PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 78)

Dân chủ hóa là xu thế nổi trội trong thời đại ngày nay, mọi quốc gia dân tộc đang bị cuốn hút vào xu thế đó. Việt Nam, bằng đường lối đổi mới đúng đắn đã mang lại những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử làm thay đổi bộ mặt đất nước và vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Trong những thành tựu trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…, thành tựu mang ý nghĩa bền vững hơn cả là đã khởi động được đời sống dân chủ của xã hội, trước hết là dân chủ về kinh tế sau nhiều thập kỷ đất nước sống trong đời sống thời chiến và thời bao cấp sơ cứng, từ đó đã tác động đến đời sống dân chủ trong xã hội. Việc xây dựng một đời sống dân chủ rộng rãi trong xã hội đã tạo điều kiện cho người dân được phát huy một cách tối đa các quyền làm chủ của mình trong đó có quyền PBXH. Thực tế chứng minh rằng, nếu PBXH được tổ chức một cách khoa học, mang lại kết quả thiết thực sẽ làm cho hệ thống chính trị ngày càng hoàn thiện, tính dân chủ được nâng cao, thể hiện rõ sức mạnh và tính ưu việt, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, mang lại niềm tin cho nhân dân.

Tuy nhiên, trước khi có thể đi tới kết quả này, xuất phát từ những diễn biến của hoạt động PBXH, có thể thấy, nhiệm vụ mà chúng ta cần phải thực hiện trong thời điểm hiện nay chính là phải xây dựng và hoàn thiện được một khung pháp lý hoàn chỉnh, mà trong đó, trọng tâm là xây dựng Luật về phản biện xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả của PBXH nói chung. Chừng nào chúng ta chưa xây dựng được một cơ chế pháp lý rõ ràng với những quy định cụ thể để điều chỉnh thì khi đó, nó vẫn còn là một trở ngại cho sự phát triển của hoạt động PBXH ở Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, những kết quả trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH trong thời gian vừa qua chưa thật sự đáng kể, nó đã bộc lộ nhiều hạn

chế, yếu kém gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động PBXH nói chung. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp khác, Đảng – Nhà nước – xã hội, cần tiếp tục có sự phối hợp, đồng thuận để thực hiện mục tiêu chung là tạo ra cơ sở pháp lý cụ thể rõ ràng cho hoạt động PBXH, để PBXH thật sự là hoạt động mang tính dân chủ ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, 2006.

2. Đảng cộng sản Việt Nam – Nghị quyết Hội nghị TW7 ( khóa IX).

3. Hệ thống luật pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc, Luật Báo chí, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thanh tra, Luật ban hành băn bản quy phạm pháp luật.

4. Nguyễn Trần Bạt, Phản biện xã hội. http://www.chungta.com, 27/2/2007

5. Nguyễn Minh Đoan, Bàn thêm về phản biện xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 3 – 2011

6. Nguyễn Quang Hiền, Tính tất yếu của phản biện xã hội trong nhà nước dân chủ, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 20 – 10/2010

7. Kiên Định, Phản biện xã hội – nhân tố quan trọng của sự phát triển xã hội, http://chungta.net, 31/3/2007

8. Trần Thị Ngọc Lan, Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp của Việt Nam hiện nay – Luận văn thạc sĩ Luật học – 2005

9. Trần Đăng Tuấn, Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống, Phản biện xã hội, Nxb Đà Nẵng, 2006

10. Thang Văn Phúc – Nguyễn Minh Phương (chủ biên), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, 2007.

11. Lê Minh Thông, Tăng cường cơ sở pháp luật về dân chủ trực tiếp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1 – 2000.

12. Trường Đại học Luật Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phản biện xã hội – Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam – tháng z10/2009

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w