MỤC LỤC
Chính vì vậy, cũng giống như những hiện tượng xã hội khác, PBXH có thể phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa,…Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là, PBXH chỉ là một hiện tượng, một hoạt động trong số rất nhiều hiện tượng, hoạt động nảy sinh và diễn ra trong xã hội. Bên cạnh đó, với mục tiêu đề ra là xây dựng một nền dân chủ rộng rãi, trong đó vấn đề nòng cốt là mở rộng các quyền của công dân, tạo điều kiện cho công dân được tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, đã khiến cho PBXH trở thành một nhu cầu tất yếu, một biện pháp cần thiết để thực hiện nền dân chủ. PBXH đang dần trở thành một hoạt động được tiến hành thường xuyên ở nhiều lĩnh vực do nhiều chủ thể thực hiện, đặc biệt là phản biện đối với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước… Ngoài ra, dựa trên đánh giá về kết quả hoạt động, có thể thấy, cỏc chủ thể PBXH đó cú ý thức rừ ràng hơn về chức năng PBXH của mình, từ đó chú trọng đầu tư đưa ra nhiều hình thức thực hiện phản biện khác nhau, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội thể hiện tiếng nói của mình.
Pháp luật là sự thể hiện ý chí của nhân dân lên thành pháp luật, là một trong những công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý, chính vì vậy, mục đích cuối cùng mà hoạt động xây dựng pháp luật và hoàn thiện pháp luật hướng tới chính là làm cho công cụ pháp lý trở nên toàn diện và hoàn chỉnh nhất để Nhà nước thực hiện việc quản lí một cách hiệu quả đối với PBXH. Mặc dù tính sáng tạo không được thể hiện rừ nột như trong hoạt động xõy dựng phỏp luật, nhưng trong hoàn thiện phỏp luật, cũng đòi hỏi các nhà cầm quyền có sự phát hiện những đòi hỏi của thực tiễn, những lỗ hổng của pháp luật về PBXH hiện hành để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để khiến chúng trở phù hợp, đầy đủ và thống nhất hơn. Để đạt được yêu cầu này, đòi hỏi các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trước khi tiến hành xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về PBXH cần phải nghiên cứu, đánh giá cụ thể, chi tiết thực trạng phản biện xã hội đang diễn ra trên thực tế, có như vậy, mới tạo ra được các QPPL điều chỉnh một cách hợp lý vấn đề này.
Điều đáng mừng là tại Đại hội lần thứ X của Đảng, Đảng ta đã đưa ra quan điểm xây dựng quy chế, cơ chế phản biện xã hội là “ Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân”2, “ Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”3 và “ Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”4. Không chỉ thể hiện vai trò lãnh đạo qua việc đề ra đường lối, chính sách, Đảng còn trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH qua công tác tổ chức, hoạt động giám sát… Điều này, một lần nữa để khẳng định rằng, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện đảm bảo hàng đầu để hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH ở Việt Nam được diễn ra một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đổi mới hệ thống chính trị, trong đó, nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã giúp cho các cơ quan nhà nước cũng như các cán bộ, công chức nhà nước có điều kiện để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, đặc biệt đối với các cơ quan và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chức năng xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Đây chưa phải là PBXH theo nghĩa đầy đủ của nó nhưng đã ghi nhận chức năng phản biện của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.Tiếp đó, trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng (4- 2006), khái niệm PBXH đã chính thức được ghi nhận: “ Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội” và “ Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”. Quy chế này bao gồm bốn chương, trong đó quy định những vấn đề cơ bản nhất về phản biện xã hội, như khái niệm, chủ thể, mục đích, nguyên tắc, đối tượng, nội dung, quyền và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện phản biện xã hội..Đây không phải là một văn bản có giá trị pháp lý cao và mới chỉ có hiệu lực trong phạm vi một địa phương, nhưng đã thể hiện những bước tiến nhất định của hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật đang ngày càng diễn biến theo chiều sõu, rừ ràng hơn và cụ thể hơn. Đặc biệt, gần đây nhất là Quyết định số 97 ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ … cụ thể là Điều 2 của văn bản này, hình thức, thủ tục tiến hành PBXH của các tổ chức khoa học và công nghệ đã được đề cập đến ở khoản 2, đó là: “..Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó tới cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ”.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề giá trị pháp lý của văn bản, hiện nay trong số các văn bản đề cập đến phản biện xã hội hầu hết tồn tại dưới hình thức là những văn bản dưới luật như Nghị định số 81 năm 2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ; Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ năm 2002 về hoạt động tư vấn, phản biện về giám định xã hội; Nghị định số 88 năm 2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lí Hội; Nghị định số 79 năm 2003 về ban hành cơ chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh Dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007;. Một trong số đó là Viện nghiên cứu Phát triển IDS, với những tên tuổi trí thức như Giáo sư Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phan Đình Diệu, Lê Dăng Doanh, Phạm Chi Lan…Việc quy định không công khai danh nghĩa khi tiến hành PBXH, có nhiều ý kiến cho rằng, quy định pháp luật mới này giống như một hành động “bịt miệng phản biện”, giống như “gáo nước lạnh” dội lên tinh thần cầu thị được đóng góp, được phản biện của những tổ chức uy tín và những nhà trí thức yêu nước.
Bên cạnh đó, việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng còn thể hiện ở việc, Đảng không chỉ đề ra chủ trương đường lối cho việc xây dựng cơ chế về phản biện xã hội mà cần có sự chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với hoạt động này thụng qua việc thường xuyờn kiểm tra, theo dừi, giỏm sỏt, trờn cơ sở đó đánh giá tiến trình cũng như kết quả thực hiện hoạt động của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi lẽ, nếu trong các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền xây dựng pháp luật và ở ngoài xã hội có sự nhận thức thống nhất về sự cấn thiết phải pháp luật hóa vấn đề PBXH thì sẽ tạo ra được sự đồng thuận cao giữa nhà nước với xã hội trong việc thể chế hóa tư tưởng pháp luật về PBXH thành pháp luật về PBXH, điều này sẽ góp phần thuận lợi để Luật phản biện xã hội sẽ nhanh chóng được xây dựng và hoàn thiện và thực thi trong cuộc sống. Đó là, trong thời gian tới cần tiếp tục bổ sung, điều chỉnh Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật báo chí, Luật phòng chống tham nhũng, Luật bầu cử… nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các chủ thể PBXH; tăng cường tính minh bạch, công khai và giải trình của nhà nước, khuyến khích hợp tác giữa xã hội dân sự với hệ thống lãnh đạo – quản lí; phòng ngừa các khả năng đối lập; đặt cán bộ, công chức trước sự phản biện của nhân dân.