Giải pháp pháp lý nhằm phòng ngừa và xử lý bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình

Những đứa trẻ này thường lo lắng, bất an, khó hòa nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng chán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm… Nguy hiểm hơn, đây chính là mảnh đất để ươm mầm những hành vi bạo lực gia đình trong tương lai, khi mà những đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình. Với những hậu quả nêu trên, việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em; đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Pháp luật một số quốc gia đối với vấn đề bạo lực gia đình

Một trong những khó khăn khi xử lý bạo lực gia đình là nạn nhân rút tố cáo, mà điều này thường xuyên xảy ra do sự phụ thuộc của nạn nhân vào người có hành vi bạo lực, do bị đe dọa hoặc do sức ép từ phía gia đình, cộng đồng… Tuy nhiên, hành động đó thường không làm thủ phạm hối cải mà ngược lại càng làm cho họ tin vào quyền lực của mình, nạn nhân có nguy cơ phải chịu bạo lực nhiều hơn trong tương lai và vòng luẩn quẩn bạo lực gia đình không thể chấm dứt. Trong quyết định bảo vệ, người có hành vi bạo lực thường bị áp đặt một số hành vi: cấm thực hiện bất cứ hành vi bạo lực mới nào; cấm tiếp xúc với nạn nhân; yêu cầu người vi phạm rời khỏi nhà (Malayxia, Nhật Bản, Đài Loan); yêu cầu người vi phạm thực hiện cấp dưỡng tạm thời (Philippin, Camphichia, Đài Loan); quyết định giao trông nom trẻ (Nhật Bản, Đài Loan,. Camphichia); cho phép bắt giữ không cần lệnh bắt giữ nếu cảnh sát nhận được thông tin rằng quyết định bảo vệ bị vi phạm (Malayxia, Camphuchia).

Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHềNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐèNH. bởi vì người Việt Nam nói chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng này. Đặc biệt, ở những nơi mà quan niệm "phép vua thua lệ làng", trình độ dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quán mói có thể phát huy hiệu quả tốt nhất. Pháp luật luôn hướng tới việc ngăn chặn các hành vi phạm tội trước khi xảy ra để giữ gìn trật tự, tránh những tổn thất cho cộng đồng và xã hội. Riêng trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì việc phòng ngừa càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì hành vi bạo lực nếu xảy ra thì ít nhiều đã gây ra những tổn thương nhất định cho các thành viên trong gia đình, làm xấu đi mối liên kết và tình cảm gia đình, và việc hàn gắn là không dễ; nếu hành vi bị phát hiện và xử ký theo pháp luật thì quan hệ gia đình có thể sẽ chuyển biến xấu hơn nữa. Vì vậy, cần phải lấy phòng ngừa là chính trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc chung của pháp luật. Riêng trong lĩnh vực bạo lực gia đình, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi càng có ý nghĩa quan trọng, nếu không thì có thể trở thành "thói quen", được chấp nhận với cả nạn nhân, người vi phạm và những người xung quanh. Thực tế cho thấy: nếp sống, nếp nghĩ của người Việt Nam nói chung vẫn cho rằng những hành vi bạo lực trong gia đình là bình thường, thậm chí đôi khi là cần thiết. Vì thế, những hành vi bạo lực mà luật quy định thường không được nhìn nhận, từ đó khó phát hiện, và càng khó ngăn chặn, xử lý. Do đó, quy định về nguyên tắc này là cần thiết nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi công dân trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càng kéo dài thì càng gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, tổn hại tới mối quan hệ gia đình. Điều này sẽ được hạn chế rất nhiều nếu hành vi bị phát hiện và xử lý kịp thời. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. Giúp đỡ các nạn nhân, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của họ là điều cần thiết và đã được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng, mọi người đều phải tuân theo. Như đã phân tích ở trên, những vấn đề về gia đình, trong đó có bạo lực gia đình thường không nhận được sự quan tâm sâu sắc và đúng đắn của những người xung quanh, bởi vì họ coi đấy là chuyện riêng, chuyện nội bộ của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân trở nên hạn chế, nhất là khi họ còn phải lo sợ sự trả thù của người có hành vi bạo lực. Ngoài ra, việc giúp nạn nhân như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho họ những lúng túng nhất định, do đó pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tình hình mà đưa ra những xử sự hợp lý nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người già…. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội, do đó việc phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không chỉ là của nhà nước và những người có liên quan. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế, nên rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay không có nhiều chủ thể tích cực tham gia công tác này do nhận thức không đúng tầm quan trọng, ý nghĩa của nó. Việc quy định nguyên tắc này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình. Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại Điều 5, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, bao gồm:. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:. a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;. b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;. d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;. đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, rất nhiều nạn nhân không nhận thức được điều này, nên khi hành vi bạo lực xảy ra họ chọn cách im lặng, lảng tránh vì lo sợ sự can thiệp từ bên ngoài có thể phá vỡ gia đình họ, lo sợ bị trả thù hay đơn giản chính họ cũng không muốn “người ngoài” xen vào chuyện nội bộ của nhà mình và coi đó là quyền của mình.

Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình

Cùng chung sống dưới một mái nhà, họ là người chịu tác động trực tiếp của hành vi, có khả năng phát hiện nhanh chóng cũng như tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, mức độ của hành vi bạo lực; họ cũng là người có khả năng thành công trong việc giáo dục, thuyết phục người có hành vi bạo lực thay đổi hành vi bởi vì hai bên có sự hiểu biết về nhau, có mối quan hệ thân thiết với nhau…. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các thành viên khác trong gia đình đã cổ vũ, khuyến khích cho hành vi bạo lực xảy ra như: mẹ xui con trai “giáo dục” vợ bằng nắm đấm; các em cổ vũ anh hành hạ chị dâu; ông bà yêu cầu phải nghiêm khắc khi dạy dỗ cháu… Những hành động này phần nhiều không xuất phát từ ý xấu mà chỉ là do quan niệm khác nhau của mỗi người, nhưng lại tác động rất lớn tới người thực hiện hành vi bạo lực: họ chịu áp lực “phải” thực hiện hành vi nếu không muốn bị người nhà chê bai, khiển trách; đồng thời khi được ủng hộ, họ càng thấy tự tin, càng cho rằng hành vi đó là đúng đắn và cần thiết.

Các biện pháp cơ bản ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình

Trách nhiệm của một số Bộ, ngành cũng được cụ thể hóa tại các quy định của Luật này (từ Điều 36 tới Điều 41). Các biện pháp cơ bản ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ nạn. bạo lực, bởi vì điều này không đem lại lợi ích gì cho họ mà còn khiến họ đứng trước nguy cơ bị trả thù, bị cho là “xen vào chuyện nhà người khác”, có khi còn bị hiểu lầm là có ý đồ xấu… , chỉ khi những hành động bạo lực quá dã man, gây ra quá nhiều bức xúc thì mới có người can thiệp. Tương tự, cấp cứu nạn nhân cũng là việc rất cần thiết khi mà họ đang lâm vào tình trạng sức khỏe nguy kịch do hành vi bạo lực gây nên. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi cũng rất ít khi thực hiện nghĩa vụ này; còn những người xung quanh nếu không phải có quan hệ thân thiết với nạn nhân thì không có lý do gì can thiệp vào “chuyện gia đình” người khác, đưa nạn nhân đi cấp cứu. Dù đó là việc làm tốt thì họ cũng sẽ phải gánh chịu những lời dị nghị của dư luận xã hội, gặp phải sự phản đối của gia đình nạn nhân cũng như gia đình mình, thậm chí có thể chính người thực hiện hành vi bạo lực ngăn chặn, trả thù. Chính vì những định kiến, những cản trở về mặt xã hội như vậy, pháp luật đã quy định: người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình. Điều này không chỉ có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của mọi cá nhân trong xã hội tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân bị bạo lực cũng như người tham gia phòng, chống; mà còn thông qua đó nâng cao ý thức, giáo dục những người khác về sự cần thiết phải tham gia công tác này. Tuy nhiên, nếu chỉ quy định chung chung như vậy thì việc triển khai trên thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, pháp luật đã có những quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này. báo tin và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình như sau:. a) Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng;. b) Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;. c) Có hành vi cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình. Điều kiện để áp dụng biện pháp này bao gồm: Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình; Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình; Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc (Nơi ở này bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân bạo lực gia đình tự nguyện chuyển đến ở).

Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Do pháp luật chưa có quy định cụ thể về “hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” người áp dụng pháp luật cần xem xét từng trường hợp cụ thể, hành vi bạo lực đã rơi vào quy định này hay chưa để đưa ra quyết định đúng đắn. Phải đến khi ông Lê Văn Tuấn (em bà Nga) nghe tin đến xin Hiếu thả bà Nga ông sẽ đưa tiền, rồi lợi dụng lúc Hiếu sơ xuất ông Tuấn xông vào giật con dao thì bà Nga mới được giả thoát. Không dừng lại ở đó, 17h chiều cùng ngày, tên Hiếu tiếp tục quay về nhà để trấn lột tiền bạc, của cải. Lần này nạn nhân là ông Ái – cha ruột của y. Thấy ông Ái đang ngủ, Hiếu xông vào bắt trói và treo chân bố mình lên cây mít, chúi ngược đầu xuống đất rồi tra hỏi chỗ cất tiền. Thấy tên Hiếu quá mất nhân tính, người dân đã báo với lực lượng Công an đến khống chế và bắt giam đứa con này. c) Bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình.

Một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Khoản 2, Điều 1) và bổ sung “Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng” (Khoản 2, Điều 2). Đồng thời nếu thực hiện cấm tiếp xúc thì người thực hiện hành vi có thể phải rời khỏi nơi cư trú (nếu nạn nhân không tìm được nơi ở khác thích hợp) và đảm bảo quyền trông nom, chăm sóc gia đình, con cái của nạn nhân. Trong trường hợp nạn nhân bị lệ thuộc hoàn toàn vào kinh tế thì khi cách ly có thể xem xét việc yêu cầu cấp dưỡng cho nạn nhân như quy định của một số nước và không trái với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. b) Quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định 110 đã đưa ra những chế tài cần thiết đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, quy định về hình thức phạt tiền của Nghị định này còn chưa thực sự hợp lý, bởi mức xử phạt nhìn chung là thấp, trong một số trường hợp là rất bất hợp lý như với hành vi thường xuyờn theo dừi thành viên gia đình vì lý do ghen tuông gây tổn hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của thành viên đó hoặc hành vi cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác thì mức phạt chỉ từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Mức phạt như vậy là quá thấp, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Ngay cả với những mức phạt cao hơn thì đối với những người có điều kiện kinh tế thì phạt tiền cũng không có ý nghĩa giáo dục với họ. Ngược lại, trong nhiều trường hợp biện pháp này có thể trở thành “con dao hai lưỡi”, khiến tình trạng bạo lực nghiêm trọng hơn: người có hành vi bạo lực vì phải nộp phạt mà trút giận lên nạn nhân bằng những hành vi bạo lực kinh khủng hơn, tinh vi hơn. Ngoài ra, có những trường hợp người phải nộp phạt không có thu nhập thì việc phạt tiền với họ dường như không có nhiều ý nghĩa. Trường hợp người chồng nát rượu, không việc làm mà đánh đạp vợ con thì ai là người phải nộp phạt? Pháp luật có quy định về cưỡng chế kê biên thi hành án, nhưng. tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, nên nếu áp dụng chế tài này thì cơ quan thi hành án cũng gặp khó khăn mà quyền lợi về tài sản của người vợ cũng bị ảnh hưởng. Do đó, rất nhiều trường hợp nạn nhân phải đi nộp phạt thay người có hành vi vi phạm, và như vậy thì không thể giáo dục người vi phạm mà chỉ làm nạn nhân không muốn tố cáo lần sau. Tương tự, với trường hợp con chưa thành niên từ 16 tới 18 tuổi bị xử phạt vì hành vi bạo lực với bố mẹ, nếu họ không có tiền nộp phạt thì nạn nhân – bố mẹ họ phải nộp phạt thay. Xuất phát từ những bất cập nêu trên, chúng tôi cho rằng có thể bỏ chế tài phạt tiền, thay vào đó là chế tài lao động công ích trong xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống bạo lực gia đình. Biện pháp này có tính khả thi cao hơn vì nó có ý nghĩa giáo dục tích cực với người có hành vi bạo lực, đồng thời không ảnh hưởng tới quyền lợi của nạn nhân. Hơn thế nữa, biện pháp này còn có giáo dục tích cực đối với những cá nhân khác: họ không muốn phải chịu hình thức xử phạt công khai, có nhiều người biết tới như vậy, nên sẽ cố gắng tránh bằng cách không thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng biện pháp này còn khá mới ở Việt Nam, nên có thể quy định một cách mềm dẻo: chỉ áp dụng bắt buộc với người có hành vi tái phạm; tính thời gian lao động công ích tương đương với số tiền phạt; tiến hành lao động công ích trong các cơ sở kinh tế nhất định. Tuy nhiên, nếu đã bị áp dụng hình thức xử phạt này thì không được cho phép thay thế bằng phạt tiền để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. c) Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Với những ví dụ đã nêu ở trên, có thể thấy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống bạo lực gia đình còn rất mờ nhạt, mà nguyên nhân chính là do các cơ quan này chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác này cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ đã được pháp luật quy định cho họ.