Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra (Trang 37 - 38)

5. Bố cục luận văn

2.4.1.1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của cá nhân, pháp nhân, của các chủ thể khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nếu người gây thiệt hại xâm phạm đến tài sản thì họ

phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Theo quy định tại điều 608 Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết

03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: tài sản bị

mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi

phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng: đây là những thiệt hại trực tiếp

do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra, tức là tài sản không còn trong tình trạng ban đầu như trước khi bị thiệt hại và cần phải bỏ ra chi phí để sửa chữa. Do đó, trong trường hợp

tài sản bị hư hỏng thì chi phí sửa chữa được xác định là thiệt hại. Ví dụ: Công trình xây dựng của B bị sụp đổ làm cho nhà A bị lún, bị nứt nghiêm trọng. Trong trường hợp này bồi thường cho A một khoản chi phí để sửa chửa nhà cho A.

- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản: đây là những thiệt hại

gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại. Bởi vì, tài sản luôn chứa đựng trong nó những

lợi ích nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai thác, sử dụng của con người. Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể được hiểu là những

lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thể thu được kể từ khi tài sản bị xâm

phạm. Ví dụ: Ngôi nhà của A do xây quá lâu năm bị sụp đổ gây thiệt hại cho nhà bên cạnh đang cho người khác thuê. Ngoài việc bồi thường các chi phí sửa chữa thì A phải

bồi thường một khoản tiền thuê bị mất cho nhà bên cạnh.

- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: đây là khoản chi phí mà người bị thiệt hại phải bỏ ra để ngăn chặn không cho thiệt hại tiếp tục phát

sinh hoặc phải bỏ ra để khắc phục thiệt hại.

Như vậy, thiệt hại về tài sản do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục tình trạng ban đầu của tài sản của người bị thiệt hại và thiệt

Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng

32

hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại cho đến khi được bồi thường.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra (Trang 37 - 38)