1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay

80 1,3K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 376 KB

Nội dung

xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới PGS.TS Nguyễn VănĐộng, người thầy đã hướng dẫn tận tình và đầy trách nhiệm giúp emhoàn thành luận văn thạc sĩ luật học này

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đạihọc Luật Hà Nội, Khoa Sau đại học cùng toàn thể các thầy cô, các anhchị đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện để

em hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội – 2011

Phạm Thị Thanh Nga

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 HĐND : Hội đồng nhân dân

2 MTTQVN : Mặt trận tổ quốc Việt Nam

3 PBXH : Phản biện xã hội

4 VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật

5 UBND : Uỷ ban nhân dân

6 XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

1.1 Phản biện xã hội: khái niệm, đặc điểm, mục đích, chủ thể, nội dung, hình thức 10

1.1.1 Khái niệm phản biện xã hội 10

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động phản biện xã hội 15

1.1.3 Mục đích của phản biện xã hội trong đời sống xã hội 17

1.1.4 Chủ thể và đối tượng của phản biện xã hội 19

1.1.5 Nội dung hoạt động phản biện xã hội 22

1.1.6 Hình thức phản biện xã hội 24

1.2 Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay 25

1.3 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật: Khái niệm, đặc điểm và các tiêu chuẩn xác định mức độ hoàn thiện 30

1.3.1 Khái niệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH 30

1.3.2 Đặc điểm của xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH 32

1.3.3 Các tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về phản biện xã hội 34

1.4 Những điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 42

2.1 Thực trạng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay 42

Trang 4

2.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân 42 2.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 56

2.2 Giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay 63PHẦN KẾT LUẬN 76TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hơn hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đã đem lại chođất nước ta sự thay đổi to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà bao trùm nhất là việcthực hiện dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta, từ kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội…Chế độ hành chính quan liêu, bao cấp về mọi mặt

đã dấn dần được đẩy lùi, người dân được dần dần làm chủ tư liệu sản xuất,được khuyến khích làm ăn theo pháp luật, được bày tỏ chính kiến, nguyệnvọng của mình, được chất vấn, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước,cán bộ đảng và viên chức nhà nước và các cơ quan dân cử Những chuyểnbiến bước đầu là rất đáng trân trọng Tuy nhiên, những bước tiến về dân chủ

xã hội vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, nhất làkhi nước ta hội nhập sâu rộng hơn vào cộng đồng quốc tế Tình trạng dân chủmột cách hình thức đang còn phổ biến hiện nay, về thực chất, đó là tình trạngmất dân chủ trong đời sống xã hội, đang là nỗi bức xúc của nhân dân, làmgiảm lòng tin và tính tích cực của xã hội và làm chậm sự phát triển của đấtnước Người dân đang mong muốn quyền làm chủ đích thực của mình không

bị xâm phạm, không bị tha hóa, được thực hiện một cách thực chất và hiệuquả hơn và cần có những hình thức, biện pháp cụ thể để kiểm soát việc thựcthi quyền lực Vấn đề phản biện xã hội (PBXH) càng trở nên cần thiết hơnbao giờ hết

Bằng những kết quả của công cuộc đổi mới, Việt Nam đang thực hiệnmột công cuộc chuyển đổi quan trọng, từ tư duy đến hành động, từ tổ chứcđến con người, từ chủ trương, kế hoạch đến hình thức và biện pháp thựchiện…trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng cũng còn nhiều câu hỏitrên nhiều lĩnh vực và có nhiều cách trả lời khác nhau Chính kiến khác nhauđang tồn tại trong xã hội là điều khó tránh khỏi Trong bối cảnh ấy không ai

Trang 6

có thể thay thế nhân dân tìm ra cách giải quyết của vấn đề, không sách vở nàocung cấp chìa khóa như một cẩm nang của sự phát triển ở Việt Nam Để tìm

ra lời giải thích đích thực cho những vấn đề do cuộc sống đặt ra, không thểđộc thoại mà cần phải tranh luận, tư vấn, phản biện, cần phải huy động trí tuệcủa toàn xã hội, khơi dậy lòng yêu nước, trí thông minh, sự tâm huyết và lòngdũng cảm của toàn dân Có như vậy mới tìm ra được những phương án tối ưu,phân biệt cái đúng với cái sai, chân lý và ngụy biện, động cơ đúng và ý đồxấu,…mang lại lợi ích cho dân tộc Hoạt động của Đảng và Nhà nước rất cần

có sự phản biện từ phía xã hội thông qua những hình thức phản biện đa dạngnhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém và sai lầm

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, thuật ngữ “phản biện xã hội” đượcnhắc đến nhiều, nhất là trong hoạt động xây dựng đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước Tại Đại hội lần thứ X của Đảng cộng sản ViệtNam, Đảng ta đã đưa ra quan điểm xây dựng quy chế, cơ chế phản biện xã

hội:“ Xây dựng quy chế giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ” 1 Chủ trương trên của Đảng đã nhận đượcnhiều sự quan tâm chú ý của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, đồng thờigóp phần tạo ra cơ sở về mặt tư tưởng cho hoạt động PBXH ở nước ta Song,thực tế cho thấy trong thời gian qua, ở Việt Nam, hoạt động phản biện các chủtrương, chính sách của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quantrọng của Nhà nước chưa được diễn ra thường xuyên và chưa đạt được chấtlượng như mong muốn Trong số các nguyên nhân dẫn đến kết quả hạn chếcủa hoạt động PBXH ở Việt Nam , việc thiếu một cơ chế pháp lý cụ thể đểđiều chỉnh hoạt động này được coi như một nguyên nhân cơ bản Điều này đặtcác chủ thể có thẩm quyền trước yêu cầu cần phải xây dựng và hoàn thiện

Trang 7

pháp luật về PBXH Đây là một vấn đề quan trọng, có tính chất quyết địnhđến chất lượng và hiệu quả của hoạt động phản biện xã hội ở Việt Nam hiệnnay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Phản biện xã hội là một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam Tuy nhiên,với tính chất phức tạp, vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng rộng lớn, vấn đềnày đang được các nhà quản lý, các nhà khoa học ở mọi lĩnh vực và các nhàluật học hết sức quan tâm Cho đến nay, ở Việt Nam, đã có một số công trìnhnghiên cứu khoa học đề cập vấn đề này như đề tài khoa học cấp Nhà

nước:“Các hình thức và giải pháp thực hiện giám sát xã hội và phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị” do PGS.TS Trần Hậu làm chủ biên; luận văn thạc sĩ luật học :“Nâng cao chất lượng và hiệu quả của phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp của Việt Nam hiện nay”

của học viên Trương Thị Ngọc Lan (Trường Đại học Luật Hà Nội ; sách

“Phản biện xã hội – Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống” của Trần Đăng Tuấn [Nxb

Đà Nẵng, 2006]; “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các

tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay” của Thang Văn Phúc – Nguyễn

Minh Phương (chủ biên) [Nxb Chính trị Quốc gia, 2007 Những công trìnhnày bước đầu lí giải, làm rõ nhiều vấn đề về phản biện xã hội nói từ đó giúpnâng cao nhận thức về PBXH Tuy nhiên, vì là vấn đề mới nên hầu hết nhữngnghiên cứu trên chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản mang tính kháiquát về phản biện xã hội như khái niệm, đặc điểm, chủ thể, mục đích, nhấnmạnh vai trò của nó trong đời sống chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay.Riêng từ góc độ luật học, đặc biệt là đối với vấn đề xây dựng và hoàn thiệnpháp luật về phản biện xã hội thì hầu như chưa được đề cập tới

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Hiện nay, phản biện xã hội là một vấn đề đang được sự quan tâm của xãhội nói chung và giới nghiên cứu nói riêng Vấn đề này có thể được tiếp cận

Trang 8

từ nhiều góc độ như xã hội học, tâm lí học, chính trị học…Tuy nhiên, từ góc

độ luật học, đề tài tập trung nghiên cứu PBXH trong phạm vi xây dựng vàhoàn thiện pháp luật về PBXH ở Việt Nam hiện nay, tức là chỉ nghiên cứu nótrong giới hạn hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhằm xây dựng vàhoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động PBXH

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng cộng sảnViệt Nam về Nhà nước và Pháp luật Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng cácphương pháp nghiên cứu như phân tích – tổng hợp, so sánh, xã hội học, thốngkê…

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Đề tài “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam

hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” nhằm đạt tới mục tiêu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động này Để đạt được mục tiêu đó, đề tài phải

thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Một là, Xây dựng cơ sở lý luận của việc xây dựng và hoàn thiện phápluật về PBXH

- Hai là, Đánh giá thực trạng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật vềPBXH và đề xuất một số giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiệnpháp luật về PBXH ở Việt Nam hiện nay

5 Những đóng góp mới của luận văn

Xuất phát từ việc đánh giá tính hình nghiên cứu của đề tài, có thể thấy,vấn đề về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH hầu như chưa đượcnhiều tác giả đề cập tới Vì vậy, luận văn được xem là một trong nhữngcông trình nghiên cứu đầu tiên về PBXH dưới góc độ xây dựng và hoàn

Trang 9

thiện pháp luật – một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay.Luận văn đã lí giải được sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện phápluật về PBXH và đưa ra những cơ chế đảm bảo cho hoạt động này hiệnnay Từ việc giải quyết những vấn đề mang tính lý luận, về mặt thực tiễn,luận văn đã đưa ra những đánh giá chung nhất về ưu điểm và hạn chế củahoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH từ đó lý giải nhữngnguyên nhân dẫn đến kết quả này Đặc biệt, trong những giải pháp tiếp tụcxây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, tác giả đã đề xuất xây dựngLuật về phản biện xã hội – tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạtđộng PBXH ở nước ta hiện nay Với những đóng góp như trên, luận văn

có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu

và giảng dạy

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phảnbiện xã hội

Chương 2: Thực trạng và giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiệnpháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

1.1 Phản biện xã hội: khái niệm, đặc điểm, mục đích, chủ thể, nội dung, hình thức

1.1.1 Khái niệm phản biện xã hội

Để làm rõ khái niệm “phản biện xã hội” thì trước hết cần tìm hiểu thuậtngữ “phản biện”

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì “phản biện” được hiểu là “việc đưa

ra các nhận xét, đánh giá về một công trình khoa học (luận án, luận văn, khóa luận hoặc kết quả nghiên cứu khoa học của một đề tài, một công trình nghiên cứu) Người (hay cơ quan) phản biện nhận định về tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài, nội dung và hình thức thể hiện của công trình khoa học, phương pháp nghiên cứu, kết luận, đóng góp, hạn chế Cuối cùng đánh giá chung là đạt hay không đạt những yêu cầu đề ra, xếp loại”.

Theo Đại từ điển tiếng Việt thì “phản biện” được hiểu là “việc đánh giá chất lượng của luận văn tốt nghiệp đại học, luận án trên đại học trước hội đồng chấm” Nếu theo những giải thích trên, thì khái niệm “ phản biện” được

đồng nhất với việc nhận xét luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ để đi đến đánh giákết quả cuối cùng của người thực hiện Tuy nhiên, thuật ngữ “ phản biện” màchúng ta đề cập ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi, khuôn khổ như vậy,

mà hiểu rộng ra, thuật ngữ này còn có nội hàm, mục đích và ý nghĩa hoàntoàn khác biệt

Phản biện là một thuật ngữ Hán Việt, trong đó phản là trở lại, biện là tranhluận cho rõ phải trái, như vậy, phản biện là sự tranh luận với người đã có quanđiểm, ý tưởng nào đó để làm rõ các vấn đề phải trái, đúng sai Như trên đãnói, phản biện là một hoạt động không chỉ diễn ra trên diễn đàn khoa học màcòn là một trong các hoạt động của đời sống xã hội Chính vì vậy, trong bất

Trang 11

cứ lĩnh vực nào xã hội nào mà con người tham gia hoạt động đều có thể thấy

sự xuất hiện của hoạt động này Ví dụ: trong các giờ thảo luận của sinh viên,trong sinh hoạt cộng đồng, hội nghị, hội thảo…

Tuy nhiên, đối với từng vấn đề, lĩnh vực khác nhau, hoạt động phản biệncũng có những sự khác biệt nhất định cả về mặt nội dung và hình thức Ví dụ:đối với những vấn đề, lĩnh vực nhỏ hẹp hoặc mang tính chất cá nhân thì phảnbiện chỉ diễn ra trong một phạm vi nhất định Đối với những vấn đề mang tínhchất chung, liên quan đến lợi ích của toàn xã hội thì phản biện lại được thựchiện trên một phạm vi rộng với mức độ cao hơn và quan trọng hơn rất nhiều

Có thể nói, sự khác biệt của hoạt động phản biện về các phương diện nộidung, hình thức, phạm vi, chủ thể, mục đích …trong những vấn đề và lĩnhvực khác nhau chính là một căn cứ quan trọng để hình thành nên các kháiniệm xung quanh thuật ngữ “phản biện” Và một trong những khái niệm đượcnhắc đến thường xuyên trong thời gian gần đây là khái niệm“ phản biện xãhội”

Hiện nay, trong Từ điển tiếng Việt không có thuật ngữ “phản biện xã hội”

Sở dĩ như vậy, là vì “phản biện xã hội” là một thuật ngữ còn khá mới mẻ đốivới Việt Nam Điều đó đã dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanhkhái niệm này

Kể từ khi xuất hiện khái niệm PBXH, các nhà khoa học, nhà nghiên cứutrong quá trình đi làm rõ khái niệm này đã tiếp cận nó trên nhiều phương diệnkhác nhau như luật học, xã hội học, tâm lí học…

Từ góc độ luật học, theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Văn Động, phản

biện xã hội là “sự phản ứng mang tính phủ định trên tinh thần xây dựng, góp

ý của xã hội đối với chính sách, pháp luật của nhà nước” .Nói cách khác, đó

là sự phê phán, phê bình của xã hội dựa trên những căn cứ khoa học đối vớichính sách, pháp luật của nhà nước để nhà nước xem xét, nghiên cứu, tiếp thu

có chọn lọc những hạt nhân hợp lí trong các phản biện đó rồi sửa đổi hay bổ

Trang 12

sung, thậm chí hủy bỏ dự thảo chính sách, pháp luật hoặc chính sách, phápluật đang thi hành.

Theo quan điểm của PGS.TS Bùi Xuân Đức thì phản biện xã hội (đượchiểu là của xã hội mà cụ thể là của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, các tổ chứcchính trị - xã hội và nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức

Đảng, Nhà nước) được hiểu là “sự nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, khẳng định những nội dung đúng đắn của dự thảo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chương trình, dự án, đề án đồng thời phát hiện những điểm chưa chính xác, chưa phù hợp với đời sống xã hội và lợi ích chính đáng của nhân dân để kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp”

Khi tiếp cận khái niệm “phản biện xã hội”, chúng ta coi nó là sự xem xétmột vấn đề cụ thể dưới nhiều góc độ và phương diện khác nhau trên cơ sở đóđưa ra những nhận xét, đánh giá về các mặt hạn chế, hay chưa được của vấnđề…từ đó đưa ra những biện pháp xử lí, giải quyết một cách hợp lí nhất.Những vấn đề cụ thể được đưa ra phản biện ở đây, có thể là những chủtrương, chính sách, những chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước đangtrong tiến trình xây dựng hoặc đang ở giai đoạn thực thi Những ý kiến phảnbiện này được đưa ra dựa trên những lí lẽ nhất định, mang tính xây dựng, xuấtphát từ cách nhìn nhận thực tế khách quan chứ không đơn thuần chỉ là nhữngnhận định mang tính chủ quan Đây cũng chính là một trong những điểm đểchúng ta phân biệt khái niệm phản biện xã hội với một số khái niệm khác màtrong nội hàm của nó có một số điểm tương đồng với khái niệm PBXH

- Phản biện xã hội và phản biện trong nghiên cứu khoa học.

Giữa hai khái niệm PBXH và phản biện khoa học có những điểm khácnhau cơ bản Phản biện khoa học là phản biện dùng để đánh giá các côngtrình, dự án, luận án và các sản phẩm là kết quả của hoạt động nghiên cứukhoa học Phản biện khoa học về bản chất là khách quan, không có tính giai

Trang 13

cấp PBXH ngoài thuộc tính khoa học nó còn có tính giai cấp, tức là nó phảnánh các quan điểm liên quan tới lợi ích của các tầng lớp khác nhau trong xãhội PBXH vừa dựa trên cơ sở khoa học vừa xuất phát từ quyền lợi về chínhtrị, kinh tế, xã hội được phản ánh thông qua chủ thể phản biện Bên cạnh đó,nếu như phản biện khoa học là một hoạt động chỉ diễn ra trong phạm vinghiên cứu khoa học với sự tham gia chủ yếu của các nhà khoa học thì PBXHlại là một hoạt động rộng rãi công khai của người dân nói chung, trong đó cácnhà khoa học.

- Phản biện xã hội và việc góp ý kiến thông thường

Có quan điểm cho rằng đây là hai khái niệm đồng nhất với nhau nhưngtrên thực tế đây là hai hoạt động hoàn toàn khác biệt

Góp ý kiến cũng là một hoạt động mang tính công khai, minh bạch diễn rathường xuyên ở mọi tổ chức, với sự tham gia đa dạng của các thành phần, chủthể Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản của hoạt động này với PBXH nằm ở cơchế tiếp nhận những ý kiến đóng góp Đối với việc đóng góp ý kiến thôngthường thì ai cũng có thể ý kiến đóng góp nhưng nghe hay không, tiếp thu haykhông tiếp thu là quyền của các cơ quan có thẩm quyền, do đó, kết quả củahoạt động này còn nhiều hạn chế Còn đối với hoạt động PBXH thì phải có sựquy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của chủ thể phản biện và chủ thể banhành quyết sách trong đó có quy định rõ ràng về trách nhiệm của các chủ thểban hành quyết sách phải tiếp nhận, xử lí các ý kiến phản biện

- Phản biện xã hội và việc trưng cầu dân ý.

Trưng cầu dân ý (còn gọi là phúc quyết toàn dân) là một hoạt động thunhận phản hồi trực tiếp của người dân trước một vấn đề cụ thể nào đó trongđời sống xã hội Trưng cầu dân ý là việc nhà cầm quyền hỏi để người dân trảlời, còn PBXH là việc để cho nhân dân đánh giá, nhận xét, góp ý, là sự đốithoại của người dân với người lãnh đạo và quản lí nhằm tìm ra phương án tốtnhất có lợi cho nhân dân Với trưng cầu dân ý, nhân dân bày tỏ chính kiến

Trang 14

(đồng ý hay không đồng ý) đối với phương án đưa ra mà không cần tranhluận, còn PBXH phải thông qua tranh luận mới đi đến quyết định đồng ý haykhông đồng ý Do đó, PBXH thể hiện trình độ phát triển của nền dân chủ vàchỉ đạt được chất lượng tốt khi có sự chuẩn bị một cách chu đáo PBXH đượcxây dựng trên cở quyền tự do ngôn luận,…còn trưng cầu dân ý chỉ thật sự cótác dụng khi người dân có đầy đủ thông tin cần thiết về vấn đề được hỏi ýkiến Nếu thiếu minh bạch thông tin, thiếu môi trường tự do ngôn luận thìtrưng cầu dân ý chỉ là sự trả lời phương án (đồng ý hay không đồng ý) màngười dân không ý thức được đầy đủ sự đúng – sai của phương án đã lựachọn, không lường được những hậu quả bởi quyết định lựa chọn của bản thânmình.

và toàn diện, kể cả phải sử dụng đến phương án phản bác, thì nó vẫn mangđộng cơ xây dựng

PBXH chỉ nhằm lựa chọn phương án thực hiện chính sách, pháp luật tốthơn còn phản kháng là hoạt động nhằm đả kích, gạt bỏ phương án xã hộiđược đưa ra Phản kháng không chỉ là lập luận, ý kiến mà nó còn thể hiện ởnhiều hình thức khác Về bản chất, PBXH và phản kháng tuy có khác nhaunhưng chúng lại có quan hệ với nhau Phản kháng xã hội có thể xảy ra nếulàm không tốt phản biện xã hội Do đó, PBXH là một giải pháp để phát hiệnmâu thuẫn và hóa giải mâu thuẫn, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, phòngngừa nguy cơ xảy ra phản kháng xã hội Do vậy, nếu không có PBXH thì cóthể có phản kháng xã hội

Trang 15

- Phản biện xã hội và dư luận xã hội.

Dư luận xã hội là luồng ý kiến tỏ thái độ đánh giá, bình luận, mong muốncủa các cá thể hoặc nhóm xã hội về những vấn đề có tính thời sự liên quanđến lợi ích cộng đồng, thu hút sự quan tâm của nhiều người và được thể hiệntrong tâm lí ủng hộ hoặc bức xúc Cùng một nội dung là sự thể hiện thái độđối với một vấn đề nào đó, nhưng nếu dư luận xã hội đơn thuần là sự thể hiệnthái độ có tính chất đơn giản, gần như là cảm tính thì PBXH là sự thể hiệnthái độ dựa trên những căn cứ, lập luận mang tính khoa học của chủ thể Mặtkhác, nếu dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội xuất hiện một cách tựnhiên, bột phát có tính chất dây chuyền thì PBXH là một hoạt động có tổ chứcđược điều chỉnh bởi những quy định chặt chẽ từ chủ thể, đối tượng, nội dung,hình thức, kết quả…

Từ sự phân tích ở trên, có thể nói, PBXH là một hoạt động có sự khác biệt

so với một hoạt động khác mà nhìn bề ngoài những hoạt động này có đôi nétgiống với phản biện xã hội Sự khác biệt này còn được thể hiện rõ nét hơn khitiếp cận những phương diện khác xung quanh hoạt động PBXH

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động phản biện xã hội

- Tính xã hội – chính trị.

PBXH tự nó đã thể hiện tính xã hội bởi chủ thể tiến hành là các lực lượng

xã hội bao gồm nhiều thành phần, giai cấp và tầng lớp khác nhau Bên cạnh

đó, tính chất xã hội còn thể hiện thông qua mục đích của hoạt động này là tìm

ra hướng giải quyết thích hợp nhất cho các vấn đề chung của xã hội Trình độkinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tính xã hội càng được mở rộng và trởthành mặt chủ yếu trong đặc trưng này Trong xã hội còn giai cấp và nhà nướcthì PBXH luôn bị lợi ích của các giai cấp, tập đoàn, phe nhóm chi phối nênkhông thể mang tính xã hội thuần túy mà còn bao hàm cả tính chính trị Đóchính là tính chất xã hội – chính trị Tính xã hội – chính trị quy định PBXH làvấn đề của quyền lực xã hội, đồng thời luôn đan gài lợi ích của các tập đoàn,

Trang 16

giai cấp, tầng lớp trong xã hội Với tính chất đặc thù này, một điều cần lưu ýtrong khi tiến hành PBXH đó là phải tôn trọng tính xã hội nhưng cũng cầnphải cảnh giác với nguy cơ chính trị hóa Đối với giới cầm quyền, chính trịhóa biểu hiện ở các can thiệp chính trị vào các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ,độc lập về chính kiến của PBXH Đối với người dân, chính trị hóa biểu hiện ởđộng cơ vụ lợi khi đưa ý chí của nhóm mình vào PBXH mà trong rất nhiềutrường hợp chúng xung đột với ý chí và quyền lợi chung của đất nước Đốivới các thế lực đối nghịch, trong những điều kiện nhất định, tính chính trị thểhiện ở việc lợi dụng PBXH thành một hình thức công khai của phản kháng xãhội.

- Tính độc lập – chính kiến.

Tính độc lập, chính kiến thể hiện ở mỗi nhận xét, đánh giá, biện luận trongphản biện xã hội dựa vào phân tích độc lập của các chủ thể tiến hành Chínhnhờ việc độc lập trong thu thập thông tin, phân tích, đánh giá mà chủ thểPBXH có khả năng xem xét các mặt đối lập của vấn đề Không có tính độclập chính kiến trong quá trình PBXH sẽ không có các nhận xét, đánh giákhách quan Tính độc lập chính kiến gắn với vị trí, vị thế tương đối của chủthể PBXH Nhận diện tính độc lập chính kiến để thấy trong quá trình lãnh đạophát huy dân chủ phải tạo ra môi trường, điều kiện để chủ thể PBXH theo dõi,đánh giá, đưa ra được những nhận xét mang tính độc lập Tính độc lập chínhkiến là tiêu chí cơ bản xác định chủ thể PBXH đứng về phía nhân dân để theodõi, soi xét, đánh giá, biện luận với những người cầm quyền trong quá trìnhbảo vệ lợi ích quần chúng

Trang 17

nhất định Tính phổ biến của PBXH còn xuất phát từ xu hướng cấu trúc lạichức năng của Nhà nước, trong đó chuyển giao một phần chức năng quản lýcủa Nhà nước cho các tổ chức xã hội Sự tham gia của các tổ chức xã hội vàngười dân vào các công việc quản lý xã hội ngày càng nhiều là xu thế chungcủa nhiều nước trên thế giới Điều này làm cho PBXH dần trở nên phổ biếntrong đời sống các quốc gia, dân tộc Ngoài ra, tính phổ biến cũng được thểhiện thông qua nội dung của hoạt động phản biện Đối với thế giới nói chung

và Việt Nam nói riêng, PBXH đang trở thành một hoạt động được diễn rathường xuyên, liên tục trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội

1.1.3 Mục đích của phản biện xã hội trong đời sống xã hội

Đặt trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, khi chúng ta đang nỗ lực mởrộng dân chủ hóa đời sống chính trị - xã hội và đang trong quá trình chuyểnđổi, thực hiện bước chuyển mình từ nền kinh tế nông nghiệp sang một nềnkinh tế công nghiệp, rất nhiều vấn đề, thách thức đang đặt ra thì PBXH càng

có ý nghĩa và vị trí lớn lao

Thứ nhất, PBXH thực chất là phản ứng, phản hồi của xã hội đối với các

chủ trương, chính sách cũng như sự lãnh đạo và quản lí của Đảng và Nhànước đối với toàn xã hội Sự phản hồi này chính là sự thể hiện việc tham gia,đóng góp xây dựng của nhân dân đối với các hoạt động của Đảng và Nhànước Đồng thời, kết quả của hoạt động này cũng đem lại những thông tinnhiều chiều góp phần vào việc nâng cao hiệu quả cho quá trình xây dựng vàthực thi các đường lối, chủ trương, chính sách Bên cạnh đó, mục đích chínhtrị của PBXH ở nước ta là nhằm góp phần tạo ra và bảo đảm sự đồng thuận xãhội, sự đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Đây chính là một hìnhthức cụ thể thể hiện quyền làm chủ và ý thức trách nhiệm của nhân dân đốivới các công việc của Đảng, Nhà nước Càng huy động được trí tuệ, sự quantâm, chú ý của dân, tham gia vào quản lí và điều hành đất nước thì càng tạođược sự đồng thuận xã hội và sự đoàn kết xã hội

Trang 18

Thứ hai, PBXH cũng được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu

nhằm phát huy một cách có hiệu quả trí tuệ trong mọi tầng lớp nhân dân,giảm đi bớt phần nào “gánh nặng” của Nhà nước trong việc hoạch định vàthực thi các chính sách, bởi lẽ, đường lối, chủ trương, chính sách đang đượcxây dựng hoặc đang được thực thi luôn luôn ảnh hưởng tới quyền và lợi íchcủa một hay một vài tầng lớp nhân dân hoặc của toàn thể nhân dân Chính vìvậy, nếu những vấn đề này được đưa ra phản biện thì đó sẽ là một kênh thôngtin quan trọng thu về nhiều luồng ý kiến khác nhau Trong số những ý kiến

đó, sẽ có không ít những ý kiến xác đáng, những phản hồi thẳng thắn và cóchất lượng dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn của một bộ phận nhândân có trình độ và tâm huyết Nó sẽ được coi như những tiếng nói thực tiễnquý giá giúp cho các cơ quan, các cá nhân có thẩm quyền nhìn nhận sâu sắchơn vấn đề, chủ trương mà mình đang xây dựng và thực thi, về các mặt tíchcực, tiêu cực, hạn chế, những ảnh hưởng của chủ trương, chính sách đó tớiđời sống xã hội Sự góp ý, phản hồi ấy có thể vượt xa cả những dữ liệu màcác nhà hoạch định đã vạch ra từ ban đầu

Thứ ba, PBXH là một trong biện pháp nhằm tăng cường ý thức chính

trị của nhân dân, lôi cuốn nhân dân vào đời sống chính trị của đất nước Sựtham gia tích cực của nhân dân vào các công việc chung của nhà nước vừa làthước đo thể hiện mức độ dân chủ trong thể chế nhà nước, vừa là giải pháp đểnâng cao hiệu quả quản lý, cho nên, việc tăng cường ý thức chính trị của nhândân có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước Kinhnghiệm cho thấy, chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô sụp đổ khôngphải do lực lượng đối lập có sức mạnh áp đảo mà sự sụp đổ chủ yếu là dođông đảo đảng viên và nhân dân đã không bảo vệ thể chế lúc cần thiết Trongthời gian dài trước đó, đông đảo nhân dân đã không được lôi cuốn vào côngviệc chính trị, họ thấy mình là người ngoài cuộc trong các vấn đề quan trọngcủa đất nước, từ đó xuất hiện thái độ bàng quan đối với chính trị Nguyên

Trang 19

nhân có nhiều, trong đó có phần rất quan trọng là những người cầm quyền đãgạt bỏ các đảng viên và nhân dân của mình ra ngoài lề quá trình hoạch định

và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển đất nước Bài học kinh nghiệmnày cho thấy, Nhà nước cần phải tạo nhiều điều kiện thuận lợi, nhiều hìnhthức hoạt động trong đó có PBXH để người dân được tham gia vào việc giảiquyết các công việc chung của đất nước

Thứ tư, PBXH đòi hỏi nhà cầm quyền phải chấp nhận sự cọ xát, tranh

luận, đối thoại với nhân dân và nhờ đó rèn luyện thêm kĩ năng chính trị hiệnđại, khắc phục tính trạng né tránh công luận, gây sự trì trệ của hệ thống Từphía người phản biện, PBXH cũng là môi trường tốt cho giáo dục, rèn luyệnlôi cuốn quần chúng vào các phong trào xã hội theo định hướng của nhà cầmquyền Chấp nhận đối thoại, biết lắng nghe ý kiến phản biện, biết thích nghivới sự thay đổi của xã hội là phẩm chất cần có của người lãnh đạo trong nềnchính trị hiện đại, có vai trò rèn luyện bản lĩnh của người cầm quyền, nhờ đónâng cao năng lực tự phát hiện các khuyết điểm của chính mình để sửa chữa

Với nhiều lí do và tác dụng của PBXH đối với hoạt động quản lí nhànước, quản lí xã hội, ngày nay, PBXH đang được thừa nhận là một trongnhững phong cách mang tính lề lối, khoa học cao, tạo hiệu quả cho hoạt độngđiều hành, quản lí; là một trong những biện pháp để mở rộng dân chủ và tạo

sự đồng thuận cao trong xã hội

1.1.4 Chủ thể và đối tượng của phản biện xã hội

- Ngay trong thuật ngữ PBXH đã cho thấy chủ thể PBXH rất đa dạng, đóchính là toàn thể xã hội nói chung, từ các tổ chức chính trị - xã hội, các tổchức xã hội, nhân dân với tính cách là một cộng đồng hoặc một cá nhânchuyên gia, nhà chuyên môn, nhà khoa học, báo chí…

Trong số các chủ thể tham gia PBXH, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(MTTQVN) là chủ thể đóng vai trò chủ yếu Vì, PBXH là một nhiệm vụ củaMTTQVN đã được ghi nhận trong các nghị quyết của Đảng và trong pháp

Trang 20

luật của Nhà nước Mặt trận vừa có tính riêng là một chủ thể (tổ chức Mặttrận các cấp), vừa có tính chung là bao hàm các tổ chức thành viên của Mặttrận Mặt trận gồm hệ thống các thành viên trên khắp cả nước là tổ chức có ưuthế nổi trội về tính xã hội rộng rãi của PBXH Trên thực tế, MTTQVN thamgia PBXH thông qua nhiều hình thức hoạt động Hình thức cơ bản nhất là Mặttrận góp ý kiến vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước Ngoài ra, một số hoạt động ít nhiều mang hình thức PBXH củaMặt trận đã xuất hiện như thông qua diễn đàn báo chí của Mặt trận Tổ quốchoặc các đoàn thể xã hội chính trị (báo Đại đoàn kết, báo Lao động, báoThanh niên, báo Tuổi trẻ ) để đề xuất, kiến nghị nhiều ý kiến thiết thực Bêncạnh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, PBXH còn được thực hiện thông qua hoạtđộng của các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, đặc biệt là các tổ chức

xã hội tự nguyện Đây là tổ chức xã hội tập hợp nhiều tầng lớp, đối tượng,thành phần khác nhau trong xã hội, vì vậy, ý kiến phản biện của loại chủ thểnày đối với xã hội cũng mang tầm ảnh hưởng nhất định Ngoài việc tham giagóp ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng và pháp luật củaNhà nước, hình thức tham gia PBXH của loại chủ thể này chủ yếu mang tínhchất chuyên ngành khi đi sâu vào việc thẩm định những chương trình, dự án,công trình, hoặc phản biện gắn với tư vấn, giám định các dự án chuyên ngành.Đối với loại chủ thể là các tổ chức xã hội tham gia phản biện xã hội hiện nay,nổi bật là Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam là tổ chức đượcpháp luật quy định về việc tham gia PBXH

Ngoài các loại chủ thể trên, trong PBXH, không thể không nhắc đến vaitrò của báo chí, truyền thông Với sự bùng nổ và phát triển của công nghệthông tin như hiện nay, báo chí truyền thông đang có những điều kiện thuậnlợi để thực hiện tốt hoạt động PBXH Ngay cả các kênh PBXH khác cũngphải sử dụng loại công cụ này để trợ giúp thêm cho hoạt động phản biện củamình Tính chất phản biện của báo chí ngày càng thể hiện rõ nét thông qua

Trang 21

hoạt động góp ý kiến, kiến nghị và trở thành một kênh quan trọng phản ánhnhanh nhạy dư luận xã hội Cụ thể là các tờ báo hàng ngày tiếp nhận, xử líphản ánh của nhân dân để chuyển đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;các dự thảo luật liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân đều được đăngtải trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của nhân dân và qua

đó các cơ quan chức năng sẽ tiếp thu được nhiều ý kiến bổ ích; ngoài ra báochí cũng là kênh thông thông tin cập nhật một nhanh nhạy các chủ trương,chính sách khác của nhà nước Sự cập nhật này vừa có ý nghĩa trong việcthông tin cho người đọc vừa là nơi người đọc thể hiện phản biện của mình đốivới những vấn đề mang tính thời sự của đất nước

Bên cạnh đó, sự tham gia PBXH của toàn thể nhân dân cũng có vai trò rấtquan trọng Nhân dân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp từ các chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước nên ý kiến phản biện của chủ thể này đaphần được phản ánh một cách trung thực Nhân dân bao gồm nhiều tầng lớp

và thành phần khác nhau trong xã hội vì vậy nếu hoạt động PBXH được tiếnhành thường xuyên, sẽ thu được nhiều ý kiến phản biện từ nhiều phương diện,lĩnh vực khác nhau Nhân dân sẽ thực hiện PBXH thông qua Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận mà mình là thành viên,hội viên, đoàn viên của tổ chức đó

- Đối tượng của PBXH là chính sách, pháp luật của Đảng và pháp luật củaNhà nước vừa ở giai đoạn đang soạn thảo (hay đang được xây dựng) và vừa ởgiai đoạn thực thi Mục đích của PBXH trong giai đoạn soạn thảo (hay xâydựng) chính sách, pháp luật là giúp cho các nhà hoạch định chính sách, phápluật nhìn ra những hậu quả tiêu cực sẽ đem đến cho xã hội nếu như chínhsách, pháp luật được thông qua và đưa ra áp dụng trong xã hội, để có nhữngphương án ứng phó hiệu quả Còn ở giai đoạn thực thi chính sách pháp luậtthì PBXH nhằm thông tin (thông báo) cho các cơ quan có thẩm quyền củaNhà nước biết được những hậu quả xấu đang đem đến cho xã hội từ việc thực

Trang 22

thi toàn bộ hay một phần chính sách pháp luật để cơ quan nhà nước có thẩmquyền kịp thời sửa đổi hay bổ sung hoặc bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần chínhsách, pháp luật đó.

1.1.5 Nội dung hoạt động phản biện xã hội

Nội dung của PBXH được Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xcủa Đảng xác định có phạm vi rất rộng Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động nàytập trung chủ yếu trên một số lĩnh vực sau đây:

- Phản biện trong xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính sách của Đảng và Nhà nước là những tư tưởng, quan điểm cótính chất định hướng và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, ảnh hưởng lớn tới

uy tín của Đảng, Nhà nước và tác động tới toàn xã hội Những chính sách nàybao hàm nhiều nội dung về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đốingoại, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước

Với tầm ảnh hưởng đặc biệt như vậy, PBXH đối với các chính sách củaĐảng và Nhà nước là hết sức cần thiết Hoạt động này cần phải được tiếnhành thường xuyên, liên tục từ khi xây dựng cho đến khi triển khai thực hiệncác chính sách này Việc làm này không những thể hiện tính chất dân chủtrong hoạt động của Nhà nước mà nó còn là giải pháp cho việc phát huy trítuệ của toàn dân tộc, nâng cao tính hoàn thiện và thực thi của các chính sáchtrên thực tế

- Phản biện trong hoạt động xây dựng pháp luật.

Để thực hiện tốt chức năng quản lí xã hội, Nhà nước phải sử dụngnhiều công cụ và tiến hành nhiều hoạt động khác nhau Trong số các hoạtđộng đó, xây dựng pháp luật có vị trí, vai trò rất đặc biệt Xây dựng pháp luật

là hoạt động sáng tạo ra các quy phạm pháp luật (QPPL) được chứa đựngtrong các VBQPPL Do đó, việc xây dựng pháp luật chính là hoạt động xâydựng và ban hành các VBQPPL nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thểpháp luật trong đời sống xã hội Những văn bản này, tùy theo tính chất của

Trang 23

từng loại, sẽ có tác động lớn tới toàn xã hội, cả về mặt thời gian, không gian

và đối tượng tác động của văn bản Vì vậy, việc đảm bảo tính đúng đắn vềmặt hình thức, nội dung và khả năng thực thi của mỗi văn bản là yêu cầu bứcthiết cần phải đặt ra Hoạt động PBXH trong các giai đoạn của quá trình xâydựng pháp luật chính là một trong những những biện pháp thiết yếu để bảođảm các yêu cầu nêu trên

- Phản biện xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật.

Những chính sách dù đúng đắn nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện

do bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, dẫn tới sự sai lệch so với mục tiêuban đầu, như thiếu thống nhất giữa luật pháp và luật tục, giữa lợi ích toàn thểvới lợi ích cục bộ…Chính trong quá trình tổ chức thực hiện mới bộc lộ hếtchỗ mạnh, chỗ yếu của chủ trương, chính sách, pháp luật; chỗ mạnh, chỗ yếucủa những người lãnh đạo và quản lí Vì vậy, PBXH trong khâu thực hiện có

ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thiện chủ trương, chính sách và phápluật

- Phản biện về các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Việc triển khai, xây dựng các công trình, dự án này sẽ góp phần tạo cơ sở

hạ tầng, khai thác những tiềm năng về tài nguyên, dân cư, vị trí…là hoạt động

có ý nghĩa quan trọng, nó tạo bước đệm cho việc phát triển nhảy vọt tại cácđịa phương và các cùng kinh tế trên cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế, tạo việc làm cho người lao động từ đó nâng cao mức sống của ngườidân Tuy nhiên, đi đôi với những lợi ích, lợi nhuận có thể nhìn thấy rõ, nhữngthách thức đặt ra từ các công trình, dự án này đem lại cũng không nhỏ Đó là

sự hủy hoại về mặt môi trường, những mối đe dọa về an ninh, quốc phòng,những nguy cơ dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng…Bài toán về sự cân đốigiữa yếu tố kinh tế và các yếu tố khác buộc các nhà hoạch định, nhà quản lícần phải có sự cân nhắc và tính toán kĩ lưỡng Trong hoàn cảnh đó, việc huy

Trang 24

động, trí tuệ của toàn dân là một việc làm cần thiết để đi đến những quyếtđịnh đúng đắn Và PBXH được xem như là một biện pháp cứu cánh Sự phảnbiện của người dân, của các nhà khoa học, các tổ chức, của các cơ quan cóthẩm quyền trên cơ sở sự phân tích mang tính xây dựng, những luận cứ mangtính khoa học, khách quan chắc chắn sẽ là một kênh thông tin quan trọng giúpcác nhà quản lí đưa ra những quyết sách đúng đắn nhất

1.1.6 Hình thức phản biện xã hội

Với sự tham gia đa dạng của chủ thể phản biện, sự phong phú của đốitượng phản biện thì hình thức PBXH cũng bao gồm nhiều loại khác nhau:

- Hình thức kiến nghị đối với các cơ quan Đảng và nhà nước.

Nhận thức được ý nghĩa tích cực của việc công dân tham gia vào hoạtđộng của Nhà nước và xã hội, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích côngdân góp ý kiến của mình đối với các hoạt động của Nhà nước Trên cơ sở đó,Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 lần đầu tiên đã ghi nhậnquyền kiến nghị của công dân Đồng thời, trong các văn kiện của Đảng, việcxem xét, thực hiện các kiến nghị của nhân dân cũng hết sức được chú trọng

Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng chỉ rõ:“Các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với cử tri và nhân dân; định kì nghe ý kiến của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham xây dựng các chủ trương, chính sách sát hợp với cuộc sống”.

- Hình thức góp ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh và các QPPL khác của nhà nước.

Đây là một trong những hình thức quan trọng của PBXH Sự quantrọng này xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng, sự tác động, ảnh hưởng của các

dự án luật, pháp lệnh và các VBQPPL khác khi chúng được hiện thực hóatrong đời sống xã hội Các văn bản này được xem là những cơ sở pháp lí quantrọng, làm chuẩn mực để điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội, bởi vậy, việc tham

Trang 25

gia góp ý kiến để xây dựng và hoàn thiện các dự thảo này là một hoạt độngkhông thể thiếu.

Trên cơ sở đó, các ý kiến đóng góp sẽ được tổng hợp để tham gia với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật

- Hình thức kiến nghị, góp ý về các dự án, quy hoạch phát triển chung của toàn quốc và từng địa phương.

Các dự án, quy hoạch phát triển chung của toàn quốc và từng địaphương là những dự án mang tầm chiến lược, đòi hỏi nhiều sự đầu tư về vậtchất, công sức và thời gian Một mặt, những dự án này sẽ tạo ra những tiền đềquan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ điều kiện kinh tế - xã hội, mặt khácnếu đưa những dự án này vào thực hiện, chúng sẽ làm thay đổi và gây ranhững ảnh hưởng không nhỏ tới các mặt của đời sống Vì vậy trong quá trìnhxây dựng và thực thi những dự án, quy hoạch phát triển này, rất cần có sựphản biện của toàn xã hội để nâng cao tính khả thi của chương trình, dự án

1.2 Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay

PBXH, trước khi có thể coi nó là một hiện tượng pháp lý thì nó là mộthiện tượng xã hội, nảy sinh từ xã hội, từ những hoạt động của con người.Chính vì vậy, cũng giống như những hiện tượng xã hội khác, PBXH có thểphải chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: kinh tế, chính trị, phápluật, văn hóa,…Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là, PBXH chỉ là một hiệntượng, một hoạt động trong số rất nhiều hiện tượng, hoạt động nảy sinh vàdiễn ra trong xã hội Trong khi đó, pháp luật mặc dù được đặt ra để điều chỉnhcác quan hệ, các hoạt động của con người nhưng không phải tất cả mà chỉnhững quan hệ, những hoạt động có tính chất phổ biến, điển hình mới đặt rayêu cầu cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật Và câu hỏi đặt ra ở đây

là PBXH có cần thiết phải được điều chỉnh bằng pháp luật không?

Trang 26

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, PBXH không chỉ là một hiệntượng xã hội đơn thuần mà nó còn là một hiện tượng chính trị - pháp lí có ýnghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh thực hiện dân chủ hóa đờisống xã hội ở Việt Nam hiện nay Đây là một hoạt động được tiến hành bởichủ thể rộng rãi, với hình thức, nội dung phong phú và đa dạng, đối tượngphản biện hướng đến những vấn đề có tính chất quan trọng của đất nước.Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta và trên thế giới việc xây dựng và hoànthiện pháp luật về PBXH đang trở nên cấp thiết bởi những lí do sau đây:

Thứ nhất, là xuất phát vai trò quan trọng của hoạt động phản biện xã hội trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Một là, PBXH đang trở thành một nhu cầu vô cùng bức thiết Bởi lẽ, sovới giai đoạn trước đây, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã cónhiều thay đổi, kéo theo đó là rất nhiều vấn đề phức tạp cần có sự đồng thuận,

sự chung tay của toàn xã hội cùng với Nhà nước để giải quyết Bên cạnh đó,với mục tiêu đề ra là xây dựng một nền dân chủ rộng rãi, trong đó vấn đềnòng cốt là mở rộng các quyền của công dân, tạo điều kiện cho công dânđược tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, đã khiến choPBXH trở thành một nhu cầu tất yếu, một biện pháp cần thiết để thực hiệnnền dân chủ Một hệ thống chính trị dân chủ của một nền chính trị dân chủluôn luôn dặt trọng tâm và mục tiêu hoạt động của mình là phát huy mạnh mẽquyền làm chủ của nhân dân, vì thực chất của hệ thống chính trị nước ta là cơchế thực hiện quyền lực nhân dân Nhân dân làm chủ bằng nhiều hình thức và

có nhiều cách để thực hiện quyền làm chủ của mình Trong những phươngthức đó, PBXH là một cách có tác dụng trực tiếp và có hiệu quả, thể hiện cụthể và rõ nét vai trò làm chủ của nhân dân trong một xã hội mà “mọi quyềnhành đều ở nơi dân” Với vai trò hết sức quan trọng thể hiện trên nhiềuphương diện khác nhau, PBXH cần được đẩy mạnh và trở thành một hoạtđộng thường xuyên hơn nữa ở Việt Nam Để đạt được mục tiêu này, việc tạo

Trang 27

ra cho nó một cơ sở pháp lý rõ ràng là điều hết sức cần thiết Những quy định

cụ thể của pháp luật về PBXH sẽ là điều kiện thuận lợi để các chủ thể thựchiện tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của mình

Hai là, trong thời kì đổi mới, các hoạt động PBXH đã được tiến hành

từng bước ở nước ta, đi từ thấp đến cao, từ rộng đến hẹp, từ những vấn đề cụthể hàng ngày trong đời sống của cộng đồng dân cư đến những vấn đề lớn cótầm vĩ mô của cả nước Trên cơ sở đánh giá hoạt động của một số chủ thểtrong xã hội, kết quả thực hiện hoạt động PBXH đã được thể hiện phần nàovới những ưu điểm và hạn chế nhất định

Về mặt ưu điểm, nhìn chung, nhận thức của toàn xã hội đối với PBXH

đã được nâng lên một bước Nếu như trước đây, nhận thức về PBXH còn khá

mơ hồ, thì nay nó đã được định hình một cách rõ nét hơn PBXH đang dần trởthành một hoạt động được tiến hành thường xuyên ở nhiều lĩnh vực do nhiềuchủ thể thực hiện, đặc biệt là phản biện đối với chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước… Ngoài ra, dựa trên đánh giá về kết quả hoạt động, có thểthấy, các chủ thể PBXH đã có ý thức rõ ràng hơn về chức năng PBXH củamình, từ đó chú trọng đầu tư đưa ra nhiều hình thức thực hiện phản biện khácnhau, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội thể hiện tiếng nóicủa mình Sự thay đổi này dẫn tới kết quả là đã thu hút ngày càng nhiều tầnglớp nhân dân - những chủ thể chịu tác động trực tiếp từ chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước tham gia phản biện PBXH đã giúp các cá nhân côngdân và các cơ quan, tổ chức được thể hiện tiếng nói, quan điểm của mình, thểhiện sự đồng tình hay phản đối trên cơ sở những lí lẽ khoa học Nhiều ý kiếnphản biện đã phát huy tác dụng và được các chủ thể tiếp thu, điều chỉnh chophù hợp với thực tế khách quan, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong xãhội Điển hình như việc sửa đổi hẳn phương án cũ của công trình thủy điệnSơn La, dự án thay nước Hồ Tây… Chính vì lẽ đó, những năm gần đây, nhiều

Trang 28

chính sách của Nhà nước, dự án của các cơ quan quản lí có chiều hướng hợpvới lòng dân hơn

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm, PBXH đã bộc lộ nhiều hạn chế Mộtthực tế hiện nay cho thấy ở Việt Nam đó là PBXH vẫn chưa có được chỗđứng và giá trị nhất định như nó vốn có Hạn chế này xuất phát từ việc chúng

ta nhận thức chưa rõ ràng về PBXH, mặc dù so với giai đoạn trước đây đã cónhững tiến bộ đáng kể Việc nhận thức chưa rõ ràng đã kéo theo nhiều vấn đềnhư chủ thể phản biện nhầm lẫn hoạt động PBXH của mình với một số hoạtđộng khác có nội dung gần giống hoặc lúng túng trong khi thực hiện phảnbiện…

Ba là, chủ thể chính tiến hành hoạt động PBXH theo như quy định là

MTTQVN và các thành viên của Mặt trận Mặt trận và các thành viên củaMặt trận hiện nay hoạt động trong sự quản lý của Nhà nước, thực hiện theocác chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định Từ cơ cấu tổchức đến nguồn tài chính để tiến hành các hoạt động ít nhiều bị phụ thuộc vàchịu sự chi phối từ phía Nhà nước, cho nên, PBXH đối với chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước được xem là vấn đề khá “nhạy cảm” Sự ràngbuộc về cơ cấu tổ chức đến kinh phí hoạt động của các chủ thể đối với nhànước đã ít nhiều khiến cho hoạt động phản biện của các chủ thể này nhiều khikhông đảm bảo được tính khách quan Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nàymột phần là do chúng ta chưa có những quy định cụ thể về chức năng cũngnhư trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức này khi thực hiện phản biện xãhội Vấn đề quan trọng là phải xác lập địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân vàtạo quyền phản biện cho các chủ thể này đồng thời xây dựng quan hệ hợp tácgiữa các chủ thể này với hệ thống lãnh đạo, quản lý thay cho quan hệ lãnh đạo– phục tùng như trước đây

Bốn là, PBXH nhiều khi mang tính hình thức nên ít động viên được

nhân dân trực tiếp tham gia Các chủ thể tiến hành thiếu những biện pháp chủ

Trang 29

động, tích cực để tập hợp và phản ánh trung thành những ý kiến và nguyệnvọng của nhân dân Giá trị của nhiều ý kiến gần như chỉ mang tính tham khảo.Các chủ thể có thẩm quyền gần như đọc xong rồi để đấy, không có sự tiếp thuhay phản hồi, chính điều này đã làm giảm đi phần nào giá trị của những ýkiến phản biện Nhiều dự án, kế hoạch của Nhà nước đã được đưa ra để lấy ýkiến của nhân dân, nhưng đôi khi chỉ là hình thức cho đúng thủ tục, bởi aiphản biện thì cứ việc phản biện còn việc của nhà nước thì Nhà nước vẫn làm,bất kể ý kiến phản biện đó là thế nào đi chăng nữa Trường hợp dự án bô xítTây Nguyên là một ví dụ điển hình

Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên là một dự án gây ra nhiều ý kiếntranh cãi khác nhau trong dư luận, báo chí và Quốc hội Khi Chính phủ đưa ralấy ý kiến cho dự án này, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận bởitính chất đặc biệt quan trọng của nó Với tác động lớn về mặt kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường… ngay từ khi có chủtrương triển khai thực hiện, đã có nhiều ý kiến phản hồi, trong đó có nhiều ýkiến phản biện giá trị của các nhân sĩ trí thức yêu nước, các nhà khoa học…đối với dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã

có thư gửi Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam với ý kiến không nên khaithác các mỏ bô xít ở khu vực Tây Nguyên với lí do: “Vì lợi ích toàn cục và sựphát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳnghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng” Dự án nàycũng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học, các nhà nghiêncứu và cư dân bản địa vì nguy cơ hủy hoại môi trường, những tác động tiêucực đến văn hóa – xã hội ở Tây Nguyên và có thể gây tổn thương cả một nềnvăn hóa bản địa Hơn 150 trí thức Việt Nam đã ký vào bản kiến nghị kêu gọiĐảng cộng sản và Chính phủ Việt Nam dừng dự án khai thác bô xít ở TâyNguyên Tuy nhiên, những ý kiến phản biện này đều đã không được hồi đápthỏa đáng Việc đưa dự án ra thảo luận để lấy ý kiến phản biện của nhân dân

Trang 30

trong khi vẫn triển khai thực hiện dự án một cách bình thường đã phủ nhận tất

cả tâm huyết, trí tuệ của những con người quan tâm đến vận mệnh của đấtnước và làm mất đi giá trị, tác dụng to lớn của PBXH

Đề ra một cơ chế rõ ràng về việc tiếp thu, xử lí các ý kiến phản biệncủa các chủ thể là một nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay Trên thực tế, sau khiđón nhận sự phản biện của toàn xã hội, các chủ thể có thể tiếp thu hoặc khôngtiếp thu nhưng cần phải có cơ sở để công khai cho nhân dân biết tại sao lại có

sự xử lí như vậy Do thiếu cơ sở pháp lý nên vấn đề xây dựng cơ chế tiếpnhận những ý kiến phản biện vẫn còn vướng mắc gây khó khăn cho cả đốitượng phản biện và bị phản biện Nếu Nhà nước không quy định cụ thể, rõràng trách nhiệm của các chủ thể thì PBXH sẽ chỉ tồn tại như một hoạt độngmang tính hình thức

Năm là, PBXH là hoạt động này đã được đề cập đến trong Nghị quyết

Đại hội của Đảng lần thứ X và một số VBQPPL Tuy nhiên, những quy định

đó chỉ dừng lại ở mức độ chung chung mang tính định hướng, còn trên thực tếhiện nay chưa có một VBQPPL nào quy định và điều chỉnh một cách trực tiếp

và toàn diện vấn đề PBXH Vì vậy, yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật

về phản biện xã hội đang trở nên bức thiết Nếu được điều chỉnh bởi phápluật, hay nói cách khác nếu có những quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch đốivới các vấn đề xoay quanh hoạt động này thì sẽ tạo ra cơ sở pháp lý quantrọng để PBXH phát huy được những ưu điểm, những mặt tích cực của nó đốivới đời sống chính trị - xã hội của đất nước

1.3 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật: Khái niệm, đặc điểm và các tiêu chuẩn xác định mức độ hoàn thiện

1.3.1 Khái niệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH

Xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động cơ bản và không thểthiếu của Nhà nước Để tổ chức và quản lí các lĩnh vực quan trọng, khác nhaucủa đời sống xã hội được tốt, Nhà nước phải tiến hành xây dựng hệ thống

Trang 31

pháp luật hoàn chỉnh làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các

cơ quan, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội khác và sự ứng xử của các cánhân trong toàn xã hội Xây dựng pháp luật ở Việt Nam là quá trình hoạt động

vô cùng quan trọng, phức hợp bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp nhau, liên hệchặt chẽ với nhau, do nhiều tổ chức và cá nhân có vị trí, vai trò, chức năng,quyền hạn khác nhau cùng tiến hành nhằm chuyển hóa ý chí nhà nước củanhân dân thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhấtđịnh và được thể hiện dưới những hình thức pháp lý nhất định mà chủ yếu làvăn bản quy phạm pháp luật

Hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam được hiểu là hoạt động đưa

ý chỉ nhà nước của nhân dân Việt Nam lên thành pháp luật và là một trongnhững hình thức thể hiện và thực hiện quyền lực nhà nước trong thực tiễn Dovậy, hoạt động xây dựng pháp luật là hình thức pháp lý cơ bản để thực hiệnchức năng Nhà nước, được tiến hành thông qua hoạt động của các cơ quannhà nước có thẩm quyền Hoạt động xây dựng pháp luật có thể được thựchiện bằng cách Nhà nước phê chuẩn các quy tắc như tập quán, đạo đức…đã

có sẵn trong xã hội thành pháp luật, tạo ra các nguồn luật từ hoạt động thựctiễn của các cơ quan hành chính và tư pháp trong việc giải quyết các côngviệc cụ thể Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động xây dựng pháp luật của Nhànước ta tập trung chủ yếu vào việc ban hành các VBQPPL

Xây dựng pháp luật về PBXH là hoạt động sáng tạo tạo ra các QPPL vàPBXH để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến PBXH Theo sự pháttriển của xã hội và nhu cầu ngày càng cao của PBXH thì các QPPL về PBXH

sẽ trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn Do đó, nảy sinh nhu cầuphải hoàn thiện các QPPL hiện hành Hoàn thiện là hoạt động để các cơ quanNhà nước và các cá nhân có thẩm quyền nhằm sửa đổi, bổ sung, nâng cấp cácQPPL hiện hành về PBXH đã lạc hậu và sáng tạo thêm những QPPL mới về

Trang 32

PBXH Theo nghĩa này thì hoàn thiện pháp luật về PBXH cũng là hoạt độngxây dựng pháp luật về PBXH.

Từ khái niệm trên, có thể thấy, giữa hoàn thiện pháp luật và xây dựngpháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Hoàn thiện pháp luật là khâu tiếptheo của quá trình xây dựng pháp luật để nâng cao hiệu quả và tính thực thicủa pháp luật, còn xây dựng pháp luật là cơ sở để tiến hành việc hoàn thiệnpháp luật Nếu không có xây dựng pháp luật sẽ không có việc hoàn thiện phápluật, còn hoàn thiện pháp luật là một bước không thể thiếu để các VBQPPL –sản phẩm của hoạt động xây dựng pháp luật trở nên toàn diện và thống nhấthơn Tuy nhiên xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cơ bản có sựthống nhất với nhau Trong đó, mục đích của xây dựng pháp luật là hoàn thiệnpháp luật và trong hoàn thiện pháp luật có xây dựng pháp luật Thực tế chothấy, các quan hệ trong xã hội luôn luôn có sự vận động, biến đổi, vì vậy, xâydựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cần phải được tiến hành một cáchthường xuyên để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh

1.3.2 Đặc điểm của xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH

Xây dựng pháp luật và hoàn thiện là hai hoạt động khác nhau, songnhìn chung, về đặc điểm, giữa chúng cũng có những nét tương đồng:

Thứ nhất, hai hoạt động này đều thể hiện tính quyền lực nhà nước Tính

chất quyền lực không chỉ thể hiện ở việc, chúng chỉ được tiến hành bởi nhànước mà cụ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà còn thểhiện ở mục đích khi tiến hành hai hoạt động Pháp luật là sự thể hiện ý chí củanhân dân lên thành pháp luật, là một trong những công cụ để nhà nước thựchiện chức năng quản lý, chính vì vậy, mục đích cuối cùng mà hoạt động xâydựng pháp luật và hoàn thiện pháp luật hướng tới chính là làm cho công cụpháp lý trở nên toàn diện và hoàn chỉnh nhất để Nhà nước thực hiện việc quản

lí một cách hiệu quả đối với PBXH

Trang 33

Thứ hai, đây là hai hoạt động mang tính sáng tạo Đối với xây dựng

pháp luật, sự sáng tạo thể hiện ở chỗ thông qua việc nhận thức các quy luậtvận động, phát triển của các quan hệ xã hội về PBXH, tầm quan trọng rồi từ

đó tạo ra các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh chúng cho phù hợp với lợiích của nhà nước và xã hội Trong quá trình xây dựng pháp luật, đòi hỏi nhàlàm luật phải dự liệu trước cả những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trongtương lai để có thể đặt ra các quy định của pháp luật bảo đảm nhu cầu pháttriển ổn định lâu dài của đất nước Mặc dù tính sáng tạo không được thể hiện

rõ nét như trong hoạt động xây dựng pháp luật, nhưng trong hoàn thiện phápluật, cũng đòi hỏi các nhà cầm quyền có sự phát hiện những đòi hỏi của thựctiễn, những lỗ hổng của pháp luật về PBXH hiện hành để sửa đổi, bổ sungcác quy định pháp luật để khiến chúng trở phù hợp, đầy đủ và thống nhất hơn

Thứ ba, đây là những hoạt động mang tính tổ chức rất chặt chẽ được

diễn ra theo những quy trình nhất định Nhà nước có những quy định cụ thểtrong pháp luật về thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục để tiến hành các hoạtđộng này Ví dụ như đối với hoạt động xây dựng pháp luật, trong cácVBQPPL như Hiến pháp, Luật ban hành VBQPPL năm 2008, các Luật về tổchức bộ máy nhà nước, các vấn đề về thẩm quyền, tên gọi, nội dung, thủ tụcban hành đối với từng loại hình thức pháp luật nhất định được quy định mộtcách rõ ràng, cụ thể Sự quy định này không chỉ đảm bảo tính hợp Hiến, hợppháp của các hoạt động, mà còn đảm bảo chất lượng và hiệu quả của chúng

Ngoài những điểm chung như phân tích ở trên, giữa xây dựng pháp luật

và hoàn thiện pháp luật có những điểm khác nhất định Điểm khác biệt đầutiên là tiến trình thực hiện các bước Trong đó, hoạt động xây dựng pháp luật

là khâu đầu tiên của quá trình điều chỉnh pháp luật nhằm mục đích trật tự hóa

và định hướng sự phát triển đối với các quan hệ xã hội cho phù hợp với mongmuốn đề ra của nhà nước và xã hội Thông qua việc xây dựng các VBQPPL,Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng các quy định pháp luật cụ thể,

Trang 34

điều chỉnh những quan hệ này theo ý chí của nhà nước Còn hoàn thiện phápluật là khâu tiếp theo, sau khi quá trình xây dựng pháp luật được diễn ra

Do thực hiện ở hai giai đoạn kế tiếp nên hai hoạt động này cũng có nộidung khác nhau Xây dựng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước,

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm tạo ra các VBQPPL trong đó chứađựng các QPPL điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, hoạt động này được tính

từ giai đoạn lập chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản cho đến khi vănbản được công bố và ban hành Còn hoàn thiện pháp luật là hoạt động của cácchủ thể có thẩm quyền nhằm chỉnh đốn sửa đổi, bổ sung các VBQPPL – làsản phẩm của hoạt động xây dựng pháp luật, được thực hiện kể từ khi văn bảnphát huy hiệu lực thi hành Trên thực tế, các VBQPPL sau khi được xây dựng,ban hành và đi vào thực tế cuộc sống mới nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.Các quy định trong văn bản có thể không điều chỉnh, hoặc điều chỉnh nhưngkhông đầy đủ, không phù hợp các quan hệ trong đời sống xã hội Vì vậy,nhiệm vụ của những chủ thể thực hiện hoàn thiện pháp luật chính là phát hiệnnhững sơ hở của luật, những quy định không phù hợp, những chồng chéo,mâu thuẫn giữa các văn bản để có sự điều chỉnh kịp thời Nếu quy định thiếuthì cần phải bổ sung, nếu quy định sai thì cần sửa đổi hoặc bãi bỏ…Trên thực

tế, các nhà làm luật khi xây dựng pháp luật không thể dự liệu hết những vấn

đề phức tạp có thể nảy sinh trong cuộc sống, vì vậy mà cần phải hoàn thiệnpháp luật Đây là hoạt động có vai trò rất quan trọng, cần phải được diễn rathường xuyên và liên tục, có như vậy, pháp luật mới ngày càng toàn diện, đầy

Trang 35

đầy đủ các VBQPPL với giá trị pháp lý khác nhau điều chỉnh các quan hệ vềPBXH Bên cạnh đó, trong các VBQPPL này, cần thiết phải có đầy đủ cácchế định, các QPPL quy định tất cả các vấn đề về chủ thể; nội dung; đốitượng; hình thức…Để đáp ứng được tiêu chí này, đòi hỏi các chủ thể có thẩmquyền xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cần có sự nghiên cứu, đánhgiá một cách kĩ càng, tổng thể các vấn đề đang diễn ra để đáp ứng được đòihỏi của thực tế.

- Tính đồng bộ

Tính đồng bộ của pháp luật về PBXH thể hiện ở sự thống nhất của nó.Khi tiến hành xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, các chủ thể cầnphải chú ý xem giữa các VBQPPL có hiệu lực pháp lý khác nhau, hoặc giữacác quy định trong cùng một văn bản có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫnkhông Sự thống nhất về mặt nội dung và hình thức giữa các VBQPPL có ýnghĩa quan trọng để đảm bảo các quy định pháp luật được thực hiện hiệu quảtrên thực tế Để tạo ra được tính đồng bộ của pháp luật về PBXH đòi hỏi cácchủ thể có thẩm quyền phải có một quan điểm tổng quát để thống nhất cácvấn đề, mặt khác phải có quan điểm cụ thể để dự kiến chính xác các tìnhhuống và hoàn cảnh cụ thể từ đó đề ra các quy phạm phù hợp Các chủ thể khitiến hành xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cần có sự phối hợp chặtchẽ với nhau để đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật

- Tính khoa học

Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệthống pháp luật nói chung và pháp luật về PBXH nói riêng Tiêu chuẩn nàythể hiện ở chỗ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch

ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cầnđược thực hiện một cách đúng đắn Bên cạnh đó, các vấn đề về cách biểu đạtbằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, logic, chính xác và một

Trang 36

nghĩa, cách diễn đạt phải đạt phải gọn gàng, rõ ràng… để giúp cho các chủ thể

có thể nghiên cứu và theo dõi một cách dễ dàng

- Tính thực tiễn

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cần phảiđảm bảo tính thực tiễn Điều này có nghĩa, các quy định của pháp luật vềPBXH cần phải đúng tình hình thực tiễn đang diễn ra và điều chỉnh nhữngvấn đề mà thực tiễn đời sống đòi hỏi Bám sát và phản ánh đúng tình hìnhthực tiễn là điều kiện đảm bảo cho các quy định pháp luật về PBXH có khảnăng thực thi cao Để đạt được yêu cầu này, đòi hỏi các cơ quan nhà nước và

cá nhân có thẩm quyền trước khi tiến hành xây dựng và hoàn thiện các quyđịnh pháp luật về PBXH cần phải nghiên cứu, đánh giá cụ thể, chi tiết thựctrạng phản biện xã hội đang diễn ra trên thực tế, có như vậy, mới tạo ra đượccác QPPL điều chỉnh một cách hợp lý vấn đề này

1.4 Những điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay

Từ những phân tích ở trên, cho thấy, việc xây dựng và hoàn thiện phápluật về PBXH ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu tất yếu và bức thiết Tuynhiên, việc thực hiện hai bước cơ bản là xây dựng và hoàn thiện pháp luật đểđiều chỉnh hoạt động PBXH không phải là một việc dễ dàng Hoạt động nàycần thiết phải được đảm bảo bởi những điều kiện nhất định về các mặt thểchế, chính trị, nhận thức…để có thể đạt được hiệu quả cao nhất

- Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

Trong điều kiện một đảng cầm quyền, đây là yếu tố mang tính quyếtđịnh và là điều kiện đảm bảo hàng đầu cho việc xây dựng và hoàn thiện phápluật về PBXH ở Việt Nam Hệ thống chính trị của chúng ta hiện nay ghi nhậnvai trò lãnh đạo tiên phong và toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam Vai trònày được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó hình thức cơbản là định hướng sự phát triển đi lên của đất nước trên tất cả các lĩnh vực,

Trang 37

thông qua việc đề ra nhiệm vụ, chủ trương, đường lối, chính sách trong từnggiai đoạn, thời kì Những đường lối, chủ trương, chính sách này sẽ từng bướcđược thể chế hóa thông qua các hoạt động của Nhà nước để đến được vớithực tế khách quan Một trong những công cụ được Nhà nước sử dụng thườngxuyên và chủ yếu để đưa sự chỉ đạo của Đảng vào cuộc sống chính là phápluật

PBXH là một hiện tượng xã hội có vai trò quan trọng và được thực hiệntrên nhiều lĩnh vực khác nhau Trước khi được coi là một đối tượng điềuchỉnh của pháp luật, phương hướng đối với hoạt động này cần thiết phải có sựchỉ đạo của Đảng từ trong các chủ trương chính sách Thực tế đã chứng minhrằng, trước đây, PBXH là một khái niệm chưa được đề cập đến nhiều và hoạtđộng của nó diễn ra một cách hết sức mờ nhạt Điều này một phần là do trướcđây chúng ta chưa có chủ trương đẩy mạnh và coi đó là một hiện tượng xãhội, có vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng Chính vì vậy, để đẩy mạnh việcxây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng cộng sản Việt Nam là hết sức cần thiết Điều đáng mừng là tại Đại hộilần thứ X của Đảng, Đảng ta đã đưa ra quan điểm xây dựng quy chế, cơ chế

phản biện xã hội là “ Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân” 2,

“ Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” 3 và “ Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội” 4 Chủ trương này đã tạo cơ sở về mặt đường

lối, tạo điều kiện cho các chủ thể có thẩm quyền tiếp tục thể chế hóa chủtrương, đường lối của Đảng thành những quy định cụ thể điều chỉnh trực tiếp

2 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, tr 125.

3 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, tr 305

4 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, tr 124

Trang 38

PBXH, đáp ứng nhu cầu bức thiết của thực tiễn hiện nay Không chỉ thể hiệnvai trò lãnh đạo qua việc đề ra đường lối, chính sách, Đảng còn trực tiếp chỉđạo việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH qua công tác tổ chức,hoạt động giám sát… Điều này, một lần nữa để khẳng định rằng, vai trò lãnhđạo của Đảng cộng sản là điều kiện đảm bảo hàng đầu để hoạt động xây dựng

và hoàn thiện pháp luật về PBXH ở Việt Nam được diễn ra một cách có hiệuquả

- Xu thế dân chủ ở trong nước và trên thế giới và yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH.

Trong bối cảnh, dân chủ hóa đang trở thành xu thế nổi trội được thựchiện ở nhiều quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng, việc xây dựng và hoànthiện pháp luật về PBXH cũng nhận được những tác động tích cực từ xu thếnày Sở dĩ như vậy, vì một điểm rất quan trọng của xu thế dân chủ hóa là tạođiều kiện cho người dân được thể hiện tiếng nói nhiều hơn, phản biện nhiềuhơn và đương nhiên những ý kiến phản biện đó sẽ được tôn trọng hơn từ phíacác cơ quan công quyền Khi nhận thức của người dân về các quyền của mìnhđược nâng cao, trong đó có quyền phản biện xã hội, họ rất cần có các công cụpháp lý mà cụ thể là các quy định của pháp luật để thực hiện một cách tốt nhấtquyền của mình Từ phía các cơ quan công quyền, pháp luật cũng là công cụkhông thể thiếu để trực tiếp thực hiện và quản lý hoạt động PBXH Xu thếdân chủ hiện nay đang được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, nó đã và đang tạo

ra những quyền rộng rãi cho người dân, trong đó có quyền được thể hiện tiếngnói và tham gia các công việc chung của xã hội Nếu như xây dựng, hoànthiện pháp luật về PBXH được diễn ra hiệu quả thì cũng với sự tác động của

xu thế này nó sẽ đưa hoạt động PBXH ở Việt Nam nâng lên một bước đángkể

Ngoài sự tác động từ xu thế dân chủ, thì yêu cầu, đòi hỏi từ thực tếkhách quan cũng là một điều kiện đảm bảo cần thiết cho quá trình xây dựng

Trang 39

và hoàn thiện pháp luật về PBXH Thực trạng của hoạt động PBXH trongnhững năm gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế Mặc dù được đẩy mạnh trênnhiều lĩnh vực nhưng nó không đạt được hiệu quả như mong muốn Nói cáchkhác, PBXH chưa phát huy được giá trị và tầm ảnh hưởng như nó vốn có.Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc chúng ta chưa có được các quy địnhpháp luật cụ thể làm cơ sở pháp lý điều chỉnh trực tiếp hoạt động PBXH Lỗhổng này của pháp luật về PBXH không chỉ gây khó khăn cho người phảnbiện mà cho cả các chủ thể bị phản biện…Thực trạng này đưa đến đòi hỏi cấpthiết của xã hội là cần phải xây dựng và hoàn thiện được pháp luật về PBXH,trong đó có những cơ chế, cụ thể rõ ràng liên quan đến mọi phương diện Đòihỏi này chính là động lực để hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật củacác chủ thể có thẩm quyền được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả vàchất lượng.

- Nhận thức về phản biện xã hội.

Nhận thức đúng đắn về một vấn đề cụ thể có vai trò rất quan trọng, vì

có nhận thức đúng mới có thể hành động đúng Trong những giai đoạn trướcđây, PBXH được coi là một hiện tượng còn rất mới mẻ ở Việt Nam, thậm chíkhái niệm này còn bị nhầm lẫn với một số khái niệm khác có nội hàm gầngiống, hoặc bị hiểu sai tính chất và mục đích của nó Hạn chế này không chỉdiễn ra đối với đa số người dân mà ngay cả đối với một bộ phận đội ngũ cáccán bộ công chức nhà nước cũng không có một nhận thức hoàn chỉnh vềPBXH Những năm gần đây, khi chủ trương đẩy mạnh PBXH của Đảng dần

đi vào cuộc sống thông qua nhiều hình thức khác nhau, cùng với sự hỗ trợ củacác phương tiện thông tin, truyền thông đã tạo ra những điều kiện thuận lợi đểnhận thức về PBXH được nâng lên một bước Ngày nay, PBXH không còn làmột khái niệm mới mẻ và hoạt động phản biện cũng không còn xa lạ đối vớimỗi người dân Đặc biệt, đối với một số đối tượng tham gia PBXH như các

Trang 40

nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các trí thức…thì sự nhận thức này khôngchỉ dừng lại ở mức cơ bản mà đã được nâng lên trình độ nhận thức sâu sắc

Sự chuyển biến nhận thức này, một mặt sẽ tạo thuận lợi cho hoạt độngxây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, khi trong quá trình xây dựng vàhoàn thiện các quy định của pháp luật sẽ tranh thủ được nhiều ý kiến giá trịcủa người dân thông qua các giai đoạn như góp ý kiến, thảo luận dự thảo…để

từ đó nâng cao chất lượng và tính thực thi của văn bản Mặt khác, sau khi cácquy định có hiệu lực và được thực thi trên thực tế, thì sự hiểu biết sẵn có củangười dân sẽ giúp những quy định này điều chỉnh một cách có hiệu quả cácvấn đề liên quan đến PBXH Rõ ràng, việc nâng cao nhận thức của người dân

và các cơ quan tổ chức về phản biện sẽ là một đảm bảo quan trọng để các chủthể thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật

- Các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật

về PBXH, không thể không đề cập đến vai trò của các cơ quan nhà nước vàđội ngũ cán bộ công chức Đây là đối tượng trực tiếp tiến hành việc tạo ra vàhoàn thiện các quy định pháp luật về PBXH Chính vì thế, để có thể xây dựngđược những quy định pháp luật điều chỉnh một cách phù hợp, kịp thời, vấn đềnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đối tượng này là hết sức cầnthiết Ở Việt Nam, những năm vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của nềnkinh tế đã tạo nền tảng và bước đệm kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vựctrong đời sống xã hội Sự cải thiện về kinh tế đã tạo điều kiện cho Nhà nướccũng như người dân có cơ hội được nâng cao trình độ chính trị, chuyên mônnghiệp vụ của mình Bên cạnh đó, việc đổi mới hệ thống chính trị, trong đó,nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc củacác cơ quan trong bộ máy nhà nước đã giúp cho các cơ quan nhà nước cũng

Ngày đăng: 02/04/2013, 21:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nguyễn Trần Bạt, Phản biện xã hội. http://www.chungta.com, 27/2/2007 Link
7. Kiên Định, Phản biện xã hội – nhân tố quan trọng của sự phát triển xã hội, http://chungta.net, 31/3/2007 Link
1. Đảng cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, 2006 Khác
2. Đảng cộng sản Việt Nam – Nghị quyết Hội nghị TW7 ( khóa IX) Khác
3. Hệ thống luật pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc, Luật Báo chí, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thanh tra, Luật ban hành băn bản quy phạm pháp luật Khác
5. Nguyễn Minh Đoan, Bàn thêm về phản biện xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 3 – 2011 Khác
6. Nguyễn Quang Hiền, Tính tất yếu của phản biện xã hội trong nhà nước dân chủ, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 20 – 10/2010 Khác
8. Trần Thị Ngọc Lan, Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp của Việt Nam hiện nay – Luận văn thạc sĩ Luật học – 2005 Khác
9. Trần Đăng Tuấn, Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống, Phản biện xã hội, Nxb Đà Nẵng, 2006 Khác
10. Thang Văn Phúc – Nguyễn Minh Phương (chủ biên), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, 2007 Khác
11. Lê Minh Thông, Tăng cường cơ sở pháp luật về dân chủ trực tiếp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1 – 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w