Năng lực bồi thường thiệt hại don hà cửa, công trình xây dựng gây ra

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra (Trang 31 - 32)

5. Bố cục luận văn

2.2. Năng lực bồi thường thiệt hại don hà cửa, công trình xây dựng gây ra

* Cá nhân

Theo quy định của pháp luật đối với một cá nhân muốn tham gia vào quan hệ

dân sự thì đòi hỏi cá nhân đó phải thỏa mãn hai điều kiện: có năng lực pháp luật và năng

lực hành vi. Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Năng lực pháp luật dân sự của

cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau. Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra

và chấm dứt khi người đó chết”. Với quy định này thì ai cũng có năng lực pháp lực và

năng lực pháp lực của mỗi người đều hoàn toàn giống nhau không có sự phân biệt. Còn

năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định tại điều 17 của Bộ luật dân sự 2005

“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự”. Như vậy đối với năng lực hành vi không phải cá nhân nào cũng có được, đối với người dưới sáu tuổi, người bị bệnh tâm thần hoặc

mất các bệnh khác không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mà bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định thì họ không thể tự mình tham gia vào quan hệ dân sự mà chỉ thông qua người đại

diện hoặc người giám hộ.

Theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 về năng lực chịu trách nhiệm

của cá nhân thì:

“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường; 2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà

có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường

thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để

bồi thường.”

Theo quy định trên thì người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì có thể cha, mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm bồi thường

thiệt hại. Tuy nhiên, quy định này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp thiệt hại là do hành vi của con người gây ra còn nếu thiệt hại là do tài sản gây ra thì nguyên tắc này

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng

26

không thể được áp dụng bởi lẽ cha mẹ chỉ có thể bị suy đoán là có lỗi trong việc giáo dục,

quản lý con cái để con cái có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác. Còn

trong trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại, chủ sở hữu của nhà cửa,

công trình xây dựng vẫn là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự và cha mẹ không bị coi là có lỗi nếu tài sản đang do người khác quản lý. Hơn nữa,

trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về tài sản và người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm

bằng tài sản của mình. Do đó chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,

công trình xây dựng gây ra phải là chủ sở hữu của nhà cửa, công trình xây dựng đó hoặc người đang chiếm hữu, quản lý nhà cửa, công trình xây dựng chứ không thể là cha mẹ

hoặc người giám hộ. Nếu cha, mẹ, người giám hộ cũng là người quản lý nhà cửa, công

trình xây dựng đó thì họ cũng có thể là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Mặc dù người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không có năng lực

tố tụng nhưng người đại diện của họ có thể tham gia còn trách nhiệm vẫn phải thuộc về

những người này và họ phải bồi thường bằng tài sản của chính họ. Và nếu tài sản của họ không đủ để bồi thường thì cha, mẹ, người giám hộ cũng không phải thực hiện thay.

* Pháp nhân

Theo quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Một tổ chức được

công nhận là pháp nhân khi có đủ điều kiện sau đây: được thành lập hợp pháp; có cơ

cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự cịu trách nhiệm

bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

Khi đó, pháp nhân đó sẽ có quyền tham gia vào các quan hệ dân sự. Như vậy, khi có

tranh chấp hoặc có thiệt hại phát sinh thì pháp nhân này phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Khi tham gia vào quan hệ dân sự thì pháp nhân được xem là một chủ thể độc lập như các chủ thể khác, cho nên pháp nhân phải có năng lực pháp lực và năng lực hành vi. Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lực hàn vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương đương với thời điểm thành lập của pháp nhân. Đối với pháp nhân phải đăng ký hoạt động theo quy định thì năng lực của pháp nhân phát

sinh kể từ khi đăng ký. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân được xác lập trong các trường

hợp thành viên của pháp nhân hoặc người lao động của pháp nhân có hành vi gây thiệt

hại cho người khác. Pháp nhân không phải là con người, do đó khi đảm nhận vai trò một

bên trong vụ án, pháp nhân luôn phải do một cá nhân có thẩm quyền đứng ra với vai trò là một bên trong vụ kiện.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)