5. Bố cục luận văn
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng nói riêng thì thiệt hại xảy ra được
xem là điều kiện quan trọng hàng đầu bởi mục đích của loại trách nhiệm này là nhằm
khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại. Do đó, không có thiệt hại thì không đặt
ra vấn đề bồi thường cho dù có các điều kiện khác.Trong trách nhiệm dân sự, “thiệt hại” được hiểu là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, tài sản, uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức.
Căn cứ theo Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, công trình xây dựng gây ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất
về tinh thần.
Thiệt hại về vật chất bao gồm thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm
phạm như18: tài sản bị mất, bị hư hại, bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng hoặc
khại thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiêt hại; chi phí hợp
lý cho việc cứu chữa, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, chi phí cho việc cứu chữa người bị thiệt hại trước khi chết, chi phí cho việc mai táng, khoản tiền cấp dưỡng. Như
vậy, thiệt hại vật chất cũng có thể bao gồm thiệt hại từ việc mất hoặc giảm súc khả năng
Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng
21
tạo ra tài sản do hậu quả của hành vi xâm phạm đối với tính mạng, sức khỏe của con người, cũng như từ việc chi phí nhằm khôi phục các khả năng đó hoặc nhằm xử lý các
hậu quả của sự xâm phạm đó. Ví dụ: Công trình xây dựng bị sụp đổ gây ra thiệt hại cho
các căn nhà lận cận như nứt tường, lún nền,... Trong trường hợp này chủ sở hữu công
trình phải bồi thường các khoản chi phí để khắc phục, sữa chữa cho nhà lân cận.
Bên cạnh việc bồi thường các thiệt hại về vật chất thì người bị thiệt hại còn phải
bồi thường khoản thiệt hại do tổn thất về tinh thần, đây là loại thiệt hại được ghi nhận trong trường hợp sức khỏe, tính mạng của con người bị xâm phạm. ví dụ: trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng sụt đổ làm cho người bị thiệt hại cụt chân, tay... ngoài một khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm hại người có trách nhiệm còn có thể
phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt
hại. Hoặc trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho tính mạng của một người thì bên cạnh việc bồi thường một khoản tiền thiệt hại về tính mạng họ còn phải bồi thường về tinh thần cho thân nhân người bị thiệt hại.
Khi có thiệt hại xảy ra, cơ sở pháp lý để áp dụng tính mức bồi thường được quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/7/2006 của Hội Đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Một điều kiện quan trọng nữa là thiệt hại này phải
chắc chắn và là thiệt hại thực tế.
Do trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường do tài sản gây ra nên chỉ bao gồm các loại thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng. Riêng loại thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì không thuộc phạm vi tác động gây thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
gây ra chỉ áp dụng nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại “cho người khác” hay có
thể gọi là “người xung quanh”. “Người khác” được hiểu là những người khi xảy ra thiệt
hại, không phải là chủ sở hữu, người được giao quyền quản lý, sử dụng nhà cửa, công
trình xây dựng. Nếu nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho chủ sở hữu, người được giao quyền quản lý, sử dụng thì họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
đối với các loại thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm vừa nêu trên thì việc xác định thiệt hại có thể dễ dàng đó là căn cứ theo Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng đối với
Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng
22
định để xác định mức độ thiệt hại trên thực tế, từ đó ấn định một mức bồi thường cho phù hợp.
Cách tính mức thiệt hại của từng loại thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra vẫn tuân theo nguyên tắc chung được quy định tại điều 608, điều 609, điều
610 Bộ luật dân sự năm 2005.
2.1.2. Có hành vi trái pháp luật
Theo Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “hành vi trái pháp luật là những xử sự của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của
pháp luật”. Đây là những hành vi được thực hiên thông qua một con người cụ thể.
Hành vi gây thiệt hại có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành
động19. Hành động hay không hành động đều là những xử sử của con người, có ý chí và
được lý trí kiểm soát, gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ.
Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp của chủ thể vào đối tượng gây
thiệt hại, có thể là tác động gián tiếp của chủ thể vào đối tượng thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại.
Không hành động gây thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng
việc không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải làm trong khi bản thân chủ thể
có đầy đủ điều kiện để làm việc đó.
Theo quy định tại điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 “Chủ sở hữu, người được chủ
sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại
nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụp lở, gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do
sự kiện bất khả kháng”. Từ quy định trên, ta có thể hiểu nguyên nhân gây nên thiệt hại là do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là do sự tự thân nhà cửa, công trình xây dựng gây ra chứ không hề có sự tác động bởi hành vi của con người một cách trực tiếp.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân
sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên nhân gây nên thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra phải do chính hành vi trái pháp luật
của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng. Do đó, nếu xem xét hành vi trái pháp luật của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng thì hành vi đó chỉ có thể là hành vi trái pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động. Tức là, chủ sở hữu, người được
Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng
23
chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
bắc buộc phải làm nên gây thiệt hại cho người khác. Hành vi đó bao gồm: không sửa
chữa hay phá vỡ bất động sản đã xuống cấp, không thực hiện nghĩa vụ bảo trì nhà cửa,
công trình xây dựng nên đã để nhà cửa, công trình xây dựng tự sụp đổ, sạt lỡ gây thiệt haị cho người khác.
Ví dụ: Ngôi nhà của A được xây dựng cách đây đã lâu năm, hiện nay đã xuất hiện
những vết nứt trên tường, mặc dù thấy vậy nhưng A vẫn không tiến hành sửa chữa. Một
hôm, một phần căn nhà bị đổ xuống gây thiệt hại cho người đi đường. Trong trường hợp
này thiệt hại xảy ra là xuất phát từ hành vi của A do A không hành sửa chửa, phá vỡ nhà cửa, công trình xây dựng đã xuống cấp.
2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với hành vi trái pháp luật
Căn cứ theo Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng nói
riêng sẽ không thể phát sinh trách nhiệm bồi thường nếu không thỏa yếu tố về mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với hành vi trái pháp luật.
Khi có thiệt hại xảy ra và xác định trách nhiệm thuộc về ai, cần xem xét thiệt hại đó
do nguyên nhân nào gây ra, nguyên nhân đó do đâu mà có? Nếu không xác định chính
xác mối quan hệ nhân quả thì sẽ dẫn đến những sai lầm khi xác định trách nhiệm bồi thường. Việc xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa rất quan trọng bởi lẽ trách nhiêm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại là hậu quả, hành vi là nguyên nhân.
Theo Nghị quyết 03/2006 ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định: thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của
hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Như vậy, khi xem xét mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thì thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp luật thể
hiện dưới dạng không hành động của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử
dụng nhà cửa, công trình xây dựng.
2.1.4. Có lỗi của chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng
Lỗi hiểu theo góc độ luật học, từ xưa đến nay có nhiều học giả, trong đó có các
luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác định yếu tố lỗi trong trách
Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng
24
nhiều quan điểm khác nhau trong nhận thức về yếu tố lỗi nhưng nhìn chung các học giả đều thừa nhận lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý20.
Theo quan điểm cổ điển, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi có điều kiện lỗi. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Lỗi theo truyền thống khoa học luật dân sự, được hiểu
là yếu tố chủ quan nói lên trạng thái tâm lý của con người có khả năng đánh giá và nhận
thức được hành vi của mình là đúng hay sai và hậu quả của hành vi đó.
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự từ Điều 623 đến Điều 627 Bộ luật
dân sự 2005, chúng ta có thể thấy duy nhất hai điều luật quy định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại không xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 3 Điều 623 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”; Điều 624 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Các điều luật
còn lại không quy định vấn đề loại trừ yếu tố lỗi. Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra vẫn áp dụng bốn điều kiện bồi thường thiệt hại
nói chung, trong đó có lỗi.
Theo nguyên tắc chung về lỗi trong luật dân sự thì lỗi mang bản chất là “lỗi suy đoán” tức là trong trường hợp này khi nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quyền quản lý, sử dụng nhà cửa,
công trình xây dựng bị suy đoán là có lỗi, người chịu trách nhiệm về việc gây thiệt hại
muốn loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình thì phải chứng minh mình không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại. Nói cách khác, chủ thể có trách nhiệm bồi thường phải
chứng minh được việc gây thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì khi đó người bị thiệt hại phải tự mình gánh chịu hoặc thiệt
hại gây ra là do lỗi của người khác thì trách nhiệm bồi thường sẽ được chuyển sang cho người đó, hay do sự tác động của sự kiện bất khả kháng thì người bị thiệt hại không được
bồi thường và coi đó như là một rủi ro đối với mình.
Do đó, khi xem xét lỗi của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quyền quản
lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng chính là do lỗi vô ý vì không thực hiện sự quan tâm, chu đáo cần thiết khi thực hiện nghĩa vụ quản lý, trông coi, bảo quản tài sản của
mình để tài sản đó gây thiệt hại.
20
TS. Phùng Trung Tập, Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí luật học số 10/2004,
Đề t ệm bồi thường thiệt hại do n ửa, công tr ựng
25
2.2. Năng lực bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra * Cá nhân * Cá nhân
Theo quy định của pháp luật đối với một cá nhân muốn tham gia vào quan hệ
dân sự thì đòi hỏi cá nhân đó phải thỏa mãn hai điều kiện: có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi. Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau. Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra
và chấm dứt khi người đó chết”. Với quy định này thì ai cũng có năng lực pháp lực và