Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra Theo quy định chung của pháp luật thì công dân và pháp nhân có quyền được bảo vệ tài sản, các lợi ích
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Niên khóa (2009-2013)
ĐỀ TÀI:
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS Nguyễn Thị Ngọc Tuyền Neáng Sóc Thônh
Bộ môn: Luật tư pháp MSSV: 5095470
Lớp: Luật Tư Pháp 2-K35
Cần Thơ, Tháng 05/2013
Trang 2………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 3NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU Trang
1 Lý do chọn đề tài .1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục luận văn .2
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA 1.1 Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 3
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .3
1.1.2 Khái niệm nhà cửa, công trình xây dựng .5
1.1.3 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra .6
1.2 So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ và súc vật gây ra .9
1.3 Lược sử hình thành và phát triển của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 11
1.3.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thời Lê, Nguyễn 11
1.3.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra trong thời kỳ Pháp thuộc .13
1.3.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay 15
1.4 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra theo pháp luật dân sự của một số nước 17
1.5 Ý nghĩa của quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 19
Chương 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA 2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 21
2.1.1 Có thiệt hại xảy ra 21
Trang 52.1.2 Có hành vi trái pháp luật 23
2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của nhà cửa, công trình xây dựng đối với thiệt hại xảy ra .24
2.1.4 Có lỗi của chủ sở hữu, người được giao quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng 25
2.2 Năng lực bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 26
2.3 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra .28
2.3.1 Chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng 28
2.3.2 Chủ sở hữu giao nhà cửa, công trình xây dựng cho người khác quản lý, sử dụng .29
2.3.2.1 Chủ sở hữu là Nhà nước giao tài sản thuộc sở hữu nhà nước là nhà cửa, công trình xây dựng khác cho một số chủ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý và khai thác sử dụng 29
2.3.2.2 Chủ sở hữu là cộng đồng dân cư giao tài sản thuộc sở hữu cộng đồng là nhà cửa, công trình xây dựng khác cho những chủ thể khác quản lý, sử dụng .29
2.3.2.3 Chủ sở hữu uỷ quyền cho người khác quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng khác cho mình .30
2.3.2.4 Chủ sở hữu cho người khác thuê, mượn nhà cửa, công trình xây dựng .31
2.3.2.5 Trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp 31
2.4 Xác định thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra .32
2.4.1 Xác định thiệt hại về vật chất do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 32
2.4.1.1 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm 32
2.4.1.2 Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm 33
2.4.1.3 Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 36
2.4.2 Xác định thiệt hại về tinh thần do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 37
2.4.2.1 Thiệt hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm 37
2.4.2.2 Thiệt hại về tinh thần do sức tính mạng bị xâm phạm 38
2.5 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 39
2.5.1 Nguyên tắc bồi thường theo thỏa thuận .40
2.5.2 Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời .40
2.5.3 Nguyên tắc giảm mức bồi thường .41
2.6 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra .42
Trang 6do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra và kiến nghị 56 3.2.1 Về mặt nội dụng tại điều 627 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 56 3.2.2 Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 58
3.2.3 Khó khăn trong khâu giám định thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây
ra 64 KẾT LUẬN
Trang 7Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, của khoa học kỹ thuật hiện đại đã đem đến cho con người những thành tựu to lớn Tuy nhiên, mặt trái của nó là kéo theo sự gia tăng các tai nạn mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người trong xã hội Trong đó, nhà cửa, công trình xây dựng là những tài sản tưởng chừng như chúng có giá trị mang lại cho con người những lợi ích nhất định nhưng chúng cũng là những nguồn gây thiệt hại đáng kể cho những người xung quanh Do đó, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra luôn là một vấn đề phổ biến Hiện nay, phần lớn các tranh chấp thường rất phức tạp và kéo dài Đối với những thiệt hại không lớn thì các bên có thể tự thỏa thuận được nhưng nếu thiệt hại quá lớn các bên khó
có thể tự thỏa thuận giải quyết được thì đều nhờ đến Tòa án để giải quyết
Tuy nhiên, về mặt pháp lý thì vấn đề về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra chỉ được các nhà làm luật dự liệu rất “khiêm tốn”, chỉ trong một điều luật, đó là điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 và không có văn bản hướng dẫn, giải thích chi tiết Điều đó dẫn tới sự thiếu cụ thể, không rõ ràng, chỉ được hiểu như một nguyên tắc, vì thế gây khó khăn không nhỏ cho những người làm công tác thực tiễn
Từ những lý do nêu trên, người viết đã chon đề tài “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra” để làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của những quy định của pháp luật
về loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra Tìm hiểu quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây đựng gây ra, qua đó, đối chiếu, so sánh giữa quy định của pháp luật với thực tiễn về loại trách nhiệm này Từ đó, đưa ra các kiến nghị,
đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra, góp phần bảo đảm việc nhận thức và áp dụng quy định của pháp luật được thống nhất trong thực tiễn
3 Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ tên đề tài “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra” do đó phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những thiệt hại xảy ra chủ yếu là do sự tác động của chính nhà cửa, công trình xây dựng gây ra Chẳng hạn, trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng đã lâu mà không được sửa chữa, phá vỡ, nâng cấp kịp thời nên bị sụp đổ gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác hoặc trường hợp công trình xây dựng đang xây dựng gây thiệt hại cho các công trình liền kề
Trang 8như làm nghiêng lún, nứt tường,… Qua đó, làm sáng tỏ một số vấn đề như sau: căn cứ phát sinh, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, xác định thiệt hại, thủ tục giải quyết, Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về loại trách nhiệm này, những tài liệu liên quan đến vấn đề này
4 Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu về đề tài này, người viết đã sử dụng một số phương pháp như: phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp phân tích luật và phân tích các tài liệu sưu tầm, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu
5 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, thì luận văn gồm
có ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1- Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
Chương 2- Những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
Chương 3- Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật – Một số bất cập và hướng hoàn thiện
Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn và kiến thức thực tiễn của tác giả còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Trang 9Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA 1.1 Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 quy định:
“Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác…Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”1; “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”2 Từ quy định trên, quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác luôn được pháp luật bảo vệ Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật có vai trò khác nhau trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
Khi một chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ thì chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi của mình gây ra Dưới góc độ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lý đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hai do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống pháp luật của nước ta Tuy nhiên, chỉ đến khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời thì các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết Tiếp đó, Bộ luật dân sự năm 2005 hoàn thiện hơn nữa các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Cụ thể, điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
1 Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh
dự, uy tín tài sản của pháp nhân hoặc của các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
2 Trong trường hợp pháp luật có quy định người gây thiệt hại phải bồi thường
cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Như vậy, theo quy định trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường kể cả khi không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn
1
Điều 58, Hiến pháp năm 1992
2 Điều 71, Hiến pháp năm 1992
Trang 10phát sinh kể cả khi không có lỗi của người gây thiệt hại Dưới góc độ khoa học pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này được gọi là trách nhiệm nâng cao
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một
loại trách nhiệm dân sự theo đó người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín tài sản của pháp nhân hoặc của các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phát sinh trên
cở sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác
- Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh và được quy định trong Bộ luật dân sự ở Điều
307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự năm 2005
- Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định Các điều kiện đó
là3: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái phát luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ điều kiện trên cụ thể là trường hợp bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề
- Về hậu quả: trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được
3
Mục 1, phần I, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự 2005
Trang 11Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
việc bồi thường Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại
- Về mức bồi thường: bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên tắc là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời thiệt hại xảy ra Các bên chủ thể trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể tự do thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường nột lần hoặc nhiều lần Thiệt hại chỉ có thể được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh
tế trước mắt và lâu dài của họ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
1.1.2 Khái niệm nhà cửa, công trình xây dựng
Trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển của các đô thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn việc đầu tư xây dựng các công trình nhà cao tầng phát triển khá nhanh Đây là những tài sản có giá trị, mang lại cho người sử dụng những lợi ích to lớn, nhưng cũng là những nguồn gây thiệt hại đáng kể cho những người xung quanh Vì vậy trước khi tìm hiểu về trách nhiêm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thì trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ về khái niệm nhà cửa, công trình xây dựng trong trường hợp này được hiểu như thế nào
Luật xây dựng năm 2005 quy định: “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình xây dựng khác”4
Bên cạnh đó, theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì công trình xây dựng bao gồm các loại công trình như sau5: công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật Trong đó6:
- Công trình dân dụng bao gồm:
+ Nhà ở gồm có: nhà chung cư và nhà ở riêng lẻ
Trang 12+ Công trình công cộng gồm có: công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thể thao; công trình văn hóa; công trình thương mại và dịch vụ; công trình thông tin, truyền thông; nhà ga; nhà đa năng, khách sạn, kí túc xá, nhà khách, nhà nghỉ; trụ sở cơ quan hành chính của nhà nước; trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác
- Công trình công nghiệp gồm có: công trình sản xuất vật liệu xây dựng; công trình khai thác than, quặng; công trình công nghiệp dầu khí; công trình công nghiệp nặng; công trình năng lượng; công trình công nghiệp hóa chất và hóa dầu; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp chế biến thủy sản và đồ hộp
- Công trình giao thông bao gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm: công trình thủy lợi, công trình lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi
- Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; công trình
xử lý rác thải; công trình khác
Tóm lại, từ những định nghĩa được căn cứ từ luật chuyên ngành ta có thể đưa ra
khái niệm về nhà cửa, công trình xây dựng như sau: Ngoài nhà cửa là công trình xây
dựng có tường vách dùng để ở hay dùng vào mục đích khác bao gồm nhà ở, nhà kho, nhà tranh, nhà ngói… thì công trình xây dựng ở đây cũng được hiểu là một sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết, định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế như công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình công cộng,…
1.1.3 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
gây ra
Theo quy định chung của pháp luật thì công dân và pháp nhân có quyền được bảo vệ tài sản, các lợi ích hợp pháp…Trong Hiến pháp năm 1992 quy định “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác…, Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”7
Bộ luật dân sự năm 2005 cũng ghi nhận: “cá nhân có quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản, quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản”8 Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tài sản và quyền được hưởng lợi từ tài sản của các chủ sở hữu, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho chủ sở hữu những nghĩa vụ khi thực hiện các quyền năng pháp lý của họ Như vậy pháp luật qui định, khi tài sản của bất kỳ chủ sở hữu nào mà gây thiệt hại trái pháp luật cho chủ thể
Trang 13Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
khác thì Nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định nhằm mục đích khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh thần, khôi phục lại tình trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại Việc khắc phục những tổn hại được áp dụng đối với người có hành
vi vi phạm nghĩa vụ gây ra chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trên thực tế, nhiều khi tài sản cũng có thể tự bản thân nó gây ra tổn hại cho người khác ví
dụ như nhà cửa, công trình xây dựng bị sụp đổ; cây cối bị đổ, gẫy; súc vật cắn, húc người… Do vậy, ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra thì pháp luật còn quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra Tuy nhiên, trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 lại không có quy định chung về khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây mà chỉ quy định ở các trường hợp cụ thể như: bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra; bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Qua khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung ta có thể hiểu: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là quy định của pháp luật dân sự mà khi áp dụng sẽ phát sinh một quan hệ dân sự, theo đó chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao cho quản lý, chiếm hữu, sử dụng tài sản mà để tài sản đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại”9
Theo Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra được quy định như sau: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng” Do đó, từ quy định trên thì về nguyên tắc trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý tài sản đó chứ không phải thuộc về tất cả mọi người đang chiếm giữ tài sản đó, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra là do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng
Do nhà cửa, công trình xây dựng là một loại tài sản thuộc loại tài sản bất động sản, có giá trị lớn Như vậy, có thể dựa vào khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do tài sản gây ra và Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 để xây dựng khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra cụ thể như sau: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là quy định của pháp luật dân sự mà khi áp dụng sẽ phát sinh một quan hệ dân sự, theo đó chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao cho quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng đó nếu để nhà
9
TS Trần Thị Huệ, Tổng quan về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại Vấn đề lý luận và thực tiễn,
van-de-ly-luan-va-thuc-tien-1191/, Truy cập ngày 05/03/2013
Trang 14http://thongtinphapluat.vn/vi/news/Phap-luat-dan-su/Tong-quan-ve-trach-nhiem-dan-su-do-tai-san-gay-thiet-hai-cửa, công trình xây dựng đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại ”
Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp nói chung Vì vậy, nó có các đặc điểm như sau:
- Thứ nhất, thiệt hại do nhà cửa công trình xây dựng gây ra chỉ bao gồm thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe không bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín Ví dụ: Tường nhà anh A bị đổ xuống đè lên chị E khi chị đi qua làm chị E bị chết Trong trường hợp này, anh A phải bồi thường thiệt hại cho tính mạng của chị E và bồi thường cho các con chị E một khoản bù đắp về tổn thất tinh thần khi chị E chết, riêng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín không được bồi thường
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra buộc người gây thiệt hại phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản của mình nhằm khôi phục tình trạng ban đầu hoặc bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là kết quả tất yếu khi nhà cửa, công trình xây dựng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại như nhà cửa, công trình xây dựng bị sụp, đổ gây thiệt hại cho người khác, Ví dụ: Tường xây bao quanh nhà anh M do xây dựng quá lâu ngày nên tự đổ làm ông B bị thương
- Lỗi được xem xét với tính chất là lỗi suy đoán, lỗi do sự quản lý, trông coi không chặt chẽ của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng để nhà cửa, công trình xây dựng đó gây thiệt hại cho người khác
1.2 So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây
ra và trách nhệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
* Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
* Giống nhau
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây
ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ bao gồm thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng Riêng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín không thuộc phạm vi tác động của hai loại trách nhiệm này
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra luôn mang lại hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại như khôi phục lại tình trạng ban đầu của thiệt hại bằng biện pháp bồi thường Đồng thời, có ý nghĩa giáo dục mọi người về ý thức trong việc trông coi, quản lý tài sản,…
Trang 15Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
Thứ ba, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ phát sinh khi
có thiệt hại thực tế xảy ra
Thứ tư, về đối tượng gây thiệt hại nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại ở hai loại trách nhiệm này là do sự tự thân tác động của nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do chính đối tượng là nhà cửa, công trình xây dựng gây ra chứ không phải do hành vi của con người
cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau: thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của người
bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
- Về chủ thể chịu trách nhiệm:
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường bao gồm chủ sở hữu; người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ; người chiếm hữu trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ; chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu trái pháp luật
Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra chỉ quy định hai chủ thể chịu trách nhiệm đó là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng mà không quy định về người chiếm hữu trái pháp luật đối với nhà cửa, công trình xây dựng Có lẽ, do đây là những tài sản thuộc dạng bất động sản luôn đặt dưới sự quản
lý của chủ sở hữu nên việc chiếm hữu trái pháp rất ít xảy ra trên thực tế giống như nguồn nguy hiểm cao độ là tài sản thuộc về động sản như: phương tiện giao thông cơ giới, vũ khí, chất nổ,…Do đó, so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ thể chịu trách nhiệm được quy định hẹp hơn
- Về trường hợp được miễm trách nhiệm bồi thường:
Trang 16Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có
ba trường hợp được miễm trách nhiệm bồi thường đó là: thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, do sự kiện bất khả kháng, do tình thế cấp thiết
Tuy nhiên đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra ghi nhận hai trường hợp được miễm trách nhiệm bồi thường: thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng
* Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
- Giống nhau
Tương tự như trên, thiêt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra và do súc vật gây ra bao gồm: thiệt hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng Còn đối với thiệt hại về danh
dự, nhân phẩm, uy tín cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của hai loại trách nhiệm này
Về hậu quả, cả hại loại trách nhiệm này luôn mang lại hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại như khôi phục lại tình trạng ban đầu của thiệt hại bằng biện pháp bồi thường khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có ý nghĩa giáo dục mọi người về ý thức trong việc trông coi, quản lý tài sản,…của mình
Về nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại là do sự tự thân tác động của chính đối tượng là súc vật hoặc nhà cửa, công trình xây dựng gây ra không phải do hành vi của con người
Về yếu tố lỗi, lỗi được xem xét trong hai loại trách nhiệm này là lỗi suy đoán Bởi vì, chủ sở hữu, người được giao quản lý luôn bị xem là có lỗi trong việc trông coi, quản lý tài sản
- Khác nhau
Về chủ thể chịu trách nhiệm:
+ Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra có hai chủ thể chịu trách nhiệm bao gồm: chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng
+ Còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra thì luật chỉ quy định duy nhất một chủ thể phải chịu trách nhiệm đó là chủ sở hữu Tuy nhiên, điều luật lại không quy định người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, quản lý đối với cây cối giống như trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hoặc do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra Nhưng trên thực tế thì việc chủ sở hữu giao cây cối cho người khác quản lý là rất phổ biến, ví dụ: Nhà nước giao cây xanh công cộng cho cơ quan khác quản lý,…Như vậy, có thể thấy chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường khi cây cối gây ra hẹp hơn nhiều so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra và do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trang 17Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 1.3 Lược sử hình thành và phát triển của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
Trong lịch sử pháp luật thế giới, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có sớm nhất của pháp luật dân sự Trải qua các thời kì lịch sử và ở những nước khác nhau, quy định về người phải bồi thường, cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức bồi thường cũng có sự khác biệt Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới một nguyên tắc thống nhất là người gây ra thiệt hại phải bồi thường
1.3.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thời
Lê, Nguyễn
Bồi thường thiệt hại là một chế định dân sự tồn tại song hành với chế định sở hữu, vì thế hai chế định này phát triển rất sớm trong hệ thống các qui định của pháp luật mỗi quốc gia Khi ra đời, để củng cố và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp bóc lột, nhà nước ban hành pháp luật, qui định những tài sản nào là của nhà nước, tài sản nào thuộc về
cá nhân và đặc biệt qui định các chế tài có tính nghiêm khắc áp dụng đối với những ai có hành vi trái luật xâm phạm tài sản của người khác
Ở nước ta, các bộ luật của nhà nước phong kiến như Luật Hồng Đức, Luật Gia Long có qui định về trách nhiệm dân sự Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử do tình hình chính trị - kinh tế - xã hội khác nhau nên mỗi bộ luật qui định không giống nhau về nội dung các chế định đó
Trong Luật Hồng Đức, tại chương tạp luật có các qui định về bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra, như: trộm cắp, đánh người và các qui định về trách nhiệm bồi thường do tài sản gây ra như do súc vật gây ra (điều 581), công trình xây dựng gây ra,…Trong đó, trách nhiêm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra được quy định cụ thể như sau:
Điều 568 Luật Hồng Đức qui định:
“Khi có việc xây dựng hoặc phá huỷ gì mà phòng bị không cẩn thận để đến nỗi xảy ra chết người thì bị xử biếm một tư và chịu tiền mai táng 5 quan, còn thợ thuyền, chủ
ty thì hình quan sẽ xem xét lỗi vì ai xảy ra mà định tội” 10
Theo quy định của điều luật khi xây dựng nhà ở, công trình xây dựng, chủ sở hữu phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn trong xây dựng và có biện pháp đề phòng các trường hợp có thể gây thiệt hại cho tài sản, tính mạng sức khoẻ của người khác Tuy nhiên, nếu xây dựng hoặc phá huỷ công trình xây dựng mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường Trường hợp này có hai khả năng xảy ra: Thứ nhất là khi xây dựng hoặc phá huỷ công trình mà người trực tiếp làm công việc đó có lỗi để gây ra thiệt hại Thứ hai, do người chủ không cẩn thận trong việc ngăn ngừa thiệt hại để cho
10 Điều 568 Luật Hồng Đức
Trang 18công trình xây dựng gây thiệt hại đẫn đến chết người, trường hợp này lỗi của chủ sở hữu
là gián tiếp cho nên chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại
Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên là lỗi vô ý của chủ sở hữu hoặc lỗi của người trực tiếp xây dựng, của người nhận thầu công trình và hậu quả là chết người Mặc dù lỗi của ai nữa thì suy đoán cũng là lỗi của chủ sở hữu vì người xây dựng là người làm thuê hoặc làm giúp cho chủ sở hữu, cho nên công việc xây dựng hoặc phá dỡ là của chủ sở hữu Vì vậy, chủ sở hữu công trình phải bồi thường Nếu chủ
sở hữu có lỗi vô ý vì cẩu thả “không cẩn thận” sẽ bị xử tội biếm và phải bồi thường tiền mai táng cho nạn nhân là 5 quan tiền
Khi xây dựng, phá dỡ công trình, việc gây thiệt hại có thể do thợ xây hoặc người tháo dỡ công trình xây dựng bất cẩn để xảy ra thiệt hại, trước hết chủ sở hữu phải bồi thường Nếu những người trực tiếp thực hiện việc xây dựng, phá dỡ có lỗi, thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị hình phạt tương xứng
Qua các điều luật trên, Luật Hồng Đức đã qui định tương đối đầy đủ trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu khi các loại tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác, cụ thể
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra Điều này chứng tỏ các nhà làm luật đã dự liệu được các trường hợp tài sản có thể gây ra thiệt hại và thể hiện cái nhìn tương đối toàn diện về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đương thời Luật Hồng Đức là một bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của ông cha ta, là di sản lập pháp đỉnh cao của nhà Lê để lại cho hậu thế Ngày nay chúng ta cần phải tiếp tục kế thừa và phát triển truyền thống lập pháp đó
Tuy nhiên, những thành quả đó không được kế thừa trong luật của nhà Nguyễn Vấn đề này do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do nhà Nguyễn bị ảnh hưởng, phụ thuộc nhiều vào chế độ phong kiến phương Bắc Cho nên, trong Hoàng Việt Luật lệ (Luật Gia Long), cấu trúc của Luật Gia Long hoàn toàn khác so với Luật Hồng Đức Trong chế định bồi thường thiệt hại, các qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra không qui định cụ thể mà chủ yếu qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra (quyển 6 - Hộ luật) Quyển 6 chủ yếu qui định các hành vi gây thiệt hại về tài sản của Vua hoặc quan lại triều đình mà không có qui định về bồi thường thiệt hại tài sản của công dân Điều này có thể được giải thích là trong xã hội nhà Nguyễn, pháp luật bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của giai cấp thống trị nhằm củng cố địa vị của giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động
1.3.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra trong thời kỳ Pháp thuộc
Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, Pháp đã thi hành chế độ bảo hộ đối với Việt Nam và các nước Đông Dương, vì vậy các bộ luật dân sự của nước ta thời kỳ Pháp thuộc do nhà nước Pháp ban hành bằng tiếng Pháp và được dịch ra tiếng Việt Các
Trang 19Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
bộ luật này dựa theo Bộ luật dân sự của NAPOLEON nhưng có điều chỉnh phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Chế định bồi thường thiệt hại trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ (DLBK) và Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật (DLTK) được chia thành trách nhiệm dân sự theo hợp đồng và ngoài hợp đồng Đối với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, nguyên tắc chung để xác định trách nhiệm dân sự được qui định tại Điều 711(DLBK) và Điều 763 (DLTK):
“Người ta phải chịu trách nhiệm không những tổn hại tự mình làm ra mà cả về
sự tổn hại do những người mà mình phải bảo lãnh hay do những vật mình phải trông coi nữa
Phàm vật vô hồn mà làm nên tổn hại thì người trông coi vật ấy cho là có lỗi vào
đó, không phân biệt vật đó có tay người động đến hay không, muốn phá sự phỏng đoán
đó thì phải có bằng chứng trái lại mới được
Bấy nhiêu trường hợp như trên đều có trách nhiệm cả, trừ khi người chịu trách nhiệm đó có bằng chứng rằng cái việc sinh ra trách nhiệm ấy mình không thể ngăn cấm được” 11
Đoạn hai của điều luật qui định vật vô hồn là các vật như nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản vô tri, vô giác khác gây thiệt hại trong hai trường hợp: Thứ nhất, do người quản lý trông coi, sử dụng tài sản mà có lỗi vô ý, quản lý, trông coi hoặc khai thác
sử dụng không cẩn thận để tài sản gây thiệt hại Thứ hai là tài sản tự nó gây thiệt hại mà không có hành vi tác động trực tiếp của người quản lý, trông coi Trường hợp này người quản lý tài sản có lỗi vô ý gián tiếp là không thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa có khả năng cho phép, để tài sản gây thiệt hại Vì vậy, chủ sở hữu hoặc người quản lý trông coi tài sản phải bồi thường thiệt hại Nếu thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của người quản lý tài sản mà do hành vi trái luật trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phát sinh khi người quản lý, trông coi tài sản chúng minh được việc gây thiệt hại đó là bất khả kháng
Vì trường hợp này người quản lý không có lỗi trong việc trông coi tài sản, thiệt hại xảy ra nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người nên họ không phải chịu trách nhiêm dân sự
Tài sản lớn có giá trị của cá nhân là nhà ở, tài sản này có thể gây thiệt hại do hành vi vô ý của chủ nhà, thể hiện trong Điều 716 (DLBK) và Điều 767 (DLTK) như sau:
“Người chủ nhà mà nhà đổ nát làm thiệt hại cho người ta vì không chịu tu bổ
hay vì làm không chắc chắn phải chịu trách nhiệm về sự tổn hại đó”12
Khi nhà ở bị đổ gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ cho người khác cần xem xét lỗi của chủ nhà trong việc tu bổ, sửa chữa thường xuyên những hư hỏng thông
11
Điều 711 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 763 Dân luật Trung Kỳ
12 Điều 716 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 767 Dân luật Trung Kỳ
Trang 20thường Nếu chủ nhà cố ý hoặc vô ý không tu bổ hư hỏng mà để gây thiệt hại thì đây là hành vi vô ý của chủ nhà Trường hợp nhà đổ do xây dựng không đảm bảo an toàn như chất lượng vật liệu không tốt, kỹ thuật xây dựng kém hoặc làm nhà tạm bợ vì không có khả năng kinh tế,… Những trường hợp này mà nhà ở gây thiệt hại thì được coi là lỗi gián tiếp của chủ sở hữu, cần phải biết hoặc buộc phải biết về khả năng nhà có thể đổ nát khi gặp mưa to, gió lớn, cho nên chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại
Các qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hai bộ Dân luật Bắc kỳ
và Dân luật Trung kỳ đều dựa trên căn cứ vào lỗi trực tiếp hoặc lỗi gián tiếp của của chủ
sở hữu hoặc quản lý sử dụng tài sản Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự dựa trên yếu tố lỗi đảm bảo được việc xác định đúng trách nhiệm dân sự của người có hành vi trái luật, bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại trong việc khắc phục hậu quả thiệt hại do người khác gây ra
Nhìn chung, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra trong thời kỳ này được quy định một cách khá cụ thể Đây là một điểm tiến bộ rõ rệt của pháp luật thời kỳ này Cụ thể, điều luật chỉ ra được chủ thể phải chịu trách nhiệm khi để cho nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại và việc loại trừ trách nhiệm bồi thường của chủ sỡ hữu, người đang quản lý, trông coi tài sản khi họ có được bằng chứng chứng minh được thiệt hại xảy ra là không thể ngăn chặn được
1.3.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay
Năm 1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành, nhưng vấn đề về trách nhiệm thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do tài sản gây ra vẫn chưa được ghi nhận Đến bản Hiến pháp 1959 thì vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng chỉ được được đặt ra đối với Nhà Nước khi trưng mua hoặc trưng dụng, trưng thu13
Đến năm 1972, một văn bản được ban hành đầu tiên quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây, đó là Thông tư 173/UBTP ngày 23 tháng 02 năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn xét xử bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Văn bản này ghi nhận một số trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra như: bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Tuy nhiên, văn bản này không hề đề cập cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Đến năm 1995, Nhà nước ta ban hành Bộ luật dân sự năm 1995, đây là BLDS đầu tiên ghi nhận khá đầy đủ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như các
13 Điều 20, Hiến pháp năm 1992
Trang 21Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
quy định về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong một số trường hợp cụ thể như14 : bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra Trong đó, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra được quy định cụ thể tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 1995 như sau: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụp lở, gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”
Tiếp theo đó, là Bộ luật Dân sự 2005 được ban hành nhằm sửa đối bổ sung khắc phục những hạn chế còn sót lại của Bộ luật Dân sự 1995 Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra được quy định tại Điều 627
Bộ luật dân sự năm 2005 nhưng vẫn không có điểm khác biệt so với Bộ luật dân sự năm
1995 chỉ có sự thay đổi về số điều luật nhưng nội dụng vẫn giữ nguyên không có gì thay đổi Bên cạnh đó, các văn bản dưới luật hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 cũng lần lượt được ban hành như: Nghị Quyết số 01/2004/NQ- HĐTP ngày 28/04/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nay được thay thế bằng Nghị Quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra cũng không được giải thích cụ thể giống như bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Vì vậy, chỉ căn cứ vào sự điều chỉnh của một số ít văn bản cùng với điều luật như trên thì việc áp dụng vào thực tiễn để giải quyết các tranh chấp còn gặp nhiều khó khăn
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực xây dựng vấn đề bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra cũng được quy định tại văn bản luật và các văn bản dưới luật như sau: Luật xây dựng năm 2003 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật nhà ở năm
2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng
và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về quản
lý chất lượng công trình xây dựng (có hiệu lực ngày 15/04/2013), Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đô thị, Thông tư số
14 Điều 627, điều 629, điều 630, điều 631 Bộ luật dân sự năm 1995
Trang 2239/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ…
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa công trình xây dựng khác gây ra nói riêng trong thời gian qua nhưng hiện nay ở nước ta các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cũng như việc áp dụng các quy định đó còn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay Chính vì lẽ đó, việc hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra nói riêng là một yêu cầu hết sức cần thiết trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay
1.4 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra theo pháp luật dân sự của một số nước
Pháp luật luật dân sự của Pháp ảnh hưởng mạnh đến pháp luật dân sự của nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ thuộc địa, vì thế các qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung trong các Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ đều giống Bộ luật dân sự Pháp
Điều 1384 Bộ luật dân sự Pháp quy định:
“Mỗi người phải chịu trách nhiệm không những về thiệt hại do mình gây ra mà
cả thiệt hại do những người mà mình chịu trách nhiệm hoặc những vật mà mình coi giữ gây ra” 15
Điều 1386 Bộ luật dân sự Pháp qui định: “Chủ sở hữu công trình xây dựng phải
chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra do công trình bị đổ vì thiếu bảo dưỡng hoặc vì khuyết tật trong khi xây dựng” 16 Theo quy định trên, có thể hiểu chủ sở hữu bất động sản phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do bất động sản của mình bị đổ nát hay bị cháy gây ra Sự đổ nát được thể hiện hoặc bằng sự sụp đổ của công trình hoặc bằng sự rơi rụng một vài vật liệu nào đó gắn với công trình Sự đổ nát này đặt ra trách nhiệm của chủ
sở hữu nếu như nó có thể quy cho sai sót trong xây dựng hay do thiếu sự tu bổ công trình
Trong Bộ luật dân sự Nhật Bản, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được qui định tại Chương V- Hành vi không hợp pháp Chương này qui định về bồi thường thiệt hại do hành vi không hợp pháp của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại Người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì cần phải xác định người chủ sở hữu, người trực tiếp quản lý, người sử dụng có lỗi hay không Nếu thiệt hại xảy ra mà người quản lý, sử dụng hoàn toàn không
có lỗi thì không phải bồi thường Lỗi của người quản lý tài sản thể hiện trong từng trường
15
Điều 1384 Bộ luật dân sự Pháp
16 Điều 1386 Bộ luật dân sự Pháp
Trang 23Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
hợp cụ thể khác nhau Thiệt hại xảy ra có thể do hành vi của con người hoặc do tài sản nhưng nguyên nhân chính là hành vi cố ý hoặc bất cẩn của con người trong việc quản lý,
sử dụng tài sản
Điều 709 Bộ luật dân sự Nhật Bản qui định một nguyên tắc chung là: “Một người vi phạm do cố ý hoặc do vô ý mà vi phạm quyền của người khác thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh từ vi phạm ấy”
Theo qui định trên quyền của người khác là các quyền dân sự như quyền nhân thân, quyền tài sản (quyền sở hữu)…Tuỳ thuộc vào loại thiệt hại mà người gây thiệt hại phải bồi thường theo các mức khác nhau Điều 709 Bộ luật dân sự Nhật bản qui định hai
cơ sở bồi thường là người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý và thiệt hại là xâm phạm quyền dân sự của các nhân tổ chức Đây là một qui định mang tính tổng quát, cho nên không cần thiết phải qui định cụ thể từng trường hợp gây thiệt hại Tuy nhiên, có những thiệt hại xảy ra xét về thực tế người phải bồi thường không có lỗi hoặc lỗi của họ là bị suy đoán như công trình xây dựng gây thiệt hại trong thời gian sử dụng Lỗi có thể là do thiết kế, thi công hoặc do các nguyên nhân khác mà không phải là sự kiện bất khả kháng
Liên quan đến vấn đề này Điều 717 Bộ luật dân sự Nhật Bản qui định: “Nếu việc xẩy ra
thiệt hại đối với người khác vì nguyên nhân sai sót trong xây dựng hoặc bảo quản cấu trúc trên đất thì người chiếm hữu cấu trúc chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với bên bị thiệt hại, song nếu như người chiếm hữu đã thể hiện sự quan tâm đúng mức nhằm ngăn chận việc xảy ra thiệt hại thì chủ của cấu trúc đó phải bồi thường” 17
Theo qui định trên, nếu công trình đang xây dựng mà gây thiệt hại thì phải xác định lỗi của người đang thi công trường hợp người thi công có lỗi như vi phạm qui trình
kỹ thuật xây dựng, vô ý để tài sản gây thiệt hại cho người khác thì bên thi công phải bồi thường thiệt hại Qui định này hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi lẽ xây dựng là công việc thuộc chuyên môn kỹ thuật cao, người làm nghề xây dựng phải có thẻ hành nghề và mua bảo hiểm nghề nghiệp, vì vậy nếu trong quá trình xây dựng do lỗi của bên thi công thì bên thi công phải bồi thường thiệt hại và bên thi công có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thay
Trường hợp, các công trình xây dựng hoặc các cấu trúc khác như nhà khung sắt, nhà gỗ…sụp đổ gây thiệt hại, trước hết xem xét người chiếm hữu cấu trúc đó có lỗi trong việc sử dụng hay không, nếu người chiếm hữu không có lỗi trong việc cấu trúc gây thiệt hại thì chủ sở hữu công trình phải bồi thường Rõ ràng, trường hợp này người chủ sở hữu không có lỗi trong việc khai thác tài sản, cho nên qui định có tính chất suy đoán người chủ sở hữu có lỗi nên buộc phải bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, xét về mặt thực tiễn qui định này có tính hợp lý, thể hiện là công trình xây dựng là những khối bê tông cốt thép khổng lồ được chôn sâu trong lòng đất, vì công trình xây dựng do con người tạo
17 Điều 717 Bộ luật dân sự Nhật Bản
Trang 24ra, do vậy mọi tính toán của con người đều không thể đúng một cách tuyệt đối, cho nên
có thể dẫn đến thiếu sót trong thăm dò địa chất, thiết kế, hoặc thi công dẫn đến gây thiệt hại cho người khác, vì vậy cần phải buộc chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại là phù hợp Mặt khác, pháp luật qui định như vậy để buộc chủ sở hữu phải mua bảo hiểm các công trình xây dựng, nếu xảy ra thiệt hại thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường thay
Nhìn chung, những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Pháp và Nhật Bản so với luật Việt Nam trong việc xác định chủ thể phải đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường đều có một điểm chung đó là ngoài việc phải chịu trách nhiệm bồi thường do mình gây ra mà còn phải chịu trách nhiệm do người của mình gây ra, đặc biệt là phải chịu trách nhiệm do vật của mình gây ra Để xác định được chủ thể phải chịu trách nhiệm đều dựa trên yếu tố lỗi, cụ thể tại các điều luật đều quy định rõ trường hợp chủ thể phải chịu trách nhiệm khi có lỗi hoặc không có lỗi
1.5 Ý nghĩa của quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
Trong thực tế hiện nay ngoài những thiệt hại do hành vi của con người gây ra, còn có nhiều thiệt hại do tài sản của con người là nguồn nguy hiểm cao độ, nhà cửa, công trình xây dựng, súc vật, cây cối gây ra Vấn đề xác định trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng, người có trách nhiệm trong việc quản lý đối với các thiệt hại do tài sản thuộc sở hữu, thuộc trách nhiệm quản lý của mình gây ra ngày càng có ý nghĩa pháp lý, ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng
Các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến thiệt hại mà nhà cửa, công trình xây dựng là nguyên nhân trực tiếp gây ra Ngoài ra, cơ sở của trách nhiệm dân sự nói chung còn được xây dựng trên nguyên tắc lỗi Theo nguyên lý truyền thống, người bị thiệt hại muốn được bồi thường còn phải dẫn chứng lỗi của người gây thiệt hại; ngoài ra họ còn có trách nhiệm chứng minh sự thiệt hại do người có hành vi
vi phạm pháp luật gây ra phải gánh chịu khi do chính lỗi của người đó gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra đã mở ra một hướng giải quyết tranh chấp, theo đó, khi nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại, chủ sở hữu, người đang quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng đương nhiên bị coi là có lỗi Với quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, quyền lợi của người bị thiệt hại được bảo đảm Việc xác định trách nhiệm trên nguyên tắc lỗi và trách nhiệm chứng minh của người có quyền, lợi ích bị xâm phạm nhiều khi rất phức tạp và có thể còn có những bất lợi cho người bị thiệt hại Nhiều trường hợp tai nạn xảy ra do nhà cửa, công trình xây dựng bị sụp đổ hoặc do bị lún, nứt…nhưng thiệt hại thực tế đã xảy ra nhưng không do lỗi của ai Vì vậy, trong những trường hợp
Trang 25Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
này, nếu bắt buộc người bị thiệt hại phải dẫn chứng lỗi tức là đã gián tiếp hạn chế quyền được đòi bồi thường của họ, nhất là những trong trường hợp này thiệt hại không phải do con người gây ra mà chỉ do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra cũng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ sở hữu, người sử dụng, quản lý nhà cửa, công trình xây dựng Chủ sở hữu, người sử dụng, quản lý nhà cửa, công trình xây dựng có nghĩa vụ trông coi, quản lý, không để nhà cửa, công trình xây dựng của mình gây thiệt hại cho người khác Để thực hiện nghĩa vụ đó, họ phải tuân thủ các quy tắc trong việc sử dụng, bảo quản, kịp thời phát hiện nguy cơ nhà cửa, công trình xây dựng có thể gây thiệt hại cho những người xung quanh để có biện pháp phòng ngừa, khắc phục thích hợp Khi tài sản gây ra thiệt hại, chủ sở hữu, người quản lý tài sản bị suy đoán là có lỗi, trừ trường hợp họ chứng minh được lỗi thuộc về người khác
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra cũng góp phần làm minh thị các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản nói chung giúp pháp luật bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự Và cũng góp phần làm minh thị hơn những phán quyết của Tòa án làm tăng thêm niềm tin vào cơ quan xét xử của nhân dân
Trang 26là căn cứ theo Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra sẽ phát sinh khi có đủ 4 yếu tố sau: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, phải có lỗi
2.1.1 Có thiệt hại xảy ra
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng nói riêng thì thiệt hại xảy ra được xem là điều kiện quan trọng hàng đầu bởi mục đích của loại trách nhiệm này là nhằm khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại Do đó, không có thiệt hại thì không đặt
ra vấn đề bồi thường cho dù có các điều kiện khác.Trong trách nhiệm dân sự, “thiệt hại” được hiểu là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức
Căn cứ theo Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất
về tinh thần
Thiệt hại về vật chất bao gồm thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm như18: tài sản bị mất, bị hư hại, bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng hoặc khại thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiêt hại; chi phí hợp
lý cho việc cứu chữa, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, chi phí cho việc cứu chữa người bị thiệt hại trước khi chết, chi phí cho việc mai táng, khoản tiền cấp dưỡng Như vậy, thiệt hại vật chất cũng có thể bao gồm thiệt hại từ việc mất hoặc giảm súc khả năng
18 Điều 608, khoản 1 điều 609, khoản 1 điều 610 Bộ luật dân sự năm 2005
Trang 27Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
tạo ra tài sản do hậu quả của hành vi xâm phạm đối với tính mạng, sức khỏe của con người, cũng như từ việc chi phí nhằm khôi phục các khả năng đó hoặc nhằm xử lý các hậu quả của sự xâm phạm đó Ví dụ: Công trình xây dựng bị sụp đổ gây ra thiệt hại cho các căn nhà lận cận như nứt tường, lún nền, Trong trường hợp này chủ sở hữu công trình phải bồi thường các khoản chi phí để khắc phục, sữa chữa cho nhà lân cận
Bên cạnh việc bồi thường các thiệt hại về vật chất thì người bị thiệt hại còn phải bồi thường khoản thiệt hại do tổn thất về tinh thần, đây là loại thiệt hại được ghi nhận trong trường hợp sức khỏe, tính mạng của con người bị xâm phạm ví dụ: trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng sụt đổ làm cho người bị thiệt hại cụt chân, tay ngoài một khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm hại người có trách nhiệm còn có thể phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại Hoặc trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho tính mạng của một người thì bên cạnh việc bồi thường một khoản tiền thiệt hại về tính mạng họ còn phải bồi thường về tinh thần cho thân nhân người bị thiệt hại
Khi có thiệt hại xảy ra, cơ sở pháp lý để áp dụng tính mức bồi thường được quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/7/2006 của Hội Đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Một điều kiện quan trọng nữa là thiệt hại này phải chắc chắn và là thiệt hại thực tế
Do trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường do tài sản gây ra nên chỉ bao gồm các loại thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng Riêng loại thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì không thuộc phạm vi tác động gây thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng
Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra chỉ áp dụng nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại “cho người khác” hay có thể gọi là “người xung quanh” “Người khác” được hiểu là những người khi xảy ra thiệt hại, không phải là chủ sở hữu, người được giao quyền quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng Nếu nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho chủ sở hữu, người được giao quyền quản lý, sử dụng thì họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra đối với các loại thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm vừa nêu trên thì việc xác định thiệt hại có thể dễ dàng đó là căn cứ theo Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng đối với thiệt hại về tài sản để có thể xác định chính xác thiệt hại về tài sản thì phải cần có sự giám
Trang 28định để xác định mức độ thiệt hại trên thực tế, từ đó ấn định một mức bồi thường cho phù hợp
Cách tính mức thiệt hại của từng loại thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra vẫn tuân theo nguyên tắc chung được quy định tại điều 608, điều 609, điều
610 Bộ luật dân sự năm 2005
2.1.2 Có hành vi trái pháp luật
Theo Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “hành vi trái pháp luật là những xử sự của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật” Đây là những hành vi được thực hiên thông qua một con người cụ thể
Hành vi gây thiệt hại có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động19 Hành động hay không hành động đều là những xử sử của con người, có ý chí và được lý trí kiểm soát, gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ
Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp của chủ thể vào đối tượng gây thiệt hại, có thể là tác động gián tiếp của chủ thể vào đối tượng thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại
Không hành động gây thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải làm trong khi bản thân chủ thể
có đầy đủ điều kiện để làm việc đó
Theo quy định tại điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 “Chủ sở hữu, người được chủ
sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụp lở, gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do
sự kiện bất khả kháng” Từ quy định trên, ta có thể hiểu nguyên nhân gây nên thiệt hại là
do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là do sự tự thân nhà cửa, công trình xây dựng gây ra chứ không hề có sự tác động bởi hành vi của con người một cách trực tiếp Tuy nhiên, nếu căn cứ vào Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân
sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên nhân gây nên thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra phải do chính hành vi trái pháp luật của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng Do đó, nếu xem xét hành vi trái pháp luật của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng thì hành vi đó chỉ có thể là hành vi trái pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động Tức là, chủ sở hữu, người được
19 TS Lê Đình Nghị, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Tr 195
Trang 29Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật bắc buộc phải làm nên gây thiệt hại cho người khác Hành vi đó bao gồm: không sửa chữa hay phá vỡ bất động sản đã xuống cấp, không thực hiện nghĩa vụ bảo trì nhà cửa, công trình xây dựng nên đã để nhà cửa, công trình xây dựng tự sụp đổ, sạt lỡ gây thiệt haị cho người khác
Ví dụ: Ngôi nhà của A được xây dựng cách đây đã lâu năm, hiện nay đã xuất hiện những vết nứt trên tường, mặc dù thấy vậy nhưng A vẫn không tiến hành sửa chữa Một hôm, một phần căn nhà bị đổ xuống gây thiệt hại cho người đi đường Trong trường hợp này thiệt hại xảy ra là xuất phát từ hành vi của A do A không hành sửa chửa, phá vỡ nhà cửa, công trình xây dựng đã xuống cấp
2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với hành vi trái pháp luật
Căn cứ theo Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng nói riêng sẽ không thể phát sinh trách nhiệm bồi thường nếu không thỏa yếu tố về mối quan
hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với hành vi trái pháp luật
Khi có thiệt hại xảy ra và xác định trách nhiệm thuộc về ai, cần xem xét thiệt hại đó
do nguyên nhân nào gây ra, nguyên nhân đó do đâu mà có? Nếu không xác định chính xác mối quan hệ nhân quả thì sẽ dẫn đến những sai lầm khi xác định trách nhiệm bồi thường Việc xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa rất quan trọng bởi lẽ trách nhiêm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại là hậu quả, hành vi là nguyên nhân
Theo Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định: thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại Như vậy, khi xem xét mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thì thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp luật thể hiện dưới dạng không hành động của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng
2.1.4 Có lỗi của chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng
Lỗi hiểu theo góc độ luật học, từ xưa đến nay có nhiều học giả, trong đó có các luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác định yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng Có
Trang 30nhiều quan điểm khác nhau trong nhận thức về yếu tố lỗi nhưng nhìn chung các học giả đều thừa nhận lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý20
Theo quan điểm cổ điển, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặt
ra khi có điều kiện lỗi Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Lỗi theo truyền thống khoa học luật dân sự, được hiểu
là yếu tố chủ quan nói lên trạng thái tâm lý của con người có khả năng đánh giá và nhận thức được hành vi của mình là đúng hay sai và hậu quả của hành vi đó
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự từ Điều 623 đến Điều 627 Bộ luật dân sự 2005, chúng ta có thể thấy duy nhất hai điều luật quy định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại không xem xét đến điều kiện lỗi Khoản 3 Điều 623 quy định: “Chủ sở hữu,
người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”; Điều 624 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” Các điều luật
còn lại không quy định vấn đề loại trừ yếu tố lỗi Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra vẫn áp dụng bốn điều kiện bồi thường thiệt hại nói chung, trong đó có lỗi
Theo nguyên tắc chung về lỗi trong luật dân sự thì lỗi mang bản chất là “lỗi suy đoán” tức là trong trường hợp này khi nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quyền quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng bị suy đoán là có lỗi, người chịu trách nhiệm về việc gây thiệt hại muốn loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình thì phải chứng minh mình không
có lỗi trong việc gây ra thiệt hại Nói cách khác, chủ thể có trách nhiệm bồi thường phải chứng minh được việc gây thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là hoàn toàn
do lỗi của người bị thiệt hại thì khi đó người bị thiệt hại phải tự mình gánh chịu hoặc thiệt hại gây ra là do lỗi của người khác thì trách nhiệm bồi thường sẽ được chuyển sang cho người đó, hay do sự tác động của sự kiện bất khả kháng thì người bị thiệt hại không được bồi thường và coi đó như là một rủi ro đối với mình
Do đó, khi xem xét lỗi của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quyền quản
lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng chính là do lỗi vô ý vì không thực hiện sự quan tâm, chu đáo cần thiết khi thực hiện nghĩa vụ quản lý, trông coi, bảo quản tài sản của mình để tài sản đó gây thiệt hại
20
TS Phùng Trung Tập, Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí luật học số 10/2004, Trang 2- Trang 4
Trang 31Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra 2.2 Năng lực bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
* Cá nhân
Theo quy định của pháp luật đối với một cá nhân muốn tham gia vào quan hệ dân sự thì đòi hỏi cá nhân đó phải thỏa mãn hai điều kiện: có năng lực pháp luật và năng lực hành vi Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra
và chấm dứt khi người đó chết” Với quy định này thì ai cũng có năng lực pháp lực và năng lực pháp lực của mỗi người đều hoàn toàn giống nhau không có sự phân biệt Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định tại điều 17 của Bộ luật dân sự 2005
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự” Như vậy đối với năng lực hành vi không phải cá nhân nào cũng có được, đối với người dưới sáu tuổi, người bị bệnh tâm thần hoặc mất các bệnh khác không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mà bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định thì họ không thể tự mình tham gia vào quan hệ dân sự mà chỉ thông qua người đại diện hoặc người giám hộ
Theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 về năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân thì:
“1 Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường;
2 Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình
3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà
có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Theo quy định trên thì người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự gây thiệt hại thì có thể cha, mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, quy định này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp thiệt hại là do hành vi của con người gây ra còn nếu thiệt hại là do tài sản gây ra thì nguyên tắc này
Trang 32không thể được áp dụng bởi lẽ cha mẹ chỉ có thể bị suy đoán là có lỗi trong việc giáo dục, quản lý con cái để con cái có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác Còn trong trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại, chủ sở hữu của nhà cửa, công trình xây dựng vẫn là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân
sự và cha mẹ không bị coi là có lỗi nếu tài sản đang do người khác quản lý Hơn nữa, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về tài sản và người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình Do đó chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra phải là chủ sở hữu của nhà cửa, công trình xây dựng đó hoặc người đang chiếm hữu, quản lý nhà cửa, công trình xây dựng chứ không thể là cha mẹ hoặc người giám hộ Nếu cha, mẹ, người giám hộ cũng là người quản lý nhà cửa, công trình xây dựng đó thì họ cũng có thể là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Mặc dù người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không có năng lực
tố tụng nhưng người đại diện của họ có thể tham gia còn trách nhiệm vẫn phải thuộc về những người này và họ phải bồi thường bằng tài sản của chính họ Và nếu tài sản của họ không đủ để bồi thường thì cha, mẹ, người giám hộ cũng không phải thực hiện thay
* Pháp nhân
Theo quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Một tổ chức được
công nhận là pháp nhân khi có đủ điều kiện sau đây: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự cịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập”
Khi đó, pháp nhân đó sẽ có quyền tham gia vào các quan hệ dân sự Như vậy, khi có tranh chấp hoặc có thiệt hại phát sinh thì pháp nhân này phải chịu trách nhiệm bồi thường
Khi tham gia vào quan hệ dân sự thì pháp nhân được xem là một chủ thể độc lập như các chủ thể khác, cho nên pháp nhân phải có năng lực pháp lực và năng lực hành vi Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lực hàn vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương đương với thời điểm thành lập của pháp nhân Đối với pháp nhân phải đăng ký hoạt động theo quy định thì năng lực của pháp nhân phát sinh kể từ khi đăng ký Trách nhiệm dân sự của pháp nhân được xác lập trong các trường hợp thành viên của pháp nhân hoặc người lao động của pháp nhân có hành vi gây thiệt hại cho người khác Pháp nhân không phải là con người, do đó khi đảm nhận vai trò một bên trong vụ án, pháp nhân luôn phải do một cá nhân có thẩm quyền đứng ra với vai trò
là một bên trong vụ kiện
2.3 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Theo điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Chủ sở hữu, người được chủ
sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt
Trang 33Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc
do sự kiện bất khả kháng” Từ quy định của điều luật, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi
thường bao gồm:
- Chủ sở hữu
- Người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác
2.3.1 Chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý sử dụng nhà cửa, công trình
xây dựng
Theo quy định Bộ luật dân sự nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, theo đó “Chủ
sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”21 Căn cứ theo điều 627 thì có hai chủ thể chịu trách nhiêm bồi thường đó là chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng Khi có thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra, trước tiên ta sẽ xem xét nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Do vậy, trách nhiệm bồi thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác hoặc do sự kiện bất khả kháng Nếu chủ sở hữu cũng đồng thời là người quản lý, sử dụng thì trách nhiệm bồi thường sẽ không phải là của một ai khác mà thuộc về chủ sở hữu
Ví dụ: Hợp tác xã X có một khu nhà kho cũ để làm xưởng sản xuất nông cụ, có tường rào xây bằng gạch bao quanh Một hôm, bức tường rào đột nhiên đổ sập, gây thiệt hại cho sức khỏe của 2 cháu A và B khi đang chơi bên ngoài tường rào Trong trường hợp này, hợp tác xã vừa là chủ sở hữu đồng thời là người quản lý và sử dụng nhà kho nên hợp tác xã phải đứng ra bồi thường cho A và B
2.3.2 Chủ sở hữu giao nhà cửa, công trình xây dựng cho người khác quản lý, sử dụng
2.3.2.1 Chủ sở hữu là Nhà nước giao tài sản thuộc sở hữu nhà nước là nhà cửa, công
trình xây dựng khác cho một số chủ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
quản lý và khai thác sử dụng
Hiện nay, việc giao tài sản thuộc sở hữu của Nhà Nước cho một số chủ thể quản
lý, sử dụng khai thác là vấn đề khá phổ biến ở nước ta Ngoài tài sản là đất đai Nhà nước còn giao rất nhiều tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho chủ thể khác quản lý, khai thác sử dụng là các công trình xây dựng đã hoàn thành như trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước,…cho một số chủ thể là cá nhân, tổ chức quản lý, sử dụng Một vấn đề được đặt ra là khi các công trình xây dựng này gây ra thiệt hại cho người khác thì ai sẽ
21 Điều 165, Bộ luật dân sự năm 2005
Trang 34phải chịu trách nhiệm bồi thường, vấn đề này lại không được luật hướng dẫn cụ thể Vì vậy, về nguyên tắc chung chúng ta sẽ dựa vào sự cam kết thỏa thuận giữa họ
Cụ thể, trong trường hợp này ta sẽ căn cứ vào Quyết định giao tài sản thuộc sở hữu Nhà nước Nếu quyết định của Nhà nước có quy định rõ chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại cho người khác thì áp dụng Quyết định đó
Nếu trong trường hợp không có Quyết định giao tài sản của Nhà nước không có quy định rõ vấn đề này thì sẽ áp dụng nguyên tắc những người đang trực tiếp chiếm hữu, trông coi, “quản lý vật chất” đối với nhà cửa, công trình xây dựng Bởi vì, họ luôn bị coi
là có lỗi trong việc quản lý vật chất đối với tài sản
Ví dụ: Tường rào bằng bê tông của bệnh viện bị sụp đổ gây ra thiệt hại cho tài sản, sức khỏe, tính mạng của người dân sống lân cận Mặc dù đây là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng chủ thể đứng ra chịu trách nhiệm chính là bệnh viện vì Nhà nước đã giao quyền quản lý, sử dụng cho bệnh viện do bệnh viện không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình để tài sản gây ra thiệt hại cho người khác
2.3.2.2 Chủ sở hữu là cộng đồng dân cư giao tài sản thuộc sở hữu cộng đồng là nhà cửa,
công trình xây dựng khác cho những chủ thể khác quản lý, sử dụng
Theo quy định tại điều 220 Bộ luật dân sự năm 2005 thì sở hữu chung của công đồng dân cư được hiểu là:
“1 Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung của cả cộng đồng
2 Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội” Theo đó, các công trình thuộc sở hữu chung của cộng đồng dân cư bao gồm: am, miếu, đình, chùa,…Tương tự như trường hợp chủ sở hữu là Nhà nước giao tài sản thuộc sở hữu nhà nước là nhà cửa, công trình xây dựng khác cho một số chủ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý và khai thác sử dụng thì vấn
đề này cũng không có văn bản luật nào điều chỉnh Do đó, để xác định được ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi những tài sản này gây thiệt hại thì ta vẫn áp dụng nguyên tắc chung
Trước hết, ta sẽ căn cứ vào cam kết thỏa thuận giữa cộng đồng dân cư và chủ thể được giao quyền quản lý, sử dụng trong hợp đồng giao tài sản Nếu trong hợp đồng có quy định rõ chủ thể bồi thường thì áp dụng thỏa thuận của họ, tuy nhiên việc thỏa thuận phải dưa trên nguyên tắc tự nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã
Trang 35Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
hội Nếu trong hợp đồng không có quy định rõ thì người đang thực hiện việc quản lý, trông coi, “quản lý vật chất” đối với nhà cửa, công trình xây dựng sẽ phải chịu trách nhiêm bồi thường vì không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý, trông coi tài sản Cụ thể, trong trường hợp này là các chủ thể đang nắm giữ tài sản của cộng đồng dân cư
Ví dụ: Tường rào của ngôi chùa được xây dựng lâu năm bị sụp đổ xuống gây thiệt hại cho Avà B đang đi gần đó Trong trường hợp này chủ sở hữu ngôi chùa là cộng đồng dân cư nhưng đã chuyển giao quyền quản lý, trông coi cho C nên C là người đang trực tiếp quản lý, trông coi Do đó, khi có thiệt hại xảy ra thì C phải đứng ra bồi thường
do C không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý tài sản được giao
2.3.2.3 Chủ sở hữu uỷ quyền cho người khác quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây
dựng khác của mình
Theo quy định tại điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định ngoài chủ sở hữu thì “người được chủ chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt
lở gây thiệt hại cho người khác trừ trường hợp thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng” Trong trường hợp này, nếu chủ sở hữu nhà cửa, công trình xây dựng sẽ ủy quyền cho người khác thì giữa chủ sỡ hữu và người được ủy quyền sẽ phát sinh hợp đồng uỷ quyền Một vấn được đặt ra là trong thời gian ủy quyền
mà nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại cho người khác thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường ? Vấn đề này cũng chưa được luật quy định rõ Vì vậy, việc xác định chủ thể nào có trách nhiệm bồi thường sẽ áp dụng nguyên tắc chung: đầu tiên, ta sẽ dựa vào cam kết thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người được ủy quyền thông qua hợp đồng
ủy quyền ai sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường trong thời gian ủy quyền Nếu các bên không có thỏa thuận thì việc xác định chủ thể phải bồi thường trong trường hợp này vẫn dựa trên nguyên tắc người đang trực tiếp quản lý vật chất sẽ chịu trách nhiêm bồi thường Bởi vì họ luôn bị xem là có lỗi trong việc quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng, nếu muốn thoát khỏi trách nhiệm thì họ phải chứng minh được thiệt hại xảy ra hoàn toàn là do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng
Ví dụ: Ông A có một căn nhà xây dựng đã lâu, do phải đi công tác xa nên ông A
đã ủy quyền cho B quản lý, trông coi ngôi nhà của mình trong thời gian 3 tháng Tuy nhiên, trong thời gian đó thì một phần ngôi nhà của ông A bị đổ xuống gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác Trong trường hợp này, tuy chủ sở hữu là ông A nhưng B là người đang trực tiếp quản lý, trông coi nhà nên B phải chịu trách nhiệm bồi thường, nếu muốn thoát khỏi trách nhiệm thì B phải chứng minh được thiệt hại xảy ra hoàn toàn là do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng
Trang 362.3.2.4 Chủ sở hữu cho người khác thuê, mượn nhà cửa, công trình xây dựng
Tương tự như các trường hợp trên, khi có thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại trong thời gian chủ sở hữu cho người khác thuê, mượn tài sản thì việc xác định ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường cũng không được luật điều chỉnh
cụ thể Do đó, khi có thiệt hại xảy ra thì vẫn căn cứ vào nguyên tắc chung đó là: Trước tiên, ta sẽ căn cứ vào thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thuê, mượn nhà cửa, công trình xây dựng về việc xác định chủ thể phải bồi thường Nếu các bên không có thỏa thuận về chủ thể phải bồi thường người đang trực tiếp quản lý vật chất (người thuê, mượn nhà cửa, công trình xây dựng) sẽ phải bồi thường do họ luôn bị xem là có lỗi do không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý, trông coi tài sản
Ví dụ: Ông A có một căn nhà, hiện đang cho B thuê để ở trong thời gian 3 tháng, không bao lâu thì căn nhà bị sụp đổ, sạt lở một phần gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác Trong trường hợp này, chủ sở hữu là ông B, người được chủ sở hữu giao quản lý,
sử dụng căn nhà nếu giữa A và B không có thỏa thuận thì B phải chịu trách nhiệm bồi thường, bởi vì B là người đang trực tiếp quản lý đối với căn nhà nên B luôn bị xem là có lỗi do không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý, trông coi tài sản được giao
2.3.2.5 Trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp
Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản là các chủ thể đã thực hiện hành vi trộm cắp, chiếm đoạt hoặc các hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật khác tài sản ngoài ý chí của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp Theo quy định của Bộ luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản chỉ áp dụng trong trường hợp bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại điều 623 và bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra tại điều 625 Do đây là những động sản rất dễ bị người khác chiếm hữu, sử dụng gây thiệt hại Đối với nhà cửa, công trình xây dựng khác là các bất động sản không di dời, dịch chuyển được nên luôn thuộc sự quản lý của chủ sở hữu hoặc người có quyền quản lý
Do vậy, trong trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác thì luật dân sự không có quy định cụ thể Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp thì ta cũng sẽ áp dụng nguyên tắc chung để xác định người phải chịu trách nhiệm đó là người đang trực tiếp quản lý vật chất đối với tài sản Bởi vì
họ luôn bị coi là có lỗi trong việc quản lý, trông coi tài sản
2.4 Xác định thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
Thiệt hại là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại còn có ý nghĩa quan trọng trong việc ấn định mức bồi thường cho người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại Căn cứ theo khoản 1 điều 307 Bộ luật dân sự năm
2005 và hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán
Trang 37Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm
2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần; Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 điều 610 Bộ luật dân sự năm 2005
2.4.1 Xác định thiệt hại về vật chất do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
2.4.1.1 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của cá nhân, pháp nhân, của các chủ thể khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ Nếu người gây thiệt hại xâm phạm đến tài sản thì họ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại
Theo quy định tại điều 608 Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng: đây là những thiệt hại trực tiếp
do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra, tức là tài sản không còn trong tình trạng ban đầu như trước khi bị thiệt hại và cần phải bỏ ra chi phí để sửa chữa Do đó, trong trường hợp tài sản bị hư hỏng thì chi phí sửa chữa được xác định là thiệt hại Ví dụ: Công trình xây dựng của B bị sụp đổ làm cho nhà A bị lún, bị nứt nghiêm trọng Trong trường hợp này bồi thường cho A một khoản chi phí để sửa chửa nhà cho A
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản: đây là những thiệt hại gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại Bởi vì, tài sản luôn chứa đựng trong nó những lợi ích nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai thác, sử dụng của con người Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể được hiểu là những lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thể thu được kể từ khi tài sản bị xâm phạm Ví dụ: Ngôi nhà của A do xây quá lâu năm bị sụp đổ gây thiệt hại cho nhà bên cạnh đang cho người khác thuê Ngoài việc bồi thường các chi phí sửa chữa thì A phải bồi thường một khoản tiền thuê bị mất cho nhà bên cạnh
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: đây là khoản chi phí mà người bị thiệt hại phải bỏ ra để ngăn chặn không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra để khắc phục thiệt hại
Như vậy, thiệt hại về tài sản do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục tình trạng ban đầu của tài sản của người bị thiệt hại và thiệt