0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Khái niệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 29 -31 )

Xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động cơ bản và không thể thiếu của Nhà nước. Để tổ chức và quản lí các lĩnh vực quan trọng, khác nhau của đời sống xã hội được tốt, Nhà nước phải tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội khác và sự ứng xử của các cá nhân trong toàn xã hội. Xây dựng pháp luật ở Việt Nam là quá trình hoạt động

vô cùng quan trọng, phức hợp bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều tổ chức và cá nhân có vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn khác nhau cùng tiến hành nhằm chuyển hóa ý chí nhà nước của nhân dân thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện dưới những hình thức pháp lý nhất định mà chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật.

Hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam được hiểu là hoạt động đưa ý chỉ nhà nước của nhân dân Việt Nam lên thành pháp luật và là một trong những hình thức thể hiện và thực hiện quyền lực nhà nước trong thực tiễn. Do vậy, hoạt động xây dựng pháp luật là hình thức pháp lý cơ bản để thực hiện chức năng Nhà nước, được tiến hành thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động xây dựng pháp luật có thể được thực hiện bằng cách Nhà nước phê chuẩn các quy tắc như tập quán, đạo đức…đã có sẵn trong xã hội thành pháp luật, tạo ra các nguồn luật từ hoạt động thực tiễn của các cơ quan hành chính và tư pháp trong việc giải quyết các công việc cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước ta tập trung chủ yếu vào việc ban hành các VBQPPL.

Xây dựng pháp luật về PBXH là hoạt động sáng tạo tạo ra các QPPL và PBXH để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến PBXH. Theo sự phát triển của xã hội và nhu cầu ngày càng cao của PBXH thì các QPPL về PBXH sẽ trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn. Do đó, nảy sinh nhu cầu phải hoàn thiện các QPPL hiện hành. Hoàn thiện là hoạt động để các cơ quan Nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền nhằm sửa đổi, bổ sung, nâng cấp các QPPL hiện hành về PBXH đã lạc hậu và sáng tạo thêm những QPPL mới về PBXH. Theo nghĩa này thì hoàn thiện pháp luật về PBXH cũng là hoạt động xây dựng pháp luật về PBXH.

Từ khái niệm trên, có thể thấy, giữa hoàn thiện pháp luật và xây dựng pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hoàn thiện pháp luật là khâu tiếp

theo của quá trình xây dựng pháp luật để nâng cao hiệu quả và tính thực thi của pháp luật, còn xây dựng pháp luật là cơ sở để tiến hành việc hoàn thiện pháp luật. Nếu không có xây dựng pháp luật sẽ không có việc hoàn thiện pháp luật, còn hoàn thiện pháp luật là một bước không thể thiếu để các VBQPPL – sản phẩm của hoạt động xây dựng pháp luật trở nên toàn diện và thống nhất hơn. Tuy nhiên xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cơ bản có sự thống nhất với nhau. Trong đó, mục đích của xây dựng pháp luật là hoàn thiện pháp luật và trong hoàn thiện pháp luật có xây dựng pháp luật. Thực tế cho thấy, các quan hệ trong xã hội luôn luôn có sự vận động, biến đổi, vì vậy, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cần phải được tiến hành một cách thường xuyên để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 29 -31 )

×