đề tài NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

95 3.8K 37
đề tài NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2011-2012 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Thắng Sinh viên thực hiện : Đỗ Đình Nam Nguyễn Như Ngọc Nguyễn Thành Tư -HÀ NỘI, 5/2012- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2011-2012 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Ngọc Thắng GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN: -HÀ NỘI, 5/2012- “Trách nhiệm xã hội trong công việc kinh doanh không nên là một sự ép buộc; đó là một quyết định tự nguyện mà các nhà lãnh đạo của mỗi công ty đều phải làm cho chính doanh nghiệp của mình” John Mackey, doanh nhân người Mỹ, đồng sáng lập và CEO Tập đoàn Whole Foods Market 1 LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những người đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu này. Trong mỗi bước thực hiện bài nghiên cứu, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những góp ý và sự khích lệ của các thầy cô giáo và bạn bè. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thắng, chủ nhiệm bộ môn Quản trị chiến lược, khoa Quản trị Kinh doanh vì đã hết lòng giúp đỡ cũng như đưa ra những nhận xét và góp ý giá trị cho bài nghiên cứu. Chính sự tận tụy này của thầy đã giúp chúng tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu này một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình làm việc, nhóm nghiên cứu cũng nhận được những chia sẻ, góp ý từ những người bạn thân thiết. Nếu không có họ, chúng tôi đã không thể hoàn thành bài nghiên cứu này theo đúng tiến độ. Cuối cùng, chúng tôi muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại Học Kinh Tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội, và đặc biệt là khoa Quản trị Kinh doanh vì đã hết sức tạo điều kiện cho nhóm thực hiện bài nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2012 Nhóm thực hiện đề tài 2 MỤC LỤC Danh mục bảng biểu 5 Mở đầu 6 Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực hiện CSR 17 1.1. Một số khái niệm liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). 17 1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 17 1.1.2. Những thành tố của CSR. 18 1.2. Lợi ích của CSR với doanh nghiệp. 21 1.2.1. Lợi ích về tài chính. 21 1.2.2. Lợi ích phi tài chính 26 1.3. Tính cấp thiết của việc thực hiện CSR tại Việt Nam. 30 1.3.1. Yếu tố môi trường kinh doanh. 30 1.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp. 32 1.4. Nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam. 33 1.4.1. Nguồn lực bên trong. 33 1.4.2. Nguồn lực bên ngoài. 35 1.5. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp nước ngoài 36 3 Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề thực hiện CSR của Vinamilk 41 2.1. Sơ lược về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. 41 2.2. Thực trạng vấn đề thực hiện CSR tại công ty Vinamilk. 44 2.2.1. Sự cần thiết của việc thực hiện CSR tại Vinamilk. 44 2.2.2. Quan điểm thực hiện CSR của Vinamilk. 45 2.2.3. Tình hình thực hiện CSR của Vinamilk. 46 2.2.4. Ngân sách thực hiện CSR của Vinamilk. 63 2.2.5. Đánh giá việc thực hiện CSR của Vinamilk. 64 Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả CSR đối với Vinamilk 76 3.1. Nguyên tắc hình thành các nhóm giải pháp. 77 3.1.1. Khung khổ lý thuyết. 77 3.1.2. Mục đích hình thành. 77 3.2. Nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật. 78 3.2. Nhóm giải pháp về con người. 79 3.3. Nhóm giải pháp về tài chính. 80 3.4. Tăng cường vai trò của lãnh đạo với CSR tại Vinamilk. 82 Kết luận 83 Danh mục tài liệu tham khảo 89 4 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CBNV Cán Bộ Nhân Viên CNH-HĐH Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa CDM Clean Development Mechanism CoCs Code of Conducts CSR Corporate Social Responsibility ĐHQGHN Đại Học Quốc Gia Hà Nội DN Doanh Nghiệp FDI Foreign Direct Investment IR Investors Relations ISO International Organization of Standardization KLD Kinder, Lydenberg, Domini Research & Analytics KPI Key Performance Indicators MBA Master of Business Administration NPP Nhà Phân Phối PRI Principles of Responsible Investment ROA Return on Assets ROE Return on Equity TMC Toyota Motor Corporation WTO World Trade Organization 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: Mô hình kim tự tháp CSR 19 Biểu đồ 2: Động lượng CSR 22 Biểu đồ 3: Đường giá trị CSR 23 Biểu đồ 4: Cảm nhận về hình ảnh của công ty trong cộng đồng 28 Biểu đồ 5: Đánh giá mức độ quan trọng của CSR 29 Biểu đồ 6: Mối quan hệ giữa các yếu tố CSR cốt lõi của TMC 37 Biểu đồ 7: Sơ đồ “Phương thức Toyota” 37 Biểu đồ 8: Sơ đồ các cơ quan thực thi chính sách CSR của TMC 38 Biểu đồ 9: Sơ đồ so sánh lượng tiêu thụ năng lượng giữa năm 2007 và 2010 40 Biểu đồ 10: Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý công ty Vinamilk 42 Biểu đồ 11: Mô hình quan điểm CSR của Vinamilk với các bên liên quan 46 Biểu đồ 12: Mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên sử dụng và nước thải của Vinamilk 61 Biểu đồ 13: Ngân sách giành cho hoạt động CSR của Vinamilk 64 Biểu đồ 14: Sơ đồ tăng trưởng doanh thu của Vinamilk qua các năm 66 Biểu đồ 15: Sơ đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng ROA của Vinamilk qua các năm 66 Biểu đồ 16: Sơ đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng ROE của Vinamilk qua các năm 67 Biểu đồ 17: Mô hình các nhóm giải pháp thúc đẩy CSR cho doanh nghiệp 76 Biểu đồ 18: Mô hình khung giải pháp thúc đẩy CSR tại Việt Nam 84 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trách nhiệm xã hội (CSR) là một yêu cầu đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện được CSR thì rất khó để tiếp cận được với thị trường thế giới. Kinh nghiệm cho thấy, những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới, những người khổng lồ rất thành công trong việc kinh doanh cũng đồng thời là những công ty thực hiện trách nhiệm xã hội cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, cũng có không ít bài học cay đắng xuất phát từ việc thực hiện CSR không tốt như trường hợp của Coca Cola, Nike hay Mac Donald’s những năm trước đây. Trên thế giới, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không hề mới; đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về CSR cũng như các công ty nước ngoài từ lâu đã thực hiện CSR một cách nghiêm túc và bài bản. Tuy nhiên, ở Việt Nam, CSR vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, với người tiêu dùng và toàn xã hội nói chung. Đặc biệt, sau khi Việt nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào năm 2007, việc thực hiện CSR đối với các doanh nghiệp Việt Nam trở nên đặc biệt quan trọng. Mặc dù vậy, việc thực hiện CSR ở Việt Nam còn tương đối khó khăn. Điều này có nguyên nhân bởi chính bản thân doanh nghiệp cũng chưa có hiểu biết đúng đắn về CSR. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam cho rằng CSR đơn thuần là làm từ thiện trong khi thực hiện CSR cũng gồm các yếu tố ngay bên trong doanh nghiệp. Một trở ngại nữa với doanh nghiệp Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực, tài chính cũng như kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR. Điều này lại là đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khi nếu xét theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ thì khoảng 95% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. 7 Quan trọng và cấp thiết như vậy nhưng tại Việt Nam, CSR vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía nhà nước, xã hội và giới doanh nghiệp; đồng thời, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu về CSR tại Việt Nam. Đó chính là lý do nhóm nghiên cứu lựa chọn CSR làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài này. Với việc lấy công ty cổ phần sữa Việt Nam làm khách thể nghiên cứu chính, đề tài dĩ nhiên chưa thể thể hiện hết bức tranh toàn cảnh về CSR tại Việt Nam nhưng nhóm tác giả hy vọng có thể đóng góp một góc nhìn mới và cụ thể hơn về CSR tại Việt Nam, đặc biệt là CSR trong một công ty lớn và có uy tín như Vinamilk. 2. Tình hình nghiên cứu về CSR trên thế giới.  Lịch sử phát triển của CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh luận cho tất cả các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế học, và cả các chính trị gia trên toàn thế giới trong nhiều năm qua. Trong cuốn sách Kinh Doanh có trách nhiêm: Làm thế nào để quản trị thành công một chiến lược CSR, tác giả Manfred Pohl và Nick Tolhurst đã dẫn ra nghiên cứu của Weyne Visser về cuộc cách mạng của CSR. Ông chỉ ra rằng khái niệm về CSR đã được tranh luận và thực hành từ dạng này sang dạng khác khoảng 4,000 năm trước. Trong đạo Hinđu và đạo Phật đã có những lời răn dạy đạo đức xoay quanh việc cho vay nặng lãi, và đạo Hồi thì ủng hộ cho chính sách “Zakat” (Zakat là khoản tiền mà mỗi người khỏe mạnh đóng góp để giúp đỡ cho một số đối tượng nhất định). Quan điểm hiện đại về “Trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp – CSR có thể nói được đánh dấu từ giữa những năm 1800s với tên tuổi của John H. Patterson 1 khi 1 Thượng nghĩ sỹ bang Nam Carolina, Hoa Kỳ [...]... hiện CSR tại doanh nghiệp Việt 15 Nam Đồng thời, chương này cũng phân tích kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp nước ngoài như tập đoàn Toyota và công ty KPMG Trung Quốc Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề thực hiện CSR của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk Chương 2 đưa ra cái nhìn cụ thể, rõ ràng về thực trạng của vấn đề thực hiện CSR của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk Những vấn đề được... đó, đề tài phải giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu trọng tâm sau: - Thực trạng của việc thực hiện CSR tại Vinamilk có những đặc điểm cụ thể, chi tiết như thế nào? - Giải pháp nào cho việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả thực hiện CSR của Vinamilk? 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Vấn đề thực hiện CSR tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk - Phạm vi:  Không gian: Công ty cổ phần sữa Việt. .. trống trong nghiên cứu tình huống việc thực hiện CSR trong một doanh nghiệp cụ thể 3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra những vấn đề cơ bản trong thực trạng và giải pháp cho vấn đề thực hiện CSR tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk Qua đó, đưa ra một một số khuyến nghị về giải pháp cho vấn đề thúc đẩy việc thực hiện và nâng cao chất lượng CSR tại doanh nghiệp Việt Nam Để đạt... việc các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn 13 góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây chưa làm rõ được việc thực hiện CSR tại công ty cụ thể tại Việt Nam Chính điều này đã cho... về tài chính (3) và nâng cao vai trò của lãnh đạo (4) 16 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được biết đến như một trong những yếu tố làm nên rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tăng doanh số, lợi nhuận, giảm tỉ lệ thôi việc hay mở rộng cơ hội phát triển thị trường Trên thực tế kinh doanh, trách nhiệm xã hội. .. kinh doanh đối với môi trường cũng như người tiêu dùng Để nói tới vấn đề liên quan tới trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp, cộng đồng thế giới cùng thống nhất một cụm từ chung, đó là “Corporate Social Responsibility – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 17 Trên thực tế, có rất nhiều khái nhiệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Điều này phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi công ty, ... hàng…) - Trách nhiệm từ thiện: là những hoạt động của doanh nghiệp đã vượt qua sự kỳ vọng của xã hội Một số ví dụ như trao quà cho trẻ mồ côi, tài trợ học bổng cho học sinh sinh viên,… Trách nhiệm từ thiện khác trách nhiệm đạo đức ở chỗ, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm này “hoàn toàn tự nguyện” Nếu doanh nghiệp không thực hiện CSR tới mức độ này thì họ vẫn được coi là đã hoàn thiện đầy đủ trách nhiệm. .. CSR tại các doanh nghiệp Việt Nam 7 Kết cấu của đề tài Nội dung của đề tài được chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chương 1 đưa ra những lý luận cơ bản liên quan tới CSR, những yếu tố cơ bản cấu thành CSR và lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp Bên cạnh đó, chương 1 cung cấp thông tin về tính cấp thiết và nguồn lực để thực hiện. .. kinh doanh) và nguyên nhân chủ quan (bên trong doanh nghiệp) Dù vậy, không phải ngẫu nhiên mà CSR lại chưa phát triển ở Việt Nam, vậy nguyên nhân của thực trạng đó là gì? Và để hiểu hơn về sự hạn chế đó, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam 32 1.4 Nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam Tính cấp thiết của CSR đối với các doanh nghiệp Việt. .. phía các doanh nghiệp 1.1 Một số khái niệm liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) 1.1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Thời gian gần đây, có một số vụ việc gây xôn xao dư luận như công ty Vedan Việt Nam bức tử sông Thị Vải, nước tương nhiễm 3-MCPD hay sữa nhiễm độc chất melamine Kể từ đó, dư luận ngày một quan tâm và bàn bạc nhiều hơn về cụm từ trách nhiệm của doanh nghiệp trong . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2011-2012 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI. -HÀ NỘI, 5/2012- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2011-2012 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THỰC HIỆN. 2: Thực trạng vấn đề thực hiện CSR của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Chương 2 đưa ra cái nhìn cụ thể, rõ ràng về thực trạng của vấn đề thực hiện CSR của công ty cổ phần sữa Việt Nam

Ngày đăng: 06/07/2015, 09:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan