Chủ sở hữu giao nhà cửa, công trình xây dựng cho người khác quản lý, sử dụng

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra (Trang 33)

5. Bố cục luận văn

2.3.2.Chủ sở hữu giao nhà cửa, công trình xây dựng cho người khác quản lý, sử dụng

trình xây dựng khác cho một số chủ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý và khai thác sử dụng

Hiện nay, việc giao tài sản thuộc sở hữu của Nhà Nước cho một số chủ thể quản

lý, sử dụng khai thác là vấn đề khá phổ biến ở nước ta. Ngoài tài sản là đất đai Nhà nước

còn giao rất nhiều tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho chủ thể khác quản lý, khai

thác sử dụng là các công trình xây dựng đã hoàn thành như trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước,…cho một số chủ thể là cá nhân, tổ chức quản lý, sử dụng. Một vấn đề được đặt ra là khi các công trình xây dựng này gây ra thiệt hại cho người khác thì ai sẽ

21 Điều 165, Bộ luật dân sự năm 2005

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng

28

phải chịu trách nhiệm bồi thường, vấn đề này lại không được luật hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, về nguyên tắc chung chúng ta sẽ dựa vào sự cam kết thỏa thuận giữa họ.

Cụ thể, trong trường hợp này ta sẽ căn cứ vào Quyết định giao tài sản thuộc sở

hữu Nhà nước. Nếu quyết định của Nhà nước có quy định rõ chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại cho người khác thì áp dụng

Quyết định đó.

Nếu trong trường hợp không có Quyết định giao tài sản của Nhà nước không có quy định rõ vấn đề này thì sẽ áp dụng nguyên tắc những người đang trực tiếp chiếm hữu,

trông coi, “quản lý vật chất” đối với nhà cửa, công trình xây dựng. Bởi vì, họ luôn bị coi

là có lỗi trong việc quản lý vật chất đối với tài sản.

Ví dụ: Tường rào bằng bê tông của bệnh viện bị sụp đổ gây ra thiệt hại cho tài sản, sức khỏe, tính mạng của người dân sống lân cận. Mặc dù đây là tài sản thuộc sở hữu

của Nhà nước nhưng chủ thể đứng ra chịu trách nhiệm chính là bệnh viện vì Nhà nước đã giao quyền quản lý, sử dụng cho bệnh viện do bệnh viện không thực hiện tốt nghĩa vụ

của mình để tài sản gây ra thiệt hại cho người khác.

2.3.2.2. Chủ sở hữu là cộng đồng dân cư giao tài sản thuộc sở hữu cộng đồng là nhà cửa,

công trình xây dựng khác cho những chủ thể khác quản lý, sử dụng

Theo quy định tại điều 220 Bộ luật dân sự năm 2005 thì sở hữu chung của công đồng dân cư được hiểu là:

“1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản,

buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật

nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung của cả cộng đồng.

2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung

theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái với

pháp luật, đạo đức xã hội”. Theo đó, các công trình thuộc sở hữu chung của cộng đồng dân cư bao gồm: am, miếu, đình, chùa,…Tương tự như trường hợp chủ sở hữu là Nhà

nước giao tài sản thuộc sở hữu nhà nước là nhà cửa, công trình xây dựng khác cho một số

chủ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý và khai thác sử dụng thì vấn đề này cũng không có văn bản luật nào điều chỉnh. Do đó, để xác định được ai sẽ phải

chịu trách nhiệm bồi thường khi những tài sản này gây thiệt hại thì ta vẫn áp dụng

nguyên tắc chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước hết, ta sẽ căn cứ vào cam kết thỏa thuận giữa cộng đồng dân cư và chủ thể được giao quyền quản lý, sử dụng trong hợp đồng giao tài sản. Nếu trong hợp đồng có

quy định rõ chủ thể bồi thường thì áp dụng thỏa thuận của họ, tuy nhiên việc thỏa thuận

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng

29

hội. Nếu trong hợp đồng không có quy định rõ thì người đang thực hiện việc quản lý, trông coi, “quản lý vật chất” đối với nhà cửa, công trình xây dựng sẽ phải chịu trách

nhiêm bồi thường vì không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý, trông coi tài sản. Cụ thể, trong trường hợp này là các chủ thể đang nắm giữ tài sản của cộng đồng dân cư.

Ví dụ: Tường rào của ngôi chùa được xây dựng lâu năm bị sụp đổ xuống gây

thiệt hại cho Avà B đang đi gần đó. Trong trường hợp này chủ sở hữu ngôi chùa là cộng đồng dân cư nhưng đã chuyển giao quyền quản lý, trông coi cho C nên C là người đang

trực tiếp quản lý, trông coi. Do đó, khi có thiệt hại xảy ra thì C phải đứng ra bồi thường

do C không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý tài sản được giao.

2.3.2.3. Chủ sở hữu uỷ quyền cho người khác quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng khác của mình dựng khác của mình

Theo quy định tại điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định ngoài chủ sở hữu

thì “người được chủ chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng phải

bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt

lở gây thiệt hại cho người khác trừ trường hợp thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị

thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”. Trong trường hợp này, nếu chủ sở hữu nhà cửa,

công trình xây dựng sẽ ủy quyền cho người khác thì giữa chủ sỡ hữu và người được ủy

quyền sẽ phát sinh hợp đồng uỷ quyền. Một vấn được đặt ra là trong thời gian ủy quyền

mà nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại cho người khác thì ai sẽ là người chịu

trách nhiệm bồi thường ? Vấn đề này cũng chưa được luật quy định rõ. Vì vậy, việc xác định chủ thể nào có trách nhiệm bồi thường sẽ áp dụng nguyên tắc chung: đầu tiên, ta sẽ

dựa vào cam kết thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người được ủy quyền thông qua hợp đồng ủy quyền ai sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường trong thời gian ủy quyền. Nếu

các bên không có thỏa thuận thì việc xác định chủ thể phải bồi thường trong trường hợp

này vẫn dựa trên nguyên tắc người đang trực tiếp quản lý vật chất sẽ chịu trách nhiêm bồi thường. Bởi vì họ luôn bị xem là có lỗi trong việc quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng, nếu muốn thoát khỏi trách nhiệm thì họ phải chứng minh được thiệt hại xảy ra

hoàn toàn là do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Ví dụ: Ông A có một căn nhà xây dựng đã lâu, do phải đi công tác xa nên ông A

đã ủy quyền cho B quản lý, trông coi ngôi nhà của mình trong thời gian 3 tháng. Tuy

nhiên, trong thời gian đó thì một phần ngôi nhà của ông A bị đổ xuống gây thiệt hại cho

sức khỏe của người khác. Trong trường hợp này, tuy chủ sở hữu là ông A nhưng B là người đang trực tiếp quản lý, trông coi nhà nên B phải chịu trách nhiệm bồi thường, nếu

muốn thoát khỏi trách nhiệm thì B phải chứng minh được thiệt hại xảy ra hoàn toàn là do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

2.3.2.4. Chủ sở hữu cho người khác thuê, mượn nhà cửa, công trình xây dựng

Tương tự như các trường hợp trên, khi có thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại trong thời gian chủ sở hữu cho người khác thuê, mượn tài sản thì việc xác định ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường cũng không được luật điều chỉnh

cụ thể. Do đó, khi có thiệt hại xảy ra thì vẫn căn cứ vào nguyên tắc chung đó là: Trước

tiên, ta sẽ căn cứ vào thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thuê, mượn nhà cửa, công

trình xây dựng về việc xác định chủ thể phải bồi thường. Nếu các bên không có thỏa

thuận về chủ thể phải bồi thường người đang trực tiếp quản lý vật chất (người thuê, mượn

nhà cửa, công trình xây dựng) sẽ phải bồi thường do họ luôn bị xem là có lỗi do không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý, trông coi tài sản.

Ví dụ: Ông A có một căn nhà, hiện đang cho B thuê để ở trong thời gian 3 tháng,

không bao lâu thì căn nhà bị sụp đổ, sạt lở một phần gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác. Trong trường hợp này, chủ sở hữu là ông B, người được chủ sở hữu giao quản lý,

sử dụng căn nhà nếu giữa A và B không có thỏa thuận thì B phải chịu trách nhiệm bồi thường, bởi vì B là người đang trực tiếp quản lý đối với căn nhà nên B luôn bị xem là có lỗi do không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý, trông coi tài sản được giao.

2.3.2.5. Trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp

Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản là các chủ thể đã thực hiện

hành vi trộm cắp, chiếm đoạt hoặc các hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật khác...

tài sản ngoài ý chí của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Theo quy định của Bộ

luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật

tài sản chỉ áp dụng trong trường hợp bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại điều 623 và bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra tại điều 625. Do đây là những động sản

rất dễ bị người khác chiếm hữu, sử dụng gây thiệt hại . Đối với nhà cửa, công trình xây dựng khác là các bất động sản không di dời, dịch chuyển được nên luôn thuộc sự quản lý

của chủ sở hữu hoặc người có quyền quản lý.

Do vậy, trong trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác bị người khác

chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác thì luật dân sự không có quy định cụ thể. Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng bị người

khác chiếm hữu bất hợp pháp thì ta cũng sẽ áp dụng nguyên tắc chung để xác định người

phải chịu trách nhiệm đó là người đang trực tiếp quản lý vật chất đối với tài sản. Bởi vì họ luôn bị coi là có lỗi trong việc quản lý, trông coi tài sản.

2.4. Xác định thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra

Thiệt hại là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại còn có ý nghĩa quan trọng trong việc ấn định mức bồi thường cho người

gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Căn cứ theo khoản 1 điều 307 Bộ luật dân sự năm 2005 và hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng

31

Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tinh thần; Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức

khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005; thiệt hại do

tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 điều 610 Bộ luật dân sự năm 2005.

2.4.1. Xác định thiệt hại về vật chất do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra

2.4.1.1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của cá nhân, pháp nhân, của các chủ thể khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nếu người gây thiệt hại xâm phạm đến tài sản thì họ

phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Theo quy định tại điều 608 Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết

03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: tài sản bị

mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi

phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng: đây là những thiệt hại trực tiếp

do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra, tức là tài sản không còn trong tình trạng ban đầu như trước khi bị thiệt hại và cần phải bỏ ra chi phí để sửa chữa. Do đó, trong trường hợp

tài sản bị hư hỏng thì chi phí sửa chữa được xác định là thiệt hại. Ví dụ: Công trình xây dựng của B bị sụp đổ làm cho nhà A bị lún, bị nứt nghiêm trọng. Trong trường hợp này bồi thường cho A một khoản chi phí để sửa chửa nhà cho A.

- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản: đây là những thiệt hại

gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại. Bởi vì, tài sản luôn chứa đựng trong nó những

lợi ích nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai thác, sử dụng của con người. Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể được hiểu là những

lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thể thu được kể từ khi tài sản bị xâm

phạm. Ví dụ: Ngôi nhà của A do xây quá lâu năm bị sụp đổ gây thiệt hại cho nhà bên cạnh đang cho người khác thuê. Ngoài việc bồi thường các chi phí sửa chữa thì A phải

bồi thường một khoản tiền thuê bị mất cho nhà bên cạnh.

- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: đây là khoản chi phí mà người bị thiệt hại phải bỏ ra để ngăn chặn không cho thiệt hại tiếp tục phát

sinh hoặc phải bỏ ra để khắc phục thiệt hại.

Như vậy, thiệt hại về tài sản do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục tình trạng ban đầu của tài sản của người bị thiệt hại và thiệt

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng

32

hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại cho đến khi được bồi thường.

2.4.1.2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Sức khỏe của con người là vô giá, không thể có một đơn vị do lường nào có thể được xác định làm căn cứ xác định thiệt hại về sức khỏe. Mặc dù vậy, khi tài sản của chủ

sở hữu xâm hại đến sức khỏe thì cần thiết phải bồi hoàn đến những thiệt hại thực tế mà

người bị thiệt hại phải gánh chịu22. Theo quy định tại khoản 1 điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005 và hướng dẫn tại mục 1 phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các khoản sau đây: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và các chức năng bị mất, bị

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra (Trang 33)