MỤC LỤC
Nhìn chung, trừ Thông tư 1742 còn tất cả các văn bản pháp luật về thừa kế đã từng được ban hành ở nước ta từ sau ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập (1945) cho đến nay đều xác định những người có cùng mức độ gần gũi với người để lại di sản sẽ đứng vào cùng một hàng thừa kế mà không phân biệt quan hệ giữa họ với người để lại di sản là hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng. Thứ ba, PLTK đã xếp thêm những người thuộc huyết thống trực hệ tôn thuộc của người chết (huyết thống bề trên) ở đời thứ tư (cụ nội, cụ ngoại) cũng như đã xếp thêm những người thuộc huyết thống bàng hệ của người chết ở đời thứ hai (cô, dì, chú, bác, cậu của người chết và cháu của người chết là cô, dì, chú, bác, cậu) vào trong hàng thừa kế thứ ba. Sau một thời gian dài áp dụng PLTK nói riêng và các văn bản pháp luật dân sự nói chung vào thực tiễn cuộc sống, trước sự phát triển không ngừng và phong phú, đa dạng của các quan hệ dân sự cho thấy việc qui định để điều chỉnh các quan hệ dân sự bằng các văn bản dưới luật đã không còn phù hợp và không đáp ứng được đòi hỏi của thực tế cuộc sống. Trước tình hình đó Bộ luật dân sự 1995 được ban hành và trở thành một công cụ pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, đảm bảo sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong các quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Với tinh thần đó Bộ luật dân sự 1995 là một văn bản pháp luật đã hệ thống hoá, pháp điển. hoá toàn bộ pháp luật dân sự của nước ta từ trước đên nay. Tuy nhiên, về hàng thừa kế theo pháp luật, Bộ luật dân sự vẫn giữ nguyên qui định của PLTK. b) Hàng thừa kế thứ hai gôm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột.”. Theo qui định trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người thừa kế của cháu ở hàng thừa kế thứ hai nhưng cháu không thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông, bà. Tương tự như vậy, cụ nội, cụ ngoại là người thừa kế của chắt ở hàng thừa kế thứ ba nhưng chắt không thuộc hàng thừa kế thứ ba của các cụ. Sở dĩ các nhà làm luật không đưa cháu vào hàng thừa kế thứ hai của ông bà, không đưa chắt vào hàng thừa kế thứ ba của các cụ là vì muốn để cho cháu hưởng di sản của ông bà, chắt hưởng di sản của các cụ theo chế độ thừa kế thế vị trong trường hợp cha mẹ của cháu và cha, mẹ của chắt chết trước ông, bà, các cụ. Khi ban hành Bộ luật dân sự 1995, các nhà làm luật cho rằng dù có xếp cháu vào hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của ông, bà thì theo trình tự cháu vẫn không được hưởng di sản của ông bà nếu cha mẹ cháu vẫn còn sống vào thời điểm ông, bà chết. Nếu cha mẹ cháu chết trước ông, bà thì cháu đã được hưởng di sản của ông, bà theo chế độ thừa kế thế vị. Vì thế, sẽ là thừa nếu xếp cháu vào hàng thừa kế thứ hai của ông bà, chắt vào hàng thừa kế thứ ba của các cụ. Tuy nhiên, cách hiểu này và qui định định trên đã bộc lộ sự thiếu sót và đã được bổ sung trong Bộ luật dân sự 2005. Do sự thay đổi và phát triển về nhiều mặt của cuộc sống, các quy định trong BLDS 1995 đã có nhiều điểm trở nên bất cập và nhiều thiếu sót. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoịa; anh ruột, chị ruôt, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột chủ người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”.
Tuy nhiên, cần bàn thêm rằng khi cháu chết thì ông, bà nuôi (cha, mẹ nuôi của cha, mẹ đẻ người chết hoặc cha mẹ của cha, mẹ nuôi người chết) có được hưởng di sản của người cháu đó theo hàng thừa kế thứ hai không, vì vấn đề này điểm b) nói trên chưa qui định cụ thể. Nếu theo tinh thần Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1991 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ của người nuôi dưỡng” thì con nuôi của một người muốn được xác định có quan hệ ông cháu, bà cháu với cha mẹ, của cha, mẹ nuôi của mình phải được sự thừa nhận của người đó. Tuy nhiên, khi giải quyết thừa kế theo mối quan hệ này, theo chúng tôi, cần xác định thành hai trường hợp:. Thứ nhất, Nếu ông, bà là cha mẹ nuôi của cha mẹ đẻ người chết thì cần xác định ông, bà là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của người đó. Thứ hai, nếu người chết là con nuôi của con đẻ hay con nuôi của ông bà thì ông bà không đương nhiên là người thừa kế ở hàng thừa kế thứa hai của người chết. + Về quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột với em ruột. Đây là quan hệ thừa kế giữa hai bên, trong đó một bên hoặc là anh ruột hoặc là chị ruột hoặc là cả anh ruột, chị ruột và một bên là em ruột. Quan hệ thừa kế này được hình thành theo một căn cứ duy nhất là quan hệ huyết thống. Bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ cùng một đời. Tuy nhiên, như thế nào được gọi là “anh, chị, em ruột” còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Pháp luật thời Phong kiến Việt Nam cũng như ngay một số văn bản pháp luật trước đây của nước ta như Thông tư 81 xác định “anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha” là khác với “anh, chị, em ruột”. Theo đó, người ta vẫn thường hiểu rằng chỉ có anh chị em cùng cha cùng mẹ mới được coi là anh, chị, em ruột. Chúng tôi cho rằng cứ người nào có liên quan về huyết thống với nhau thì được gọi là “ruột” và do vậy cứ anh chị, em có liên quan về huyết thống với nhau thì được coi là anh chị, em ruột dù huyết thống giữa họ chỉ về bên người cha hay chỉ về bên người mẹ. Theo cách hiểu này thì một người sinh ra bao nhiêu người con thì tất cả những người đó đều là anh, chị, em ruột của nhau. Như vậy, anh, chị, em ruột bao gồm: Những người có cùng cha, cùng mẹ, những người có cùng mẹ tuy khác cha, những người có cùng cha tuy khác mẹ. Quan hệ thừa kế giữa anh, chị em ruột với nhau là quan hệ thừa kế hai chiều. Nghĩa là trong quan hệ này, nếu anh hoặc chị hoặc cả anh chị chết thì em ruột sẽ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của anh, chị đã chết. Ngược lại nếu em chết thì anh, chị sẽ là những người ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của người em đã chết. Cần lưu ý rằng không hình thành quan hệ thừa kế giữa anh, chị em từ quan hệ nuôi dưỡng, vì vậy trong trường hợp một người vừa có con nuôi, vừa có con đẻ thì giữa con nuôi và con đẻ của người đó không phải là anh, chị, em ruột của nhau nên họ không phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau. + Về quan hệ thừa kế giữa cụ với chắt. Nếu xét đơn thuần về huyết thống thì cụ của một người là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nội của người đó. Cụ ngoại của một người là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó. Như vậy, các cụ của một người là những người đã sinh ra ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người đó, người đó là chắt của các cụ. Điểm c), khoản 1, của Điều 676 Bộ luật dân sự đã phân biệt các cụ thành nội, ngoại trong khi việc phân biệt nội, ngoại không quan trọng và không cần đặt ra vì các cụ ngang quyền nhau khi hưởng di sản mà chắt để lại. Cái cần phải xác định là cụ ruột hay không thì điểm c) nói trên lại không quy định cụ thể. Quan hệ giữa ông bà với cháu cũng như quan hệ giữa cụ với chắt là quan hệ ngành dọc theo một chuỗi thế thế hệ từ đời thứ nhất đến đời thứ ba (ông, bà - cháu), hoặc đến đời thứ tư (cụ - chắt). Trong chuỗi thế hệ đó có thể chỉ đơn thuần là huyết thống nhưng cũng rất nhiều trường hợp có thể đan xen cả huyết thống, cả nuôi dưỡng. Về mặt pháp lý, luật chỉ qui định rằng khi chắt đứng vào hàng thừa kế thứ ba để hưởng di sản của cụ thì phải là “chắt ruột của người chết” còn khi cụ ở hàng thừa kế thứ ba để hưởng di sản của chắt thì luật chưa xác định là cụ ruột hay không. Từ đó chúng ta thấy rằng việc xác định giữa cụ và chắt có quan hệ thừa kế với nhau trong những trường hợp nào là một việc hết sức khó khăn. Chúng tôi thì cho rằng, theo nguyên tắc bình đẳng trong thừa kế nên nếu là chắt ruột mới được hưởng di sản của cụ thì cũng phải là cụ ruột mới được hưởng di sản của chắt. Tuy nhiên, do sự đan xen về huyết thống và nuôi dưỡng nói trên nên trong thực tế nếu mọi trường hợp nhất nhất đều áp dụng theo nguyên tắc sẽ có nhiều bất cập. Theo qui định của điểm c), khoản 1, Điều 767, Bộ luật dân sự 2005 thì quan hệ thừa kế giữa các cụ và chắt được xác định như sau: Khi chắt chết, các cụ là người thừa kế ở hàng thứ ba của chắt và ngược lại, khi cụ chết chắt ruột là người thừa kế ở hàng thứ ba để hưởng di sản thừa kế của người cụ đã chết để lại.
Từ sự phân tích trên có thể đi đến định nghĩa sau: Thừa kế thế vị là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của ông nội, bà nội, hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống nhưng cha đã chết trước ông nội, bà nội hoặc mẹ đã chết trước ông ngoại, bà ngoại, đồng thời cũng là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với cụ. Ngoài ra, vấn đề thừa kế thế vị được qui định trong Bộ luật dân sự 2005 chỉ khác so với Bộ luật dân sự 1995 (xin đọc thêm và so sánh về kết cấu ngôn ngữ giữa Điều 680, Bộ luật dân sự 1995 với Điều 677, Bộ luật dân sự 2005) ở việc bổ sung thêm trường hợp “chết cùng một thời điểm” trong khi Bộ luật dân sự 1995 không xếp cháu vào hàng thừa kế thứ hai của ông bà còn Bộ luật dân sự 2005 lại xếp vào nên có một vấn đề liên quan đến việc xác định các trường hợp chắt được thừa kế thế vị mà chúng tôi xét thấy cần phải bàn tới như sau: Việc thừa kế thế vị của chắt đối với di sản của cụ để lại thông thường được hiểu là trong trường hợp cụ chết nhưng ông hoặc bà đã chết trước thì cháu sẽ thay thế vị trí của ông hoặc bà để hưởng thừa kế nhưng vì cháu cũng đã chết trước cụ nên chắt sẽ thay thế cháu (con thay thế cha hoặc mẹ) để hưởng thừa kế di sản của cụ.
Vì vậy, có lẽ pháp luật của La Mã và pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp không tính đến quyền lập di chúc chung của vợ - chồng, do dựa trên quan niệm về quyền định đoạt cá nhân trong việc thừa kế hoặc cũng có thể đó có sự phân biệt giữa nam – nữ trong việc định đoạt tài sản chung của gia đình. Hàng thứ nhất bao gồm con của người chết, cháu của người chết sẽ thừa kế di sản của người đó ở hàng thứ nhất nếu con của người đó chết trước hoặc mất quyền hưởng di sản trước thời điểm mở thừa kế (xem Điều 887 Bộ luật dân sự Nhật Bản).
Tóm lại, thừa kế trong xã hội phong kiến ở Việt Nam trong những thế kỷ trước được quy định thành một chế định pháp lý về tế tự (thờ cúng) với mục đích duy trì lâu dài qua nhiều thế hệ việc thờ cúng tổ tiên, biểu hiện của chữ hiếu tưởng nhớ đến tổ tiên, thương tiếc và nhớ ơn ông bà, cha mẹ đã qua đời. Thừa kế theo pháp luật: Điều 388 Luật Hồng Đức ghi: "Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư mà anh chị em tự chia nhau thì lấy một phần hai mươi số ruộng đất làm phần hương hỏa giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì chia nhau, phần của con vợ lẽ nàng hầu thì kém hơn".
Người ta đành phải căn cứ vào Sắc lệnh ngày 24- 8-1931 về tổ chức các phòng chưởng khế (phòng công chứng) để áp dụng những quy định của Dân luật Pháp: chúc thư do một chưởng khế (công chứng viên) viết tay theo lời đọc của người lập chúc thư trước mặt 4 người làm chứng hoặc trước mặt một chưởng khế thứ hai và 2 người làm chứng. Việc người vợ góa ở vậy, không tái giá (thủ tiết) được giữ quyền gia trưởng cũng như chồng và được quyền quản lý tài sản chung như chồng khi trước nhằm ổn định quyền gia trưởng và bảo đảm đời sống vật chất của mọi thành viên đại gia đình bao gồm cả đời sống vật chất của ông nội, bà nội chồng và các con của vợ thứ.
Quan điểm này hiểu theo nghĩa rộng về tài sản bao gồm cả tài sản có và tài sản nợ, tài sản có và tài sản nợ ngang bằng nhau có nghĩa là việc xác định di sản của người chết để lại thừa kế không chỉ là tài sản mà còn bao gồm cả nghĩa vụ cũng được xác định ngang bằng trong khối di sản mà họ để lại, thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản mà người. Chính tính chất đặc biệt này của quan hệ thừa kế mà một số các nội dung trong quan hệ này cũng có tính đặc thù của nó như: Thai nhi được bảo lưu tư cách hưởng di sản thừa kế, mặc dù chưa có năng lực chủ thể (khoản 1 Điều 635 Bộ luật dân sự); người thừa kế thực hiện quyền và nghĩa vụ mà người chết để lại mặc dù không được chuyển giao.
Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là một quan hệ thừa kế mang tính hai chiều hay còn gọi là “thừa kế đối nhau”, “thừa kế của nhau”, nghĩa là trong đó, khi bên này chết thì bên kia là người thừa kế ở hàng thứ nhất và ngược lại, khi bên kia chết thì bên này là người thừa kế ở hàng thứ nhất. Tuy nhiên, cũng cần bàn thêm rằng khi cháu chết thì ông, bà nuôi (cha, mẹ nuôi của cha, mẹ đẻ người chết hoặc cha mẹ của cha, mẹ nuôi người chết) có được hưởng di sản của người cháu đó theo hàng thừa kế thứ hai không, vì vấn đề này điểm b) nói trên chưa quy định cụ thể. Nếu theo tinh thần của Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1991 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ của người nuôi dưỡng” thì con nuôi của một người muốn được xác định có quan hệ ông cháu, bà cháu với cha mẹ, của cha, mẹ nuôi của mình phải được sự thừa nhận của người đó. Do đó, khi giải quyết thừa kế theo mối quan hệ này, theo chúng tôi, cần xác định thành hai trường hợp:. Thứ nhất, Nếu ông, bà là cha mẹ nuôi của cha mẹ đẻ người chết thì cần xác định ông, bà là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của người đó. Thứ hai, nếu người chết là con nuôi của con đẻ hay con nuôi của ông bà thì ông bà không đương nhiên là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của người chết. + Quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột với em ruột. Đây là quan hệ thừa kế giữa hai bên, trong đó một bên hoặc là anh ruột hoặc là chị ruột hoặc là cả anh ruột, chị ruột và một bên là em ruột. Quan hệ thừa kế này được hình thành theo một căn cứ duy nhất là quan hệ huyết thống. Bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ cùng một đời. Tuy nhiên, như thế nào được gọi là “anh, chị, em ruột” còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Pháp luật thời Phong kiến Việt nam cũng như ngay một số văn bản pháp luật trước đây của nước ta như Thông tư 81 xác định “anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha” là khác với “anh, chị, em ruột”. Theo đó, người ta vẫn thường hiểu rằng chỉ có anh chị em cùng cha cùng mẹ mới được coi là anh, chị, em ruột. Chúng tôi cho rằng cứ người nào có liên quan về huyết thống với nhau thì được gọi là “ruột” và do vậy cứ anh chị, em có liên quan về huyết thống với nhau thì được coi là anh chị, em ruột dù huyết thống giữa họ chỉ về bên người cha hay chỉ về bên người mẹ. Theo cách hiểu này thì một người sinh ra bao nhiêu người con thì tất cả những người đó đều là anh, chị, em ruột của nhau. Như vậy, anh, chị, em ruột bao gồm: Những người có cùng cha, cùng mẹ, những người có cùng mẹ tuy khác cha, những người có cùng cha tuy khác mẹ. Quan hệ thừa kế giữa anh, chị em ruột với nhau là quan hệ thừa kế hai chiều. Nghĩa là trong quan hệ này, nếu anh hoặc chị hoặc cả anh chị chết thi em ruột sẽ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của anh, chị đã chết. Ngược lại nếu em chết thì anh, chị sẽ là những người ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của người em đã chết. + Quan hệ thừa kế giữa cụ với chắt. Nếu xét đơn thuần về huyết thống thì cụ của một người là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nội của người đó. Cụ ngoại của một người là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó. Như vậy, các cụ của một người là những người đã sinh ra ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người đó, người đó là chắt của các cụ. Điểm c), khoản 1, của Điều 676 Bộ luật dân sự đã phân biệt các cụ thành nội, ngoại trong khi việc phân biệt nội, ngoại không quan trọng và không cần đặt ra vì các cụ ngang quyền nhau khi hưởng di sản mà chắt để lại.
+ Quan hệ thừa kế giữa cụ với chắt. Nếu xét đơn thuần về huyết thống thì cụ của một người là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nội của người đó. Cụ ngoại của một người là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó. Như vậy, các cụ của một người là những người đã sinh ra ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người đó, người đó là chắt của các cụ. Điểm c), khoản 1, của Điều 676 Bộ luật dân sự đã phân biệt các cụ thành nội, ngoại trong khi việc phân biệt nội, ngoại không quan trọng và không cần đặt ra vì các cụ ngang quyền nhau khi hưởng di sản mà chắt để lại. Ngoài ra, vấn đề thừa kế thế vị được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 chỉ khác so với Bộ luật dân sự 1995 (xin đọc thêm và so sánh về kết cấu ngôn ngữ giữa Điều 680, Bộ luật dân sự 1995 với Điều 677, Bộ luật dân sự 2005) ở việc bổ sung thêm trường hợp “chết cùng một thời điểm” trong khi Bộ luật dân sự 1995 không xếp cháu vào hàng thừa kế thứ hai của ông bà còn Bộ luật dân sự 2005 lại xếp vào nên có một vấn đề liên quan đến việc xác định các trường hợp chắt được thừa kế thế vị mà chúng tôi xét thấy cần phải bàn tới như sau: Việc thừa kế thế vị của chắt đối với di sản của cụ để lại thông thường được hiểu là trong trường hợp cụ chết nhưng ông hoặc bà đã chết trước thì cháu sẽ thay thế vị trí của ông hoặc bà để hưởng thừa kế nhưng vì cháu cũng đã chết trước cụ nên chắt sẽ thay thế cháu (con thay thế cha hoặc mẹ) để hưởng thừa kế di sản của cụ.
Nhưng việc công nhận quyền lập di chúc chung của vợ, chồng trong thực tiễn pháp lý dường như là một giải pháp luân lý hơn là một giải pháp mang tính pháp lý, vì nền tảng pháp lý cơ bản của quyền lập di chúc chung chính là quyền sở hữu chung đối vối tài sản chung của vợ chồng. 19 Điều 23, khoản 1, Pháp lệnh Thừa kế 1990: “Trong trường hợp di chúc do nhiều người lập chung, mà có người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần tài sản của người chết trước có hiệu lực”(Chữ in đậm trong điều luật là do tác giả nhấn mạnh).
Việc pháp luật hiện hành không cấm đoán vợ, chồng lập di chúc chung thừa kế lẫn nhau, chẳng những sẽ không đạt được mục đích tăng cường tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình, mà có thể còn gây nên nhiều hệ luỵ không thể lường trước được, như: sự thông đồng giữa vợ, chồng lập di chúc giả tạo để che đậy những hành vi trái pháp luật; hoặc làm gia tăng nguy cơ khiến các bên phản bội, lừa dối, giả mạo di chúc, hoặc thậm chí, tạo cơ hội cho các bên thực hiện âm mưu xấu nhằm trục lợi bất chính trên tài sản của nhau. Trên thực tế sẽ phát sinh nhiều tình huống pháp lý khiến cho hai yếu tố trên bị thay đổi, như trường hợp: các bên vợ chồng ly hôn; chia tài sản chung trong khi hôn nhân đang tồn tại; một bên mất tích hoặc bị toà án tuyên bố chết và người còn lại đã kết hôn với người khác, sau đó người bị tuyên bố chết còn sống trở về, nhưng không thể tái hợp quan hệ vợ chồng; hoặc sau khi có di chúc chung, vợ chồng lại định đoạt tài sản chung vào một mục đích khác, như tặng cho, bán; vợ hay chồng còn sống đã kết hôn với người khác hoặc có.
Nằm trong “chuỗi” định hướng ấy, các nguyên tắc trong việc xác định di sản thừa kế cũng thể hiện tính định hướng và chỉ đạo để thực sự có tác dụng tích cực trong việc xác định chính xác di sản thừa kế, bảo đảm quyền được thanh toán của những người có quyền trong các quan hệ dân sự, mà khi còn sống người để lại di sản đã tham gia; bảo đảm cho những người hưởng thừa kế được hưởng trọn phần di sản theo ý nguyện cuối cùng của người quá cố thông qua di chúc, hoặc trọn phần theo sự phân định của pháp luật. Đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật hoặc phần di sản liên quan đến người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, liên quan đến tổ chức, cơ quan được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Qua việc nghiên cứu đề tài, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự, các văn bản quy phạm pháp luật khác và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền khi quy định, giải thích các vấn đề về thừa kế, về di sản thừa kế, cùng với những vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế mà nhóm tác giả đã đề cập trong quá trình nghiên cứu đề tài (phần các chuyên đề cụ thể). Để xem xét và giải quyết các vấn đề về di sản thừa kế phải dựa trên bình diện chung nhất, thể hiện bản chất pháp lý của di sản thừa kế từ khái niệm chung nhất của nó.
Thêm vào đó, xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế của người hưởng thừa kế còn có ý nghĩa trong việc xem xét tính hợp pháp của các giao dịch liên quan đến di sản thừa kế của người hưởng di sản. Với những lý do này chúng tôi thấy rằng Bộ luật dân sự cần phải qui định thời điểm xác lập quyền sở hữu của người hưởng di sản đối với phần tài sản mà họ được hưởng trong khối di sản thừa kế của người chết để lại sẽ thuộc quyền sở hữu của người có quyền hưởng di sản từ khi họ nhận được di sản (đối với di sản mà pháp luật không yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu) hoặc từ khi hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với di sản thừa kế (nếu pháp luật có yêu cầu).
Ngược lại, khi người hưởng thừa kế đã nhận và được xác lập quyền sở hữu thì mọi giá trị vật chất phát sinh từ phần di sản đó cũng như mọi rủi ro hay bất lợi cho di sản từ phần di sản đó thuộc về người hưởng di sản. Mặt khác, người được di tặng không phải là người thừa kế, nhưng về bản chất người được di tặng là người được hưởng một phần di sản đã được xác định theo sự định đoạt của người lập di chúc, họ được xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản đó.
Thời điểm phát sinh quyền tài sản của người được di tặng, về việc từ chối nhận di sản, về phần di sản mà người được di tặng từ chối nhận hoặc không được quyền hưởng di sản. Phần di sản liên quan đến người được di tặng nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc sẽ được áp dụng chia theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề thời hiệu liên quan đến việc xác định di sản thừa kế của.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều trường hợp người “có đất” hợp pháp chết trước ngày ban hành Luật Đất đai thì cũng còn nhiều trường hợp người có đất chết sau khi Luật Đất đai ban hành; nhưng Nhà nước chưa kịp cấp GCNQSDĐ cho họ thì họ cũng không thể có GCNQSDĐ theo Luật Đất đai năm 1993 hoặc Luật Đất đai năm 2003. Theo Điều 38 Luật Đất đai năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001), Thông tư liên tịch số 02/1997/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- TCĐC ngày 28/7/1997, Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-TCĐC ngày 3/1/2002; Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP- TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, cho đến Luật Đất đai năm 2003 đều phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, đặc biệt các tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất thấy rằng việc quy định tranh chấp quyền sử dụng đất mà các đương sự không có GCNQSDĐ do UBND giải quyết; tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có GCNQSDĐ hoặc có các giấy tờ khác theo quy định tại Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì do TAND giải quyết là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải quyết vụ án vòng vo, kéo dài không đảm bảo kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Về thừa kế theo di chúc, những quy định về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự năm 2005 đã khắc phục được những hạn chế và bất cập của những qui định trong Bộ luật dân sự năm 1995 về quyền của người lập di chúc (Điều 648), về di chúc bằng văn bản (Điều 650), về di chúc hợp pháp (Điều 652), về nội dung của di chúc bằng văn bản (Điều 653), về công bố di chúc (Điều 672)…Những quy định tại các điều luật nói trên thật cụ thể, thuận tiện cho việc áp dụng và đảm bảo triệt để hơn nữa quyền của người lập di chúc và quyền của người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc. Việt Nam theo tiến trình phát triển của pháp luật dân sự nói chung và những qui định về quyền thừa kế của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay nói riêng qua các thời kỳ phát triển đã và đang là động lực thúc đẩy sản xuất tạo ra nhiều nhất của cải vật chất cho xã hội, mà ở đó quyền thừa kế của công dân được đảm bảo thực hiện cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra điều kiện phát triển các quan hệ xã hội.
Nếu vợ chồng thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung hoặc thỏa thuận về thời điểm phân chia di sản thì cần phải tôn trọng thỏa thuận đó… Sự kết hợp mềm dẻo giữa qui định về di chúc cá nhân, quyền thừa kế của cá nhân với việc lập di chúc, hiệu lực và thực thi di chúc chung có một số đặc thù, sẽ làm cho qui định về di chúc không mâu thuẫn với qui định chung về thừa kế, nhưng vẫn bảo đảm được các nội dung cần thiết và những dấu hiệu riêng biệt của loại di chúc đặc thù này. Nếu có giá trị thì thời điểm có hiệu lực như thề nào khi các bên thỏa thuận di chúc có hiệu lực vào thời điểm bên sau cùng chết; hoặc nếu một người để lại nhiều tờ di chúc chung với nhiều người vợ, chồng hợp pháp khác nhau của họ mà trong đó thỏa thuận nhiều thời điểm có hiệu lực khác nhau, đồng thời họ còn lập cả di chúc riêng để định đoạt tòi sản riêng, thì các di chúc này được thực hiện như thế nào… cũng phải được dự liệu.
Chúng tôi cho rằng, khi người quản lý di sản đã bỏ công sức để duy trì, bảo quản di sản và thực hiện tốt những nghĩa vụ mà pháp luật qui định theo Điều 636, 637 Bộ luật dân sự thì phải trích phần di sản để thanh toán công duy trì, bảo quản di sản bất kể có thoả thuận trước hay không, việc quản lý diễn ra dài hay ngắn và người quản lý di sản có được hưởng hoa lợi hay lợi tức từ việc quản lý di sản đó hay không vì: Căn cứ vào Điều 636, 637 Bộ luật dân sự thì cùng với việc thực hiện nghĩa vụ quản lý di sản thì người quản lý di sản phải được hưởng những quyền nhất định, trong đó có quyền được hưởng thù lao. Xuất phát từ vị trí đặc thù của Bộ luật dân sự trong hệ thống pháp luật nước nhà (là một văn bản pháp luật làm cơ sở cho nhiều văn bản pháp luật khác), Bộ luật dân sự phải là một văn bản pháp luật mang tính pháp điển hoá cao để khắc phục tình trạng tản mạn, trùng lặp, thiếu đồng bộ, những nội dung chi phối nhiều đến các vấn đề khác cần được qui định trong văn bản pháp luật có tính bao quát, một lĩnh vực rộng lớn của sinh hoạt xã hội này.