Các quy định của phápluật, bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bị thiệt hạido ô nhiễm môi trường yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môitrường gâ
Trang 1MỤC LỤC
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề kinh tế học pháp luật
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
1.1 Những vấn đề được xác lập và tuyên bố trong đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.6 Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
2.1 Khái niệm về thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồithường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
2.1.1 Thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
2.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
2.2 Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễmmôi trường
2.2.1 Có thiệt hại xảy ra
2.2.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường 2.2.3 Gây thiệt hại đối với môi trường
2.2.4 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm pháp luật bảo
vệ môi trường
2.3 Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
2.3.1.Các tiêu chuẩn về môi trường
2.3.2 Các mức độ vi phạm tiêu chuẩn môi trường
2.4 Một số quy định của các nước trên thế giới về trách nhiệm bồi thường thiệthại do làm ô nhiễm môi trường
Trang 2Chương 3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
3.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dolàm ô nhiễm môi trường
3.1.1 Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ônhiễm môi trường
3.1.1.1 Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường3.1.1.2 Hành vi vi phạm pháp luật môi trường
3.1.1.3 Thiệt hại được bồi thường và xác định thiệt hại
3.1.1.4 Xác định thiệt hại
3.1.1.5 Phương thức bồi thường
3.2 Thực trạng áp dụng pháp luật thông qua những ví dụ thực tiễn
3.3 Những vấn đề tồn tại trong khi áp dụng pháp luật để giải quyết bồi thườngthiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Chương 4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
4.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những hạn chế trong pháp luật về bồithường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
4.1.1 Về mặt thể chế
4.1.3 Một số quy định của Luật BVMT còn có những vướng mắc, bất cập
4.1.4 Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường
4.2 Dự báo một số thay đổi của pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ônhiễm môi trường
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường hiện đang là vấn đề nóng đối với nhiều quốc gia trên thế giới,
có thể đó là quốc gia đang phát triển hay quốc gia đã phát triển Trên phạm vitoàn cầu cũng như tại Việt Nam, sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môitrường đã, đang và sẽ làm cho môi trường có những biến đổi bất lợi cho conngười, đặc biệt là những thay đổi đối với các yếu tố mang tính tự nhiên nhưnước, đất, không khí, hệ thực vật, hệ động vật Nguyên nhân chính của tìnhtrạng này là sự tác động theo chiều hướng tiêu cực của con người tới môi trườngngày càng gia tăng
Tổ chức Ngân hàng thế giới - WB đã đưa ra 8 mục tiêu phát triển thiênniên kỷ và một trong tám mục tiêu đó là: “Đảm bảo bền vững về môi trường”.Hay như tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới ở Nam Phi (năm 2002) đã nói “Quátrình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt: tăng trưởngkinh tế, cải thiện xã hội và bảo vệ môi trường (khai thác hợp lý, tiết kiệm vàmôi trường sống trong lành)” Qua đó cho ta thấy phát triển kinh tế phải đi đôivới bảo vệ môi trường
Năm 2007, Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mạithế giới WTO và luôn nằm trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanhtrên thế giới Các chuyên gia kinh tế đã cho rằng: “Khi Việt Nam ra nhập WTOthì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề hơn và đó cũng là một trongnhững thách thức” Đúng như vậy, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt, cácdoanh nghiệp đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà bỏ quên đi yếu tố môitrường Cụ thể, nhiều doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý nước thải
mà xả trực tiếp ra môi trường, đã làm ô nhiễm trầm trọng nguồn nước, đất,không khí… Minh chứng cụ thể như vụ doanh nghiệp Vedan đã xả thẳng nướcthải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải hay nhiều những vụ việc khác vì lợi ích
cá nhân, chạy theo đồng tiền mà quên đi lợi ích của xã hội
Trang 4Nhiều cách thức, biện pháp khác nhau đã được đưa ra nhằm bảo vệ môitrường, ngăn chặn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó các biệnpháp pháp lý với nội dung chính là quy định trách nhiệm phải bồi thường thiệthại do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đã và đang được các nước trên thếgiới và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Pháp luật Việt Nam đã quy định về tráchnhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môitrường trong Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường Các quy định của phápluật, bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bị thiệt hại
do ô nhiễm môi trường yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môitrường gây ra nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên, cácquy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường hiện vẫn còn dừnglại ở mức quy định chung, mang tính nguyên tắc, gây khó khăn cho việc giảiquyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gâynên trên thực tế Tuy vậy, lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên vềvấn đề này để góp phần đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy địnhcủa pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề lý luận cơbản, cũng như đánh giá một cách toàn diện pháp luật hiện hành về bồi thườngthiệt hại do làm ô nhiễm môi trường sẽ góp phần hoàn thiện thêm một bướcpháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường góp phần bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước Sau khi lựa chọn,nhóm chúng tôi thống nhất chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễmmôi trường – Cơ sở pháp lý, thực trạng và giải pháp”
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định phápluật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, tác giả lựachọn đề tài: “Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường- Cơ sở pháp lý,thực trạng và giải pháp.”
1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trang 5- Góp phần hoàn thiện lý luận khoa học pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệthại do làm ô nhiễm môi trường trong Bộ luật Dân sự 2005, Luật Bảo vệ môitrường 2005, các nghị định có liên quan của chính phủ.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường
- Đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng ở Việt Nam hiệnnay
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên phép biệnchứng của lý luận khoa học Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quanđiểm của Đảng và Nhà nước về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trườngđược thể hiện trong Bộ luật dân sự năm 2005
Nghiên cứu được tiến hành bằng nhiều phương pháp: Phương pháp thống
kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra xã hội học; bằng các biện pháp khảosát, đánh giá thực trạng nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ônhiễm môi trường trong Bộ luật Dân sự vào sự phát triển của Việt Nam; khảocứu các tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu và áp dụng trách nhiệm bồithường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễmmôi trường trong pháp luật Việt Nam
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảotrong công tác nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về bồi thường thiệt hại do làm
Trang 6ô nhiễm môi trường nói chung, của các sinh viên theo ngành và quan tâm đếnngành luật nói riêng.
Nâng cao hiểu biết về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trườngtrong pháp luật Việt Nam
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bàinghiên cứu khoa học gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ônhiễm môi trường
Chương 3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thường thiệt hại do làm ônhiễm môi trường ở Việt nam hiện nay
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ônhiễm môi trường
Trang 7Chương 2 Một số vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm
ô nhiễm môi trường 2.1 Khái niệm về thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
2.1.1 Thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Hiện nay, trên thế giới có 2 quan niệm khác nhau về thiệt hại do làm ônhiễm môi trường:
Một là, thiệt hại do làm ô nhiễm chỉ bao gồm những thiệt hại đối với môitrường tự nhiên, như: đất, nước, không khí, hệ động – thực vật,… mà không baogồm thiệt hại đến con người, như: tính mạng, sức khỏe, tài sản… Thiệt hại vềmôi trường có thể được nhận dạng theo nhiều cách phân tầng khác nhau, từ rộngđến hẹp, từ tổng hợp đến từng phần, từ môi trường chung đến từng thành phầnmôi trường cụ thể, song cho dù là bất kì tiếp cận nào thì thiệt hại do làm ônhiễm môi trường đều không bao gồm thiệt hại đối với con người hoặc tài sản,mặc dù chúng có thể là hậu quả trực tiếp của thiệt hại về môi trường
Hai là, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường không chỉ bao gồm các thiệthại đến môi trường mà còn cả thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của con người,tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên
Tại Việt Nam, tính từ thời điểm Luật bảo vệ môi trường (2005) được banhành, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được xác định theo quan niệmthứ hai Theo quy định tại Điều 131 Luật bảo vệ môi trường (2005), có 2 loạithiệt hại:
Thứ nhất, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên Đó là sự suy giảm chứcnăng, tính hữu ích của môi trường, trong đó chức năng, tính hữu ích của môitrường được thể hiện qua ba phương diện chính như sau: môi trường là khônggian sinh tồn của con người; môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyênthiên nhiên và đa dạng sinh học (kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiếtcho cuộc sống và hoạt động của con người); môi trường là nơi chứa đựng vàtiêu hủy chất thải do con người thải ra trong các hoạt động của mình Như vậy,
Trang 8có thể hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: chấtlượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn
về chất lượng môi trường; lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụnglớn hơn lượng được khôi phục (đối với tài nguyên tái tạo) hoặc lớn hơn lượngthay thế (đối với tài nguyên không tái tạo được); lượng chất thải thải vào môitrường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng
Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tínhhữu ích của môi trường gây ra Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con ngườiđược thể hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi cácchức năng bị mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảmsút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe có nguyên nhân từ ô nhiễm, suy thoáimôi trường Thiệt hại về tài sản được thể hiện qua những tổn thất về cây trồng,vật nuôi, những khoản chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phụchồi tài sản bị thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên Còn thiệt hạiđến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được thể hiện qua sự tổn hại về lợiích vật chất, sự giảm sút về thu nhập chính đáng mà nguyên nhân là do sự suygiảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
2.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật ghinhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, theo đó “tổ chức, cánhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hạitheo quy định của pháp luật” Nhưng phải đến khi Luật bảo vệ môi trường năm
2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn Vớiviệc quy định tại điều 624, BLDS (2005): “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thểkhác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm không có lỗi.” và dành riêng
5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môitrường (từ Điều 131 đến Điều 135, Mục 2, Luật BVMT năm 2005) đã thể hiện
Trang 9một bước tiến đáng kể trong quá trình “hiện thực hóa” nguyên tắc người gây ônhiễm phải trả tiền - một nguyên tắc được xem là đặc trưng của lĩnh vực môitrường.
Tại Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môitrường được tiếp cận và được pháp luật ghi nhận với những nội dung chủ yếusau:
Thứ nhất, môi trường là một loại tài sản đồng nhất, được xác định bởi cácgiá trị khoa học, kinh tế và môi sinh Tác hại của việc gây ra đối với môi trường
tự nhiên không khác gì so với tác hại gây ra đối với con người hay tài sản củacon người, vì thế chất lượng môi trường bị suy giảm, bị xâm hại cũng phải đượcbồi thường một cách thỏa đáng Người gây thiệt hại buộc phải có trách nhiệmbồi thường những tổn thất gây ra đối với môi trường Trách nhiệm này trước hếtphải là trách nhiệm đối với xã hội của vì họ đã xâm hại tới các điều kiện sốngchung của con người Tiếp đến mới là trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân,
cụ thể là nạn nhân của sự xâm hại đó, thể hiện qua việc bồi thường thiệt hại đốivới tính mạng, sức khỏe, tài sản,… của người bị hại Hai khía cạnh trên củatrách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường được xác định bởi yếu tố kháchthể của quan hệ pháp luật môi trường Trong các quan hệ pháp luật môi trường,lợi ích mà các bên tham gia quan hệ hướng tới vừa có tính lợi ích cộng đồngvừa có tính lợi cá nhân Trong mọi trường hợp, lợi ích cộng đồng phải được ưutiên bảo vệ Điều này cũng có nghĩa là cần phải có sự phân định giữa tráchnhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên với trách nhiệm bồithường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản con người Sự phân địnhnày nên được thể hiện qua các quy định về mức bồi thường, hình thức vàphương thức bồi thường Chẳng hạn như đối với những thiệt hại về sức khỏe,tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do ônhiễm, suy thoái môi trường gây ra, có thể cùng thỏa thuận về mức bồi thường,hình thức bồi thường và phương thức bồi thường giữa hai bên Còn thiệt hại đốivới môi trường tự nhiên, người gây thiệt hại chỉ được lựa chọn các mức bồi
Trang 10thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường theo quy định củapháp luật.
Thứ hai, do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinhgiữa các chủ thể mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệhợp đồng hay quan hệ công vụ), nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp viphạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quyphạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể Sự trùnghợp về một số nội dung có liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trườngtrong các thỏa thuận hay cam kết không làm ảnh hưởng đến căn cứ áp dụngtrách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo luật định
Thứ ba, môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân Một lànguyên nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốnchủ quan của con người, như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán Những trường hợpnày không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối vớibất cứ tổ chức, cá nhân nào Hai là các yếu tố chủ quan do hoạt động của conngười gây ra từ việc khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường hay từ các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác Đối với những trường hợp này, tráchnhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh khi có đủ các dấu hiệu cấuthành trách nhiệm pháp lý dân sự Thậm chí loại trách nhiệm này còn phát sinhngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi Điều 624 Bộ luật Dân sự (2005)quy định “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gâythiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợpngười gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” Tại nhiều nước “trách nhiệm dân
sự tuyệt đối” là loại trách nhiệm được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực môitrường
Thứ tư, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có mối quan hệnhất định với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm Thôngthường, trong các quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại,
Trang 11người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra và đượcgiải phóng khỏi quan hệ với người bị hại Nhưng trong lĩnh vực môi trường,người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thường phải thực hiện đồng thời cảhai biện pháp: khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và bồi thường thiệthại về môi trường Tác dụng chính của biện pháp khắc phục ô nhiễm môitrường là hạn chế, ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng, khả năng lây lan ô nhiễm môitrường, đồng thời làm giảm nhẹ những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.Tác dụng của bồi thường thiệt hại là bù đắp những tổn thất về người, tài sản vànhững giá trị sinh thái đã bị mất Trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục
ô nhiễm môi trường mang tính chất là một biện pháp cưỡng chế hành chính, dongười có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định, còn bồi thườngthiệt hại lại là một loại trách nhiệm dân sự có thể thỏa thuận và xác lập theo ýchí của các bên Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi trường, hai loại trách nhiệm cómối quan hệ chặt chẽ với nhau và trong một số trường hợp có thể thay thế(chuyển hóa) cho nhau, đặc biệt là khi chỉ xuất hiện thiệt hại đối với môi trường
tự nhiên mà không xuất hiện thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của tổchức, cá nhân Nếu việc khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
do chính người bị hại tiến hành thì những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế
và khắc phục thiệt hại sẽ được tính trong tổng giá trị thiệt hại để đòi bồi thường.Còn trong trường hợp người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã tự mìnhthực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽđược giải phóng hoặc giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường Thứ năm, nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến tronglĩnh vực môi trường Luật BVMT (2005) quy định trong trường hợp có nhiều tổchức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước vềbảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõtrách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môitrường Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gâyhại đến môi trường của từng đối tượng Bồi thường thiệt hại theo phần bằng
Trang 12nhau là giải pháp đã được pháp luật dân sự tính đến trong trường hợp này Tuynhiên, để đảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về môi trường, nếu người gây thiệt hại chứng minh được mức độ mà mình gâythiệt hại đối với môi trường là không đáng kể thì họ chỉ phải bồi thường thiệthại theo phần tương ứng với mức độ gây hại đó Nghĩa vụ chứng minh thuộc vềđối tượng gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệmbảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vựcnày Ngoài ra, cũng cần tính đến tình huống không áp dụng được trách nhiệmbồi thường thiệt hại cho các đối tượng chỉ vì đơn giản thiệt hại môi trường là kếtquả của hiện tượng tích tụ và cộng dồn các ảnh hưởng tới môi trường, trong khitừng đối tượng lại tác động không quá mức giới hạn tới môi trường
Thứ sáu, thời hạn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vựcmôi trường cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi Thiệt hại phải được bồi thườngtoàn bộ và kịp thời đã trở thành nguyên tắc luật định, song trong lĩnh vực môitrường, do giá trị của các thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác địnhnên trong tuyệt đại đa số các trường hợp việc áp dụng trách nhiệm bồi thườngtoàn bộ và kịp thời các thiệt hại là điều khó có thể thực hiện được Pháp luật cần
có các quy định mang tính linh hoạt hơn trong lĩnh vực này Chẳng hạn nhưngười gây thiệt hại đối với môi trường có thể bồi thường một lần hoặc nhiều lầntrong khoảng thời gian tối đa một số năm nhất định nào đó kể từ ngày áp dụngtrách nhiệm bồi thường thiệt hại Bên cạnh đó, cũng cần cân nhắc đến các quyđịnh về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Theo bộ Luật dân sựthì thời hạn này là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm Song cũng cần tính đến trong lĩnh vựcmôi trường, ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại không hoàn toàn trùngkhít với ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế Thiệt hại đối với người bị nhiễmchất phóng xạ, nhiễm hóa chất độc hại là những ví dụ điển hình Nên chăngpháp luật môi trường cần hướng tới việc quy định thời hiệu khởi kiện gắn vớingày mà thiệt hại thực tế xảy ra và cần có khoảng thời gian dài hơn 2 năm
Trang 13Thứ bảy, khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường,Việt Nam không thể không xem xét đến các cam kết quốc tế về vấn đề này.Ngày 17/6/2004 Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ônhiễm dầu 1992 có hiệu lực tại Việt Nam (International Convention on CivilLiability for Oil Pollution Damage - viết tắt là CLC 92) Đây sẽ căn cứ pháp lýquan trọng để phía Việt Nam yêu cầu các đối tượng gây ô nhiễm môi trường từ
sự cố tràn dầu phải bồi thường thiệt hại về môi trường một cách thỏa đáng
Vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại Việt Nam còn rấtmới cả từ phương diện lý luận và thực tiễn Việc nhận thức một cách đầy đủ vềnhững nội dung liên quan tới thiệt hại về môi trường, bồi thường thiệt hại vềmôi trường là yếu tố quan trọng cho việc ban hành và áp dụng trách nhiệm nàytrong tương lai Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng cho dù chế định này có pháttriển đến mức nào, chi phí bỏ ra để xử lý, cải tạo môi trường có lớn đến đâucũng không thể khắc phục được hết những hậu quả do ô nhiễm, suy thoái môitrường gây ra Do vậy, xác định thiệt hại đối với môi trường và áp dụng tráchnhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường trong mọi trường hợp đều không phải
là mong muốn hàng đầu được áp dụng trong lĩnh vực môi trường
2.2 Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thuộc loạitrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Theo Bộ luật dân sự, tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do ô nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau đây:
2.2.1 Có thiệt hại xảy ra
Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệthại, bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm này là khôi phục tình trạng tàisản, sức khoẻ… cho người bị thiệt hại Thiệt hại thường là tổn thất thực tế đượctính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân,
tổ chức Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên có thể bao gồm những
Trang 14thiệt hại sau đây:
Thứ nhất, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Đó có thể là: tài sản bị huỷhoại hoặc bị hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi íchgắn liền với việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sửdụng, khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phụcthiệt hại Ví dụ: khi nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm độc
do các chất thải của các cơ sở công nghiệp làm cho các gia súc, gia cầm bị ốm,
bị chết gây thiệt hại cho nhân dân Các khu du lịch do bị ô nhiễm mà phải đóngcửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận bị suy giảm…
Thứ hai, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý choviệc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút;thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bịmất, bị giảm sút… Ví dụ: khi môi trường sống bị ô nhiễm (ô nhiễm nước, ônhiễm không khí, ô nhiễm đất…), sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc cácbệnh ung thư, các bệnh về đường hô hấp … Những người mắc bệnh phải bỏ ramột khoản tiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ bịgiảm sút do không tham gia lao động…
Thứ ba, thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồidưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấpdưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng Thiệt hại
do tính mạng bị xâm hại có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu,
nổ xăng dầu, cháy rừng…
2.2.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phongphú Tại điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2005, những hành vi bị nghiêmcấm bao gồm: phá hoại, khai thác trặt phá rừng, các nguồn tài nguyên thiênnhiên khác; khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện,công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy địnhcủa pháp luật; khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động
Trang 15vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định; chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hạikhác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; thảichất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng
xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước; thải khói, bụi, khí có chất hoặcmùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượtquá tiêu chuẩn môi trường cho phép; gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩncho phép; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môitrường; nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức; nhập khẩu, quá cảnhđộng vật, thực vật chưa qua kiểm dịch, vi sinh vật ngoài danh mục cho phép;sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinhthái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượtquá tiêu chuẩn cho phép; xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên;xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường;hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối vớisức khỏe và tính mạng con người; che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trởhoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấuđối với môi trường; các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theoquy định của pháp luật
2.2.3 Gây thiệt hại đối với môi trường
Đối với những trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môitrường phát sinh khi có đủ các dấu hiệu cấu thành trách nhiệm pháp lý dân sự.Thậm chí loại trách nhiệm này còn phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hạikhông có lỗi Điều 624 Bộ luật Dân sự (2005) quy định “Cá nhân, pháp nhân vàcác chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theoquy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không
có lỗi” Tại nhiều nước “trách nhiệm dân sự tuyệt đối” là loại trách nhiệm được
áp dụng phổ biến trong lĩnh vực môi trường Quy định này có thể được áp dụng
Trang 16khi giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do các nguồn nguy hiểmcao độ gây ra như các phương tiên giao thông vận tải, các nhà máy công nghiệpđang hoạt động, các lò phản ứng hạt nhân, các nhà máy điện nguyên tử, khochưa vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, chất phóng xạ… Trong thời gianqua sự cố tràn dầu từ các phương tiện giao thông đường thuỷ đã làm ô nhiễmmôi trường với diện rất rộng, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân, tổ chức khu vựcxung quanh
2.2.4 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật Hoặcnói một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy
ra Trong quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễmmôi trường cần làm sáng tỏ mối quan hệ này
Là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có một số điểm khác với trách nhiệm phátsinh từ nghĩa vụ hợp đồng như sau:
Thứ nhất, cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môitrường là các quy định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luậtcủa chủ thể, không cần có sự thoả thuận trước của các bên
Thứ hai, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường việc thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ còn trongnghĩa vụ hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại không làm cho người có nghĩa
vụ được giải phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế nhưgiao vật, thực hiện công việc…
Thứ ba, trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có trách nhiệmbồi thường thiệt hại chứ không có hình thức phạt vi phạm
Thứ tư, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
có trường hợp không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm, nếu pháp luật có quyđịnh
Trang 172.3 Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Tại Việt Nam, cả từ phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy sự mờnhạt về mảng kiến thức này Hiện tại, chúng ta mới chỉ đúc rút được đôi chútkinh nghiệm từ thực tiễn tự phát giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại
về sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên Việc xác định thiệt hại đốivới môi trường tự nhiên trong một số lần sự cố tràn dầu vẫn phải nhờ đến tưvấn, giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế Để Việt Nam có thể tự chủ trong việcxác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên, đặc biệt là thiệt hạiđối với môi trường tự nhiên, những nội dung sau đây cần phải được làm sáng tỏtrong các văn bản pháp luật hướng dẫn việc xác định thiệt hại về môi trường:một là thành phần môi trường được xác định thiệt hại; hai là mức độ thiệt hạiđược xác định; ba là các căn cứ để xác định mức độ thiệt hại
Số lượng thành phần môi trường, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị suygiảm, và mức độ thiệt hại của từng loại cũng là một trong những căn cứ để xácđịnh mức độ thiệt hại đối với môi trường (khoản 3 Điều 131) Thực tế cho thấymột hành vi làm ô nhiễm môi trường có thể gây thiệt hại cùng một lúc hai hoặcnhiều thành phần môi trường Mức độ thiệt hại đối với môi trường trong trườnghợp này sẽ phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít các yếu tố môi trường bị suygiảm Số lượng thành phần môi trường bị xâm hại càng lớn thì thiệt hại gây ra
sẽ càng nặng nề Tương tự, mức độ thiệt hại đối với môi trường sẽ phụ thuộcvào giống, loài động thực vật bị thiệt hại Nếu giống loài bị thiệt hại có mức độ
đe dọa, quí hiếm càng cao thì có nghĩa là thiệt hại gây ra đối với môi trườngcàng lớn Trong trường hợp này, danh mục các loài động, thực vật hoang dã,quý hiếm sẽ là một trong những cơ sở pháp lý giúp cho việc xác định mức độthiệt hại đối với môi trường được dễ dàng hơn
Xác định mức độ thiệt hại môi trường thông qua việc xác định phạm vi,giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích có lẽ là quy định bấtcập nhất trong số các quy định về thiệt hại môi trường Theo khoản 2 Điều 131,Luật bảo vệ môi trường (2005) việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị
Trang 18suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có: Xác định giới hạn, diện tích của khuvực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; Xác định giớihạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm; Xác định giới hạn, diện tích cácvùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm Việc sử dụng các thuật ngữvùng lõi, vùng đệm để chỉ mức độ khác nhau của sự suy giảm chức năng, tínhhữu ích của môi trường Ngoài ra, đối với các vùng, khu vực khác nhau nhưng
có cùng mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường có thể dùng
hệ số (k) để xác định thiệt hại, trừ trường hợp trong các tiêu chuẩn môi trường
đã xác định giá trị hệ số vùng, khu vực
2.3.1.Các tiêu chuẩn về môi trường
Thứ nhất, các tiêu chuẩn về môi trường nước gồm có: tiêu chuẩn chấtlượng nước mặt; tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ; tiêu chuẩn chất lượngnước ngầm; tiêu chuẩn chất lượng nước
Thứ hai, các tiêu chuẩn về môi trường không khí bao gồm: giá trị giới hạnthông số cơ bản trong không khí xung quanh; nồng độ tối đa cho phép của một
số chất độc hại trong không khí xung quanh; tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đốivới bụi và các chất vô cơ; tiêu chuẩn khí thải công nghệ đối với các chất hữu cơ;tiêu chuẩn tiếng ồn cho phương tiện giao thông vận tải đường bộ và trong khuvực công cộng và dân cư
Thứ ba là tiêu chuẩn hoá chất bảo vệ thực vật trong đất Hiện nay, tiêuchuẩn ô nhiễm trong đất còn chưa đồng bộ (thiếu tiêu chuẩn đất, trầm tích), cáctiêu chuẩn khác cũng còn thiếu nhiều thông số để tham chiếu (thí dụ NO2, NO3,PO4, SiO2… trong tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ)
Tuy nhiên, để xác định sơ bộ xem có bị ô nhiễm không, đầu tiên người taphải chú ý đến một số thông số chung, sau đó mới đến các thông số đặc thù củanguồn thải Cụ thể như sau: đối với môi trường nước mặt, các thông số chung
có thể là: pH, BOD5, COD, DO, SS, Coliform, màu, mùi, váng dầu mỡ; Đối vớinước biển ven bờ công bố pH, BOD5, COD, DO, SS, Coliform, màu, mùi, vángdầu mỡ; Đối với nước ngầm là: pH, màu, mùi, độ cứng, Fecal Coli, coliform;
Trang 19Đối với nước thải công nghiệp: TpH, BOD5, COD, DO, SS, Coliform tổng hoạtđộng phóng xạ Sau đó tuỳ thuộc tính đặc thù của nguồn thải mà xem xét thêmcác yếu tố khác.
Tiêu chí xác định ô nhiễm là các tiêu chuẩn môi trường Dựa vào các tiêuchuẩn có thể xác định mức độ ô nhiễm Từ đó đánh giá mức độ vi phạm tiêuchuẩn môi trường, tiêu chuẩn chất thải là bao nhiêu lần, ảnh hưởng tới conngười, loài vật và các hệ sinh thái cùng các phạm vi ảnh hưởng đó và thời gian
bị ảnh hưởng.Tuy nhiên, tại thời điểm này việc xác định thiệt hại đối với tất cảcác thành phần môi trường nêu trên là điều không hiện thực Qua khá nhiềucuộc tranh luận khoa học (ở cả cấp quốc gia và quốc tế), việc xác định thiệt hạiđối với môi trường tự nhiên chỉ nên bao gồm thiệt hại đối với đất, nước, khôngkhí và đa dạng sinh học Ngay cả việc có xem môi trường không khí là đốitượng thiệt hại được tính bồi thường hay không cũng là vấn đề chưa hoàn toànđạt được sự thống nhất ý kiến Do đặc tính khuếch tán của môi trường khôngkhí nên khó có thể tính toán được thiệt hại đối với yếu tố môi trường này nhưcác yếu tố môi trường khác Tương tự, thiệt hại đối với đa dạng sinh học cũngcần phải giới hạn ở những thiệt hại về hệ sinh thái, loài sinh vật do ô nhiễm, suythoái môi trường gây nên, để phân biệt với thiệt hại về đa dạng sinh học do hành
vi trực tiếp xâm hại đến các giống loài sinh vật, hệ sinh thái, mà về bản chấtpháp lý những thiệt hại đó là hậu quả của hành vi vi phạm các quy định củapháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học chứ không phải là hành vi vi phạm phápluật môi trường
2.3.2 Các mức độ vi phạm tiêu chuẩn môi trường
Hiện tại, Luật BVMT (2005) xác định có 3 mức độ của sự suy giảm chứcnăng, tính hữu ích của môi trường, đó là: có suy giảm, suy giảm nghiêm trọng
và suy giảm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 1 Điều 131) Nhiệm vụ của văn bảnhướng dẫn là phải lượng hóa được một cách đầy đủ hơn 3 mức độ suy giảm nêutrên, làm căn cứ cho việc xác định các mức độ thiệt hại
Cả từ phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy khó có thể đo, đếm
Trang 20được sự suy giảm thực tế về chức năng, tính hữu ích của mỗi thành phần môitrường khi chúng bị ô nhiễm, suy thoái Trong trường hợp này chúng ta cần phảivận dụng phương pháp suy đoán lôgíc, theo đó nếu một thành phần môi trường
bị ô nhiễm ở các mức có ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệtnghiêm trọng thì cũng có nghĩa là thành phần môi trường đó đã bị sự suy giảmtương ứng về chức năng, tính hữu ích của nó Điều đó cũng có nghĩa là thiệt hạiđối với môi trường tự nhiên có thể được chia làm 3 cấp độ tương ứng với 3 mứcsuy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Luật BVMT (2005) một lầnnữa lại thể hiện sự phát triển đáng ghi nhận khi căn cứ vào tiêu chuẩn môitrường để lượng hóa ở mức có thể nhận diện được các cấp độ ô nhiễm môitrường Tại điều 92, căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm gồm có:môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ônhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; môi trường bị ô nhiễmnghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượtquá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng củamột hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môitrường từ 5 lần trở lên; môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàmlượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chấtlượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây
ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên
Tương tự như vậy cũng có thể xác định các cấp độ suy giảm chức năng,tính hữu ích của môi trường căn cứ vào các mức độ suy thoái môi trường Domức độ suy thoái môi trường cũng có thể được xác định dựa trên cơ sở số lượngcủa thành phần môi trường bị khai thác, sử dụng quá mức so với trữ lượng tựnhiên của nó; dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường trên thực
tế hay mức độ ưu tiên của Nhà nước trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển mỗithành phần môi trường Tuy nhiên, hiện tại pháp luật chưa có các quy định đểlượng hóa các mức độ suy thoái môi trường nên việc xác định mức độ suy giảmchức năng, tính hữu ích của môi trường do môi trường bị suy thoái mới chỉ
Trang 21Nghiên cứu các điều ước quốc tế về môi trường cho thấy, những vấn
đề về xác định thiệt hại, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc ngăn ngừa, kiểmsoát ô nhiễm, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường nói chung và môitrường không khí nói riêng đã được đề cập khá nhiều Chẳng hạn, Tuyên bố củaLiên hợp quốc về môi trường và phát triển năm 1992, Công ước Geneva về ônhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa (1979), Hiệp định ASEAN về kiểmsoát khói mù xuyên biên giới năm 2002 Trong phạm vi khu vực, như ở châuÂu: Nghị viện và Hội đồng châu Âu cũng đã ban hành văn bản xác định trách
Trang 22nhiệm, nghĩa vụ của các nước trong cộng động châu Âu về bảo vệ chất lượngmôi trường không khí, chẳng hạn Chỉ thị số 2004/35/CE về trách nhiệm đối vớiviệc phòng chống và khắc phục thiệt hại môi trường đã thiết lập một khuôn khổtrách nhiệm pháp lý trong việc ngăn chặn, khắc phục thiệt hại về môi trườngdựa trên nguyên tắc gây ô nhiễm, trả tiền.
Nhiều quốc gia trên thế giới (điển hình như Mỹ, Úc, Đức, Nga…) xácđịnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là một dạng "trách nhiệmpháp lý dân sự", nghĩa là trách nhiệm đối với môi trường theo các quy định củaluật tư Cộng đồng Châu Âu quan niệm "người gây ô nhiễm phải trả giá" (tiếngAnh là polluter pays principle, viết tắt là PPP) Đây là là một nguyên tắc đượcquy định trong Hiệp ước của EC (Điều 130r(2)) Tương tự công đồng Châu Âu,các nước trên thế giới đều theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả"
Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới (được nghiên cứu) theo quanniệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một dạng trách nhiệmpháp lý dân sự và là một dạng của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Trang 23Chương 3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
3.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường
Trước khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 được ban hành, pháp luậtnước ta hầu như chưa có quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường Có thể nói, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 là văn bản pháp lý đầutiên ghi nhận rõ ràng về vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.Thuật ngữ "bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường" cũng chỉ được biếtđến từ khi Nhà nước ta ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 Có thể chorằng, pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bắt đầu đượchình thành và phát triển khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 được ban hành.Những quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã bước đầu tạo cơ sởpháp lý cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra
Từ khi Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành đã khẳng định trách nhiệm bồithường thiệt hại của các chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường tại Điều
628 Bộ luật Dân sự 1995 với tính cách là một trường hợp cụ thể của tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bên cạnh quy định tại Điều 628 vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, Bộ luật Dân sựcòn có một số điều quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Điều 610),năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 611), về xácđịnh thiệt hại (các điều từ Điều 612 đến Điều 616) là cơ sở cho việc giải quyếtyêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường nói riêng Bộ luật Dân sự năm 1995 và tiếp tụcđược kế thừa và phát triển tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Cá nhân,pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi
Trang 24thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môitrường không có lỗi"
Với tư cách là luật chuyên ngành, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 (tạicác điều 4, 42, 49, 93 ), một số Luật chuyên ngành khác như Luật Tài nguyênnước năm 1998 (Điều 23), Luật Khoáng sản (các điều 16, 23, 27, 33, 46 ) cũng
có những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường nói chung và trong quá trình sử dụng các thành phần môi trường nóiriêng
Những quy định nêu trên của pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thựchiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của cánhân, tổ chức và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các tổchức, cá nhân, chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gâythiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác
3.1.1 Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Theo quy định tại Điều 604, 624 Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 4 LuậtBảo vệ môi trường năm 2005 thì: cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ônhiễm môi trường gây thiệt hại có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại
và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy
đủ thì tự mình phải bồi thường thiệt hại Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đếnchưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếukhông đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằngtài sản của họ Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phảibồi thường thiệt hại toàn bộ Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường màcon có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu chongười bị hại Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gâythiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của
Trang 25người được giám hộ để bồi thường Nếu người được giám hộ không có tài sảnhoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tàisản của mình Nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trongviệc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Đối với pháp nhân, từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật dân sự, cónăng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Pháp nhân khi tham gia vào cácquan hệ pháp luật môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tớigây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản củamình
Đối với các chủ thể khác (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tưnhân…), cũng giống như pháp nhân, khi tham gia vào quan hệ pháp luật môitrường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải chịutrách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình
Trong thực tế đời sống, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu làcác doanh nghiệp Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thườngkhông có trang bị hay không sử dụng các thiết bị xử lý chất thải, hoặc khôngtuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… Các cơ sở sản xuất, kinhdoanh đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường gâythiệt hại cho xã hội Có thể nói, chủ thể “tiềm tàng” chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế
Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Bảo vệ môi trường năm
2005 đều xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ônhiễm môi trường là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có hành vi vi phạmpháp luật gây ô nhiễm môi trường
Trang 263.1.2 Hành vi vi phạm pháp luật môi trường
Hành vi vi phạm pháp luật môi trường là hành vi trái pháp luật do chủ thể
có năng lực chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại các quan hệ xãhội được pháp luật môi trường bảo vệ và gây ra tình trạng ô nhiễm, suy thoáimôi trường, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản, lợi íchhợp pháp của cá nhân, tổ chức Hành vi vi phạm pháp luật có thể dưới dạnghành động (hành vi vi phạm các quy định cấm - không được làm) hoặc khônghành động (những hành vi phải tuân theo trong quá trình hoạt động sản xuất,kinh doanh, sử dụng các thành phần môi trường) của các tổ chức, cá nhân vàcác chủ thể khác
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phongphú, bao gồm: phá hoại, khai thác trặt phá rừng, các nguồn tài nguyên thiênnhiên khác; khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện,công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy địnhcủa pháp luật; khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, độngvật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định; chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hạikhác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; thảichất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng
xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước; thải khói, bụi, khí có chất hoặcmùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượtquá tiêu chuẩn môi trường cho phép; gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩncho phép; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môitrường; nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức; nhập khẩu, quá cảnhđộng vật, thực vật chưa qua kiểm dịch, vi sinh vật ngoài danh mục cho phép;sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinhthái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượtquá tiêu chuẩn cho phép; xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên;xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường;
Trang 27hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối vớisức khỏe và tính mạng con người; che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trởhoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấuđối với môi trường; các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theoquy định của pháp luật.
3.1.3 Xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại
3.1.3.1 Xác định thiệt hại
Theo Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoáimôi trường bao gồm: Thứ nhất, những thiệt hại do sự suy giảm chức năng, tínhhữu ích của môi trường; thứ hai, những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của conngười, thiệt hại về tài sản hay lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức do hậu quảcủa việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra
Do đặc thù riêng của hai loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trườngnên việc xác định chúng được tiến hành trên cơ sở của những căn cứ khônggiống nhau Cụ thể là:
Thứ nhất, xác định thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích củamôi trường Bộ luật Dân sự năm 2005 không có quy định nào về việc xác địnhthiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Luật Bảo vệmôi trường năm 2005 có một điều là Điều 131 quy định về vấn đề này Khi xácđịnh thiệt hại là sự suy giảm, chức năng tính hữu ích của môi trường tự nhiênthì phải dựa trên những căn cứ sau đây: căn cứ vào mức độ suy giảm chức năng,tính hữu ích của môi trường và căn cứ vào phạm vi, giới hạn và vùng môitrường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích
Thứ hai, xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.Căn cứ để xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trườngđược áp dụng giống như trong lĩnh vực dân sự nói chung (quy định tại Điều 131
Trang 28Luật Bảo vệ môi trường) Cách thức xác định thiệt hại này được quy định mộtcách khái quát tại các Điều từ 608 đến 612 của Bộ luật Dân sự Theo đó, việcxác định thiệt hại trong lĩnh vực này được thực hiện dựa trên các căn cứ cơ bảnsau: Căn cứ vào thiệt hại thực tế; căn cứ vào các chi phí hợp lý phát sinh từnhững tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các lợi ích hợp pháp củangười bị thiệt hại; căn cứ vào những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hạihoặc những người thân của người bị thiệt hại phải gánh chịu (Điều 611 Bộ luậtDân sự); căn cứ vào các lợi ích bị xâm hại từ những tổn hại về tài sản.
3.1.3.2 Mức bồi thường thiệt hại
Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên, người gây thiệt hại chỉ được lựachọn các mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường theoquy định của pháp luật Theo điều 7 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, mức quyđịnh phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môitrường là 70.000.000 đồng Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định số 113/2010/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái phải bồi thườngtoàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn
bộ chi phí xác định thiệt hại và thủ tục thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại cho
cơ quan ứng trước kinh phí Trường hợp có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên làmmôi trường bị ô nhiễm, suy thoái thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối vớimôi trường, trách nhiệm chi trả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tụcyêu cầu bồi thường thiệt hại của từng tổ chức, cá nhân được xác định tương ứngvới tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại đối với môi trường Tổ chức, cá nhântuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệ thống
xử lý chất thải đạt yêu cầu và chứng minh được rằng không gây ô nhiễm, suythoái môi trường thì không phảo bồi thường thiệt hại đối với môi trường vàkhông phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiện thủ tụcyêu cầu bồi thường thiệt hại
Bên cạnh đó, những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tàisản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Trang 29gây ra, có thể cùng thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường vàphương thức bồi thường giữa hai bên
3.1.4 Phương thức bồi thường
Phương thức bồi thường là "cách thức, phương pháp" để thực hiện việcbồi thường Trên thực tế thì các phương thức bồi thường thiệt hại được áp dụngkhá linh hoạt, cụ thể là: Bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế nếu phạm vi ônhiễm hẹp, thiệt hại chỉ xảy ra với một số ít người, giá trị thiệt hại không lớn và
dễ xác định; Bồi thường thiệt hại trên cơ sở tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được
bù đắp so với tổng giá trị thiệt hại thực tế; Bồi thường thiệt hại trên cơ sở cấp độthiệt hại; Bồi thường thiệt hại trên cơ sở mức thiệt hại bình quân; Bồi thườngthiệt hại bằng việc đầu tư vào các công trình công cộng, phúc lợi cho cộng đồngdân cư như: các công trình thuỷ lợi, bệnh xá, đường giao thông
Tuy nhiên, các phương thức bồi thường nêu trên chỉ phù hợp khi áp dụngcho việc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, còn đối với thiệthại là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì các phương thức bồithường nêu trên chưa phù hợp với bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
là việc đền bù những tổn thất và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạmgây ra; trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu của sự vật, hiện tượng
3.1.5 Thời hạn khởi kiện yêu cầu bồi thường
Theo quy định tại Điều 607 Bộ luật Dân sự thì thời hiệu khởi kiện yêucầu bồi thường thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm Thời hiệu khởi kiện là thời hạn chủthể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyềnkhởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 159 Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2005)
Trang 303.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường thông qua những ví dụ thực tiễn
Trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt khi Luật bảo vệ môi trườngnăm 2005 có hiệu lực thi hành đã quy định rõ các hành vi nghiêm cấm, tráchnhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụtập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình, cá nhân Để thựcthi có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định số81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường Qua hai năm thực hiện Luật Bảo vệ môitrường, Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, kết quả đạt được tại một số tỉnh, thànhphố trong cả nước cụ thể như sau:
+ Tại tỉnh Khánh Hòa:
Từ cuối năm 2006 đến nay, các cơ quan quàn lý Nhà nước trên địa bàntỉnh Khánh hòa đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở đang hoạt động sảnxuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh về việc chấp hành pháp luật bảo vệ môitrường, qua thanh tra, kiểm tra phát hiện một số vi phạm pháp luật về bảo vệmôi trường chủ yếu là vi phạm các quy định về lập báo cáo đánh giá tác độngmôi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; vi phạm trong việc xử
lý chất thải công nghiệp; vi phạm các quy định về cấp, thu hồi Giấy phép xảnước thải vào nguồn nước Qua đó, đã ban hành 66 quyết định xử phạt vi phạmhành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường với hình thức xử phạt chính là phạttiền với tổng số tiền phạt là 360.330.000 đồng, trong đó cấp huyện ban hành 59quyết định với số tiền phạt là 169.830.000 đồng, cấp tỉnh 7 quyết định với sốtiền là 190.500.000 đồng
Bên cạnh việc phạt tiền, người có thẩm quyền xử phạt đã áp dụng cáchình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thực hiệnđúng các nội dung đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; buộc cácdoanh nghiệp phải xử lý các nguồn thải đạt tiêu chuẩn cho phép và phải có giảipháp lộ trình cụ thể trong việc thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của
Trang 31Thủ tướng Chính phủ; buộc các doanh nghiệp vi phạm có trách nhiệm hỗ trợhoặc đền bù thiệt hại cho người dân trong khu vực bị ô nhiễm; buộc thực hiệncác giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chínhgây ra.
Các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường gây tác động trên phạm
vi địa phương không lớn Bản chất vụ việc không mang tính cố ý Trừ một vàitrường hợp, ngoài ra nguyên nhân nảy sinh vụ việc thường do sự cố, ngoài ýmuốn
Một vài cơ sở kinh doanh sản xuất nhỏ hiện còn tồn tại trong khu dân cư,gây ô nhiễm môi trường cục bộ như sản xuất thủ công, chăn nuôi heo, gà,…không có khả năng xử lý hoặc xử lý không triệt để, gây ra tình trạng ô nhiễmmôi trường
Trong nhiều trường hợp (85%) các vụ khiếu tố về môi trường xuất phát từcác nguyên nhân khác không liên quan đến môi trường (như tranh chấp đất đai,hoạt động khoáng sản…)
Trang 32Hiện nay việc giải quyết đơn khiếu tố do phòng môi trường thụ lý, vụviệc đã giải quyết cụ thể như sau:
- Năm 2006: Đã chuyển đơn cho địa phương giải quyết: 05 vụ, Sở Tàinguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với địa phương xử lý: 10 vụ
- Năm 2007: Đã chuyển đơn cho địa phương giải quyết: 17 vụ, Sở Tàinguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với địa phương xử lý: 10 vụ
- Năm 2008 (tính đến hết tháng 10/2008): Đã chuyển đơn cho địa phươnggiải quyết: 06 vụ; Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với địa phương
xử lý: 01 vụ
+ Tại tỉnh Sóc Trăng:
Trong năm 2007, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập 02 đoànthanh tra và thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệpchế biến thủy sản và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kết quảthanh tra cho thấy đa số các đơn vị đều vi phạm về lĩnh vực môi trường nhưchất lượng nước thải vượt tiêu chuẩn môi trường Việt nam từ 02 đến 10 lần.Tổng số tiền xử phạt là 448.000.000đồng
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh:
Từ khi Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 củaChính phủ có hiệu lực thi hành, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã banhành 314 quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt là 2.159.800.000 đồng vàkiến nghị Ủy ban nhân dân ban hành 29 quyết định xử phạt với tổng số tiền là930.000.000đồng Các hành vi vi phạm bị xử phạt gồm: xả nước thải, khí thảivượt tiêu chuẩn, xử lý chất thải nguy hại không đúng quy định, không đăng kýquản lý chất thải nguy hại, không lập Bản cam kết bảo vệ môi trường, báo cáođánh giá tác động môi trường, được quy định từ Điều 8 đến Điều 15 Nghị định
số 81/NĐ-CP, trong đó xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép là hành vi viphạm chủ yếu
+ Tại tỉnh Bình Dương:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đã thực hiện thanh tra,
Trang 33kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường đối với 312 đơn vị trên địa bàn tỉnh.Trong đó có 222 đơn vị có sai phạm đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng sốtiền là 3.601.410.000 đồng:
- Năm 2006: 81 đơn vị vi phạm/123 đơn vị được kiểm tra với số tiền nộpphạt: 724.500.000đồng
- Năm 2007: 101 đơn vị vi phạm/139 đơn vị được kiểm tra với số tiền nộpphạt: 2.060.160.000 đồng
- Tính đến tháng 4/2008: 40 đơn vi vi phạm/ 50 đơn vị được kiểm tra với
số tiền nộp phạt: 816.750.000 đồng
Như vậy, số doanh nghiệp không tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường
và các văn bản quy định dưới Luật chiếm khoảng 70% Các hành vi vi phạmchủ yếu là: Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép vào môi trường, không thựchiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong báo cáo đánh giá tác động môi trường,bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường; vi phạmcác nội dung về xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép; thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải nguy hại không đúng quy định, không thực hiện đăng ký chủnguồn thải chất thải nguy hại với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấptỉnh
+ Tại tỉnh Đồng Nai:
Kể từ khi Nghị định số 81/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến ngày30/4/2008, thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai đã kiến nghị Chủtịch UBND tỉnh và Chánh thanh tra Sở ban hành 275 quyết định xử phạt viphạm hành chính về bảo vệ môi trường với tổng số tiền 2.072.450.000 đồng
Ngoài ra, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp có chức năng nhậpkhẩu phế liệu đã nhập một số loại phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất trongnước như phế liệu kim loại, giấy, bìa carton, nhựa mảnh, để làm nguyên liệusản xuất cho một số ngành công nghiệp đã đem lại một số hiệu quả kinh tế nhấtđịnh Theo báo cáo chưa đầy đủ của các Sở Tài nguyên và Môi trường các địaphương, trong năm 2007 đã có hơn 1.800 lần nhập khẩu phế liệu với 555.539
Trang 34tấn phế liệu kim loại; 113.072 tấn phế liệu giấy; 47.012 tấn phế liệu nhựa;21.000 tấn xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) thu hồi từ công nghiệp luyện kim (dùng làm phụgia xi măng) được nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất Trên thực tế, sốlượng và chủng loại phế liệu nhập khẩu còn nhiều hơn vì có những đơn vị nhậpkhẩu phế liệu chưa gửi thông báo cho các Sở Tài nguyên và Môi trường theoquy định
Ngoài những kết quả đạt được về việc xử lý bồi thường khi làm ô nhiễmmôi trường thì trong thực tế vẫn tồn tại rất nhiều những vụ việc, hành vi gây ônhiễm môi trường nhưng không được xử lý triệt để, gây nhiều bức xúc trong xãhội Dưới đây sẽ đề cập một số vụ việc thực tiễn trong số đó, để cho chúng ta cócái nhìn khái quát hơn về thực trạng xử lý bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễmmôi trường ở nước ta
- Ví dụ về Công ty CP bao bì Sabeco Sông Lam
Ngày 9/5/2011, UBND Tp.Vinh (Nghệ An) đã có Kết luận số UBND thông báo kết luận làm việc của ông Lê Quốc Hồng - Phó Chủ tịchUBND thành phố Vinh về buổi làm việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
158/TB-do Công ty CP bao bì Sabeco Sông Lam gây ra Ngày 13/5/2011, Công ty CPbao bì Sabeco Sông Lam đã có công văn phúc đáp, không đồng tình 2 nội dungtrong kết luận này
Cụ thể, công ty này cho rằng thực trạng hiện nay là hệ thống mương thoátnước mà các hộ dân đắp ngăn là hệ thống thoát nước chung của khu côngnghiệp, các nhà máy khác của khu công nghiệp cũng xả chung ra đó nên việc ônhiễm phải xem xét lại một cách đầy đủ, toàn diện và có bằng chứng cụ thể.Đồng thời công ty cũng không chấp nhận bồi thường cho các hộ dân bị ảnhhưởng bởi chất thải của nhà máy sản xuất gây ra
Trang 35Khiến một diện tích lớn đất nông nghiệp của người dân xã Hưng Đông (Tp
Vinh) không thể canh tác hoặc giảm năng suấtCái lý mà Công ty CP bao bì Sabeco Sông Lam đưa ra là do cơ sở hạ tầngcủa khu công nghiệp chưa đầy đủ, chưa đảm bảo cho hoạt động sản xuất như hệthống điện, đường, cấp nước và hệ thống nước thải “Chúng tôi nhận thấy rằngviệc nhân dân yêu cầu đền bù là chưa thỏa đáng Chúng tôi không nhất trí đền
bù vì sự việc xẩy ra ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi, do hệ thống nước thảicủa khu công nghiệp không có, thời gian xả ra sự cố không nhiều” (Trích Côngvăn số 80 của Công ty CP bao bì Sabeco Sông Lam)
Trước những lý lẽ mà Công ty CP bao bì Sabeco Sông Lam đưa ra,UBND thành phố Vinh đã có Công văn số 1676/UBND-TNMT phản hồi đồngthời đưa ra những chứng cứ chứng minh việc Công ty CP Sabeco Sông Lam gây
ô nhiễm đã bị các cơ quan chức năng kiểm tra và xử phạt Việc gây ô nhiễmmôi trường của Công ty CP bao bì Sabeco Sông Lam đã được chứng minh quacác kết quả kiểm tra ngày 22/5/2010 của Đoàn kiểm tra Sở TN&MT; ngày25/6/2010 của Thanh tra Bộ TN&MT