MỤC LỤC
Trong hoạt động NQTM thường thấy xuất hiện quy định BNQ yêu cầu BNhQ không được chuyển cửa hàng khỏi vị trí đã được xác định trong hợp đồng NQTM hay không được chuyển giao cửa hàng cho bên thứ ba bất kì mà không có sự đồng ý của BNQ; hay BNQ có quyền chuyển giao quyền thương mại cho nhiều BNhQ khác nhau; BNhQ có quyền độc quyền sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, kinh doanh trong một khu vực địa lý theo sự xác định trong hợp đồng NQTM. Do đó, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về cạnh tranh khi thực hiện hoạt động NQTM cũng như các vụ tranh chấp liên quan là rất cần thiết nhằm có thể đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động NQTM diễn ra trên thị trường Việt Nam; có thể vận dụng những quy định đó để bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động NQTM ra.
- Thứ sáu, BNhQ không được phép cạnh tranh dưới bất kì hình thức nào với một cửa hiệu Pronuptia khác trong thời gian hiệu lực của hợp đồng và trong vòng một năm (01) sau khi hợp đồng hết hiệu lực, đặc biệt là khi BNhQ sau này mở một hoạt động kinh doanh khác có tính chất tương tự hoặc giống với hoạt động kinh doanh theo hợp đồng NQTM, không được tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một doanh nghiệp khác kinh doanh như vậy trên lãnh thổ CHLB Đức, trên lãnh thổ Tây Beclin hay trên bất cứ một khu vực lãnh thổ nào mà Pronuptia đã từng có bất kì hình thức đại diện nào;. Nói tóm lại, theo pháp luật của cộng đồng chung Châu Âu, thì việc hợp đồng NQTM có quy định theo đó BNhQ có nghĩa vụ chỉ được bán hàng hoá được quy định theo hợp đồng ở các địa điểm bán hàng được bố trí và trang trí theo hướng dẫn của BNQ là chấp nhận được hay những điều khoản nhằm duy trì tính đặc trưng và uy tín của mạng lưới NQTM, mà cụ thể là được thể hiện bằng các quy định đa dạng tại từng hợp đồng cụ thể, mặc dù có thể vi phạm PLCT, nhưng lại có thể được đánh giá là cực kỳ cần thiết để BNQ thực hiện quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh trong hệ thống NQTM để duy trì tính đặc trưng và uy tín của mạng lưới NQTM.
Bởi thế nên đã tồn tại một số trường hợp miễn trừ, mà cụ thể là: trên cơ sở phán quyết của ECJ trong án lệ Sylvania, Uỷ ban Châu Âu đã ban hành 5 quyết định miễn trừ áp dụng Điều 81(1) TEC cho các HCCT trong hợp đồng NQTM liên quan đến độc quyền về khu vực kinh doanh, nghĩa vụ không cạnh tranh của BNhQ, giới hạn về khách hàng,… Không những thế, Uỷ ban Châu Âu cũng đã ban hành Nghị định số 4087/88 về việc áp dụng Điều 81(3) TEC đối với hợp đồng NQTM, theo đó một số HCCT trong hợp đồng NQTM được tự động miễn trừ. Theo nguyên tắc lập luận hợp lý thì những HCCT dạng BNhQ được độc quyền phân phối trên một khu vực địa lý nhất định giúp cho BNhQ mới có thể tạo chỗ đứng cho mình trên thương trường (nếu không có sự bảo đảm rằng bản thân BNhQ sẽ được độc quyền trên một khu vực nhất định, rất có thể tại một khu vực mà có quá nhiều cửa hàng nhận quyền của BNQ thì khả năng việc kinh doanh của BNhQ tiến triển là không cao,…), hay cũng nhờ có những TTHCCT này mà BNQ mới có thể duy trì và phát triển hoạt động NQTM của mình, qua đó góp phần thúc đẩy cạnh tranh giữa các BNQ của một loại sản phẩm.
Pháp luật về NQTM bao gồm cả Luật thương mại năm 2005 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành của văn bản này như Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động NQTM, Thông tư số 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký NQTM khi quy định về hoạt động này mới chỉ quy định một cách chung nhất, khái quát nhất về quyền và nghĩa vụ của các bên, đăng ký hoạt động NQTM,…; còn lại tất cả những văn bản pháp luật này vẫn chưa để ý tới mặt liên quan giữa hoạt động này và sự điều chỉnh ở các luật khác, như: Luật SHTT (bởi NQTM là chủ thể kinh doanh cùng chia sẻ thành công của mình với các BNhQ, mà thành công này có được chính là nhờ các kết quả của lao động sáng tạo mà có, các Tên thương mại, Nhãn hiệu hàng hoá, Bí quyết kinh doanh,…chính là những vấn đề được điều chỉnh trong pháp luật về SHTT), Luật cạnh tranh (như các thỏa thuận của các bên trong hoạt động NQTM vốn thể hiện bản chất của hoạt động này nhưng có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh ), và các pháp luật khác. Tình hình này là đáng bàn nếu Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế một cách sâu, rộng hơn nữa, bởi hệ thống pháp luật về thương mại đang còn nhiều tồn tại, vốn hiểu biết về pháp luật NQTM của các BNQ và các bên dự kiến nhận quyền Việt Nam là còn hạn chế mà lại không có một văn bản pháp luật nào có.
Chắc chắn là sẽ gây lúng túng, khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhất là khi cùng một dạng hành vi là “áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng” (Điều 8.5 và Điều 13.5 Luật cạnh tranh 2004), nhưng với Điều 8.5 thì sẽ bị cấm khi thoả mãn Điều 9.2, hoặc tuy không thoả mãn Điều 9.2 nhưng lại rơi Điều 10.1 thì lại được miễn trừ. Ngoài ra, khi BNQ có vị trí thống lĩnh thị trường (thoả mãn các điều kiện tại Điều 11.1 LCT 2004) thì rất có thể hành vi bán kèm của nó sẽ rơi vào Điều 13.5 LCT 2004 “áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ khụng liờn quan trực tiếp đến đối tượng hợp đồng” (Điều này được làm rừ hơn tại Điều 18 Nghị định 116/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cạnh tranh 2004) và sẽ bị cấm.
Về cơ bản, với thị trường tiềm năng hơn 80 triệu dân, hạ tầng dịch vụ ngày càng được hoàn thiện, tốc độ tăng trường kinh tế hàng năm đạt trên 7%, đời sống nhân dân ngày được nâng cao,…, đây chính là những tiền đề để phương thức kinh doanh franchising “bùng nổ” ở Việt Nam. Là bởi, không chỉ nhượng quyền trong nước, nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam ( trong trường hợp này hợp đồng NQTM mẫu cùng với các điều khoản trong hợp đồng đó có liên quan đến các ngành luật khác là do BNQ– bên nước ngoài – bên mà ở quốc gia của họ có pháp luật về NQTM phát triển, nên tất nhiên việc của các bên dự kiến nhận quyền của Việt Nam chỉ là tìm hiểu về hệ thống NQTM đó liệu có khả năng thành công khi kinh doanh tại Việt Nam hay không, tìm hiểu những điều kiện để biết mình có đáp ứng được không và bản thân mình có muốn tham gia hệ thống đó hay không) mà còn là NQTM từ Việt Nam ra nước ngoài (lúc này mẫu hợp đồng NQTM với các điều khoản có liên quan tới các pháp luật chuyên ngành khác tất nhiên do phía Việt Nam xây dựng, và để bảo vệ các quyền SHTT của mình, bảo đảm uy tín thương hiệu, sự đồng bộ của hệ thống rất có thể trong hợp đồng NQTM mẫu đó có những điều khoản nhằm bảo vệ những quyền chính đáng này nhưng lại là vi phạm PLCT).
Hiện nay, pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về NQTM còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, muốn để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật về thương mại thì việc cần làm chính là đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật về NQTM và các pháp luật khác có liên quan trong đó có pháp luật về cạnh tranh. Việt Nam đang tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế một cách sâu rộng, bằng chứng là Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, tham gia kí kết nhiều hiệp định quốc tế và khu vực, mà cụ thể nhất chính là việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Ba là, khi xem xét ràng buộc bán kèm trong NQTM, cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh cần phân tích khái niệm “không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (theo quy định tại Điều 8 Khoản 5, Điều 13 Khoản 5) và khái niệm “phù hợp với hệ thống kinh doanh do BNQ quy định” trên cơ sở bối cảnh của hoạt động NQTM, đặc biệt cần tính đến yếu tố: (i) tồn tại hay không tồn tại các biện pháp khác vẫn đạt được mục đích là nhằm bảo vệ bản sắc, uy tín và chất lượng của hệ thống NQTM nhưng lại có ít ảnh hưởng tiêu cực hơn đến cạnh tranh; và (ii) ràng buộc bán kèm đó có ảnh hưởng thực sự ngăn cản đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường, loại bỏ đối thủ cạnh tranh hay vẫn có thể cho phép các đối thủ cạnh tranh tham gia trong thị trường sản phẩm được bán kèm. Chính thuật ngữ “thị phần kết hợp” được sử dụng trong bối cảnh tại Điều 9.2 LCT 2004 khiến nhiều người cho rằng Điều 9.2 chỉ áp dụng với các thoả thuận theo chiều ngang bởi định nghĩa khái niệm này theo quy định tại Điều 3.6 LCT 2004 cũng như trong PLCT của Mỹ và Liên minh Châu Âu cho thấy, chỉ khi nào các bên của thoả thuận hoạt động trong cùng một giai đoạn trong quá trình sản xuất, kinh doanh (tức đó là thoả thuận giữa các đối thủ cạnh tranh - thoả thuận theo chiều ngang) thì mới tồn tại thị phần kết hợp.
Đối với BNhQ ở Việt Nam, trong khi giao kết hợp đồng NQTM nờn yờu cầu cỏc BNQ giải thớch rừ cỏc điều khoản HCCT trong hợp đồng NQTM, cũng như quy định chi tiết các ràng buộc cụ thể phát sinh trong tương lai, và nên vận dụng PLCT để bảo vệ quyền lợi của mình khi BNQ lạm dụng quyền sau khi BNhQ đã đầu tư tài chính và nhân lực vào hoạt động NQTM đó. Đấy chỉ là giải pháp trước mắt, còn tại Việt Nam, các chủ thể có thực hiện hoạt động NQTM nên thành lập một hiệp hội NQTM như tại nhiều quốc gia khác (trên thế giới đã tồn tại Hiệp hội về franchise) để tham gia và học hỏi kinh nghiệm của chính bản thân các doanh nghiệp có hoạt động NQTM tại Việt Nam, đồng thời sẽ có tổ chức bên cạnh các chủ thể này khi có tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra đối với một thành viên.