1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Xây dựng một tình huống tranh chấp có liên quan và đưa ra cách giải quyết theo quan điểm cá nhân

16 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 44,62 KB
File đính kèm Danh mục tài liệu tham khảo.rar (12 KB)

Nội dung

Nhà cửa, công trình xây dựng khác là những tài sản lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Thông thường nhà ở hay các công trình xây dựng khác có được xây dựng kiên cố nhằm sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều trường hợp do không đủ chi phí hay để tiết kiệm chi phí hoặc các nhà thầu rút lõi công trình làm lợi cá nhân mà xây dựng không đảm bảo chất lượng dẫn đến nhà cửa bị sập đổ, làm công trình xung quanh sụt lún, đổ gây ra thiệt hại về người và tài sản. Ngoài ra, một số nhà cửa, công trình xây dựng khác mặc dù được xây dựng đảm bảo chất lượng nhưng do đã sử dụng quá lâu nên không còn chắc chắn dẫn đến sụp đổ gây ra thiệt hại cho người khác.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua với rất nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung theo hướng vì con người, đề cao các giá trị phổ biến về quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 Trong đó, có nhiều sự thay đổi cơ bản liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - một trong những chế định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự để đảm bảo lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng cũng như ngăn chặn các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Trong số những trường hợp được quy định cụ thể, có một quy định được cho là đã được sửa đổi theo hướng đó – quy định về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Nhà cửa, công trình xây dựng khác là những tài sản lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người Thông thường nhà ở hay các công trình xây dựng khác có được xây dựng kiên cố nhằm sử dụng trong thời gian dài Tuy nhiên, nhiều trường hợp

do không đủ chi phí hay để tiết kiệm chi phí hoặc các nhà thầu rút lõi công trình làm lợi cá nhân mà xây dựng không đảm bảo chất lượng dẫn đến nhà cửa bị sập đổ, làm công trình xung quanh sụt lún, đổ gây ra thiệt hại về người và tài sản Ngoài ra, một số nhà cửa, công trình xây dựng khác mặc dù được xây dựng đảm bảo chất lượng nhưng do đã sử dụng quá lâu nên không còn chắc chắn dẫn đến sụp đổ gây

ra thiệt hại cho người khác Để tìm hiểu về các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, em xin chọn nghiên cứu đề bài 14: “Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Xây dựng một tình huống tranh chấp có liên quan và đưa ra cách giải quyết theo quan điểm cá nhân”

NỘI DUNG

I Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.

1 Cơ sở lý luận về trách trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.

1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là một trường hợp cụ thể được quy định trong Mục 3 Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể của Chương XX BLDS Đồng thời, trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thuộc loại BTTH do tài sản gây ra

Trang 2

Trong BLDS năm 2005 cũng như BLDS năm 2015 không có quy định

về khái niệm cũng như không có các quy định chung về trách nhiệm BTTH

do tài sản gây ra mà chỉ quy định ở các trường hợp BTTH cụ thể Tuy nhiên theo các quy định liên quan ta có thể định nghĩa như sau: Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng cho CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng tài sản đã để tài sản gấy thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác phải BTTH do tài sản gây ra Cũng cần lưu ý trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là một loại trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng

1.2 Khái niệm, đặc điểm nhà cửa, công trình xây dựng khác

Không có một văn bảo nào đưa ra khái niệm về thuật ngữ “nhà cửa” tuy nhiên

có thể hiểu theo nghĩa chung nhất nhà cửa là “nhà để ở nói chung” Tức là hai khái niệm “nhà cửa” và “nhà ở” là hai khái niệm đồng nhất về mặt ý nghĩa, đều nói đến

“nhà”- một loại tài sản trong hệ thống pháp luật dân sự Theo khái niệm được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014, “nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các như cầu sinh hoạt của gai đình, cá nhân”.Có nghĩa là nhà cửa là một công trình xây dựng do con người tạo nên Chính vì thế mà luật gọi tên các công trình khác nhà cửa là “công trình xây dựng khác”

Theo qui định tị khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014, “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình

hạ tầng kỹ thuật và công trình khác” Ngoài ra các công trình xây dựng còn được liệt kê và phân tích theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định số 46/2015 về quản lý chất lượng và công trình xây dựng Như vậy ở chế định này không chỉ nêu khái niệm về công trình xây dựng mà còn chỉ rõ các loại công trình xây dựng Theo đó, chỉ những công trình xây dựng được quy định theo điều này và các văn bản hướng dẫn nếu gây thiệt hại sẽ bị áp dụng Điều 605 BLDS để giải quyết

1.3 Cơ sở pháp lý

Trước hết, BLDS dành một diều khoản quy định cụ thể về trách nhiệm BTTH

do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra tại Điều 605

Ngoài ra, vì đây là một trường hợp cụ thể của chế định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, nên còn phải chịu sự điều chỉnh của các điều khoản trong phần

Trang 3

quy định chung của Mục 1 và xác định thiệt hại theo Mục 2 cùng chương cùng với các văn bản luật hướng dẫn thi hành

1.4 Các chủ thể phải bồi thường thiệt hại:

Cũng giống như các trường hợp do tài sản gây thiệt hại khác, các chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây

ra không phải là người có hành vi trái pháp luật mà là CSH, người chiếm hữu, người quản lý, sử dụng tài sản gây thiệt hại

+ CSH: CSH được xác định là người có quyền sở hữu đối với nhà cửa, công trình xây dựng khác Việc xác định CSH của loại tài sản này tương đối đơn giản, bởi chỉ nhà cửa, công trình xây dựng khác thuộc nhóm bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo luật định Do đó chỉ cần căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu là có thể xác định được

+ Người chiếm hữu: Người chiếm hữu có thể hiểu là người nắm giữ quản lý tài sản Người chiếm hữu có thể là chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

+ Người được giao quản lý, sử dụng: Người được giao quản lý có thể là cá nhân, pháp nhân quản lý tài sản thông qua hợp đồng hoặc chủ thể khác giao cho quản lý, sử dụng Trong trường hợp CSH chuyển giao quản lý, khai thác, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác cho người khác thông qua hợp đồng thì người được chuyển giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác đó phải BTTH

Những trường hợp sau đây sẽ dẫn đến xuất hiện chủ thể là người được giao quản lý: Nhà nước giao tài sản thuộc sở hữu nhà nước là nhà cửa, công trình xây dựng khác cho một số chủ thể là cơ quan tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng; CSH là cộng đồng dân cư giao tài sản thuộc sở hữu cộng đồng cho những chủ thể nào đó quản lý; CSH ủy quyền cho người khác quản lý; CSH cho người khác thuê, mượn;…Khi CSH chuyển giao toàn bộ quyền khai thác, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác, thì người thê trực tiếp quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng khác để khai thác, sử dụng

2 Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.

 Theo Điều 605 BLDS quy định:

“CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác

Trang 4

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì liên đới phải bồi thường”

Theo quy định này, có thể thấy CSH, người chiếm hữu, người được giao quản

lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra dù có lỗi hay không và do bất cứ nguyên nhân nào (tất nhiên

là trừ trường hợp ngoại lệ được quy định tại khoản 2 Điều 584 BLDS)

So với quy định này tại BLDS 2005 chỉ khoanh một số nguyên nhân nhất định như: “sụp đổ, hư hỏng, sạt lở” thì quy định này đã mở rộng phạm vi các trường hợp BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Quy định cũ sẽ không bao quát được hết các trường hợp trong thực tế, chẳng hạn như: nhà bị cháy, lún, Sự thay đổi này là sự phù hợp giữa quy định pháp luật với đời sống xã hội và phù hợp với lẽ công bằng Không những thế, hai căn cứ loại trừ cũng được bỏ đi là “hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại” và “sự kiện bất khả kháng” Bởi những quy định này đã được quy định tại Điều 584

 Tuy nhiên để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thì cần phải đáp ứng các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung hay các điều kiện để phát sinh trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra nói riêng

Tại khoản 3 Điều 584 BLDS quy định: “Trường hợp gây thiệt hại thì CSH, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm BTTH, trừ trường hợp phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này” Đây là lần đầu tiên, căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra được tách biệt rạch ròi với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ra Theo đó, khi tài sản gây thiệt hại mà không thuộc các trường hợp loại trừ thì CSH, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường

Tuy nhiên khi giải quyết các cụ việc về BTTH do tài sản gây ra nói chung, do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra nói riêng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải xác định các điều kiện cụ thể Có ba điều kiện cơ bản để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là: Có thiệt hại xảy ra; có sự kiện gây thiệt hại của tài sản và có mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của nhà cửa, công trình xây dựng khác đối với thiệt hại xảy ra Ngoài ra theo một số quan điểm, lỗi cũng được coi là một điều kiện

Điều kiện thứ nhất: có thiệt hại xảy ra.

Đây là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng

Do đó nhà cửa, công trình xây dựng khác phải gây ra thiệt hại cho người khác thì mới phải bồi thường, không có thiệt hại thì không phải bồi thường Cũng cần lưu ý,

Trang 5

trong trách nhiệm dân sự, chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm trọng cũng phải bồi thường Bởi lẽ, thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm BTTH vì mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là đền bù tổn thất đã gây ra cho người bị thiệt hại chứ không phải răn đe hay trừng phạt như hình sự, hành chính

Như vậy, cần xác định thế nào là thiệt hại Có thể hiểu, thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh

dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức Tuy nhiên, do tính chất của loại trách nhiệm này mà các loại thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra chỉ bao gồm thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người khác Riêng thiệt hại về danh

dự, uy tín, nhân phẩm không thuộc phạm vi tác động gây thiệt hại của tài sản Tuy nhiên, cũng có thể có những trường hợp gây thiệt hại về tinh thần cho những người xung quanh

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra chỉ áp dụng khi tài sản gây thiệt hại “cho người khác” “Người khác” được hiểu là những người khi xảy ra thiệt hại, không phải là CSH, người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản Nếu tài sản gây thiệt hại cho CSH, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra Trường hợp tài sản gây thiệt hại cho người chiếm hữu, sử dụng tài sản theo nghĩa vụ lao động, người chiếm hữu, sử dụng bị thiệt hại có thể được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động Nếu thiệt hại gây ra cho người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng theo hợp đồng, việc có làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hay không còn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên cũng như các quy định khác của pháp luật

Cách tính mức thiệt hại của từng loại thiệt hại tuân theo nguyên tắc chung được quy định tại Điều 589, Điều 590, Điều 591 BLDS

Điều kiện thứ hai: có sự kiện gây thiệt hại của tài sản

Để áp dụng được các quy định đang phân tích thì phải có sự hiện diện của

“nhà cửa, công trình xây dựng khác” trong sự kiện gây thiệt hại Hay nói cách khác, sự kiện gây thiệt hại đó phải do tài sản đó tác động gây ra Đây là một điều kiện hoàn toàn tất yếu Bởi lẽ nếu không có sự kiện gây thiệt hại do chính tài sản đó thì sẽ không thuộc vào chế định BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây

ra này nữa Thiệt hại xảy ra khi đó sẽ phải do một nguyên nhân khác nên sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định khác

Bên cạnh đó cũng cần xem xét tài sản mà gây thiệt hại đó có là đối tượng được luật điều chỉnh hay không Cụ thể là phải là nhà cửa, công trình xây dựng khác mà được nêu trong phần khái niệm ở mục trước Còn những tài sản không

Trang 6

được quy định thì sẽ không được điều chỉnh theo chế định này Chẳng hạn như hang động, nhà di động,…

Điều kiện thứ ba: phải có mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của nhà

cửa, công trình xây dựng khác đối với thiệt hại xảy ra

Có thể thấy đặc điểm của các loại đối tượng này là đều là những bất động sản, gắn liền với đất và thuộc loại phải đăng ký nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người mà không hề có hành vi tác động trực tiếp nào của con người

Mặt khác, cũng do tính chất không di chuyển được như động vật, con người hay các loại động sản khác mà nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại cũng chỉ trong phạm vi con người định vị Do đó khi xác định quan hệ nhân quả giữa sự tác động của nhà cửa, công trình xây dựng khác đối với thiệt hại xảy ra cần lưu ý đến phạm vi gây thiệt hại của những loại tài sản này

Liên quan đến tài sản gây thiệt hại có thể có 2 loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra có liên quan đến tài sản và trách nhiệm bồi thường trong trường hợp bản thân tài sản gây ra thiệt hại Loại trách nhiệm thứ nhất rất dễ gây nhầm lẫn và bị đánh đồng với loại trách nhiệm thứ hai ở sự “có liên quan đến tài sản” Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra chỉ được áp dụng khi thiệt hại “do sự tác động tự thân của tài sản” gây ra Sự kiện gây thiệt hại của tài sản nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người và tự thân tài sản có thể gây thiệt hại mà không

có sự tác động trực tiếp và cơ học của con người

Việc xác định thiệt hại là do “tác động của người” hay “tác động của vật”có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, là điểm mấu chốt để phân định ranh giới giữa hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại: do hành vi của con người gây ra và do tài sản gây ra Bởi lẽ, nhà cửa, công tình xây dựng còn có khả năng gây thiệt hại do hành vi của con người tác động (ví dụ A phá

dỡ nhà cửa để xây mới nhưng không may làm đổ tường làm gãy chân B) Trong tình huống trên, thiệt hại gây ra do hoàn toàn do hành vi của một chủ thể xác định

Ý chí của chủ thể được thể hiện thông qua hành vi tác động trực tiếp đến nhà cửa Hay nói cách khác chúng chỉ đóng vai trò là những công cụ để chủ thể gây thiệt hại cho người khác dù cố ý hay vô ý Thông qua hành vi của con người, những tài sản này gây ra thiệt hại cho người khác nên việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại nói chung Chính

vì vậy khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần lưu ý để tránh nhầm lẫn giữa tác động do con người hay tác động do tài sản

Yếu tố lỗi:

Trang 7

Yếu tố lỗi hiện nay vẫn đang là yếu tố gây nhiều tranh cãi Theo quy định của BLDS 2005 thì một trong những điều kiện để phát sinh trách nhiệm BTTH là có lỗi của người gây thiệt hại Tuy nhiên, điều này sẽ là không hợp lý với những trường hợp thiệt hại là do tài sản gây ra Bởi vì, theo lý luận về Nhà nước và pháp luật thì lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra Vậy thì, không thể tìm kiếm được yếu tố lỗi trong trường hợp tài sản - một vật vô tri, vô giác - gây ra thiệt hại Ngoài ra còn một cách hiểu,lỗi ở đây là của chủ thể phải chịu trách nhiệm BTTH Tuy nhiên nếu như lỗi là một điều kiện thì cũng có nhiều vướng mắc khác Cụ thể theo quy định tại Điều 604 BLDS 2005, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý” Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi Như vậy phải chăng là quá cam go cho người bị thiệt hại bởi việc chứng inh lỗi trong những trường hợp như do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là vô cùng khó BLDS 2015 đã khắc phục được thiếu sót này khi bổ sung thêm căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là “tài sản gây thiệt hại” Cụ thể, khoản 3 Điều 584 quy định: “CSH, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm BTTH trong trường hợp tài sản gây thiệt hại” Sự bổ sung của BLDS 2015

đã sát thực tế hơn và tạo nên sự thống nhất trong quy định về thực tiễn áp dụng pháp luật, góp phần làm ổn định và lành mạnh hóa các quan hệ pháp luật dân sự Mặt khác, tại quy định cụ thể tại điều 605 cũng không chỉ ra yêu cầu cần có yếu tố lỗi Như vậy BLDS 2015 đã quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại

Theo BLDS 2015 thì có thể hiểu như sau: Lỗi không được coi là căn cứ chủ yếu phát sinh trách nhiệm BTTH nhưng được xem là căn cứ để xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH Nếu lỗi là hoàn toàn do người bị thiệt hại thì anh ta sẽ phải tự chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra đối với mình Chẳng hạn, thấy ngôi nhà nghiêng ngả, có hiện tượng nứt, lở, bên ngoài có biển cảnh báo đề “Khu vực nguy hiểm, làm ơn không lại gần” mà anh ta vẫn cố tình xông vào thì khi xảy ra sự cố làm anh ta bị thương thì CSH hay bất kỳ ai cũng không phải chịu trách nhiệm BTTH cho anh ta Hay nếu như lỗi là do người thi công trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường Điều này được quy định ngay trong khoản 2 Điều 605 BLDS Đây là quy định hoàn toàn mới trong BLDS 2015 Trước khi quy định này được bổ sung, việc xác định trách nhiệm BTTH trong nhiều trường hợp thuộc về người thi công, CSH hay các chủ thể khác vẫn luôn là vấn đề còn nhiều tranh cãi Quy định mới này đã khắc phục những khó

Trang 8

khăn đó, khi quy định rõ, riêng đối với người thi công thì khi có lỗi mới phải xét trách nhiệm bttth Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này trên thực tế đòi hỏi phải thật chính xác, bởi vì sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại với hành vi thi công nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thiệt hại Mặt khác, quy định tại Điều 605 BLDS cũng còn tồn tại nhiều bất cập ở chỗ nó chỉ hướng tới trách nhiệm liên đới giữa người thi cộng với CSH hoặc các chủ thể khác Tuy nhiên quy định này chỉ phù hợp nếu người thi công và CSH hoặc các chủ thể khác cùng có lỗi khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại Còn trong trường hợp mà lỗi hoàn toàn do lỗi của người thi công thì không thể buộc CSH hoặc các chủ thể khác cùng liên đới bồi thường

Đối với các chủ thể khác được quy định tại khoản 1 Điều 605 BLDS Có thể nhận thấy, quy định tại điều 605 BLDS mới chỉ ra rất chung chung là các chủ thể phải chịu trách nhiệm mà không hướng dẫn cách xác định thứ tự chịu trách nhiệm của các chủ thể này Về nguyên tắc chung, người nào phải chịu trách nhiệm bồi thường trước hết là người có lỗi để cho nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Do đó có nhiều quan điểm cho rằng việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH

sẽ được xác định trong các trường hợp như sau:

 Thứ nhất, nếu thiệt hại xảy ra là do lỗi của người quản lý

Khi đó, phải xem xét xem trong thời gian xảy ra sự việc thì chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý nghĩa vụ kiểm tra tình trạng, khắc phục hư hỏng, Nếu CSH là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì CSH phải bồi thường Nếu do người khác được giao quản lý và họ không thực hiện nghĩa vụ quản lý thì họ phải BTTH

Cần lưu ý, người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng khác luôn bị suy đoán là có lỗi Bản chất lỗi trong luật dân sự là “lỗi suy đoán” hay “người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi” Sự suy đoán này xuất phát từ khả năng quản lý cũng như kiểm soát sự tồn tại gần như tuyệt đối của người quản lý Không giống như những tài sản khác (động vật hay phương tiện giao thông, ) khi gây thiệt hại các chủ thể

có thể không kiểm soát được Còn đối với tài sản là nhà cửa, công trình xây dựng khác, nếu không xảy ra các sự kiện bất khả kháng, thì con người hoàn toàn có thể kiểm soát được sự tồn tại của loại tài sản này

Việc xác định lỗi của người đang trực tiếp quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khác xuất phát từ nguyên nhân trách nhiệm trông coi bảo quản không để người khác xâm phạm gây thiệt hại cho tài sản được trông coi và không để tài sản mình trông coi gây thiệt hại cho người khác Người được giao quản lý phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phải trông coi nên luôn bị coi là có lỗi khi để cho tài sản mà

Trang 9

mình gây thiệt hại và sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Điều này hoàn toàn là hợp lý Bởi lẽ trong quá trình quản lý, người này phải thực hiện các biện pháp để phát hiện nguy cơ nhà cửa, công trình xây dựng khác có khả năng gây thiệt hại cho những người xung quanh, khắc phục tình trạng hư hỏng, Chẳng hạn người quản lý khu tập thể khi thấy trần đường đi bị bong tróc vỡ các mảng xi măng,

… thì phải lập tức thực hiện các biện pháp như cảnh báo để người xung quanh tránh xa khu vực nguy hiểm, sửa chữa, thông báo cho người có trách nhiệm,… Rõ ràng, có thể thấy nếu có những biện pháp ngăn chặn kịp thời kể trên thì những thiệt hại có thể sẽ không xảy ra Do đó, nếu CSH đồng thời là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường Nếu do người khác có nghĩa vụ quản

lý mà không thực hiện tốt các nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại

 Thứ hai, trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại

mà không có sự vi phạm trong quản lý

Không phải lúc nào người được giao quản lý cũng đều có lỗi Khi đó, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH sẽ phụ thuộc vào việc ai là người được thực hiện các quyền khai thác công dụng hoặc hưởng lợi các lợi ích phát sinh từ nhà cửa, công trình xây dựng khác tại thời điểm nó gây thiệt hại Nếu CSH là người đang thực hiện các quyền đối với tài sản hoặc đang được hưởng lợi ích từ tài sản đó thì CSH phải bồi thường, kể cả tại thời điểm đó tài sản đang do người khác trực tiếp quản lý (ví dụ nhờ trông hộ một ngày thì nhà bị sập gây thiệt hại) Nếu CSH đã chuyển giao quyền khai thác công dụng hoặc hưởng lợi ích từ nhà cửa, công trình xây dựng khác cho chủ thể khác (người thuê, người mượn,…) thì khi nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại thì người này sẽ phải chịu trách nhiệm BTTH Tuy nhiên nếu các bên có thỏa thuận thì việc xác định chủ thể bồi thường thiệt hại

sẽ căn cứ vào thỏa thuận đó mà không dựa vào yếu tố lỗi và quyền của chủ thể đối với nhà cửa, công trình xây dựng khác

 Không thuộc các trường hợp loại trừ

Căn cứ loại trừ trách nhiệm BTTH được quy định tại khoản 2 Điều 584 cũng được áp dụng đối với trường hợp tài sản gây ra thiệt hại là nhà cửa, công trình xây dựng khác Trách nhiệm chứng minh các căn cứ loại trừ này thuộc về người phải bồi thường thiệt hại

Chủ thể bồi thường phải chứng minh được việc gây thiệt hại do nhà cửa, công trình khác gây ra là hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà sẽ do người bị thiệt hại tự chịu

Hoặc chủ thể phải chứng minh được thiệt hại gây ra là do tác động của sự kiến bất khả kháng thì chủ thể bồi thường cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường

Trang 10

Khi đó người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường mà coi đó như là một vụ rủi ro đối với mình Không có quy định cụ thể nào liệt kê vè các trường hợp là sự kiện bất khả kháng Tuy nhiên có thể chứng minh theo con đường như sau CSH, người được giao quản lý, sử dụng mà chứng minh được mình đã thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ quản lý tài sản mà vẫn không thể nhận biết được khả năng gây thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng khác,thì lúc này lỗi sẽ thuộc về người thi công Bởi nếu như thi công tốt, CSH và các chủ thể khác quản lý chặt chẽ nhà cửa, công trình xây dựng khác thì chắc chắn phải ngăn chặn được thiệt hại Nếu tất cả những nghĩa vụ đó được thực hiện tốt mà vẫn xảy ra thì đó là trường hợp bất khả kháng bởi họ không thể lường trước được Chẳng hạn trường hợp động đất làm sập nhà gây chết người, nhà ven sông bỗng nhiên bị sụt lở, Khi đó, trách nhiệm BTTH sẽ được loại trừ theo khoản 2 Điều 584 BLDS

II Tình huống tranh chấp có liên quan và cách giải quyết theo quan điểm cá nhân.

1 Tình huống:

Anh A thuê kỹ sư B khảo sát địa chất rồi thuê kiến trúc C vẽ thiết kế ngôi nhà

2 tầng Sau đó kí hợp đồng với nhà thầu D xây dựng theo đúng thiết kế Ngôi nhà xây xong mới vừa bàn giao Ông A cho người chuyển đồ đạc đến, lúc ấy con trai 10 tuổi và vợ anh cũng đến xem nhà và phụ chuyển đồ Khi vợ và con trai đang ở trên tầng 2, bất ngờ, trần nhà đổ sụp xuống làm vợ và con trai anh bị thương, con trai anh A được chuẩn đoán là chấn thương sọ não Ngoài ra trần nhà sụp bất ngờ làm

hư hỏng một số tài sản vừa được chuyển đến, trong đó bình pha lê trị giá 3000000

là vỡ hoàn toàn và những tài sản khác như tủ lạnh, ti vi, bàn , đèn,… cũng bị hư hỏng nhiều Ông A đòi B C, D liên đới bồi thường thiệt hại Ông D cho rằng: mình

đã bàn giao nhà cho ông A rồi nên ông A phải tự chịu trách nhiệm

Ông A đòi B C, D liên đới bồi thường thiệt hại Ông C cho biết, tuy bản vẽ trần có hình dáng mới lạ, hình chéo lượn lên xuống, khá phức tạp tuy nhiên đã có yêu cầu về loại nguyên liệu và các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo tính an toàn của thiết kế Qua điều tra, phát hiện nguyên liệu làm trần không giống với bản thiết kế Nhà thầu D giải thích do nguyên liệu mà ông C yêu cầu không có bán tại khu vực, nếu mua ở tỉnh khác cũng sẽ đắt đỏ và muốn tiết kiệm cho chủ nhà nên đã sử dụng

xi măng thông dụng.Tuy nhiên D cho rằng ông ta có đầy đủ kinh nghiệm để xây dựng trần nhà như vậy nên đảm bảo không phải do nguyên liệu Nguyên nhân xuất phát từ bản thiết kế hoặc nhân tố khách quan khác Mặt khác, ông D cho rằng: mình

đã bàn giao nhà cho ông A rồi nên ông A phải tự chịu trách nhiệm

Ngày đăng: 05/05/2019, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w