Giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 62 - 75)

3 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, tr

2.2. Giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay

biện xã hội ở Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, hoạt động PBXH đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Đó là những yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…Những sự tác động đó, dù ít hay nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động PBXH nói chung. Để phản biện xã hội thật sự trở thành một hoạt động mang tính dân chủ, phục vụ đắc lực cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, căn cứ vào tình hình thực hiện hoạt động PBXH ở nước ta hiện nay, cần thiết phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện được các quy định của pháp luật để điều chỉnh hoạt động này. Đây vừa là mục tiêu, vừa là trách nhiệm đặt ra đối với các chủ thể có thẩm quyền. Nhất là trong hoàn cảnh, PBXH ở Việt Nam còn là một vấn đề mới mẻ, vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH càng không phải là một công việc không dễ dàng, cần phải thực hiện theo những trình tự và bước đi cụ thể. Trong tiến trình đi đến mục tiêu là xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống các quy định phù hợp, thống nhất điều chỉnh hoạt động phản biện xã hội, việc đề ra những giải pháp để phát huy được những ưu điểm, khắc phục và giải quyết những hạn chế, khó khăn của thực tiễn hiện nay là rất cần thiết.

Trước tiên cần có sự đổi mới về nhận thức và hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị nói chung, theo hướng:

Thứ nhất, phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng – giải pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện PBXH đối với hệ thống lãnh đạo – quản lí ở nước ta. Trong điều kiện một đảng cầm quyền đây là một giải pháp quan trọng , thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo cho PBXH được thực hiện một cách hiệu quả.

Trước hết, những quan điểm của Đảng về PBXH trong văn kiện Đại hội X cần được quán triệt, nhận thức sâu sắc trong toàn thể cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên giữ các cương vị chủ chốt trong hệ thống chính trị, những cán bộ trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ là xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Để những quan điểm này đi vào thực tế, vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng là cần khắc phục sự e dè, ngần ngại với PBXH ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nhất là những người giữ những trọng trách quan trọng trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị nói chung và các cơ quan thực hiện chức năng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH nói riêng. Chỉ khi nào, chúng ta thực hiện tốt việc củng cố và hoàn thiện về mặt nhận thức, tư tưởng về phản biện xã hội, đặc biệt đối với những chủ thể có thẩm quyền, thì khi ấy công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH mới có thể được thực hiện một cách thuận lợi, có sự phối hợp, đồng bộ chặt chẽ giữa các chủ thể với nhau trong việc cùng tiến tới một mục tiêu chung.

Bên cạnh đó, việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng còn thể hiện ở việc, Đảng không chỉ đề ra chủ trương đường lối cho việc xây dựng cơ chế về phản biện xã hội mà cần có sự chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với hoạt động này thông qua việc thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát, trên cơ sở đó đánh giá tiến trình cũng như kết quả thực hiện hoạt động của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Từ đó, có sự định hướng, chỉ đạo kịp thời

cho các chủ thể trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH. Đây là một vấn đề mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam nhưng nó lại có ảnh hưởng quan trọng và liên quan đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị nói chung, các cơ quan có thẩm quyền sẽ không tránh khỏi nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật. Vì vậy, với vị trí đứng đầu và vai trò lãnh đạo tiên phong toàn bộ hệ thống chính trị Đảng cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa thông qua các hoạt động cụ thể để tạo thuận lợi cho các chủ thể trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Cũng liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng, một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và có thể được coi là một giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH ở Việt Nam hiện nay đó là cần phải có sự đổi mới về cơ chế phối hợp hoạt động trong mối quan hệ giữa ba bên đó là Đảng – Nhà nước và xã hội. Sở dĩ như vậy, vì PBXH là vấn đề có liên quan thậm chí tác động đến nhiều hoạt động của cả ba chủ thể nói trên và việc xây dựng, hoàn thiện các quy định điều chỉnh vấn đề này là nhiệm vụ chung mà các chủ thể phải tiến hành. Chính vì vậy, cơ chế phối hợp giữa Đảng – Nhà nước – xã hội mang ý nghĩa rất quan trọng, trong đó, Đảng giữ vai trò lãnh đạo, Nhà nước trực tiếp triển khai thực hiện và quản lí, xã hội giám sát và đóng góp ý kiến. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, bên cạnh tính độc lập trong khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, các chủ thể cần có sự thống nhất, phối hợp, trao đổi thường xuyên để cùng giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đó cũng là một yếu tố đảm bảo sự thống nhất của các quy định pháp luật về PBXH. Sự phối hợp này cần được thực hiện thường xuyên trong tất cả các giai đoạn của hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Thứ hai, các chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật cần có ý thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình, chủ động tiến hành việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về PBXH để đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn, chứ không chỉ trông đợi vào sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Thực tế, các chủ thể thực hiện thường rơi vào tâm lí coi PBXH là một vấn đề khá “ nhạy cảm” và mang tính “động chạm” cao vì vậy, thường có thái độ thụ động trong việc triển khai thực hiện xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng xây dựng pháp luật về PBXH. Để khắc phục tình trạng này, trong quá trình hoạt động các chủ thể có thể chủ động đề xuất việc xây dựng các chương trình, dự án, đề án về xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chủ động trình bày những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện với cấp trên để cùng tìm hướng khắc phục và giải quyết khó khăn. Có thể nói, chất lượng của hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH phụ thuộc rất nhiều vào thái độ trách nhiệm của các chủ thể trực tiếp tiến hành. Khi nào, các chủ thể có thẩm quyền thật sự thấy được sự cần thiết phải xây dựng cơ chế dành riêng cho PBXH và có được sự thống nhất và phối hợp đồng bộ với nhau trong quá trình thực hiện thì khi đó chất lượng xây dựng và hoàn thiện pháp luật mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Điều này không chỉ phụ thuộc vào sự đổi mới trong hoạt động lãnh đạo của Đảng mà từ phía Nhà nước cũng cần có sự thay đổi nhất định trong việc quản lý triển khai thực hiện. Nhà nước cần phải có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các chủ thể, để các chủ thể có thẩm quyền có cơ sở pháp lý thực hiện một cách tốt nhất chức năng xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Ví dụ, hiện nay MTTQVN là chủ thể được giao trọng trách chủ trì thực hiện Đề án xây dựng cơ chế về PBXH, tuy nhiên, ngay cả chức năng PBXH cũng không được quy định trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – VBQPPL điều chỉnh trực tiếp mọi hoạt động

của tổ chức này. Điều này đã gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận. Vì vậy, Nhà nước cần có sự bổ sung kịp thời các quy định để tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể trong quá trình thực hiện xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH ở Việt Nam, có thể thấy, hoạt động này hiện nay đang gặp phải nhiều hạn chế, vướng mắc. Nhìn chung, các quy định về PBXH nằm rải rác trong các VBQPPL hiện hành đều đề cập một cách chung chung, không rõ ràng các vấn đề về PBXH, nhiều quy định không phù hợp với tinh thần PBXH. Thực tế này đã gây rất nhiều khó khăn cho các chủ thể, khi muốn thực hiện PBXH mà không biết phải dựa trên cơ sở pháp lý nào. Chúng ta đang bị thiếu “trầm trọng” những quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh hoạt động này, sự thiếu vắng các quy định của pháp luật về PBXH nếu không được giải quyết một cách kịp thời sẽ là trở ngại cho hoạt động PBXH nói chung. Cho nên, yêu cầu cần thiết đặt ra là xây dựng và hoàn thiện pháp luật cần phải được đẩy mạnh thực hiện hơn nữa trong thời gian tới, trước hết, nó cần phải có một định hướng rõ ràng và tập trung vào những nội dung và mục tiêu cụ thể. Đó là hoạt động xây dựng pháp luật trước hết cần phải hướng tới mục tiêu là tạo khung khổ luật pháp cho sự xác lập đồng bộ và thực chất của chủ thể phản biện xã hội. Không có chủ thể thì không có PBXH. Tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự xác lập các chủ thể PBXH là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ giải pháp. Hệ thống thể chế, luật pháp đó hình thành không chỉ xuất phát từ yêu cầu thuận lợi cho quản lý nhà nước mà trước hết phải xuất phát từ sự đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân trong PBXH. Phạm vi điều chỉnh của luật pháp phải bao hàm cả các chủ thể PBXH trực tiếp và bán trực tiếp (Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các tổ tư vấn, báo chí – truyền thông), coi trọng các mối liên hệ, tác động qua lại

giữa các chủ thể. Các chủ thể bán trực tiếp rất dễ biến dạng nhất là hành chính hóa, không làm tròn chức trách xã hội, nếu thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hình thức phản biện xã hội trực tiếp của nhân dân. Vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt là xây dựng khung pháp lý hoàn thiện chức năng PBXH của MTTQVN, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, báo chí – truyền thông, các tổ chức tư vấn, phản biện. Nói đến tạo quyền cho các chủ thể phản biện thì các quyền tham gia sáng kiến pháp luật, quyền giám sát tình hình thực hiện luật và quyền tư pháp đều có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, quyền tư pháp cần được chú trọng nhằm bảo vệ các chủ thể phản biện khi đối diện với các nguy cơ hình sự hóa, nếu sự phản biện đó chịu áp lực lớn từ phía cơ quan quyền lực. Đối với những vấn đề về tự do ngôn luận, quyền kiểm duyệt báo chí, quyền tự do thông tin…phải có các chế định tư pháp bảo vệ quyền của công dân và các tổ chức khi tiến hành PBXH.

Ở trên đã đề cập đến vấn đề ràng buộc pháp lý cho hoạt động PBXH. Và giải pháp có ý nghĩa lâu dài để điều chỉnh và khắc phục được nhiều hạn chế, nhược điểm của hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật là cần phải ban hành Luật về phản biện xã hội trong đó quy định rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của chủ thể PBXH, chủ thể bị PBXH, đối tượng bị PBXH và quy trình PBXH…

Những quy định cụ thể sẽ làm cho PBXH trở thành hợp pháp, tự nhiên, có hệ thống, bắt buộc và cũng nhằm tránh tình trạng cá nhân hoặc chính quyền không tiếp thu ý kiến PBXH. Thực tế cho thấy, PBXH hiện nay còn chiếu lệ, chưa có PBXH đầy đủ, có hệ thống và thực sự có hiệu quả, từ đó sự lộng quyền lợi dụng chức vụ thường xuyên xảy ra. Điều này khiến cho việc xây dựng và ban hành Luật về phản biện xã hội càng trở nên cần thiết. Đó sẽ là một giải pháp có thể giải quyết một cách triệt để nhất những hạn chế của hoạt động PBXH hiện nay và là “đòn bẩy” thúc đẩy hoạt động

PBXH phát huy được hết những giá trị tích cực của nó. Muốn xây dựng và ban hành Luật về phản biện xã hội, trước tiên cần phải coi PBXH là một đối tượng điều chỉnh của pháp luật, để PBXH có thể trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật, phải có những điều kiện cần và đủ.

Trước hết, điều kiện cần là chúng ta phải có tư tưởng pháp luật về PBXH trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Muốn có được tư tưởng thì trước hết phải đổi mới tư duy pháp lí, nhận thức pháp lí về phản biện xã hội mà tinh thần cơ bản là coi PBXH không chỉ là một hiện tượng chính trị - xã hội mà còn là một hiện tượng chính trị - xã hội - pháp lý, từ đó đi tới khẳng định cần pháp luật hóa PBXH. Một thực tế hiện nay đang diễn ra là PBXH đang được nghiên cứu và được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, chính vì vậy, để có thể luật hóa được hoạt động này, thì trong nhận thức của chính chúng ta, trước hết là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xây dựng pháp luật và ở ngoài xã hội cần có sự thay đổi. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi lẽ, nếu trong các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền xây dựng pháp luật và ở ngoài xã hội có sự nhận thức thống nhất về sự cấn thiết phải pháp luật hóa vấn đề PBXH thì sẽ tạo ra được sự đồng thuận cao giữa nhà nước với xã hội trong việc thể chế hóa tư tưởng pháp luật về PBXH thành pháp luật về PBXH, điều này sẽ góp phần thuận lợi để Luật phản biện xã hội sẽ nhanh chóng được xây dựng và hoàn thiện và thực thi trong cuộc sống. Đế có sự nhận thức tư tưởng pháp luật về PBXH một cách thống nhất thì phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, trong đó quan trọng nhất là tuyên truyền, phổ biện, giáo dục tư tưởng pháp luật về phản biện xã hội trong Đảng, Nhà nước và xã hội.

Tuy nhiên, để có thể xác định phạm vi và mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề PBXH thì cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có những biện pháp cơ bản sau đây:

Một là, khảo sát thực tế về những vấn đề liên quan đến PBXH cần pháp luật hóa. Việc khảo sát này rất quan trọng vì nó là cơ sở để tính toán cân nhắc đánh giá những vấn đề của PBXH cần được điều chỉnh bằng pháp luật. Việc khảo sát thực tế có thể được tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhau như phỏng vấn (hỏi) trực tiếp đối tượng cần lấy thông tin, phát phiếu điều tra xã hội học cho những đối tượng điều tra xã hội học, trao đổi trực tiếp với những cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy Đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các cá nhân khác. Nội dung phỏng vấn hoặc phiếu điều tra xã hội học hoặc trao đổi trực tiếp là những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến PBXH cần được pháp luật hóa. Đối tượng phỏng vấn, điều tra xã hội học, trao đổi trực tiếp chủ yếu là các cơ

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w