Mở đầu Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thị trường nước ta cũng có những chuyển biến rõ rệt, hoạt động thương mại ngày càng phát triển, số lượng giao dịch thông qua hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ngày càng phổ biến. Những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán có thể xảy ra khiến cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình dẫn đến vi phạm hợp đồng. Trong một số điều kiện nhất định, bên có hành vi vi phạm được miễn trách nhiệm, không phải chịu các chế tài do hành vi vi phạm gây ra. Các trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng được quy định rõ qua các điều 302, 40, bộ luật dân sự 2005 và được cụ thể hóa trong khoản 1, điều 294 bộ luật thương mại năm 2005. Vì vậy khi chọn đề tài này tôi sẽ phân tích rõ các trường hợp cả ở luật dân sự 2005 và luật thương mại để có cái nhìn cụ thể và khái quát nhất. Tuy nhiên Về căn cứ miễn trách nhiệm vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng tồn tại một vài điểm chưa thống nhất. Nếu bộ luật dân sự chỉ đặt ra hai căn cứ miễn trách nhiệm là sự kiện bất khả kháng và lỗi của bên bị vi phạm (còn lại là trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng) thì Luật Thương mại 2005 lại quy định bốn trường hợp là căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm tại Điều 294 bao gồm: các trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận, sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Tiểu luận được làm trong thời gian ngắn nên không thể thiếu xót mong các thầy cố giáo bộ môn chiểu cố và chỉ bảo để bài của tôi được hoàn thiện hơn.
Trang 1Mục lục
Mở đầu……….Trang 2
Nội dung……… Trang 3
1, Khái niệm loại trừ trách nhiệm dân sự……… Trang 3
2, Các trường hợp hợp loại trừ trách nhiệm dân sự………… Trang 4
3, Vụ án về loại trừ trách nhiệm dân sự……… Trang 11
4, Định hướng hoàn thiện quy định về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm dân sự……… Trang 12
Kết luận……….Trang 13
Danh mục tài liệu tham khảo……… Trang 14
Trang 2Mở đầu
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thị trường nước ta cũng có những chuyển biến rõ rệt, hoạt động thương mại ngày càng phát triển, số lượng giao dịch thông qua hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ngày càng phổ biến Những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán
có thể xảy ra khiến cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được nghĩa
vụ của mình dẫn đến vi phạm hợp đồng Trong một số điều kiện nhất định, bên có hành vi vi phạm được miễn trách nhiệm, không phải chịu các chế tài
do hành vi vi phạm gây ra Các trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng được
Trang 3quy định rõ qua các điều 302, 40, bộ luật dân sự 2005 và được cụ thể hóa trong khoản 1, điều 294 bộ luật thương mại năm 2005 Vì vậy khi chọn đề tài này tôi sẽ phân tích rõ các trường hợp cả ở luật dân sự 2005 và luật thương mại để có cái nhìn
cụ thể và khái quát nhất Tuy nhiên Về căn cứ miễn trách nhiệm vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng tồn tại một vài điểm chưa thống nhất Nếu bộ luật dân sự chỉ đặt ra hai căn cứ miễn trách nhiệm là sự kiện bất khả kháng và lỗi của bên bị vi phạm (còn lại là trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận trong hợp
đồng) thì Luật Thương mại 2005 lại quy định bốn trường hợp là căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm tại Điều 294 bao gồm: các trường hợp miễn trách
nhiệm do các bên thỏa thuận, sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng Tiểu luận được làm trong thời gian ngắn nên không thể thiếu xót mong các thầy cố giáo bộ môn chiểu cố và chỉ bảo để bài của tôi được hoàn thiện hơn
Nội dung
1, Khái niệm loại trừ trách nhiệm dân sự ( miễn trách nhiệm dân sự)
Khái niệm: Loại trừ trách nhiệm dân sự có nghĩa là loại trừ những hậu quả pháp lý mà bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng phải gánh chịu trước bên có quyền khi có những điều kiện theo quy định của pháp luật Loại trừ trách nhiệm dân sự là việc vừa đảm bảo quyền lợi của các bên trong giao kết hợp đồng, vừa đảm bảo sự tự nguyện thỏa thuận của các bên vừa hạn chế việc một bên lợi dụng căn cứ này để trốn tránh trách nhiệm
Có thể hiểu loại trừ trách nhiệm dân sự hay miễn trách nhiệm dân sự là việc
người có quyền trong hợp đồng dân sự cho phép bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ gây
Trang 4thiệt hại không bị áp dụng một phần hoặc toàn bộ các chế tài nhằm khôi phục tình trạng ban đầu về tài sản và nhân thân cho bên chủ thể bị vi phạm Bản chất của miễn trừ trách nhiệm dân sự là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, vì thiệt hại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng của pháp luật dân sự, không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng, bảo đảm sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà còn là yếu tố hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về miễn trừ trách nhiệm để trốn tránh trách nhiệm dân sự Tuy nhiên, vấn đề này chưa được pháp luật dân sự quy định cụ thể và toàn diện dẫn tới việc áp dụng trong thực
tế còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thống nhất
2, Các trường hợp hợp loại trừ trách nhiệm dân sự
Thứ nhất, theo các quy định tại khoản 2, 3 Điều 302, khoản 6 Điều 402 Bộ
luật dân sự 2005 thì có 03 trường hợp được miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng bao gồm: “Sự kiện bất khả kháng, thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của bên
bị vi phạm vàthỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng” Trong khi đó, khoản
1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 lại quy định 04 căn cứ miễn trừ trách nhiệm dân
sự trong hợp đồng, bao gồm: Thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng, sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành
vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng Như vậy, giữa quy định của Bộ luật dân sự – bộ luật gốc, với quy định của Luật Thương mại liên quan tới vấn đề miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng có sự không thống nhất với nhau
Thứ hai, Bộ luật dân sự 2005 chỉ quy định 03 căn cứ miễn trừ trách nhiệm
dân sự trong hợp đồng đã nêu ở trên là chỉ mới quy định về các trường hợp miễn trừ toàn bộ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng mà chưa có các quy định về các trường hợp miễn trừ một phần trách nhiệm dân sự trong hợp đồng Đó là các trường hợp: bên vi phạm và bên bị vi phạm đều có lỗi gây thiệt hại; hai bên chủ thể trong hợp đồng có thỏa thuận về việc miễn trừ một phần trách nhiệm dân sự
Trang 5Thứ ba, tại khoản 3 Điều 302 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định một trường hợp được miễn trừ trách nhiệm dân sự là “bên có nghĩa vụ chứng minh được nghĩa
vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền” Việc lỗi hoàn toàn
do bên có quyền cũng đồng nghĩa với bên có nghĩa vụ không có lỗi Do đó, việc bên có nghĩa vụ chứng minh lỗi hoàn toàn thuộc về bên có quyền suy cho cùng chỉ
là một biện pháp nhằm chứng minh bên có nghĩa vụ không có lỗi Vì vậy, bất kể lỗi hoàn toàn do bên có quyền hay do người thứ ba hoặc không bên nào có lỗi thì bên
có nghĩa vụ cũng không phải chịu trách nhiệm dân sự Pháp luật dân sự quy định như vậy là chưa bao quát được hết các trường hợp miễn trừ trách nhiệm dân sự khi
bên có nghĩa vụ không có lỗi Chúng tôi cho rằng nên sửa đổi căn cứ “bên có nghĩa
vụ chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có
quyền” theo hướng “bên có nghĩa vụ chứng minh được mình không có lỗi trong việc nghĩa vụ không thực hiện được”.
2.1, Thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng
Pháp luật dân sự quy định thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng là căn
cứ để miễn trách nhiệm dân sự của bên vi phạm nghĩa vụ Tuy nhiên, để đảm bảo
sự tôn trọng của các bên trong hợp đồng, vừa hạn chế được việc bên có lợi thế hơn trong giao kết hợp đồng lợi dụng căn cứ này để trốn tránh trách nhiệm dân sựthì cần phải đánh giá tính hợp lý của thỏa thuận đó Do đó, một thỏa thuận về căn cứ miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý nếu như hành vi
vi phạm hợp đồng không phải do lỗi cố ý.Bởi, nếu hành vi vi phạm là do lỗi cố ý thì sự vi phạm đó được coi là một vi phạm nặng và điều khoản về miễn trừ trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng sẽ bị vô hiệu.Điều này cũng phù hợp với pháp luật một số nước trên thế giới, ví dụ như: án lệ Pháp cho phép các bên trong quan hệ dân sự có những thỏa thuận về miễn trừ trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp bên giao kết phạm lỗi cố ý hoặc vô ý nghiêm trọng thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý Tại khoản 4, Điều 401 Bộ luật dân sự Cộng hòa liên bang Nga cũng quy định về việc thỏa thuận trước về hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm dân sự, và trong trường hợp bên vi phạm có lỗi cố ý thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý,…
Trang 6Pháp luật thương mại đã giành quyền chủ động rất cao cho các bên tham gia hợp đồng trong hoạt động thương mại cũng như hết sức coi trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng Theo nguyên tắc chung, các điều khoản của hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận, nếu không trái với pháp luật thì đều có giá trị pháp lý Do vậy, các bên được quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại Xuất phát từ đó, luật thương mại năm 2005 đã quy định “các bên sẽ không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại nếu có sự thỏa thuận của các bên về trường hợp đó được miễn trách nhiệm” tại điểm a khoản 1 điều 294
Về vấn đề này, pháp luật nhiều nước cũng có những quy định Pháp luật Anh coi thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiệm có hiệu lực pháp
lý, tuy nhiên, những thỏa thuận miễn trách nhiệm do vi phạm những điều kiện cơ bản của hợp đồng thì được coi là không có hiệu lực pháp lý Pháp luật dân sự Đức quy định, bên vi phạm không thể được miễn trừ trách nhiệm trong tương lai do cố ý
vi phạm hợp đồng
Chỉ mới tạm dừng ở việc so sánh qua những quy định trên đây của pháp luật các nước với quy định của pháp luật nước ta đã thấy sự khác biệt tương đối lớn Có thể thấy rằng quy định của pháp luật nước ta mới chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, không đưa ra điều kiện để công nhận thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm hợp đồng giữa các bên Thêm nữa, nếu so sánh với quy định trong điều 276 của Bộ luật dân sự Đức về việc bên vi phạm không thể được miễn trừ trách nhiệm trong tương lai do cố ý vi phạm hợp đồng Ta có thể thấy quy định này của pháp luật Đức nhằm hướng tới mục đích đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, nhất là hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Vậy còn pháp luật nước ta thì sao? Rõ ràng đã có sự thiếu xót ở đây bởi quy định này của nước ta mới chỉ đơn giản là công nhận trường hợp miễn trừ trách nhiệm hợp đồng đã được các bên thỏa thuận trước mà không lưu ý tới trường hợp một trong các bên lợi dụng sự
Trang 7tồn tại của điều khoản miễn trừ trách nhiệm để vi phạm hợp đồng, để họ không phải chịu biện pháp chế tài nào, hậu quả là sự bất bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng thương mại không thể tránh khỏi
2.2, Miễn trừ trách nhiệm dân sự do sự kiện bất khả kháng
Theo quy định của điểm b khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005, bên
vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng Điều này có nghĩa là dù hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm
Tuy nhiên, quy định trên lại chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng và điều kiện áp dụng Định nghĩa sự kiện bất khả kháng chỉ được quy định chung trong Bộ luật dân sự năm 2005 Theo khoản 1 điều 161 Bộ luật dân sự, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép Từ quy định này cho thấy, một sự kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là căn cứ miễn trách nhiệm hợp đồng cần phải thỏa mãn các dấu hiệu sau: (i) Xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng; (ii) Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được;(iii) Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng Với cách hiểu như vậy, các trường hợp bất khả kháng có thể bao gồm: Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước…Tuy nhiên, để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm phải chứng minh được sự cố dẫn đến
vi phạm hợp đồng đã thỏa mãn cả 3 điều kiện trên
Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa
Trang 8thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả theo quy định tại điều 296 Luật thương mại năm 2005
Ngoài ra, Luật thương mại chỉ quy định chung chung “trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng” là một căn cứ để miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm mà không có quy định làm rõ sự kiện này sẽ được thừa nhận là căn cứ miễn trách nhiệm nếu nó xảy ra đối với các bên tham gia quan hệ hợp đồng hay đối với cả bên thứ ba trong quan hệ hợp đồng như quy định tại điều 40 pháp lệnh Hợp đồng kinh
tế Trường hợp này được Công ước viên 1980 (CISG) quy định rất rõ, theo đó, khoản 2 điều 79 quy định bên không thực hiện hay thực hiện không đúng sẽ không phải chịu trách nhiệm mà việc không thực hiện hay thực hiện nghĩa vụ không đúng
do trường hợp bất khả kháng Quy định này của CISG là hoàn toàn hợp lý bởi thực
tế trong hoạt động thương mại, rất nhiều hợp đồng được kí kết giữa các bên nhằm mua đi bán lại để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch Trong trường hợp này, việc thực hiện mỗi một hợp đồng riêng biệt liên quan mật thiết đến việc thực hiện các hợp đồng khác Ví dụ, người bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình cho người mua theo hợp đồng mua bán hàng hóa do bên gia công không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người bán theo hợp đồng gia công sản phẩm (đối tượng của hợp đồng mua bán chỉ có thể là sản phẩm của bên gia công và không sản phẩm nào thay thế được) Đối với trường hợp này, khoản 2 điều 79 Công ước viên 1980
đã quy định rõ, người bán không chịu trách nhiệm với người mua do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ trong trường hợp, nếu người gia công không thực hiện nghĩa vụ của mình với người bán theo hợp đồng gia công sản phẩm là do trường hợp bất khả kháng
Về vấn đề một bên vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba (người thứ ba không thực hiện được nghĩa vụ của mình do gặp bất khả kháng) có được coi là căn
cứ miễn trách nhiệm cho bên vi phạm không còn có quan điểm khác Tác giả
Trang 9Quachs Thúy Quỳnh trong luận văn thạc sĩ về vấn đề: “Pháp luật về bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh – thực trạng và phương hướng
hoàn thiện” cho rằng: coi đây là căn cứ miễn trách nhiệm là chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế và thực tiễn doanh thương Do xét về bản chất, căn cứ miễn trách nhiệm này hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng Các bên tham gia quan hệ phải tự mình gánh chịu các nghĩa vụ cũng như lợi ích về mặt tài sản phát sinh từ quan hệ đó Nếu bên thứ ba được miễn trách nhiệm trước bên có hành vi vi phạm thì đó là vấn đề nằm trong khuôn khổ hợp đồng của hai bên đó và họ phải tự giải quyết Hợp đồng
đó được xác lập vì lợi ích của họ nên đương nhiên trách nhiệm cũng do họ ghánh chịu, không thể yêu cầu bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu hoặc chia sẻ ghánh nặng đó
2.3, Miễn trách nhiệm dân sự do lỗi hoàn toàn của bên có quyền
Tại khoản 3, điều 302, bộ luật dân sự 2005 quy định: “ Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực
hiện được hoàn toàn là do lỗi của bên có quyền” Hay tại khoản 2, điều 448, bộ luật
dân sự 2005 quy định về bồi thườngt hiệt hại trong thời hạn bảo hành: “Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của
bên mua” Bên có nghĩa vụ ngoài việc phải chứng minh mình không có lỗi, vừa
phải chứng minh lỗi thuộc về bên có quyền thì lúc đó mới được loại trừ trách nhiệm hình sự
Trường hợp miễn trách nhiệm này được quy định tại điểm c, khoản 1, điều
294 Luật thương mại năm 2005 Theo đó, nếu một bên vi phạm hợp đồng nhưng việc vi phạm đó không phải do lỗi của bên vi phạm mà là do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó Như vậy, căn cứ để miễn trách nhiệm trong trường hợp này là phải do lỗi của bên bị vi phạm Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm
Trang 10Ví dụ: Công ty A kí kết với công ty B hợp đồng gia công 1000 đôi giày Theo đó, công ty A phải giao toàn bộ vật liệu gia công cho công ty B để công ty B tiến hành sản xuất Tuy nhiên, công ty A đã giao vật liệu chậm hơn 10 ngày so với thỏa thuận dẫn đến việc đình trệ sản xuất khiến cho việc giao hàng của công ty B bị trậm chễ Trong trường hợp này, nếu như trong hợp đồng không có thỏa thuận khác
về việc chậm giao vật liệu và việc chậm giao vật liệu của công ty A không phải do bất khả kháng hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì xem như công ty
A đã có lỗi khiến cho công ty B không thể thực hiện đúng hợp đồng nên công ty B được miễn trách nhiệm
Ngoài ra, điều 80 công ước viên 1980 cũng có quy định tương tự: “một bên
không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ xuất của chính
họ” Như vậy, có thể thấy Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã đảm bảo sự
tương thích với pháp luật thương mại quốc tế trong việc quy định về trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mà việc vi phạm đó hoàn toàn do lỗi của bên kia
2.4, Trường hợp vi phạm hợp đồng do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
Điểm d khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005 quy định: trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng là một căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại
Ví dụ: Công ty A chuyên sản xuất và cung cấp trứng gà cho công ty B làm nguyên liệu để sản xuất bánh ngọt Tuy nhiên, cơ sở sản xuất của công ty A bị tuyên bố thuộc vùng dịch bệnh Theo quyết định của UBND cấp Tỉnh, công ty A