Trong cuộc sống ngày nay, các phương tiện khoa học kỹ thuật, thành tựu khoa học ngày càng
Trang 1MỞ ĐẦU:
Trong cuộc sống ngày nay, các phương tiện khoa học kỹ thuật, thành tựukhoa học ngày càng phát triển, đáp ứng mọi nhu cầu của con người Tuy nhiên,bên cạnh đó chúng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro mà con người khó có thểkiểm soát hết được Mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguyhiểm cao độ đã tìm mọi cách phòng ngừa, vận hành chúng an toàn nhưng thực tếvẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó Đểbảo vệ quyền và lợi ích của những người bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độgây ra, pháp luật dân sự đã quy định đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồnnguy hiểm cao độ gây ra Việc đi tìm hiểu một số vấn đề về bồi thường thiệt hại donguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về vấn đề này
a) Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ:
Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây rathiệt hại bất ngờ cho người hoặc tài sản, mà con người khó có thể ngăn chặn, kiểm
soát được Theo đoạn 1 khoản 1 Điều 623 BLDS 2005, quy định “ Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng
xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.” 1
Qua việc quy định như vậy, ta thấy rằng không có một khái niệm cụ thểnào về nguồn nguy hiểm cao độ, mà chỉ là liệt kê những loại tài sản nào được quyđịnh là nguồn nguy hiểm cao độ Căn cứ vào những loại tàn sản được liệt kê làmđối tượng của nguồn nguy hiểm cao độ, cũng như thấy được mức độ nguy hiểm
11 Trích Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005.
Trang 2của nó, có thể đưa ra khái niệm “ Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người, mà con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối” 2 Những đối tượng là nguồn nguy hiểm cao độđược xác định như sau: các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hiện nay chưa
có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm “ phương tiện giao thông vận tải cơgiới”, các phương tiện này bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường
bộ, đường sắt, đường thủy, và đường hàng không Trong đó, phổ biến như cácphương tiện giao thông đường bộ được quy định tại khoản 18 Điều 3, Luật giaothông đường bộ năm 2008, “ gồm ô tô, máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ moocđược kéo bằng ôtô, máy kéo; xe môtô hai bánh; xe môtô ba bánh; xe gắn máy vàcác loại xe tương tự” Các phương tiện giao thông đường thủy như tàu biển,đường hàng không như tàu bay, đường hàng không như tàu hỏa; các hệ thống tảiđiện quy định tại Luật điện lực 2004 cũng là những nguồn nguy hiểm cao độ ẩnchứa nhiều nguy cơ gây thiệt hại cho con người và tài sản Để xác định những tàisản nào là nguồn nguy hiểm cao độ cần dựa trên các quy định cụ thể tại các vănbản pháp luật có liên quan như Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Hàng hải
2005, Luật Đường sắt 2005, Ngoài ra, thú dữ như hổ, báo, sư tử, các loại vũkhí quân dụng, vũ khí thể thao; nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ;thuốc nổ, pháo, thuốc súng; chất độc bảng A, chất phóng xạ; đang trong quátrình vận hành, hoạt động cũng được liệt kê vào danh sách nguồn nguy hiểm cao
độ Với việc chỉ liệt kê tên các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ,
mà không đưa ra các khái niệm cụ thể, nên “ các nguồn nguy hiểm khác” đượcquy định trong luật nếu có văn bản pháp luật khác quy định bổ sung thì nguồnnguy hiểm cao độ được xác định theo các văn bản này
b) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống phápluật nước ta, đến khi BLDS năm 1995 ra đời thì các quy định về trách nhiệm bồithường thiệt hại được quy định một cách chi tiết, và dần hoàn thiện qua các quy
22 Trích TS Lê Đình Nghị, giáo trình Luật dân sự, tập 2.
Trang 3định về sau Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại tráchnhiệm pháp lý được phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây thiệthại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ; đồng thời trong một số trườnghợp đặc biệt được pháp luật quy định, trách nhiệm này phát sinh cả khi không cólỗi của người gây thiệt hại, còn gọi là trách nhiệm nâng cao.
Từ khái niệm tổng quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ theo
khoản 2, khoản 3 Điều 623 BLDS 2005, có thể hiểu : “ Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp của nguồn nguy hiểm cao độ và do sự hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi.” 3
Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra, tạo cho người chủ sở hữu, người được giao trông coi, chiếm hữu, sửdụng, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ phải tuyệt đối tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật và có tinh thần trách nhiệm hơn đối với tài sản của mình khi gây rathiệt hại
c) Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ:
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng là một trườnghợp của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vì vậy bên cạnh các đặc điểm chungcủa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nó còn mang các đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra là một trường
hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độgây ra chỉ mang tính chất thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe chứ không baogồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hay thi thể, mồ mả Bởi xuất phát từchính đối tượng gây thiệt hại là nguồn nguy hiểm cao độ được xác định theokhoản 1 Điều 623 BLDS 2005 như: phương tiện giao thông cơ giới, hệ thống tải
33 Trích khoản 2, khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2005.
Trang 4điện, thú dữ, vũ khí, đồng thời thiệt hại xảy ra do bản thân nội tại nguồn nguyhiểm cao độ đang trong tình trạng hoạt động chứ không phải bởi hành vi trái phápluật có yếu tố lỗi của con người nên rõ ràng, nguồn nguy hiểm cao độ chỉ có thểgây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản chứ không thể dẫn tới thiệt hại
về uy tín, danh dự, nhân phẩm
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra là trách nhiệm pháp lý nâng cao, ngay cả khi chủ thể gây hại không có lỗinhưng vẫn phải bồi thường Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểmcao độ không được miễn trừ trách nhiệm bồi thường kể cả trong trường hợp chứngminh được họ không có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy
hiểm cao độ, vì pháp luật đã quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố
ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” 4
2 Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mang tính chất thiệt hại về tàisản, sức khỏe, tính mạng của cá nhân chứ không bao gồm thiệt hại về danh dự,nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư của cá nhân Thiệt hại xảy ra do chính sự hoạtđộng của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà không cần có lỗi của con người tácđộng đến Để xác định được khi nào trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểmđược đặt ra, cần xem xét các điều kiện làm phát sinh nên trách nhiệm đó
2.1 Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại trái pháp luật:
Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại, vớimục đích là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệthại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồithường
4 Theo khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2005.
Trang 5Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có những yếu tố không giốngnhư thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, thiệt hại này xảy ra phải do chínhhoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sựquản lý, kiểm soát của con người Hoạt động được hiểu là “vận động, vận hành đểthực hiện chức năng nào hoặc gây ra tác động nào đó,…”, khi xảy ra thiệt hại, thì
nguồn nguy hiểm cao độ đó phải đang trong tình trạng “ đang hoạt động”, ví dụ
như xe ôtô đang đi trên đường thì bị mất phanh, nổ lốp; nhà máy công nghiệpđang trong quá trình vận hành, sản xuất Nếu thiệt hại xảy ra mà không do tự thâncủa nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, hoặc nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trongtrạng thái “tĩnh” không hoạt động như xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốc nhưng theoquán tính trượt xuống chân dốc gây thiệt hại; cột điện bị đổ trong lúc đang thicông, chưa có điện; thú dữ chết thối rữa gây dịch bệnh thì không thể coi đó là thiệthại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, khi đó thì trách nhiệm bồi thường sẽ xácđịnh theo trách nhiệm phát sinh thông thường
Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ phải có tính trái phápluật Có nhiều trường hợp do đặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ mà việc gây
thiệt hại của những phương tiện này không bị coi là trái pháp luật Ví dụ, để bảo
đảm an toàn giao thông đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây
ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không
có trách nhiệm bồi thường hoặc như hoạt động của xe cần trục, xe ủi… khi phá dỡcác công trình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật Bên cạnh đó,trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng loại trừcác trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do sự kiệnbất khả kháng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ Như vậy, có thể khẳng địnhrằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là tráchnhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứkhông phải thiệt hại do hành vi của con người
Trang 62.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”.
Do tính chất nguy hiểm của nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây thiệt hạicho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người không
có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ… Có những chủ thể do mối quan hệ sởhữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ Đối với chủ
sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra Đốivới người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ laođộng, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động Tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn
nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh” - là những người
khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồnnguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này
Việc xác định người xung quanh và người không được coi là người xungquanh của nguồn nguy hiểm cao độ có ý nghĩa về mặt pháp lý trong việc xác địnhngười bị hại do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ được hưởng bồi thườngtheo trách nhiệm dân sự hay theo chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viênchức bị nguồn nguy hiểm gây ra thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc điềukhiển, vận hành, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
Do đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản có khả nănggây ra thiệt hại trong quá trình vận hành, sử dụng chúng, thiệt hại do nguồn nguyhiểm cao độ gây ra chỉ có thể là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe.Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh dohành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của nguồn nguy hiểmcao độ
2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao
độ và thiệt hại xảy ra:
Trang 7Quan hệ giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra
có mối quan hệ phổ biến, biện chứng, sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ lànguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại, mà không có yếu tố lỗi của con người Việcxác định này có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó là bằng chứng để xác định có haykhông trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ Nếu chủ sởhữu mà có lỗi, thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự, người chủ sởhữu của nguồn nguy hiểm cao độ hoặc người có lỗi trong việc sử dụng nguồn nguyhiểm cao độ mà gây thiệt hại cho người khác phải chịu trách nhiệm hình sự
2.4 Lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra.
Thông thường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặt rakhi có điều kiện lỗi Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồithường Chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đếnquyền lợi hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường, cơ sở để người bịthiệt hại yêu cầu bồi thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại Đểbảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân chống lại việc gây ra tai nạn, có quanđiểm cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp có thểphát sinh mà không cần điều kiện lỗi Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểmcao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồithường phát sinh khi không cần xem xét đến điều kiện lỗi Khoản 3 Điều 623 Bộ
luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi” Quy
định này trên thực tế hiện nay dẫn đến những cách hiểu khác nhau
Như vậy, yếu tố lỗi không phải là một điều kiện tiên quyết làm phát sinhtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra do đó có thểthấy dấu hiệu quan trọng nhất để xác định trách nhiệm này là hoạt động của nguồnnguy hiểm cao độ chính là nguyên nhân trực tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đếnthiệt hại Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toànkhông có lỗi của con người (như xe đang đi trên đường bất ngờ nổ lốp trước dẫn
Trang 8đến mất lái đột ngột gây thiệt hại) hoặc cũng có thể có một phần lỗi của ngườiquản lý, điều khiển, tuy nhiên lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại(như trước khi xuống dốc, lái xe không kiểm tra lại phanh; lốp mòn nhưng chưathay do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt…) Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn
do lỗi, do hành vi của người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ thì không ápdụng trách nhiệm này
3 Xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra :
Trường hợp 1: Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ:
“ Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” 5 đó là nguyên tắc thực hiệnquyền sở hữu được ghi nhận tại Điều 165 BLDS 2005 Đồng thời, với ý nghĩaluôn tiềm ẩn nguy cơ, khả năng gây thiệt hại cho con người và thế giới xungquanh của nguồn nguy hiểm cao độ nên đoạn 2 khoản 1 Điều 623 BLDS 2005
cũng đưa ra quy định: “ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.” 6 Do đó, khi có thiệt hại xảy ra do nguồn nguy
hiểm cao độ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại, tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trước hết được đặt
ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc
về người khác
Nếu chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao cho người khác theo ý chí của mình theo các giao dịch dân sự như chothuê, cho mượn hoặc chuyển giao theo nghĩa vụ lao động phải chịu trách nhiệm
55 Trích Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2005.
66 Trích khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005.
Trang 9bồi thường khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, trừ khi có thỏa thuận khác
ví dụ“ thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ” 7
Tuy nhiên, trong một số trường hợp chủ sở hữu chuyển giao nguồn nguyhiểm cao độ cho người khác nhưng trên thực tế, chủ sở hữu vẫn có quyền kiểmsoát về mặt pháp lý (chiếm hữu pháp lý) đối với tài sản Khi đó, mặc dù khôngtrực tiếp khai thác công dụng của tài sản nhưng đó cũng là một hình thức chủ sởhữu thực hiện quyền sử dụng tài sản, cụ thể là khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản
Do đó, trường hợp nguồn nguy hiểm đã được chủ sở hữu giao cho người khác thì
cần xác định, ví dụ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy
hiểm cao độ theo hợp đồng lao động thì trong trường hợp này, người được chuyểngiao nguồn nguy hiểm cao độ là những người làm công, ăn lương, sử dụng nguồnnguy hiểm cao độ để thực hiện nghĩa vụ lao động Nếu thiệt hại do nguồn nguyhiểm cao độ gây ra đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động thì chủ sở
hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra Còn nếu, người làm
công đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà gây tai nạn nhưngkhông nằm trong thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động thì người làm công phảichịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 623 BLDS 2005 Nếu chủ sở hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ đã chuyển giao quyềnchiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác nhưng sự chuyểngiao này không tuân theo đúng các quy định của pháp luật và chủ yếu thườngthông qua các giao dịch dân sự như cho thuê, cho mượn thì khi có thiệt hại xảy
ra trên thực tế do hoạt động nội tại của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ thì căn
cứ khoản b Điều 2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dântối cao số 03/2006/NQ-HĐTP, thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ sẽ là ngườiphải chịu trách nhiệm bồi thường Bởi khi chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ,chủ sở hữu đã biết trước tính nguy hiểm mà tài sản của mình có thể gây ra đồng
77 Trích khoản b Điều 2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trang 10thời, về ý chí, chủ sở hữu hoàn toàn nhận thức được việc chuyển giao là không
đúng quy định của pháp luật Ví dụ: A biết B thuê xe máy của mình nhưng chưa
có giấy phép lái xe nhưng vẫn cho B thuê và trong quá trình B sử dụng xe máy đã
bị nổ lốp gây ra thiệt hại cho C Trong trường hợp này, chủ thể chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là A- chủ sở hữu chiếc xemáy
Trường hợp 2: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật :
Chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ là hành vi chiếmhữu không có những căn cứ pháp luật quy định tại Điều 183 BLDS 2005 nhưchuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản thông qua giao dịch dân sự viphạm các điều kiện có hiệu lực theo Điều 122 BLDS 2005; nguồn nguy hiểm cao
độ có được do trộm, cướp, hoặc các hành vi chiếm đoạt tài sản khác; Khi nguồnnguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, thì xảy ra hai trường hợpsau :
Thứ nhất, nếu nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng thông qua
hành vi trái pháp luật bao gồm trộm, cướp hoặc các hình thức chiếm đoạt tài sảnkhác ví dụ như xe máy có được do trộm cắp, tàu thuyền cướp được thì khi thiệthại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ thì người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguyhiểm cao độ bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm bồi thường
Thứ hai, nếu chủ sở hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ đã không thực
hiện đúng các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguyhiểm cao độ dẫn đến việc nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật Trong trường hợp này, thiệt hại xảy ra ngoài nguyên nhân chính là do
hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ còn có lỗi của chủ sở hữu cũng như
có dấu hiệu chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật Do đó,việc xác định trách nhiệm pháp lý liên đới được phát sinh trong trường hợp này làhợp lý