Đặc điểm của xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 33)

Xây dựng pháp luật và hoàn thiện là hai hoạt động khác nhau, song nhìn chung, về đặc điểm, giữa chúng cũng có những nét tương đồng:

Thứ nhất, hai hoạt động này đều thể hiện tính quyền lực nhà nước. Tính chất quyền lực không chỉ thể hiện ở việc, chúng chỉ được tiến hành bởi nhà nước mà cụ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà còn thể hiện ở mục đích khi tiến hành hai hoạt động. Pháp luật là sự thể hiện ý chí của nhân dân lên thành pháp luật, là một trong những công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý, chính vì vậy, mục đích cuối cùng mà hoạt động xây dựng pháp luật và hoàn thiện pháp luật hướng tới chính là làm cho công cụ pháp lý trở nên toàn diện và hoàn chỉnh nhất để Nhà nước thực hiện việc quản lí một cách hiệu quả đối với PBXH.

Thứ hai, đây là hai hoạt động mang tính sáng tạo. Đối với xây dựng pháp luật, sự sáng tạo thể hiện ở chỗ thông qua việc nhận thức các quy luật vận động, phát triển của các quan hệ xã hội về PBXH, tầm quan trọng rồi từ đó tạo ra các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh chúng cho phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội. Trong quá trình xây dựng pháp luật, đòi hỏi nhà

làm luật phải dự liệu trước cả những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong tương lai để có thể đặt ra các quy định của pháp luật bảo đảm nhu cầu phát triển ổn định lâu dài của đất nước. Mặc dù tính sáng tạo không được thể hiện rõ nét như trong hoạt động xây dựng pháp luật, nhưng trong hoàn thiện pháp luật, cũng đòi hỏi các nhà cầm quyền có sự phát hiện những đòi hỏi của thực tiễn, những lỗ hổng của pháp luật về PBXH hiện hành để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để khiến chúng trở phù hợp, đầy đủ và thống nhất hơn.

Thứ ba, đây là những hoạt động mang tính tổ chức rất chặt chẽ được diễn ra theo những quy trình nhất định. Nhà nước có những quy định cụ thể trong pháp luật về thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục để tiến hành các hoạt động này. Ví dụ như đối với hoạt động xây dựng pháp luật, trong các VBQPPL như Hiến pháp, Luật ban hành VBQPPL năm 2008, các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các vấn đề về thẩm quyền, tên gọi, nội dung, thủ tục ban hành đối với từng loại hình thức pháp luật nhất định được quy định một cách rõ ràng, cụ thể. Sự quy định này không chỉ đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp của các hoạt động, mà còn đảm bảo chất lượng và hiệu quả của chúng.

Ngoài những điểm chung như phân tích ở trên, giữa xây dựng pháp luật và hoàn thiện pháp luật có những điểm khác nhất định. Điểm khác biệt đầu tiên là tiến trình thực hiện các bước. Trong đó, hoạt động xây dựng pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình điều chỉnh pháp luật nhằm mục đích trật tự hóa và định hướng sự phát triển đối với các quan hệ xã hội cho phù hợp với mong muốn đề ra của nhà nước và xã hội. Thông qua việc xây dựng các VBQPPL, Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng các quy định pháp luật cụ thể, điều chỉnh những quan hệ này theo ý chí của nhà nước. Còn hoàn thiện pháp luật là khâu tiếp theo, sau khi quá trình xây dựng pháp luật được diễn ra

Do thực hiện ở hai giai đoạn kế tiếp nên hai hoạt động này cũng có nội dung khác nhau. Xây dựng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm tạo ra các VBQPPL trong đó chứa

đựng các QPPL điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, hoạt động này được tính từ giai đoạn lập chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản cho đến khi văn bản được công bố và ban hành. Còn hoàn thiện pháp luật là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhằm chỉnh đốn sửa đổi, bổ sung các VBQPPL – là sản phẩm của hoạt động xây dựng pháp luật, được thực hiện kể từ khi văn bản phát huy hiệu lực thi hành. Trên thực tế, các VBQPPL sau khi được xây dựng, ban hành và đi vào thực tế cuộc sống mới nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Các quy định trong văn bản có thể không điều chỉnh, hoặc điều chỉnh nhưng không đầy đủ, không phù hợp các quan hệ trong đời sống xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ của những chủ thể thực hiện hoàn thiện pháp luật chính là phát hiện những sơ hở của luật, những quy định không phù hợp, những chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản để có sự điều chỉnh kịp thời. Nếu quy định thiếu thì cần phải bổ sung, nếu quy định sai thì cần sửa đổi hoặc bãi bỏ…Trên thực tế, các nhà làm luật khi xây dựng pháp luật không thể dự liệu hết những vấn đề phức tạp có thể nảy sinh trong cuộc sống, vì vậy mà cần phải hoàn thiện pháp luật. Đây là hoạt động có vai trò rất quan trọng, cần phải được diễn ra thường xuyên và liên tục, có như vậy, pháp luật mới ngày càng toàn diện, đầy đủ, đồng bộ và thống nhất hơn.

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w