du lịch chú ý tới dé họ có một chỗ nghĩ tốt và vô tình sẽ thu hút được khách hàng
của cửa hàng nhận quyền khác trong cùng hệ thống nhượng quyền nhưng ở địa chỉ khác Do đó, BNQ phải kiểm soát hoạt động quảng cáo của BNHQ bằng các quy định:
+ BNHQ không được phép quảng cáo nếu chưa được sự đồng ý của BNQ
+ Hoạt động quảng cáo sẽ do BNQ thực hiện, BNHQ phải có nghĩa vụ trả chi phí cho việc quảng cáo
+ Không được quảng cáo về địa điểm bán hàng
Qui định về điều này Luật thương mại 2005 ghi nhận “bên nhượng quyền có quyền tổ chức quảng cáo cho hệ thống NQTM và mạng lưới NQTM” (khoản 2 điều 286)
Các điều khoản liên quan đến hạn chế cạnh tranh nêu trên là yếu tố đặc trưng
truyền thống của hợp đồng NQIM Tuy nhiên, van dé dat ra là liệu sự cạnh tranh giữa các thành viên của hệ thống nhượng có quan trọng bang sự cạnh tranh với các đối thủ
cạnh tranh khác trên thị trường hay khơng, nói cách khác thì các điều khoản này có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh hay khơng Vì vậy, điều quan trọng là phải xác định được giới hạn hợp pháp hoặc vi phạm pháp luật đối với các điều khoản trên
nhằm tạo điều kiện phát triển cho hoạt động NQTM đồng thời vẫn không làm ảnh
hưởng đến mội trường cạnh tranh
Tuy nhiên thì hoạt động NQTM vẫn ảnh hưởng đối với môi trường cạnh tranh Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, để giành được sự cân bằng về quyền lợi, các bên trong hợp đồng thường được ghi nhận các thỏa thuận chung để kiểm soát hành vi của nhau BNQ chỉ có thể an tâm nhượng quyền khi bên nhận quyền chấp nhận
những hạn chế nhất định (như hạn chế về lãnh thổ, về khách hàng, không bán các sản
phâm cùng loại của đối thủ cạnh tranh của bên nhượng quyên ), và ngược lại bên nhượng quyền chỉ thật sự quyết tâm đầu tư, mua quyền thương mại khi có sự đảm bảo về việc độc quyền phân phối, bán sản phẩm trong một địa bàn địa lý nhất định từ phía
bên nhượng quyền Với việc ghi nhận các điều kiện ràng buộc như vậy, với các điều
kiện đó, trên thực tế hoạt động nhượng quyền thương mại có thể gây hạn chế cạnh
tranh, làm sai lệch nhu cầu của thị trường
Thứ nhất, với việc ký hợp đồng nhượng quyền thương mại độc quyền, mà theo
Trang 27được nhượng quyền cho một bên nhận quyền duy nhất đồng thời bên nhận quyên chỉ
được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khu vực địa lý đó Nếu nhìn ở từng quan hệ
nhượng quyên riêng thì quy định đó được xem là nghĩa vụ của các bên, nhưng xét trong mối quan hệ với các chủ thể nhận quyền khác trong cùng hệ thống, bằng sự chỉ định mỗi chủ thể phụ trách một khu vực thị trường đã làm cho từng doanh nghiêp có được vị trí độc quyền trong khu vực đó, cho nên điều khoản này sẽ hạn chế các doanh nghiệp
gia nhập vào thị trường ở những khu vực đã được phân chia cụ thể, đồng thời điều đó sẽ
hạn chế khả năng lựa chọn nhà cung ứng sản phâm, hàng hóa của người tiêu dùng trong một khu vực địa lý nhất định và hệ qủa là có thể gây hạn chế cạnh tranh
Thứ hai, với điều khoản nhằm duy trì đặc trưng của hệ thống nhượng quyền (điều khoản bán kèm ràng buộc) sẽ hạn chế quyền lựa chọn nguồn cung ứng hàng hóa của bên nhận quyên, đồng thời có thể làm tăng chi phí sản xuất của bên nhận quyền Bên cạnh đó, với điều khoản này hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể tạo ra rào cản nhằm ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phat triển kinh doanh bằng cách thống nhất từ chối mua hàng hoặc bán hàng cho các bên thứ
ba nếu nhận thấy việc mua, bán hàng hóa với bên thứ ba có khả năng gây ra những thiệt
hại đối với “quyền thương mại” mà các bên đang khai thác Mặt khác, việc các bên thỏa thuận chỉ mua hàng hóa hoặc nguyên vật liệu từ bên nhượng quyền hoặc bên thứ ba được xác định trước sẽ ngăn cản sự tham gia của các chủ thê khác tham gia thị trường mà không quan tâm tới điều kiện mua hàng, chất lượng hàng hóa mà bên thứ ba này có thể cung cấp
Thứ ba, thông qua hoạt động nhượng quyền các bên đã tạo ra các hạn chế dọc (Vertical restraint) Có nghĩa là khi tham gia vào hoạt động NQTM thì bên nhượng quyền sẽ phân phối lưu thơng hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho chính các bên nhận quyền của mình kinh doanh trên thị trường và bên nhận quyền không cần phải lẫy nguyên liệu, hàng hóa từ những doanh nghiệp khác ngoài hệ thống, nhằm tạo dựng cho
các bên vị trí thống lĩnh trên thị trường Việc lạm dụng điều đó sẽ dẫn đến hệ quả là lợi
ích của người tiêu dùng sẽ bị xâm phạm
Thứ tư, với mục đích bảo vệ uy tín và thương hiệu, bên nhượng quyền thường buộc bên nhận quyền chấp nhận một số hạn chế nhất định Chính điều đó sẽ tạo ra rào
cản, ngăn cản sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 28biệt này mà các bên trong quan hệ nhượng quyền đều yêu cầu bên còn lại thực hiện các thỏa thuận mang dáng dấp của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Đây chính là yếu tố chủ yếu mà dựa vào đó pháp luật một số nước cho rằng quan hệ nhượng quyền thương mại phải được điều chỉnh bằng pháp luật cạnh tranh” Những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên đã tao ra mối quan hệ giữa pháp luật cạnh trạnh và pháp luật nhượng quyền thương mại
1 Hằng Nga — Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, Nxb tong hop Thanh
Trang 29CHƯƠNG 2
NHƯỢNG QUYN THƯƠNG MẠI DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT CẠNH
TRANH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẺ GIỚI
2.1 Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới
2.1.1 Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh của liên
minh Chau Au EU
Nhuong quyền thương mại (NQTM) là hoạt động thương mại phát triển với tốc
độ cao trên thế giới hiện nay, được sử dụng trong hơn 60 lĩnh vực kính doanh khác nhau, từ kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ thuê xe, giải trí đến các dịch vụ giáo dục, y tẾ NQTM giúp cho BNQ mở rộng hệ thống kinh doanh, sử dụng
khả năng của các đối tác địa phương để phát triển thị trường mới mà không cần phải
đầu tư vốn Đối với BNHQ, NQTM giúp cho BNHQ sử dụng thương hiệu, kinh nghiệm
đã được phát triển cũng như sự trợ giúp, huấn luyện từ BNQ Tuy nhiên, NQTM cũng có nhược điểm nhất định NQTM có thể khiến cho BNQ chịu những tổn thất do mắt quyền kiểm soát đối với BNHQ, mất uy tín của thương hiệu và rủi ro của cái gọi là “ngư ông đắc lợi” từ BNHQ và đối thủ cạnh tranh không trung thực, không lành mạnh Và mặc dù NQTM cho phép BNHQ có những tự chủ tương đối, nhưng BNHQ vẫn phải
chịu những ràng buộc, hạn chế nhất định liên quan đến hoạt động kinh doanh, cạnh
tranh, hay chuyển giao doanh nghiệp từ bên chuyển quyền
Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại (NQTM), hợp đồng NQTM cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ NQTM về những vấn đề chính trong nội dung của quan hệ này Đây chính là cơ sở phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyên và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng
Cộng hoà Pháp cũng không ban hành một luật riêng cho hoạt động NQTM ở
đầy, các án lệ, các quy định của Hiệp hội NQTM Pháp được coi là luật lệ chính điều
Trang 30Pháp và một cá nhân với tư cách là bên nhận quyền Sau này, nghĩa là sau thời điểm có phán quyết của Tồ án về vụ Pronuptia vào năm 198ó, hầu hết các vụ tranh chấp liên
quan đến hợp đồng NQTM đều được các Toà án ở Pháp và trong khối Cộng đồng
chung châu Âu xem xét đưới góc độ của án lệ Pronuptia Khi giải quyết tranh chấp đối với Pronuptia, Toà Phúc thâm Paris đã lần đầu tiên công nhận hiệu lực của hợp đồng NQTM với tính chất khơng phải một dạng hợp đồng phân phối sản phẩm mà là hợp
đồng theo đó, một bên có thể mở rộng mạng lưới, kiếm tìm lợi nhuận mà không cần
đầu tư bằng tiền của chính chính mình ” Như vậy, ở Pháp, đây là lần đầu tiên hợp đồng
NQTM được nhìn nhận đúng với bản chất của nó Có thê nói, hầu hết những khái niệm về hợp đồng NQTM ra đời sau này ở một số nước châu Âu đều dựa trên những đặc
điểm chính mà các chủ thể của án lệ Pronuptia đã thoả thuận Một thực tế là, không
phải quốc gia nào cũng có khái niệm riêng biệt để nhận biết hợp đồng NQTM Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, loại hợp đồng này vẫn được phân biệt với các loại hợp đồng khác như hợp đồng li-xăng hay hợp đồng đại lý phân phối sản phẩm
Qua đó, cho ta thấy nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại của liên
minh Châu Âu EU là một tập hợp các thoả thuận của các bên chủ thể, trong đó các bên
phải đề cập đến ít nhất một số vẫn đề chủ yếu liên quan đến: / nhát, sự chuyển giao các yếu tô của quyên sở hữu cơng nghiệp, sở hữu trí tuệ từ bên nhượng quyền sang bên
nhận quyền nhằm khai thác thu lợi nhuận; /# hai, sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối
với bên nhận quyên trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng; /# ba, nghĩa vụ tài chính cũng như các nghĩa vụ đối ứng khác của bên nhận quyền đối với bên nhượng quyên
Với khái niệm này, hợp đồng NQTM đã thể hiện được đúng bản chất pháp lý của hoạt
động NQTM, giúp cho cơng chúng có thể dễ dàng phân biệt được loại hợp đồng thương
mại đặc biệt này với một số loại hợp đồng khác có cùng một hoặc một số tính chất nhất
định Tuy nhiên đối với hợp đồng NQTM cũng có một số ràng buộc nhất định Đối với BNQ đề bảo vệ uy tín thương hiệu của mình và để hạn chế rủi ro do đó BNQ thường
buộc BNHQ phải chấp nhận những hạn chế cạnh tranh nhất định như giới hạn về địa
điểm kinh doanh, nghĩa vụ không cạnh tranh với BNQ, hạn chế về giá về khách hàng,
buộc BNHQ phải mua các nguyên vật liệu đầu vào từ BNHQ hay bên thứ ba được chỉ
định Ngược lại, BNHQ có thể buộc BNQ phải chuyển giao quyền thương mại độc quyền cho mình Những quy định hạn chế cạnh tranh như vậy trong NQTM trong một chừng mực nhất định có thể bị lạm dụng bởi các bên, nhất là bởi BNQ, và có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh (PLCT) ở Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) cho đến nay đã
'? Graham and Trotman, Commercial Agency and Distribution Agreements, Laws and practice in the Member
States of the European Community, Association Internationale des Jeunes Avocats, page 203, 204,205
Trang 31có nhiều tranh chấp liên quan đến NQTM trên cơ sở PLCT Mặc dù pháp luật về
NQTM ở các quốc gia này đã phát triển và ln được hồn thiện, nhưng các bên có liên
quan vẫn sử dụng các quy định của PLCT để chống lại những hành vi hạn chế cạnh tranh trong NQTM, chống lại hành vi lạm quyền của BNQ và cơ quan nhà nước có thâm quyền về cạnh tranh thậm chí vẫn ban hành các quy định về việc áp dụng PLCT trong hoạt động NQTM
Cho đến nay, án lệ Pronuptia'Ý, là vụ việc liên quan đến NQTM dau tién va duy
nhất mà Tòa án Tư pháp Châu Âu (ECJ) xem xét dưới góc độ PLCT Trong vụ việc này, BNHQ (bà Schillgallis) và BNQ (Pronuptia de Paris) đã giao kết 3 hợp đồng NQTM, theo d6 BNHQ duoc mo 3 cua hang bản áo cưới, áo dạ hội và các sản phẩm liên quan mang thương hiệu Pronuptia de Paris tại 3 thành phố của nước Đức Theo quy
định của hợp đồng, BNHQ có quyền độc quyên trong 3 thành phố này, tức BNQ khơng
được tự mình hay cho phép bên thứ ba mở cửa hàng mang thương hiệu Pronuptia de Paris, hay bán sản phẩm của Pronuptia cho bên thứ ba trong phạm vi 3 thành phố trên
Đổi lại BNHQ chỉ có quyền bán sản phẩm áo cưới, áo dạ hội và sử dụng thương hiệu
Pronuptia de Paris tại 3 cửa hàng đã được xác định; phải mua khoảng 80% áo cưới và sản phẩm liên quan từ BNQ, và chỉ được mua số còn lại từ các nhà cung cung đã được BNQ chấp nhận trước; phải xem xét các khuyến nghị về giá mà BNQ đề xuất tuy điều
đó khơng ảnh hưởng đến quyền tự ấn định giá của BNHQ; khơng được phép có các
hoạt động cạnh tranh với bất kỳ cửa hàng mang thương hiệu Pronuptia de Paris khác;
phải chấp nhận một số giới hạn về quảng cáo.”
Trong quá trình thực hiện hợp đồng NQTM, BNHQ không trả phí duy trì (tiền bản quyền) nên bị BNQ khởi kiện Nhưng BNHQ đã đưa ra lập luận cho rằng các quy
định nêu trên là hạn chế cạnh tranh, vi phạm Điều 81 Hiệp định thành lập Cộng đồng
Châu Âu (TEC) ý Do đó, các hợp đồng NQTM này bị vô hiệu theo quy định của Điều
81 TEC, va BNHQ khong phai tra phi duy trì chưa thanh tốn
ECJ dựa trên bản chất của NQTM cho rằng BNQ khi cho phép BNHQ str dung thương hiệu, bí quyết kinh doanh và những trợ giúp cần thiết khác để mở cửa hàng NQTM luôn cần phải đề phòng rủi ro, tránh trường hợp các bí quyết kinh doanh và sự
!* ECJ, Case 161/84, Pronuptia de Paris GmbH v Pronuptia de Paris Irmgard Schillgallis, 28/1/1986, [1986]ECR 353
1 http://www.nclp.org.vn“huc tien _ phap_lua/nhuong-quyen-thuong-mai-duoi-goc-l 1 1o-phap-luat-canh- tranh/?searchterm=%22tranh %20châp 22
Trang 32trợ giúp đó lại làm lợi cho đối thủ cạnh tranh (dù chỉ là gián tiếp) Do đó, nghĩa vụ không cạnh tranh của BNHQ với BNQ là cần thiết, khong vi pham Diéu 81 TEC
Qua vụ việc trên cho chúng ta thấy được quy định của pháp luật Châu Âu về nhượng quyền thương mại dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh như: Chấp nhận các hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng NQTM Thứ nhất, cắm BNHQ mở cửa hàng giống hay tương tự ở trong khu vực mà BNHQ đó có thể cạnh tranh với một thành viên khác trong hệ thống các cửa hàng NQTM trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng NQTM và trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi hợp đồng kết thúc Thứ hai, cắm BNHQ chuyển giao cửa hàng NQTM của mình cho một bên thứ ba khác mà khơng có sự đồng ý trước của BNQ” Trong hợp đồng NQTM, BNHQ trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực thì BNHQ khơng được quyền mở cửa hàng trong phạm vi, khu vực mà ở đó có một của hàng khác trong hệ thống và một khoảng thời gian hợp lý sau khi kết thúc hợp đồng (theo các án lệ tại Châu Âu, thông thường thời hạn đó là 5 năm kế từ khi hợp đồng kết thúc) thì điều đó sẽ khơng gây cản trở BNHQ thành lập cơ sở kinh doanh tương tự như cửa hàng nhận quyền ” Do vậy tòa án cho rằng điều khoản đó hợp lý nhằm bảo vệ hệ thống nhượng quyền Và như vậy thì cũng khơng có hiện tượng tranh giành khách hàng của nhau trong cùng một hệ thống điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu Và còn một điều khoản là không cho phép BNHQ khi đang kinh doanh mà chuyển giao cửa hàng NQTM của mình cho một bên thứ ba khác mà khơng có sự đồng ý trước của BNQ Điều đó sẽ làm cho BNQ khơng kiểm sốt được các cửa
hàng trong hệ thống và không đảm bảo được uy tín Bởi vì khi mà BNHQ chuyền giao
cửa hàng cho người khác, nếu như cửa hàng đó khơng thực hiện đúng theo BNQ như: về nguyên liệu, về giá, khác hàng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống nhượng quyên
Bên cạnh đó, BNQ cần phải áp dụng các biện pháp dé bao vé uy tin va ban sắc
của các cửa hàng mang thương hiệu của mình, cũng như để xây dựng và đảm bảo tính thống nhất hình ảnh của tồn hệ thống NQTM Vì vậy các biện pháp cần thiết để đạt
các mục đích nêu trên không phải là các hạn chế cạnh tranh theo quy định của Điều 8l
TEC Cu thể, ECJ chấp nhận các điều khoản trong hợp đồng NQTM quy định BNHQ phải có nghĩa vụ:
- Áp dụng phương thức kinh doanh đã được phát triển bởi BNQ và sử dụng các bí quyết kinh doanh mà BNQ cung cấp;
17 Pronuptia, tldd, doan 16
Trang 33- Bán sản phẩm theo quy định của hợp đồng tại địa điểm đã được xác định; trang trí cửa hàng theo hướng dẫn của BNHQ
- Không được chuyển cửa hàng sang địa điểm mới, không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cho bên thứ ba mà khơng có sự đồng ý trước của BNQ
- Chỉ được bán sản phẩm cung cấp bởi BNQ hay cung cấp bởi bên thứ ba được BNQ đồng ý trước (tuy nhiên quy định như vậy không được phép ngăn cản BNHQ mua
sản phẩm bán bởi BNHQ khác để bán lại)
- Phải được BNQ chấp thuận đối với các hoạt động quảng cáo (nội dung quảng cáo)
Tuy nhiên ECJ chấp nhận các điều khoản trên trong hợp đồng NQTM là không vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng cũng nhắn mạnh rằng, các hành vi vượt quá mức cần thiết để bảo vệ bí quyết kinh doanh của BNQ và duy trì uy tín, bản sắc của hệ thống
NQTM co thé gay han ché canh tranh, vi pham Diéu 81TEC, nhất là các điều khoản liên quan đến phân chia thị trường, an định giá, hạn chế số lượng bán của BNHQ
Nhưng đề đi đến kết luận đó thì cần phải xem xét tổng thể bối cảnh kinh tế của hạn chế
cạnh tranh đó Có nghĩa là nếu cho các hành vi đó có thể gây hạn chế cạnh tranh thì cần phải xem xét các hạn chế đó có ảnh hưởng đến nền kinh tế, nó có làm cho bối cảnh kinh tế không phát triển bị độc quyền, không cho các cửa hàng khác tham gia Hay tạo điều kiện thuận lợi hơn, có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp sáng
tạo hơn, linh hoạt hơn và từ đó có nhiều lĩnh vực khác cùng phát triển Nếu những điều
khoản đó vi phạm Điều 81TEC, nhưng thỏa mãn 4 điều kiện quy định tại Điều 81, thì chúng vẫn được miễn trừ
Trên cơ sở phán quyết của ECJ trong án lệ này, ủy ban Châu Âu đã ban hành 5 quyết định miễn trừ áp dụng Điều §1 TEC cho các hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
NQTM liên quan đến độc quyền về khu vực kinh doanh, nghĩa vụ không cạnh tranh của BNHQ, giới hạn về khách hàng Đặc biệt, ủy ban Châu Âu cũng đã ban hành Nghị định số 4087/88 về việc áp dụng Điều 81 TEC đối với hợp đồng NQTM, theo đó một
số hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng NQTM được tự động miễn trừ
Đến cuối năm 1999, đầu năm 2000, trên cơ sở “cải cách” PLCT của EU, ủy ban
Châu Âu đã ban hành Nghị định số 2790/1999 về việc áp dụng Điều 81 TEC đối với các thỏa thuận theo chiều đọc, và Hướng dẫn đối với Nghị định này để điều chỉnh các
hợp đồng NQTM Theo đó, nếu thị phân trên thị trường liên quan của BNQ không vượt quá 30%, và hợp đồng NQTM khơng có các điều khoản hạn chế cạnh tranh nghiêm
Trang 34trọng, đặc biệt là hạn chế quyền tự định giá bán của BNHQ (trừ trường hợp quy định
giá tối đa hay đưa ra khuyến cáo về giá) thì hợp đồng NQTM đó sẽ khơng vi phạm Điều 81 hoặc sẽ được miễn trừ tự động Nếu hợp đồng NQTM không tự động được miễn trừ theo Nghị định số 2790/1999, hợp đồng đó sẽ được xem xét trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế của nó, nhằm đánh giá tổng thể ảnh hưởng khuyến khích cạnh
tranh và ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh Đặc biệt, Hướng dẫn của ủy ban Châu Âu cho
phép thời hạn của nghĩa vụ không cạnh tranh trong hợp đồng NQTM dài hơn (nhưng không quá thời hạn hiệu lực của hợp đồng NQTM) nếu nghĩa vụ đó là cần thiết để duy trì bản sắc và uy tín của hệ thống NQTM, mặc dù Nghị định số 2790/1999 quy định nếu thời hạn của nghĩa vụ không cạnh tranh trong thỏa thuận theo chiều dọc nói chung vượt quá 5 năm thì thỏa thuận đó khơng được miễn trừ chung theo Nghị định này'”
Như vậy theo nghị định 2790/1999 thì một hợp đồng NQTM sé duoc tu dong
miễn trừ khi thị phần trên thị trường liên quan của BNQ không vượt quá 30%, và hợp
đồng NQTM khơng có các điều khoản hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng, đặc biệt là hạn
chế quyên tự định giá bán của BNHQ (trừ trường hợp quy định giá tối đa hay đưa ra khuyến cáo về giá) thì hợp đồng NQTM đó sẽ khơng vi phạm Điều 81 hoặc sẽ được miễn trừ tự động Nếu hợp đồng NQTM không tự động được miễn trừ theo Nghị định số 2790/1999, hợp đồng đó sẽ được xem xét trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế của
nó, nhằm đánh giá tổng thể ảnh hưởng khuyến khích cạnh tranh và ảnh hưởng hạn chế
cạnh tranh Thị phần trên thị trường liên quan của BNQ không vượt quá 30%, ví du: chi có một doanh nghiệp nào đó kinh doanh hàng hóa là vải để phục vụ cho may mặc, hay một doanh nghiệp, công ty kinh doanh mặc hàng điện tử mà có thị phần chiếm 30% trên thị trường liên quan cạnh tranh với một vài công ty khác nữa cùng kính doanh điện tử nhưng chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trên thị trường Do đó các doanh nghiệp độc quyền này sẽ dùng sức mạnh của mình để bốc lột khách hàng, còn các doanh nghiệp
thống lĩnh thì sẽ loại bỏ các doanh nghiệp còn lại để được độc quyền bằng cách hạ giá
hoặc tăng giá mua trong một khoản thời gian dài đủ để có thê làm cho các doanh nghiệp khác phá sản Những hành vi này thường làm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền Xét trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế của nó, nhằm đánh giá tổng thể ảnh hưởng khuyến khích cạnh tranh và ảnh hưởng hạn chế cạnh là: khuyến
khích cạnh tranh là làm cho môi trường cạnh tranh phát triển hơn, tạo điều kiện cho nền
kinh tế phát triển Ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh là làm giảm cạnh tranh là việc cạnh
Trang 35
tranh trên thị trường đang tồn tại và phát triển mạnh nhưng có một số doanh nghiệp
ngồi lại với nhau để bàn bạc làm cho số lượng doanh nghiệp cạnh tranh giảm bớt Ví dụ: như có 50 doanh nghiệp đối đầu nhau để tồn tại trên thị trường sau khi ngồi lại ban bạc thì chỉ còn 20 doanh nghiệp đối đầu nhau, còn 30 doanh nghiệp cịn lại có thể thỏa
thuận với nhau về giá, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu vv sẽ ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, làm cho sức cạnh tranh của các doanh nghiệp bị giảm, khơng cịn linh hoạt và sáng tạo nữa
Vì vậy, đối với Liên minh Châu Âu thì để xem xét các thỏa thuận trong hợp đồng nhượng quyên thương mại có phải là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hay không, thì
cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau; một là xem những hạn chế đó có rơi vào
trường hợp được chấp nhận trong hợp theo quy định là không vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không, hai là xét xem chúng có rơi vào trường hợp được tự động miễn trừ
theo Nghị định số 2700/1999, nếu những hạn chế rơi vào trường hợp được miễn trừ thì
hợp đồng đó sẽ được xem xét trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế của nó, nhằm đánh giá tổng thể ảnh hưởng khuyến khích cạnh tranh và ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh Rồi mới kết luận chúng có vi phạm pháp luật cạnh tranh
2.1.2 Nhượng quyền thương mại dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh ở Mỹ Một trong những nguyên tắc cơ bản của PLCT của Mỹ là một hành vi hạn
chế cạnh tranh chỉ bị cắm khi nó hạn chế thương mại một cách bất hợp lý Vì vậy, các
hành vi hạn chế cạnh tranh thường phải được xem xét trên nguyên tắc lập luận hợp lý, tức phải được phân tích một cách toàn diện trên cơ sở bối cảnh kinh tế của chúng Các
ảnh hưởng khuyến khích cạnh tranh và các ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh của một hành
vi hạn chế cạnh tranh phải được phân tích, đánh giá chỉ tiết, kỹ lưỡng nhằm xác định
xem hạn chế cạnh tranh đó về bản chất có tác dụng khuyến khích cạnh tranh hay thực
sự ngăn cản cạnh tranh
Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh khi áp dụng nguyên tắc lập luận hợp lý nhằm
phân tích các khía cạnh kinh tế của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các phân tích
kinh tế như vậy thường rất phức tạp, kéo dài, nhiều lúc không đem lại kết quả, và tạo nên sự không chắc chắn cho các doanh nghiệp, vì họ khơng biết các thỏa thuận có xu hướng hạn chế cạnh tranh của họ có vi phạm PLCT hay khơng Vì vậy, Tịa án Tối cao
(TATC) Mỹ đã khẳng định, nếu một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thỏa mãn hai điều
Trang 36của hành vi, thì thỏa thuận đó mặc nhiên vỉ phạm PLCT mà không cần phải tiễn hành các phân tích tồn diện theo nguyên tắc lập luận hợp lý
Trong án lệ Sylvania”, TATC Mỹ đã xem xét một quy định trong hợp đồng NQTM cắm BNHQ ban sản pham của BNQ ngoài khu vực đã thông nhất trước có phải
là một hạn chế thương mại bất hợp lý vi phạm PLCT (Điều I Đạo luật Sherman) hay
khơng Tịa án này cho răng, những hạn chế cạnh tranh như vậy làm giảm cạnh tranh
đối với một thương hiệu nhất định của một loại sản phẩm (trong án lệ này là cạnh tranh
giữa các BNHQ từ Sylvania - BNQ), nhưng trên thực tế có thể thúc đây cạnh tranh giữa các thương hiệu khác nhau của cùng một loại sản phẩm (trong án lệ này là cạnh tranh giữa các BNQ với nhau, tức giữa Sylvania và các đối thủ của nó) Cơ chế thị trường luôn tồn tại những khiếm khuyết như ảnh hưởng “ngư ông đắc lợi”, tức một hay một số doanh nghiệp (như BNQ) phải mất nhiều chi phí đầu tư ban đầu để cải tiến, sáng
tạo, quảng cáo, thiết lập thị trường, xây dựng thương hiệu ; trong khi một số doanh
nghiệp (như BNHQ hoặc các đối thủ cạnh tranh của BNQ) chỉ “ăn theo” không tốn các chỉ phí đầu tư ban đầu, có thê hưởng lợi từ sự đầu tư của doanh nghiệp khác (BNQ) Điều này khiến cho các doanh nghiệp đầu tư ban đầu (BNQ) phải chia xẻ lợi
nhuận và dẫn đến khơng có động lực để tiến hành đầu tư tiên phong ban đầu Vì vậy, trong hoạt động NQTM, BNQ chỉ có thể an tâm nhượng quyền khi các BNHQ chấp
nhận những hạn chế nhất định (như hạn chế nhất định về lãnh thổ, về khách hàng,
không bán các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh của BNQ ), và ngược lại
BNHQ chỉ có thể thực sự quyết tâm đầu tư, mua quyền thương mại khi có được sự bảo
đảm về việc độc quyền phân phối, bán sản phẩm trong một địa bàn địa lý nhất định từ
phía BNQ Với những hạn chế về cạnh tranh như vậy, BNHQ mới có thể tạo chỗ đứng
cho mình trên thị trường, hay BNQ mới có thể duy trì và phát triển hoạt động NQTM của mình, qua đó góp phần thúc đây cạnh tranh giữa các bên nhượng quyền của một loại sản phẩm Điều này khiến giá trị khuyến khích cạnh tranh về tổng thê lớn hơn ảnh
hưởng hạn chế cạnh tranh giữa các BNHQ của một thương hiệu nhất định
Qua vụ việc trên cho ta thấy được những quy định trong hợp đồng NQTM dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Mỹ như sau: Trong hợp đồng NQTM nếu BNQ muốn an
tâm nhượng quyền thì buộc BNHQ phải chịu một số hạn chế nhất định như: Hạn chế
nhất định về lãnh thổ, về khách hàng, không bán các sản phẩm cùng loại của các đối thủ
cạnh tranh của BNQ Và ngược lại BNHQ chỉ mua quyền thương mại khi được BNQ
bảo đảm về việc độc quyền phân phối, bán sản phẩm trong một địa bàn địa lý nhất định
Trang 37
từ phía BNQ Có nghĩa là khi BNHQ chấp nhận ký hợp đồng NQTM với BNQ thì BNHQ chỉ được quyền bán hàng trong một khu vực nào đó mà BNQ đã quy định không được bán hàng ra những khu vực khác Ví dụ: BNQ chỉ định BNHQ chỉ được bán sản phẩm trong khu vực A Và không được bán sang khu vực B, C hay D Và chỉ được bán hàng hóa của BNQ, khơng được cùng lúc vừa bán sản phẩm của BNQ và các
đối thủ cạnh tranh của BNQ Ví dụ: BNQ ký hợp đồng với BNHQ về bán sản phẩm là
hàng may mặc loại A, thì BNHQ chỉ được quyền bán sản phẩm đó của BNQ không được quyên bán sản phẩm cùng loại nhưng là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh của
BNGQ Và ngược lại, thì khi BNHQ đã chấp nhận những điều khoản hạn chế đó thì BNQ
cũng phải đảm bảo là trong khu vực nhất định đó chỉ có BNHQ đó bán sản phẩm đó, khơng có một của hàng nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền bán sản phẩm đó Ví dụ: BNQ có các cửa hàng nhận quyền là, A, B, C Nếu BNQ đã chỉ định BNHQ A kinh doanh tại khu vực I thì khơng cho phép các cửa hàng nhận quyền còn lại bán sản phẩm ở khu vực I do
Với những hạn chế như vậy thì BNHQ có thể tạo chỗ đứng cho mình trên thị trường Và BNQ cũng có thể duy trì và phát triển hoạt động NQTM của mình, qua đó góp phần thúc đây cạnh tranh giữa các BNQ có cùng một loại sản phẩm Có nghĩa là khi các bên đã chấp nhận những hạn chế đó thì BNQ sẽ khơng sợ các BNHQ có những
hành động “ngư ông đắc lợi” và đối thủ cạnh tranh không trung thực, không lành mạnh
và làm trái với những quy định chung của hệ thống, từ đó làm cho hệ thống nhượng quyền ngày càng được mở rộng và phát triển hơn và có thể kiểm soát hệ thống nhượng quyền của mình Và sẽ ra sức nâng cao, đào tạo chuyên môn cho các BNHỌ, có những biện pháp để thúc đây quá trình sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường và các BNQ có cùng loại sản phẩm Vì nếu chúng ta có phương pháp quản lý tốt thì sẽ duy trì được hệ thống nhượng quyền Chính vì vậy, TATC Mỹ, qua án lệ Sylvania, di khẳng định các hạn chế cạnh tranh trong trong hợp đồng NQTM không liên quan đến giá sản phẩm phải được xem xét trên cơ sở nguyên tắc lập luận hợp lý,
các hạn chế cạnh tranh như giới hạn về khu vực địa lý, nghĩa vụ không cạnh tranh hay
quyền độc quyền kinh doanh trong phạm vi địa lý nhất định của bên nhận quyên được xem là không vi phạm PLCT nhưng nếu như những hạn chế trong hợp đồng NQTM có liên quan đến ràng buộc bán kèm thì sẽ khác
Vì có đạo luật Sherman quy định ràng buộc bán kèm là vi phạm pháp luật cạnh
tranh Và để chứng minh một thỏa thuận bản kèm v1 phạm PLCT phải thỏa Š điều kiện
Trang 38Nhìn chung, một ràng buộc bản kèm xuất hiện khi bên bán sẽ bán một sản phẩm
chính với điều kiện bên mua đồng ý mua một sản phẩm khác hoặc ít nhất đồng ý không mua sản phẩm được bán kèm từ một doanh nghiệp khác Thỏa thuận ràng buộc bán kèm vi phạm PLCT (Điều 1 Đạo luật Sherman) nếu người bán có năng lực thị trường mạnh trên thị trường sản phẩm chính, và nếu thỏa thuận ràng buộc như vậy ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại trên thị trường sản phẩm được bán kèm Do đó, để chứng minh một thỏa thuận bán kèm vi phạm PLCT, nguyên đơn thông thường phải chứng mỉnh thỏa thuận bán kèm đó thỏa mãn 5 điều kiện: (ï), sản phâm chính và sản phẩm được bán kèm là hai sản phâm riêng biệt; (11), bên bán đã thực sự ép buộc bên mua đồng ý mua sản phâm được bán kèm; (iii), bên bán có năng lực thị trường đủ mạnh trên thị trường sản phâm chính để ép buộc bên mua phải đồng ý mua sản phâm được bán
kèm, và khơng có sự biện minh hợp lý cho ràng buộc bán kèm đó; (1v), có các ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh trên thị trường sản phẩm được bản kèm; và (v), thỏa thuận đó
có liên quan đáng kẻ đến thương mại trên thị trường sản phẩm bán kèm Cũng chính bởi 5 điều kiện trên mà có những vụ việc tưởng như giống nhau nhưng phán quyết của Tịa
án lại hồn tồn khác nhau:
Trong an lé Siegel v Chicken Delight, Inc.”!, Chicken Delight da tién hanh hoat
động NQTM thiết lập các cửa hàng bán thức ăn mang thương hiệu Chicken Delight cho các BNQ, và không thu phí nhượng quyên cũng như phí bản quyền Tuy nhiên Chicken Delights yêu cầu các BNHQ phải mua các dụng cụ nấu ăn, bao bì đóng gói thức ăn và một số vật liệu khác của Chicken Delight với giá cao hơn giá các sản phẩm cùng loại mà các nhà cung cấp khác bán ra Tòa án phúc thâm liên bang cho rằng điều khoản ràng buộc bán kèm trong hợp đồng NQTM của Chicken Delight là vi phạm PLCT
Tuy nhiên, trong án lệ Kentucky Fried Chicken v Diversiied Packmg sau đó, khi KEC (BNQ) yêu cầu BNHQ mua các thiết bị và nguyên liệu từ KEC hay từ các nhà cung cấp khác được KEC chấp thuận bằng văn bản nếu thỏa mãn những yêu cầu về chất
lượng mà KEC cơng bó, và việc chấp thuận như vậy không thê bị hủy bỏ một cách bất
hợp lý, thì ràng buộc như vậy lại được Tòa án phúc thâm liên bang cho là không vi phạm PLCT
Trong án lệ Queen City Pizza, Inc v Domino’s Pizza, Inc ”, hợp đồng NQTM mẫu của DPI (BNQ) quy định tất cả nguyên liệu, đồ dùng và bao bì sử dụng tại các cửa hàng NQTM phải phù hợp với tiêu chuân của DPI, và tùy vào sự quyết định cua DPI,
?! Siegel v Chicken Delight, Inc., 448 F.2d 43 (9th Cir 1971), cert denied 405 U.S 955 (1972) ” Queen City Pizza, Inc v Domino’s Pizza, Inc., 124 F.3d 430 (3 Cir 1997)
Trang 39BNHQ phải mua chúng từ DPI hay bên cung cấp được sự đồng ý của DPI Tòa án phúc thâm liên bang dựa trên khái niệm thị trường sản phẩm liên quan là thị trường các sản phẩm có thể thay thế được cho nhau một cách hợp lý dưới góc độ của người tiêu dùng với cùng một mục đích sử dụng đã cho rằng, thị trường sản phẩm liên quan trong án lệ
này không chỉ giới hạn đối với các sản phẩm là các nguyên vật liệu, đồ dùng được sự
đồng ý của DPI và được sử dụng bởi các BNHQ của DPI mà phải là thị trường các nguyên liệu, đồ dùng được cung cấp từ các nguồn khác nhau và được sử dụng ở tất cả các cửa hàng làm và bán p1zza nói chung
Tịa án cũng cho rằng những ràng buộc trong hợp đồng NQTM không thê giải quyết theo PLCT, mà chỉ có thể giải quyết theo quy định của hợp đồng NQTM và pháp luật về hợp đồng Điều này có nghĩa là Tịa án đã thừa nhận sức mạnh kinh tế phát sinh từ thỏa thuận trong hợp đồng, như hợp đồng NQTM, khơng có liên quan gì đến sức
mạnh thị trường, đến lợi ích của người tiêu dùng, hay PLCT
Tuy nhiên trong án lệ Subsolutions, Inc v Doctor’s Associates, Inc toa an cho rang lập luận về sự trói buộc của BNHQ vào BNQ có thể được chấp nhận nếu nguyên đơn chứng minh được rằng BNHQ, với tư cách là một người hợp lý bình thường, khơng thể suy đốn một cách hợp lý việc “khai thác” sau này của BNQ sau khi BNHQ đó đã mua quyên thương mại, và họ không thể tự bảo vệ họ bằng việc có những thỏa thuận đảm bảo từ BNQ hay đối thủ của BNQ Trong vụ việc này, quy định mới mà DAI (BNQ) đưa ra buộc các BNHQ trang bị hệ thống chấp nhận thanh toán bằng thẻ, và phải mua hệ thống này từ một doanh nghiệp duy nhất không phải là quy định có từ lúc các BNHQ giao kết hợp đồng NQTM với DAI, tức BNHQ không thể lường trước được việc DAI bắt buộc BNHQ phải tuân thủ thêm hạn chế cạnh tranh như vậy Do vậy, tòa
án kết luận hành vi đó của DAI thỏa mãn các điều kiện của một hành vỉ ràng buộc bán
kèm, vi phạm PLCT
Qua những vụ việc trên cho ta thấy được những quy định của pháp luật cạnh tranh trong hợp đồng NQTM ở Mỹ như sau: Những hạn chế cạnh tranh về giới hạn về khu vực địa lý, nghĩa vụ không cạnh tranh hay độc quyền kinh doanh trong phạm vi địa lý nhất định của BNHQ Được xem là không vi pham pháp luật cạnh tranh Mà ở đây chỉ xét về khía cạnh ràng buộc bán kèm trong hợp đồng nhượng quyền có phải là những
thỏa thuận hạn chế vi phạm pháp luật cạnh tranh theo Điều 1 Dao luat Sherman.Va đề
xem chúng có phải thỏa thuận bán kèm cần phải thỏa mãn 5 điều kiện như trên Và
cũng từ những điều kiện trên mà có nhiều phán quyết khác nhau Trước khi đi đến kết
Trang 40liên quan của BNQ trước hoặc sau khi giao kết hợp đồng NQTM Nếu như trước khi giao kết hợp đồng mà BNQ có thị phần trên thị trường liên quan lớn và BNQ có tình ép buộc BNHQ mua sản phẩm bán kèm thì chứng tỏ BNQ đã lợi dụng sức mạnh của mình trên thị trường để buộc BNHQ phải mua nguyên vật liệu, dụng cụ từ các bên cung cấp được chỉ định trong khi BNHQ có thể mua chúng trên thị trường với giá thấp hơn thì những ràng buộc bán kèm đó sẽ vi PLCT Còn ngược lại, nếu sau khi giao kết hợp đồng NQTM thì BNQ mới có thị phần trên thị trường lớn, thì những ràng buộc bán kèm đó có thê được xem là không vi PLCT, bởi vì nếu thị phần của BNQ trước khi giao kết hợp
đồng chưa lớn mạnh thì khi BNHQ chịu ký hợp đồng và chấp nhận những ràng buộc bán kèm đó, thì đó là một sự chấp nhận tự nguyện và không thể nói rằng BNQ đã lợi
dụng sức mạnh của mình trên thị trường để ép buộc BNHQ mua những sản phẩm bán kèm đó, và sự thỏa thuận đó sẽ khơng vi phạm PLCT Và nếu như trong hợp đồng
NQTM có các điều khoản hạn chế mà BNQ không thông báo trước cho BNHQ biết thì
BNHQ sẽ được bảo vệ nếu có xảy ra tranh chấp
Như vậy, việc kết luận các ràng buộc bán kèm trong hợp đồng NQTM có vi phạm PLCT hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm xác định thị trường liên quan, đó là trước khi giao kết hợp đồng NQTM hay sau khi giao kết hợp đồng NQTM, nhằm khẳng định sức mạnh thị trường của BNQ đối với BNHQ, cũng như việc khang dinh BNQ có lạm dụng sức mạnh thị trường trên thị trường liên quan hay không để ép
BNHQ phải mua nguyên vật liệu, dụng cụ từ các bên cung cấp được chỉ định trong khi
bên nhận quyền có thể mua chúng trên thị trường với giá thấp hơn (hay với chất lượng cao hơn) Dù sao đi chăng nữa thì việc BNQ được sở hữu thương hiệu NOTM không
mặc nhiên khiến cho nó có sức mạnh thị trường (vị trí thống lĩnh thị trường), và BNHQ
sẽ được bảo vệ nếu các thông tin hạn chế cạnh tranh không được BNQ thông báo đầy đủ khi hai bên giao kết hợp đồng NQTM theo quy định về cung cấp thông tin trong
hoạt động NQTMỂ
2.2 Những nội dung cơ bản của nhượng quyền thương mại dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh Việt Nam
2.2.1 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đông nhượng quyên thương mại
- Đảm bảo quyên tự do kỉnh doanh của các chủ thê: Tự do kinh doanh luôn bao hàm trong nó quyền tự do hợp đồng Các chủ thê tham gia thị trường hoàn tồn có
thé chu động trong việc liên kết, thiết lập và thực hiện các chiến lược kinh doanh của