1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

69 2,7K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 362,5 KB

Nội dung

Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô giáokhoa Luật Dân sự, khoa Sau Đại học, trường Đại học Luật Hà Nội đã tậntình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trongquá trình học tập tại trường.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Nguyễn ThịLan, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu,giúp tôi hoàn thành luận văn.

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điềukiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thểtránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy côvà các bạn.

Hà Nội, tháng 04 năm 2011

Học viên

Đinh Thị Hồng Minh

Trang 2

CHƯƠNG I 4

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.1 Khái niệm gia đình và thành viên gia đình 4

1.1.2 Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình 5

1.2 Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình 7

1.3.1 Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội 11

1.3.2 Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình 13

1.4 Pháp luật một số quốc gia đối với vấn đề bạo lực gia đình 14

1.4.1 Phạm vi điều chỉnh 15

1.4.2 Phòng ngừa bạo lực gia đình 17

1.4.3 Thủ tục xác định và báo cáo về những trường hợp bạo lực gia đình 19

1.4.4 Về các quyết định bảo vệ nạn nhân 20

CHƯƠNG II 22

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 22

2.1 Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình 22

2.2 Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể của bạo lực gia đình 25

2.2.1 Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân 25

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình 27

2.3 Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình 30

2.3.1 Trách nhiệm của cá nhân, gia đình 30

Trang 3

3.1 Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam những năm gần đây 49

3.1.1 Thực trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình 49

3.1.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian qua 52

3.2 Một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế 55

3.2.1 Làm rõ một số khái niệm quan trọng trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 55

3.2.2 Hoàn thiện một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 57

KẾT LUẬN 63

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính lịch sử toàn cầu, gây nhức nhối chonhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối vớiphụ nữ Bước sang thế kỷ XXI, phòng, chống bạo lực giới đang là một trongnhững mục tiêu của thiên niên kỷ Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon

đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ là không bao giờ được chấp nhận, khôngbao giờ được khoan dung, tha thứ " [16]

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâmtới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếpvà gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và gia đình;Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh Xử lývi phạm hành chính; Pháp lệnh về Người cao tuổi; Pháp lệnh về Người tàntật và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Những văn bản này đãtạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng,chống bạo lực gia đình Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì các quyphạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biếtvề lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưacó nhiều thay đổi Chính vì vậy mà việc nghiên cứu những quy định của phápluật hiện hành và những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng những quy địnhnày trên thực tế, từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều chỉnhcủa pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình hiện nay là rất cần thiết

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời, sự quan tâm củacác học giả tới vấn đề này thường chỉ dừng ở những nghiên cứu về mặt xã

Trang 5

hội, những nghiên cứu về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thườnglồng trong các nghiên cứu về hôn nhân gia đình Từ khi Luật Phòng, chốngbạo lực gia đình ra đời, những nghiên cứu pháp lý về vấn đề này đã xuất hiệntrên nhiều báo, tạp chí bởi tính thời sự cấp thiết của nó Tuy nhiên, nhữngnghiên cứu có hệ thống, có trọng tâm về pháp luật phòng, chống bạo lực giađình chưa nhiều Hiện tại có thể kể tới Luận văn thạc sĩ luật học "Luật phòngchống bạo lực gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình" của tácgiả Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội, 2010); Khóa luận tốt nghiệp "Tìm hiểu hành vibạo lực gia đình - nguyên nhân, giải pháp hạn chế" của tác giả Nguyễn Thị

cụ thể của việc phòng, chống bạo lực gia đình Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào nghiên cứu một cách toàn diện và tổng quát về các quy định của LuậtPhòng, chống bạo lực gia đình và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệuquả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình trong thời gian tới.Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ởViệt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình

3 Tính mới của đề tài

Đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”không đi vào nghiên cứu một nội dung cụ thể nào mà chỉ đánh giá chung vềcác quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam, thamkhảo quy định của một số nước trên thế giới về vấn đề này Từ đó, xem xétthực trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình và thực trạng áp dụngpháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian qua đểđưa ra kiến nghị về một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quảhành vi bạo lực trên thực tế

Trang 6

4 Mục đích, phạm vi nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các quy định của phápluật về bạo lực gia đình hiện nay, xem xét thực trạng về bạo lực gia đình đểtìm ra một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi này

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào các quy định củaLuật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, có xem xét tới các quy định cóliên quan trong các văn bản pháp luật khác

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp cụ thể được tác giả sử dụng khi nghiên cứu đề tài baogồm: quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp so sánh…

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văncòn gồm 3 chương:

Chương I: Khái quát chung về bạo lực gia đìnhChương II: Thực trạng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đìnhChương III: Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam trong những năm gầnđây và một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lựctrên thực tế

Trang 7

CHƯƠNG IKHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm gia đình và thành viên gia đình

Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội Khônggiống bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinhhọc, kinh tế, tâm lý, văn hóa Những mối liên hệ cơ bản của gia đình baogồm vợ chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác: cô,dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể Mốiquan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống tình dục,sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đờisống gia đình và đóng góp cho xã hội Mối liên hệ này có thể dựa trên nhữngcăn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên,tự phát

Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhauhôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩavụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hônnhân và gia đình năm 2000)

Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhauvề khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong mộtsổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dướimột mái nhà…

Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rấtnhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; giađình hạt nhân và gia đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầyđủ…

Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới nhữngquan niệm khác nhau về thành viên gia đình

Trang 8

Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhaubằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểmcho rằng thành viên gia đình là những người cùng được ghi tên trong một sổhộ khẩu; hoặc là những người cùng sống trong một gia đình…

Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những ngườitrong cùng dòng họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợchồng, con cái, cháu chắt (bao gồm cả con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể )

Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người sống trongcùng một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹvà con cái, vợ và chồng, những người khác sống cùng như người giúp việc,giữa những người đã từng là con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con rể vớicha mẹ vợ, giữa những người sống chung với nhau như vợ chồng Nhữngngười này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quantâm chia sẻ với nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thànhnên mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ vớinhau Theo chúng tôi, đây là quan niệm đúng đắn về thành viên gia đình, cóthể áp dụng trong các quan hệ pháp lý bởi vì sự điều chỉnh của pháp luật tronglĩnh vực hôn nhân và gia đình cần xuất phát từ mối quan hệ, sự ảnh hưởng,tác động lẫn nhau giữa những cá nhân là thành viên gia đình chứ không đơnthuần xuất phát từ những quan hệ như hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng

1.1.2 Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình

Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức,trấn áp hoặc lật đổ" [12] Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các

hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thứchành xử trong các quan hệ xã hội nói chung Các mối quan hệ xã hội vốn rấtđa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành

Trang 9

nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy vàbạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…

Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ýcủa các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với cácthành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực giađình) Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vậndụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” [21, tr 27] Gia đình là tế

bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coinhư là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khácnhau Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thứcchủ yếu sau:

- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình,làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ

- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thươngtới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình

- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tếcủa thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sởhữu tài sản…)

- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng éptrong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng épsinh con

Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khácnhau Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lựcbao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sứckhoẻ, tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

Trang 10

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quảnghiêm trọng;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữaông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em vớinhau;

- Cưỡng ép quan hệ tình dục;- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tựnguyện, tiến bộ;

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏngtài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của cácthành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chínhquá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ratình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở

1.2 Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình

1.2.1 Phong tục, tập quán

Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề,điều này có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay.Tính gia trưởng được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra mộtvị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia đình: họ có "quyền" quyếtđịnh những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viênkhác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình Thậm chí, có người coiviệcsử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình Đi cùngvới đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, " vợ chồng đóng cửa bảo nhau"nên những việc trong gia đình thì những người khác thường không muốn can

Trang 11

thiệp vào Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong công tác phòng,chống bạo lực gia đình hiện nay.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những truyền thống tốt đẹp như:kính già yêu trẻ, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ hay những triết lý Nhogiáo tiến bộ “phu thê cung kính như khách” đã và đang có những tác độngtích cực tới việc bảo vệ những thành viên yếu thế trong các gia đình: ngườigià được kính trọng, trẻ con được yêu thương, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau…Những tư tưởng này nếu được phát huy và áp dụng phù hợp với xã hội hiệnnay thì sẽ góp phần quan trọng, tích cực trong phòng, chống bạo lực trong cácgia đình Việt Nam

1.2.2 Tâm lý

Khái niệm tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nóichung mà là tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ,con, anh, chị, em…với nhau và với vấn đề bạo lực gia đình

Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là: “Phu xướng phụ tùy”,đề cao vai trò tự chủ của đàn ông trong gia đình Điều này có lúc đã làm mấtđi quyền tự vệ của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình.Điều này đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợđánh chồng luôn bị coi là hành vi xấu, bị cả xã hội lên án; còn người chồngđánh vợ thì mặc nhiên được gọi là “biết dạy vợ”; hành vi “đòi hỏi” của ngườichồng luôn được coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục tùngtheo… Hơn thế nữa, với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất đểkhẳng định mình dường như đã là một thói quen, một điều không thể thiếu; vàthực sự khả năng kiềm chế của họ cũng không bằng phụ nữ nên rất dễ “độngchân động tay” khi phải giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình Tuy nhiên,cũng cần phải nhìn nhận rằng: trong suy nghĩ của một số phụ nữ, việc đay

Trang 12

nghiến, chì chiết chồng là hoàn toàn bình thường, mà không hề nghĩ đó làhành vi bạo lực, gây ra những tổn thương về tinh thần cho người chồng.

Cha mẹ luôn dành những tình cảm yêu thương, trân trọng cho con cáimình Song quan niệm về giáo dục của phần đông người Việt vẫn là “ yêu choroi cho vọt” Chính vì vậy, việc cha mẹ đánh đập, mắng mỏ con cái được coilà bình thường, thậm chí là cần thiết và không thể thiếu để dạy con thànhngười Những đứa con trong gia đình phải chấp nhận sự giáo dục này, và cuốicùng cũng cảm thấy đó là bình thường để chịu đựng Bên cạnh đó, nhiều bậccha mẹ vẫn có suy nghĩ con cái là “của mình”, nên mình có quyền đối xử tùyý, người khác không được can thiệp vào

Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kínhtrên nhường dưới” vẫn được đề cao Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếutố văn hóa, sự áp đặt của những thành viên lớn tuổi với các thành viên nhỏhơn trong gia đình là khá phổ biến và thường xuyên vì quan niệm “khônkhông đến trẻ, khỏe không đến già” Trong xã hội hiện nay, điều này thườnglàm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối quan hệ trong giađình trở nên căng thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia đình

1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quanhệ trong gia đình và ngoài xã hội Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căngthẳng, tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thểchất, tinh thần không đáng có Việc thiếu thốn về vật chất cũng làm cho cácthành viên trong gia đình không có điều kiện giao lưu, học tập, tiếp cận nhữngtri thức tiến bộ cũng như không được định hướng về cách ứng xử trong giađình, khiến tình trạng bạo lực càng dễ có nguy cơ xảy ra Tuy nhiên, ở rấtnhiều gia đình, dù điều kiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lựcgia đình Điều này có thể được lý giải như sau: khi kinh tế phát triển, các

Trang 13

thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa mãn các lợi ích cá nhân mà thiếuđi sự quan tâm chăm sóc tới nhau; hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế màphát sinh tranh chấp giữa những người thân trong gia đình Ở những gia đìnhnày, bạo lực về tinh thần có xu hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinhtế hay tình dục bởi vì những nhu cầu này đều có thể được đáp ứng phần nàobằng tiền bạc

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, xuhướng bạo lực có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đềudễ dàng tìm đến việc sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh.Ngoài ra, sự suy giảm các giá trị truyền thống cũng làm gia tăng những hànhvi bạo lực gia đình vốn hiếm gặp trước đây: Vợ đánh chồng, con cái đánhđập, mắng chửi bố mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặc biệt là với trẻem…

1.2.4 Định kiến giới

Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người ViệtNam từ hàng ngàn năm nay và thực sự đã và đang cướp đi nhiều quyền lợichính đáng của người phụ nữ Người vợ, người mẹ thường không có được sựtôn trọng xứng đáng trong gia đình, không được hưởng những quyền lợi vềvật chất, về tinh thần và thường xuyên phải chịu những tổn thương: bị đánhđập, bị xúc phạm danh dự, bị cưỡng ép tình dục… Ngay cả với trẻ em, quanniệm “con gái là con người ta” cũng khiến nhiều bé gái bị thiệt thòi hơn sovới bé trai Sự bất bình đẳng về giới này được cả xã hội chấp nhận, thậm chícả chính những người phụ nữ cũng coi đó là bình thường Điều này cũng lànguyên nhân trực tiếp nhất dẫn tới nạn bạo hành với người phụ nữ trong giađình

Trang 14

1.2.5 Trình độ dân trí

Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phòng, chống bạo lực giađình nêu trên đều có thể được giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độdân trí Khi được tiếp xúc với những tri thức tiến bộ, được hiểu biết về vai tròcủa gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cũng nhưnhững quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi viphạm trong lĩnh vực này sẽ giảm xuống Như đã phân tích ở trên, những yếutố như tâm lý, phong tục tập quán, quan điểm giới… đã làm cho những ngườicó hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân và những người xung quanh, thậm chícả những cơ quan có thẩm quyền cho rằng hành vi đó là đúng, là được phépvà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào Chính vì vậy mà tình trạng bạolực gia đình vẫn phổ biến và không được ngăn chặn một cách hiệu quả.Nhưng nếu trình độ dân trí được nâng cao, vị trí của gia đình và mỗi thànhviên gia đình được khẳng định, kiến thức pháp luật được cung cấp đầy đủ thìnhững hành vi bạo lực sẽ khó có cơ hội phát triển: nạn nhân hiểu rõ quyền củamình và có thể áp dụng những biện pháp tự bảo vệ cần thiết; người có hành vibạo lực biết tính chất sai trái của hành vi và những hậu quả có thể phải gánhchịu, do đó sẽ phải cân nhắc kỹ càng; những người xung quanh, những cơquan có thẩm quyền khi biết được nghĩa vụ và quyền lợi của mình sẽ tham giaphòng, chống bạo lực gia đình một cách tích cực, chủ động hơn

1.3 Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội Ýnghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình

1.3.1 Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội

Tình hình bạo lực gia đình đang xảy ra khá phổ biến tại khắp các vùngmiền trên cả nước Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác nhau đều để lạinhững hậu quả nặng nề về thể chất, sức khỏe, tinh thần, kinh tế… đối với nạnnhân Đặc biệt, với trẻ em thì những hành vi này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong

Trang 15

tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này Những trẻ em lànạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinhthần lớn lao, rất dễ có những phản ứng tiêu cực Còn với những em phảichứng kiến nạn bạo lực giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạo lựcgiữa bố mẹ chúng thì thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, có thể gây nênnhững chấn thương tâm thần đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời Những đứa trẻnày thường lo lắng, bất an, khó hòa nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởngchán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm… Nguy hiểm hơn, đâychính là mảnh đất để ươm mầm những hành vi bạo lực gia đình trong tươnglai, khi mà những đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực đểgiải quyết các mâu thuẫn trong gia đình.

Bạo lực gia đình cũng làm phát sinh nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sựbền vững của gia đình Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao cho biết: trong 5năm (2000-2005), toà án các địa phương giải quyết 352.047 vụ việc về hônnhân, gia đình, trong đó gần 200.000 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành viđánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn Còntheo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ 2-3 ngày lại có 1 người bịchết có liên quan đến bạo lực gia đình [26] Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởihành vi bạo lực đã xâm phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ giữa vợ vớichồng, hủy hoại tình cảm yêu thương gắn bó giữa vợ và chồng Thậm chí hônnhân chỉ còn là cái cớ, là vỏ bọc để ngụy biện cho hành vi bạo lực

Với những tác động tiêu cực như trên đối với mỗi cá nhân, gia đình,bạo lực gia đình cũng để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội Trước hết, nólàm suy thoái đạo đức nghiêm trọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bềnvững (tình cảm vợ chồng, sự hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em…) bịxâm phạm một cách thô bạo thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi liệu những giátrị nào còn có thể tồn tại? Bên cạnh đó, hành vi bạo lực còn tác động xấu đếntrật tự xã hội: những người xung quanh, những người chứng kiến hành vi sẽ

Trang 16

cảm thấy bất bình, thấy ức chế và không tin vào những giá trị tốt đẹp; hoặckhi đã vô tâm, lãnh đạm thì chính họ sẽ thực hiện hành vi này, làm gia tăng xuhướng bạo lực trong xã hội Về kinh tế, bạo lực gia đình cũng để lại nhiềuthiệt hại: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phụchồi sức khỏe cho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…

1.3.2 Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình

Với những hậu quả nêu trên, việc phòng, chống bạo lực gia đình có ýnghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe,danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm bảo sự phát triển lànhmạnh của trẻ em; đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình cũngnhư đảm bảo trật tự an toàn xã hội

Việc phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịpthời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịpthời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân củabạo lực gia đình Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời cho họ mà việc hiểubiết những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành vinày tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ em còn giúp họ nâng caokhả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình Với trẻ em là nạn nhân của bạo lựcgia đình, là thành viên của gia đình có hành vi bạo lực gia đình thì việcphòng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảmcho các em có một môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách Với nhữngchủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thông tin về hậu quả của bạo lựcgia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những tráchnhiệm phải gánh chịu vì hành vi bạo lực của mình… có tác động rất lớn tronggiáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ

Việc phòng, chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đìnhcho các thành viên, góp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hòa thuận,

Trang 17

hạnh phúc, bền vững Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực,những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình, mỗithành viên gia đình sẽ có ý thức sâu sắc hơn việc cần phải tôn trọng lẫn nhau,cần có những sự quan tâm đúng cách tới nhau, cần có những ứng xử hợp lýkhi nảy sinh tranh chấp Từ đó, họ cũng sẽ hiểu và trân trọng hơn gia đình vànhững người thân của mình.

Phòng, chống bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng aimà là trách nhiệm của toàn xã hội: các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hộivà nhà nước Việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình sẽgóp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, góp phần xóabỏ quan niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự thiếu quan tâm tới hành vi bạolực gia đình cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của bạo lực gia đình Từ đó,nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trò của từng thành viên trong giađình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ được nâng lên Đây là yếu tố quantrọng góp phần đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong gia đình và xã hộicũng như đảm bảo một xã hội dân chủ, văn minh

1.4 Pháp luật một số quốc gia đối với vấn đề bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là một vấn đề phổ biến trên tất cả các quốc gia trêntoàn thế giới, ảnh hưởng tới sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và trật tự xãhội Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều có các văn bản quy phạm pháp luậthình sự hoặc hành chính để xử phạt các hành vi bạo lực, trong đó bao gồm cảbạo lực trong gia đình Tuy nhiên, bạo lực gia đình có một số đặc thù mà cácthủ tục hành chính, dân sự, hình sự không giải quyết được như: xảy ra trongbối cảnh riêng tư, mang tính liên tục, nạn nhân không muốn nhờ cậy sự giúpđỡ từ các cơ quan chức năng vì xấu hổ, sợ bị miệt thị, vì phụ thuộc vào ngườicó hành vi bạo lực… Chính vì vậy, nhiều quốc gia đã ban hành văn bản phápluật riêng về bạo lực gia đình với mục đích giải quyết có hiệu quả tình trạng

Trang 18

bạo lực gia đình, chỉnh sửa các thủ tục hành chính và hình sự cho phù hợp vớinhững nhu cầu đặc biệt của các nạn nhân bạo lực gia đình Cụ thể:

1.4.1 Phạm vi điều chỉnh

Luật mẫu về bạo lực gia đình của Ủy ban về nhân quyền của Liên hợpquốc khuyến khích các quốc gia xác định phạm vi các mối quan hệ nảy sinhbạo lực gia đình càng rộng càng tốt, vì mục đích của Luật không chỉ là côngnhận về mặt pháp lý giữa nạn nhân và thủ phạm mà là xác định nhóm nạnnhân có thể cần hỗ trợ và bảo vệ xuất phát từ tính chất riêng tư của mối quanhệ mà từ đó nạn bạo lực nảy sinh [11, tr 247] Tuy nhiên, Luật cũng quy địnhcác mối quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh gồm: “vợ, tình nhân sống cùng; vợcũ hoặc tình nhân cũ; bạn gái (kể cả không sống cùng); người phụ nữ là họhàng (như chị, em gái, con gái, mẹ) và người phụ nữ giúp việc gia đình”

Dựa trên luật mẫu này, một số quốc gia như Philippin, Lào đã giới hạnphạm vi của Luật về bạo lực gia đình trong các thành viên nữ trong gia đình;trong khi các quốc gia khác như Nhật Bản, Campuchia, Đông Timo lại xácđịnh bạo lực gia đình có thể xảy ra giữa các thành viên nam và nữ trong giađình Bên cạnh đó, ở những quốc gia khác nhau thì quy định về những đốitượng cụ thể của hành vi bạo lực gia đình cũng khác nhau

Ví dụ: Điều 3 Luật Bảo vệ chống bạo lực gia đình của Bun-ga-ri quy

định: “Biện pháp bảo vệ có thể được áp dụng khi có yêu cầu của người bịbạo lực gia đình do những người sau đây gây ra:

1 Vợ/chồng hay đã từng là vợ/chồng;2 Người đang hay đã từng cùng chung sống như vợ chồng;3 Người có con chung;

4 Ông, bà;5 Cháu;6 Anh, chị, em ruột;

Trang 19

7 Người có họ hàng trong phạm vi 3 đời;8 Người giám hộ hay cha mẹ nuôi tạm thời” [11, tr 30]

Trong khi đó, Khoản 2, Điều 2 Luật Đặc biệt về trừng phạt hành vi bạolực trong gia đình của Hàn Quốc quy định: “Các thành viên trong gia đình” lànhững người có bất cứ điều kiện nào sau đây:

- Vợ, chồng (bao gồm cả người có hôn nhân thực tế) hoặc bất cứ ngườinào có quan hệ hôn nhân

- Bất cứ người nào đang có quan hệ hoặc đã từng có quan hệ tổ tiên(bao gồm những người có chung huyết thống hoặc những người được nhậnlàm con nuôi một cách hợp pháp)

- Bất cứ người nào có quan hệ là con với cha kế hay mẹ kế hoặc là conngoài giá thú của người phụ nữ mà người này lại kết hôn hợp pháp với chacủa người đó

- Bất cứ người nào có quan hệ họ hàng và chung sống cùng nhau [11,

tr 80]

Việc quy định một cách cụ thể, rõ ràng những đối tượng thuộc phạm viđiều chỉnh của Luật như vậy làm cho việc áp dụng pháp luật trở nên rõ ràngvà minh bạch hơn, đồng thời giúp những các chủ thể xác định được quyền vànghĩa vụ của mình

Tương tự như vậy, hành vi bị coi là bạo lực gia đình ở các nước cũngđược quy định khác nhau Định nghĩa các hành vi này không có sự thốngnhất, nhưng nhìn chung đều ghi nhận một số hình thức bạo lực: bạo lực về thểchất; bạo lực về tâm lý; bạo lực về tình dục và một số nước ghi nhận bạo lựcvề kinh tế Tuy nhiên, có một số nước phân biệt rõ ràng các hình thức này,quy định cụ thể những hành vi thuộc từng hình thức (Hàn Quốc, Camphuchia,Philippin, Mông Cổ…) nhưng một số nước thì không

Ví dụ: Luật Chống bạo hành gia đình Mông Cổ ghi nhận:

Trang 20

- Bạo hành về thể xác là làm cho cơ thể bị tổn thương bằng các hànhđộng như tát, hành hung, đánh đập, xung đột gây ảnh hưởng đến sức khỏehoặc dẫn tới tử vong.

- Bạo hành tâm lý có nghĩa là cố tình thực hiện những hành vi gây áplực có liên quan đến tâm lý của con người như đe dọa, tống tiền, ngược đãihoặc lăng mạ, phỉ báng danh dự và phẩm giá của con người bằng việc đedọa, lăng mạ hoặc thư hăm dọa, cô lập với họ hàng và bạn bè, cưỡng ép hayép buộc thực hiện các hành vi phạm tội mà nằm ngoài dự định, mong muốnvà khả năng của nạn nhân

- Bạo hành tình dục là các hành động vi phạm quyền bất khả xâmphạm về tình dục hoặc tự do tình dục và cả những hành động mang tính chấttình dục trong mối quan hệ với người ở tuổi vị thành niên làm tổn thương tớisự phát triển về tinh thần.

- Bạo hành kinh tế là cố ý chiếm đoạt hoặc hạn chế quyền sở hữu củaphụ nữ, sử dụng và bán nhà, lương thực, quần áo và các tài sản khác, thunhập hoặc các thủ đoạn để phá hoại hoặc gây ra thiệt hại tới tài sản, xâmnhập bất hợp pháp tới quyền sử dụng nhà hoặc tước bỏ các cơ hội để sống vàtạo thu nhập [11, tr 138]

Với trình độ nhận thức còn hạn chế của người dân và thói quen coinhững hành vi bạo lực trong gia đình là cách xử sự bình thường thì việc chỉ racác hành vi bạo lực và phân biệt chúng là cần thiết Nó không chỉ giúp ngườidân hiểu hơn về bản chất bạo lực gia đình và những hình thức khác nhau củanó mà còn giúp những người thực thi pháp luật dễ dàng hơn trong việc xácđịnh hành vi vi phạm

1.4.2 Phòng ngừa bạo lực gia đình

Một số quốc gia rất quan tâm tới việc phòng ngừa bạo lực gia đìnhbằng các biện pháp như: tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của

Trang 21

người dân, nghiên cứu về bạo lực gia đình (Nhật Bản, Philippin, Malaysia,Đông Timo) Tuy nhiên, cũng có một số nước chủ yếu tập trung vào các biệnpháp can thiệp hỗ trợ nạn nhân khi bạo lực xảy ra (Hàn Quốc, Indonesia)

Luật Chống bạo lực gia đình của Đông Timo có cách tiếp cận khá rộngđối với việc phòng ngừa bạo lực gia đình Theo đó, để phòng ngừa bạo lực giađình xảy ra, Nhà nước phải:

- Tạo điều kiện để xây dựng một chương trình giáo dục về quyền conngười cho cả trường tiểu học lẫn trung học;

- Tạo điều kiện để biên soạn một chương trình giáo dục về quyền conngười và các hình thức về bạo lực gia đình cho cảnh sát, công tố viên, thẩmphán, luật sư tham gia giải quyết những vụ việc bạo lực gia đình;

- Cung cấp thông tin cho quần chúng, những người lãnh đạo theotruyền thống và trong cộng đồng về quyền con người, về bạo lực gia đình –một sự vi phạm quyền con người;

- Các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng cùngnhau phối hợp nỗ lực phòng ngừa bạo lực gia đình và giải quyết những yếu tốkinh tế - xã hội làm tăng nguy cơ bạo lực gia đình [11, tr 257]

Do sự nhạy cảm và phức tạp của các mối quan hệ gia đình, theo chúngtôi, việc sử dụng các biện pháp để phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình trướckhi nó xảy ra và để lại những hậu quả đáng tiếc là rất cần thiết và quan trọng.Tuy nhiên, việc này lại đòi hỏi một quá trình khó khăn và phức tạp Nhữngquy định của Đông Timo về vấn này khá cụ thể, hướng tới những chủ thểquan trọng có khả năng đem lại hiệu quả cao, rất cần được nghiên cứu và họchỏi

Trang 22

1.4.3 Thủ tục xác định và báo cáo về những trường hợp bạo lực giađình

Do xảy ra trong bối cảnh riêng tư nên những hành vi bạo lực gia đìnhthường không bị phát hiện và tố cáo vì nạn nhân thì lo sợ, những người cóthẩm quyền lại không quan tâm đúng mức Vì vậy, pháp luật một số nước đãquy định về việc những cán bộ y tế, cán bộ tham vấn hay các nhà chuyên mônkhi có nghi ngờ về bạo lực gia đình hoặc khi được nạn nhân bạo lực gia đìnhcho biết về vụ việc thì cần phải có những hành động vì lợi ích của nạn nhânnhư: báo với cảnh sát hoặc cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong bất cứtrường hợp nào (Đài Loan, Đông Timo) hoặc được khuyến khích làm theoyêu cầu cầu nạn nhân (Nhật Bản)

Một trong những khó khăn khi xử lý bạo lực gia đình là nạn nhân rút tốcáo, mà điều này thường xuyên xảy ra do sự phụ thuộc của nạn nhân vàongười có hành vi bạo lực, do bị đe dọa hoặc do sức ép từ phía gia đình, cộngđồng… Tuy nhiên, hành động đó thường không làm thủ phạm hối cải màngược lại càng làm cho họ tin vào quyền lực của mình, nạn nhân có nguy cơphải chịu bạo lực nhiều hơn trong tương lai và vòng luẩn quẩn bạo lực giađình không thể chấm dứt Vì vậy, ở Camphuchia có quy định: nếu tiếp tục cóhành vi bạo lực thì Tòa án sẽ truy tố thủ phạm theo thủ tục tố tụng hình sự, kểcả trong trường hợp không có yêu cầu của nạn nhân

Trong những trường hợp này, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đìnhđược đảm bảo hơn, tuy nhiên quyền tự do lựa chọn của người dân lại khôngđảm bảo Vì thế, theo chúng tôi, có thể xem xét việc kết hợp hai yếu tố này:quy định tùy từng mức độ nghiêm trọng của hành vi mà những người có thẩmquyền có thể có hành động vì lợi ích của nạn nhân dù họ muốn hay không

Trách nhiệm của của cảnh sát và các cơ quan khác trong việc hỗ trợ vàgiúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình cũng được nhiều nước ghi nhận Đặc biệt,Luật của Camphuchia cho phép cảnh sát được vào nhà người khác khi có căn

Trang 23

cứ hợp lý để tin tưởng rằng bạo lực gia đình đã xảy ra trong 48 giờ trước đóhoặc trong 24 giờ tới Pháp luật của Philippin cho phép cảnh sát được bắt giữngười bị tình nghi mà không cần có lệnh trong trường hợp hành vi bạo lựcđang xảy ra, hoặc khi cảnh sát biết hành vi bạo lực gia đình vừa xảy ra và sắpsửa đe dọa an toàn của nạn nhân Quy định này có thể bảo vệ nạn nhân mộtcách hiệu quả và trong những trường hợp hành vi bạo lực nghiêm trọng hayđược che giấu tinh vi thì sẽ phát huy hiệu quả rất tốt Tuy nhiên, đây có thể làhành động vi phạm nghiêm trọng tới quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở củacông dân, nên cần phải cân nhắc thận trọng trước khi áp dụng.

1.4.4 Về các quyết định bảo vệ nạn nhân

Các quyết định bảo vệ nạn nhân đã trở thành một trong những công cụphổ biến nhất để đấu tranh với nạn bạo lực gia đình và bảo vệ nạn nhân

Ở nhiều nước, người có quyền yêu cầu bảo vệ nạn nhân không chỉ lànạn nhân mà còn bao gồm cả những người khác Ví dụ, ở Philippin, việc banhành quyết định bảo vệ có thể được những người sau đây yêu cầu: nạn nhân,cha mẹ hoặc người thân của nạn nhân, nhân viên xã hội, sỹ quan cảnh sát,viên chức chính quyền địa phương, luật sư của nạn nhân, bác sỹ chuyên khoahoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe hoặc những công dân hữu quan đã chứngkiến hành vi bạo lực Quy định này thực sự cần thiết vì trong nhiều trườnghợp nạn nhân bạo lực gia đình vì sự phụ thuộc với người có hành vi bạo lựchay do những rào cản từ định kiến xã hội mà không dám hoặc không thể thựchiện quyền yêu cầu bảo vệ với bản thân mình

Trong quyết định bảo vệ, người có hành vi bạo lực thường bị áp đặtmột số hành vi: cấm thực hiện bất cứ hành vi bạo lực mới nào; cấm tiếp xúcvới nạn nhân; yêu cầu người vi phạm rời khỏi nhà (Malayxia, Nhật Bản, ĐàiLoan); yêu cầu người vi phạm thực hiện cấp dưỡng tạm thời (Philippin,Camphichia, Đài Loan); quyết định giao trông nom trẻ (Nhật Bản, Đài Loan,

Trang 24

Camphichia); cho phép bắt giữ không cần lệnh bắt giữ nếu cảnh sát nhậnđược thông tin rằng quyết định bảo vệ bị vi phạm (Malayxia, Camphuchia).Những quy định này có ý nghĩa rất lớn với nạn nhân bạo lực gia đình Bởi vìnếu chỉ đưa ra lệnh cấm tiếp xúc thông thường thì họ phải đối mặt với rấtnhiều khó khăn, không chỉ từ phía người có hành vi bạo lực mà cả từ gia đìnhvà cộng đồng xã hội Họ có thể rơi vào tình trạng không có nơi ở, không cótiền để sinh sống và không có điều kiện chăm sóc con cái Những điều này cóthể một lần nữa đẩy họ vào tay người có hành vi bạo lực và lần này mức độbạo lực có thể tăng lên rất nhiều.

Thời hạn của quyết định bảo vệ: với quyết định bảo vệ khẩn cấp thìthời hạn có thể từ 10 ngày (theo khuyến nghị của Luật mẫu của Liên hợpquốc), 15 ngày (ở Philippin) hoặc lên tới 2 tháng (Capphuchia) Với các quyếtđịnh bảo vệ dài hạn, một số nước không quy định cứng về thời gian mà hiệulực của quyết định vô hạn cho đến khi một trong hai bên vợ chồng đề nghịTòa án bãi bỏ quyết định đó (Philippin); 12 tháng ở Đài Loan, Malayxia và 6tháng ở Capphuchia Việc quy định thời gian bảo vệ là để giúp nạn nhân tránhkhỏi những hành vi bạo lực, hai bên có thời gian xem xét lại hành vi củamình; răn đe, giáo dục người có hành vi bạo lực Khoảng thời gian này khôngnên quá ngắn nhưng cũng không thể quá dài, ảnh hưởng đến hạnh phúc giađình và sinh hoạt của các chủ thể

Trang 25

CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

2.1 Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nguyên tắc củaphòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực giađình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục vềgia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tậpquán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Đây là nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống bạo lực gia đình bởinhiều lý do Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình thường mang tínhkhép kín, với các thành viên gia đình cũng như những người xung quanh, việctrong gia đình thì người ngoài ít có cơ hội xen vào Vì thế, những vụ việc bạohành gia đình thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng khó xử lý bởi tâmlý e ngại của nạn nhân và cả những người biết chuyện, và thậm chí nếu xử lýrồi thì khả năng tái diễn cũng rất cao vì để tìm ra biện pháp ngăn chặn phùhợp là không dễ Các quy định pháp luật khó vươn tới từng gia đình, bởi nhậnthức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, sự can thiệp thô bạo của phápluật có thể dẫn tới phá hủy các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình.Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giảitrong vấn đề này là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗingười: nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có hành vibạo lực thì nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốthơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chốngbạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp

Việc tuyên truyền giáo dục nếu kết hợp với truyền thống văn hoá,phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc thì sẽ càng được phát huy tốt hơn nữa,

Trang 26

bởi vì người Việt Nam nói chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởngnày Đặc biệt, ở những nơi mà quan niệm "phép vua thua lệ làng", trình độdân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quánmói có thể phát huy hiệu quả tốt nhất.

Pháp luật luôn hướng tới việc ngăn chặn các hành vi phạm tội trước khixảy ra để giữ gìn trật tự, tránh những tổn thất cho cộng đồng và xã hội Riêngtrong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì việc phòng ngừa càng có ýnghĩa quan trọng Bởi vì hành vi bạo lực nếu xảy ra thì ít nhiều đã gây ranhững tổn thương nhất định cho các thành viên trong gia đình, làm xấu đi mốiliên kết và tình cảm gia đình, và việc hàn gắn là không dễ; nếu hành vi bị pháthiện và xử ký theo pháp luật thì quan hệ gia đình có thể sẽ chuyển biến xấuhơn nữa Vì vậy, cần phải lấy phòng ngừa là chính trong hoạt động phòng,chống bạo lực gia đình

Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thờitheo quy định của pháp luật.

Đây là một trong những nguyên tắc chung của pháp luật Riêng tronglĩnh vực bạo lực gia đình, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hànhvi càng có ý nghĩa quan trọng, nếu không thì có thể trở thành "thói quen",được chấp nhận với cả nạn nhân, người vi phạm và những người xung quanh.Thực tế cho thấy: nếp sống, nếp nghĩ của người Việt Nam nói chung vẫn chorằng những hành vi bạo lực trong gia đình là bình thường, thậm chí đôi khi làcần thiết Vì thế, những hành vi bạo lực mà luật quy định thường không đượcnhìn nhận, từ đó khó phát hiện, và càng khó ngăn chặn, xử lý Do đó, quyđịnh về nguyên tắc này là cần thiết nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm củamọi công dân trong lĩnh vực này

Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càng kéo dài thì càng gây ra nhiều tổnthương cho nạn nhân, tổn hại tới mối quan hệ gia đình Điều này sẽ được hạnchế rất nhiều nếu hành vi bị phát hiện và xử lý kịp thời

Trang 27

Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp vớiđiều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiênbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật vàphụ nữ

Giúp đỡ các nạn nhân, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của họ là điềucần thiết và đã được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng, mọingười đều phải tuân theo Như đã phân tích ở trên, những vấn đề về gia đình,trong đó có bạo lực gia đình thường không nhận được sự quan tâm sâu sắc vàđúng đắn của những người xung quanh, bởi vì họ coi đấy là chuyện riêng,chuyện nội bộ của mỗi nhà Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân trở nên hạn chế,nhất là khi họ còn phải lo sợ sự trả thù của người có hành vi bạo lực Ngoàira, việc giúp nạn nhân như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây chohọ những lúng túng nhất định, do đó pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tìnhhình mà đưa ra những xử sự hợp lý nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổnthương như trẻ em, phụ nữ, người già…

Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơquan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình [8, Điều 3]

Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình mà còntiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội, do đó việc phòng, chống bạolực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không chỉ là của nhànước và những người có liên quan Bên cạnh đó, công tác phòng, chống bạolực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế, nên rất cần sựquan tâm phối hợp của tất cả các thành viên trong xã hội Tuy nhiên, hiện naykhông có nhiều chủ thể tích cực tham gia công tác này do nhận thức khôngđúng tầm quan trọng, ý nghĩa của nó Việc quy định nguyên tắc này một lầnnữa khẳng định tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc phát huy vaitrò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trongphòng, chống bạo lực gia đình

Trang 28

2.2 Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể của bạo lực gia đình

2.2.1 Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định cụ thểtại Điều 5, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, bao gồm:

“1 Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe,tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngănchặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thôngtin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.2 Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quanđến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêucầu.”

Nạn nhân bạo lực gia đình, những người đã bị chính người thân củamình gây ra những thương tổn nhất định, rất cần nhận được sự giúp đỡ củacộng đồng và xã hội Khi hành vi bạo lực đã xảy ra trong gia đình thì nhữngthành viên gia đình vì những mối liên hệ với người thực hiện hành vi bạo lựcsẽ rất khó có sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khoát cần thiết để bảo vệ nạn nhân.Do đó, nạn nhân cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩmquyền để bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp phápcủa minh Việc quy định đây là quyền của nạn nhân, tức là nghĩa vụ của cácchủ thể khác phải thực hiện là hoàn toàn đúng đắn Bởi vì thực tế cho thấy ởrất nhiều nơi, việc can thiệp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình còn rất e dè vìquan niệm đấy là “chuyện riêng”, là vấn đề tế nhị của các gia đình

Trang 29

Bên cạnh đó, trong rất nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình cầnđược giúp đỡ về y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật Những tổn thương về thể chấtcó thể được chữa lành bằng sự chăm sóc y tế; nhưng với tổn thương về tâmlý, nạn nhân không dễ dàng vượt qua được Những sợ hãi, hoang mang,khủng hoảng, tự ti… có thể theo họ một thời gian dài, khiến họ không thể lấylại sự cân bằng trong cuộc sống Họ rất cần được tư vấn tâm lý để vượt quanhững nỗi ám ảnh này, họ cần được biết rằng họ không có lỗi trong việc đểhành vi bạo lực gia đình xảy ra, được hướng dẫn phải xử sự như thế nào khinhững hành vi này tiếp diễn Đặc biệt, họ cần được biết những quy định củapháp luật về vấn đề này để nâng cao khả năng tự bảo vệ trong những trườnghợp tương tự.

Ngoài ra, nạn nhân cũng cần có một nơi để tạm lánh để có thời giancách ly nhất định với người thực hiện hành vi bạo lực Điều này có tác dụnglàm cho cả hai bên có thời gian, cơ hội để nhìn nhận sự việc một cách rõ rànghơn, bình tĩnh hơn Với những kẻ thực hiện hành vi bạo lực một cách côn đồ,hung hãn, không có điểm dừng thì nơi tạm lánh này còn là biện pháp hữu hiệunhất để bảo về nạn nhân Thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi hành vi bạolực bị phát hiện, nạn nhân đã được áp dụng một số biện pháp chăm sóc, bảovệ, người thực hiện hành vi đã được thông tin về những sai phạm của mình,nhưng vẫn tiếp tục có những hành vi bạo lực, thậm chí còn nặng nề và nguyhiểm hơn Trong khi đó, những người xung quanh, thậm chí là những ngườicó trách nhiệm do lo sợ bị trả thù, bị vạ lây, bị phiền phức nên đã không dámcan thiệp bảo vệ nạn nhân

Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi như vây, nạn nhân bạo lực giađình cũng phải thực hiện nghĩa vụ nhất định, đó là: cung cấp thông tin liênquan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi cóyêu cầu Do tính chất rất nhạy cảm của tội phạm cũng như mối quan hệ đặcbiệt của các chủ thể, pháp luật không đặt ra nghĩa vụ của nạn nhân trong việc

Trang 30

phòng chống bạo lực gia đình hay tố giác người có hành vi bạo lực – điều nàyhoàn toàn hợp lý Vậy tại sao lại quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin củanạn nhân? Bởi vì hành vi bạo lực dù diễn ra trong gia đình nhưng lại ảnhhưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội, do đó cần phải được xử lý kịpthời; nạn nhân của bạo lực cần được bảo vệ, nhưng họ cũng cần tự bảo vệmình trong giới hạn nhất định, và đó có thể coi là trách nhiệm của họ vớicộng đồng, xã hội Trong khi đó, rất nhiều nạn nhân không nhận thức đượcđiều này, nên khi hành vi bạo lực xảy ra họ chọn cách im lặng, lảng tránh vìlo sợ sự can thiệp từ bên ngoài có thể phá vỡ gia đình họ, lo sợ bị trả thù hayđơn giản chính họ cũng không muốn “người ngoài” xen vào chuyện nội bộcủa nhà mình và coi đó là quyền của mình Từ đó, chính họ lại gây khó khăncho việc giải quyết hành vi vi phạm, từ đó tạo điều kiện cho bạo lực gia đìnhtái diễn và thậm chí là phát triển hơn, gây ảnh hưởng tới nạn nhân, gia đình,những người xung quanh cũng như tác động xấu tới trật tự an toàn xã hội

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình

Người có hành vi bạo lực gia đình là người đã gây ra những tổn hạihoặc có khả năng gây tổn hại cho thành viên khác trong gia đình Trong lĩnhvực phòng, chống bạo lực gia đình, nghĩa vụ của họ được ghi nhận ở Điều 4,Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:

“1 Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngayhành vi bạo lực.

2 Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.3 Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạolực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

4 Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầuvà theo quy định của pháp luật.”

Trang 31

Trước hết, khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người có hànhvi bạo lực gia đình phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm

dứt ngay hành vi bạo lực Cộng đồng ở đây là chỉ chung những người biết

được về hành vi, có thể là thành viên khác trong gia đình, hành xóm, tổ dânphố, người chứng kiến… Sự can thiệp ở đây phải là can thiệp hợp pháp, tức làchỉ được thực hiện những điều pháp luật cho phép (buộc chấm dứt hành vi,cấp cứu nạn nhân…) Mọi sự can thiệp trái pháp luật (sử dụng vũ lực vớingười có hành vi bạo lực gia đình, tiếp tay cho hành vi bạo lực…) đều sẽ bịxử lý theo quy định của pháp luật Tôn trọng sự can thiệp nghĩa là người cóhành vi bạo lực gia đình phải lắng nghe, thực hiện theo những yêu cầu chínhđáng của cộng đồng, không được có thái độ hung hãn, thù địch, chống đối haycó ý định trả thù sự can thiệp đó Tất nhiên, hành vi bạo lực cũng cần phảiđược chấm dứt ngay Quy định này tưởng chừng như là chung chung nhưnglại rất cụ thể và sâu sắc Người có hành vi bạo lực gia đình không chỉ là thựchiện nghĩa vụ theo yêu cầu của đồng mà còn phải tôn trọng sự can thiệp đó,nghĩa là bản thân họ phải phần nào nhận biết được tính đúng đắn của việc canthiệp, cũng như phải có thái độ đúng mực với những người can thiệp Điềunày rất quan trọng vì trong nhiều trường hợp, người có hành vi vi phạmkhông nhận thấy sai lầm của mình mà thậm chí còn trút giận sang nhữngngười can thiệp (chửi bới, xúc phạm và có khi là đánh đập, hành hung…), dođó đã làm hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động phòng, chốngbạo lực gia đình Ngược lại, những sự can thiệp bất hợp pháp, điển hình làviệc dùng vũ lực để ngăn chặn hành vi bạo lực một cách không cần thiết cũngsẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng: vừa không ngăn chặn có hiệu quảhành vi bạo lực gia đình, vừa tăng nguy cơ phát sinh tội phạm khác

Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng lànghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình Trong lĩnh vực phòng, chốngbạo lực gia đình, những chủ thể có thẩm quyền có thể đưa ra những chế tài

Trang 32

như: góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư; cấm tiếp xúc; áp dụng các biệnpháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn… Việc bị xử lý hành vi bạo lực giađình vốn không quen thuộc với người Việt Nam, vì rất nhiều người vẫn nghĩđó là quyền của họ Do đó, quy định người có hành vi bạo lực có nghĩa vụchấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cần thiết để tạora cơ sở pháp lý mạnh mẽ, buộc chủ thể phải thực hiện, đảm bảo hiệu quả củacông tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Với những trường hợp nạn nhân bị tổn thương về thể chất hoặc tinhthần, cần tới sự can thiệp của y tế thì người thực hiện hành bạo lực phải kịpthời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình,trừ trường hợp nạn nhân từ chối Đây tưởng chừng là điều hiển nhiên, là ứngxử bắt buộc của các thành viên gia đình đối với nhau, nhưng lại là điều rấtkhó thực hiện khi một bên là chủ thể, một bên là nạn nhân của hành vi bạolực Người thực hiện hành vi khi đã nhẫn tâm ra tay thì rất khó có chuyệnthương xót, lo lắng cho nạn nhân mà đưa họ đi chữa trị, chăm sóc; hoặc cókhi hành vi là bột phát, họ nhận thấy sai lầm của mình nhưng do sợ bị pháthiện, sợ phải gánh trách nhiệm nên không dám đưa nạn nhân tới cơ sở chữatrị Chính vì vậy, pháp luật cần quy định đây là nghĩa vụ, bắt buộc họ phảithực hiện để đảm bảo quyền lợi về sức khỏe cho nạn nhân Trong trường hợpnạn nhân từ chối sự chăm sóc của người đã gây tổn thương cho mình – điềunày là hoàn toàn phù hợp về tâm lý - thì người có hành vi bạo lực cũng phảitôn trọng và thực hiện điều đó

Phù hợp với những quy định của pháp luật dân sự, người thực hiệnhành vi bạo lực cũng phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đìnhkhi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình không nhắc tới quyền mà chỉ quyđịnh nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình Điều này trước hết có lẽbởi vì những người này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nên họ phải

Trang 33

chịu những trách nhiệm nhất định và không được hưởng sự bảo vệ của phápluật trong lĩnh vực này Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một khía cạnh khác thìchúng ta có thể thấy: nghĩa vụ mà Luật nêu lên cũng đã hàm chứa một sốquyền của họ: quyền được nhận sự can thiệp hợp pháp, quyền được thực hiệncác hành động nhằm khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra Nếu nhìnnhận một cách tổng quát, chúng ta có thể thấy rằng những hành vi bạo lực giađình xuất phát từ sự nhẫn tâm, tàn ác, đê hèn không nhiều mà chủ yếu donhững quan niệm sai lầm, do thiếu hiểu biết, do không được trang bị kỹ nănggiải quyết tranh chấp hoặc do nóng giận gây nên Do đó, pháp luật cũng cầnphải cho họ những cơ hội để giác ngộ, sửa chữa sai lầm, cũng là tạo cơ hộicho gia đình của họ được hàn gắn.

2.3 Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chứctrong phòng, chống bạo lực gia đình

2.3.1 Trách nhiệm của cá nhân, gia đình

Điều 32, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về trách nhiệmgia đình và các thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình:

1 Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của phápluật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới,phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

2 Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; canngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sócnạn nhân bạo lực gia đình.

3 Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng,chống bạo lực gia đình.

4 Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theoquy định của Luật này.

Trang 34

Phải khẳng định rằng gia đình và các thành viên gia đình đóng một vaitrò rất quan trọng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình Bất cứ thànhviên nào trong gia đình cũng có thể có hành vi của bạo lực: con mắng cha, vợchì chiết chồng, mẹ chồng ruồng rẫy nàng dâu, bố vợ khinh thường con rể, chịdâu em chồng xích mích với nhau, anh em tranh chấp tài sản dẫn đến đánhchửi nhau…; đồng thời chính họ cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của bạo lựcgia đình Tuy nhiên, ở đây chúng chỉ đề cập tới họ dưới khía cạnh là ngườichứng kiến bạo lực gia đình Cùng chung sống dưới một mái nhà, họ là ngườichịu tác động trực tiếp của hành vi, có khả năng phát hiện nhanh chóng cũngnhư tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, mức độ của hành vi bạo lực; họ cũng làngười có khả năng thành công trong việc giáo dục, thuyết phục người có hànhvi bạo lực thay đổi hành vi bởi vì hai bên có sự hiểu biết về nhau, có mốiquan hệ thân thiết với nhau…

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các thành viên kháctrong gia đình đã cổ vũ, khuyến khích cho hành vi bạo lực xảy ra như: mẹ xuicon trai “giáo dục” vợ bằng nắm đấm; các em cổ vũ anh hành hạ chị dâu; ôngbà yêu cầu phải nghiêm khắc khi dạy dỗ cháu… Những hành động này phầnnhiều không xuất phát từ ý xấu mà chỉ là do quan niệm khác nhau của mỗingười, nhưng lại tác động rất lớn tới người thực hiện hành vi bạo lực: họ chịuáp lực “phải” thực hiện hành vi nếu không muốn bị người nhà chê bai, khiểntrách; đồng thời khi được ủng hộ, họ càng thấy tự tin, càng cho rằng hành viđó là đúng đắn và cần thiết

Chính vì vậy, pháp luật đã quy định gia đình và các thành viên gia đìnhphải có những trách nhiệm, phải có sự chủ động nhất định trong phòng, chốngbạo lực gia đình: giáo dục, nhắc nhở, hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên,

can ngăn người có hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân Đây là những việc

họ hoàn toàn có khả năng thực hiện, nhưng việc có thực hiện không, thực hiệnnhư thế nào thì lại phụ thuộc vào mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh,

Ngày đăng: 03/04/2013, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w