Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường don hà cửa, công trình xây dựng gây ra

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra (Trang 46 - 74)

5. Bố cục luận văn

2.6.Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường don hà cửa, công trình xây dựng gây ra

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra nói riêng thì việc xác định thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, để giải quyết được vụ kiện thì trước

hết Tòa án phải xác định được vụ kiện đó còn hay đã hết thời hiệu khởi kiện.

Theo Bộ luật dân sự năm 2005 thời hiệu được định nghĩa như sau: “Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng

41

giải quyết việc dân sự”26. Còn thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền

khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi

bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”27. Như vậy, thời hiệu

khởi kiện là khoản thời gian nhất định pháp luật cho phép đương sự có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác khi bị xâm phạm, khi hết

thời hạn đó thì quyền khởi kiện sẽ mất đi đương sự không có quyền khởi kiện nữa.

Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp

nhân, chủ thể khác bị xâm hại”. Căn cứ theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc xác định thời hiệu khởi kiện được thực hiện như sau:

- Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ

ngày 01-01-2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ

ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

- Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước

ngày 01-01-2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ

ngày 01-01-2005.

Về nguyên tắc, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại phải được tính

liên tục không bị gián đoạn theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, có những sự kiện phát sinh làm cho người khởi kiện không thể khởi kiện trong thời gian này. Đó là các sự kiện được quy định tại điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005 về thời gian không tinhs vào thời

hiệu khởi kiện vụ án dân sự:

 Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền

khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu.

 Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa

thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

 Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà

không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

2.7. Những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp

luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ điều 627 quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử

dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công

trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụp lở, gây thiệt hại cho người khác, trừ

26

Điều 154, Bộ luật dân sự năm 2005

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng

42

trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả

kháng”. Từ quy định trên, ta có thể thấy chủ thể gây thiệt hại sẽ không phải bồi thường trong hai trường hợp sau: thiệt hại do sự kiện bất khả kháng và thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.

2.7.1. Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng

Theo quy định tại điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “ Sự kiện bất khả kháng

là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phuc được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.. Chẳng

hạn như động đất, lũ quét, lốc xoáy, mưa đá, sóng thần…là những lực lượng tự nhiên mà

con người không kiểm soát được. Tuy nhiên không phải mọi sự kiện nêu trên đều được

xem là sự kiện bất khả kháng. Bởi vì để được xem là một sự kiện bất khả kháng phải đáp ứng các yếu tố sau: phải xảy ra một cách khách quan, các chủ thể có liên quan không

lường trước được, các chủ thể không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện

pháp cần thiết. Do vậy, những thiệt hại đã xảy ra trong trường hợp trên là tất yếu, không

thể tránh khỏi. Thiệt hại xảy ra trong các trường hợp trên là nằm ngoài sự kiểm soát của

chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng

nên khi có thiệt hại xảy ra thì sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này người bị thiệt hại phải tự gánh chịu và xem đây là một rủi ro.

Ví dụ: Động đất xảy ra làm cho nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại về

sức khỏe, tính mạng và tài sản cho người khác. Trong trường hợp này, động đất là được

xem là sự kiên bất khả kháng vì sự kiện này đáp ứng đủ các điều kiện vừa nêu. Do đó,

chủ sở hữu, người giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác không phải

chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại đã xảy ra.

2.7.2. Thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại

Theo Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “khi người bị thiệt hại cũng có

lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại

thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”. Theo quy định này, khi có thiêt hại xảy ra

thì nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ phải bồi thường phần tương ứng với mức độ lỗi của mình, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì họ phải tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gánh chịu thiệt hại. Cụ thể, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cũng theo quy định trên người gây thiệt hại sẽ không phải bồi thường. Việc loại trừ trách

nhiệm bồi thường của chủ sở hữu trong trường hợp hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại

là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, không thể nào phát sinh trách nhiệm bồi thường cho chủ sở

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng

43

của người bị thiệt hại. Như vậy sẽ không đảm bảo công bằng cho chủ sở hữu, người được

chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình cây dựng khác.

Ví dụ: Nhà của A do xây dựng từ rất lâu nên bị xuống cấp nghiêm trọng, A

không thể tiếp tục sống trong căn nhà đó được. Do đó, A đã tiến hành tháo dỡ nhà cũ xây

lại nhà mới. Trong quá trình tháo dỡ, để tránh gây thiệt hại cho người khác A đã đề biển

báo: cấm vào. Tuy B đã thấy biển báo nhưng B vẫn vào trong nên bị bức tường đổ xuống

gây thiệt hại cho sức khỏe của chính B. Trong trường hợp này, B không được bồi thường

thiệt hại vì thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của B, A đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm an toàn thông qua việc thông báo tính nguy hiểm của công trình.

2.8. Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra

Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới đời sống kinh tế- xã hội, tốc độ

xây dựng nhà ở và các công trình kiến trúc ngày càng phát triển. Trong quá trình xây dựng cũng xảy ra rất nhiều tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra cho chủ sở hữu công trình xây dựng liền kề hoặc cho người khác. Khi đó

trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra và cần được giải quyết.

Thực tế yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra trong những năm gần đây ngày càng nhiều, các tranh chấp thường mang

tính chất gay gắt, bức xúc kéo dài nhiều năm không thể giải quyết được. Hai bên không tự thỏa thuận được, sau đó nhờ chính quyền địa phương hòa giải nhưng cũng không

thành, chủ nhà bị thiệt hại khởi kiện vụ việc ra Tòa án. Khi đó, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý

và giải quyết theo thủ tục luật định. Cụ thể như sau:

 Việc xác định tư cách đương sự

Việc xác định tư cách đương sự trong các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là nhằm mục đích xác định chính xác người có quyền lợi bị thiệt hại (người có quyền yêu cầu) và người phải chịu trách nhiệm bồi thường khi gây ra thiệt hại (người có nghĩa vụ

bồi thường).

Về nguyên tắc, chủ thể có quyền lợi trong vụ kiện đã thực hiện việc khởi kiện hay được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho họ được coi là nguyên đơn. Người khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích của người khác, tuỳ trường hợp sẽ tham gia tố

tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật hay đại diện theo uỷ quyền. Tuy nhiên, cần phải xét tới các trường hợp ngoại lệ, liên quan tới việc chuyển quyền theo quy định

của pháp luật dân sự. Pháp luật cho phép bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự

có thể chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền. Khi bên có quyền yêu cầu

chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu và có thể đứng đơn kiện với tư cách là nguyên đơn dân sự để yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 610 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thiệt hại do

tính mạng bị xâm phạm bao gồm, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho

những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Vấn đề đặt ra là đối với các

thiệt hại vật chất do tính mạng bị xâm phạm này thì ai sẽ là người có quyền khởi kiện. Có

thể nhận thấy đối với khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có

nghĩa vụ cấp dưỡng thì chính những người có quyền cấp dưỡng (hoặc người đại diện hợp

pháp của họ) có thể đứng đơn kiện. Nếu dùng phương pháp loại trừ thì ta cần phải xác định ai là chủ thể có quyền khởi kiện để đòi các khoản bồi thường là chi phí hợp lý cho

việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho

việc mai táng. Về nguyên tắc, thì người có quyền kiện với tư cách là nguyên đơn để đòi những khoản tiền này là người thực tế đã bỏ tiền ra để chi phí cho người bị thiệt hại đã chết. Tuy nhiên, xét về thực tế thì thông thường những người thân thích là người thừa kế

theo pháp luật của nạn nhân chính là những người đã bỏ tiền ra để chi phí nhằm khắc

phục thiệt hại, do vậy, những chủ thể này có thể khởi kiện với tư cách là nguyên đơn. Như vậy, theo suy luận logic trong trường hợp tính mạng bị xâm hại thì phạm vi những người có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất có thể rộng hơn

phạm vi những người có quyền khởi kiện để yêu cầu bù đắp những tổn thất về tinh thần.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng hạn định những trường hợp, theo đó chỉ những chủ

thể nhất định mới có quyền yêu cầu người gây thiệt hại thực hiện nghĩa vụ bồi thường và chỉ có những chủ thể này mới có thể khởi kiện với tư cách là nguyên đơn. Cụ thể, đối với

các yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần do xâm phạm đến tính mạng thì chỉ những người sau đây mới có thể khởi kiện: Người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng hoặc người đã trực

tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại28.

Đối với việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra nói riêng thì người bị thiệt

hại phải khởi kiện người có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và trong trường hợp này người bị khởi kiện là bị đơn. Đối với việc thực hiện nghĩa vụ

dân sự liên đới thì bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa

vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ29. Trong trường hợp này, bị đơn trong vụ kiện là một

trong số những người có nghĩa vụ liên đới bị nguyên đơn khởi kiện, những người có

nghĩa vụ liên đới còn lại sẽ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc xác định ai là người có trách nhiệm bồi thường phải căn cứ vào quy định của

pháp luật dân sự đối với từng trường hợp cụ thể. Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 quy

28

Điều 309, điều 609, điều 610 Bộ luật dân sự 2005

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng

45

định chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác. Như vậy, người phải chịu trách nhiệm

bồi thường trong trường hợp này là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng nhà cửa, công trình xây dựng bởi vì họ luôn bị coi là có lỗi trong việc quản lý, trông

coi tài sản của mình.

 Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án + Xác định thẩm quyền theo cấp Tòa án:

Đối với việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra nói riêng là thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện30. Tuy nhiên, đối với

những việc nêu trên nếu có một bên đương sự đang ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì

người bị thiệt hại phải yêu cầu Toà án cấp tỉnh thụ lý giải quyết31. + Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ:

Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm

quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản, đối với các việc kiện không phải là

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra (Trang 46 - 74)