Hệ thống và quy trình xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. (Trang 49)

nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước Bắc Kạn quản lý. Nước được cung cấp cho toàn thị xã Bắc Kạn trong đó có bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn. Hệ thống nước được đưa về các khoa, các khoa có các bể chứa nước và hệ thống cấp nước riêng phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh và các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân.

Sử dụng nguồn ngưới dưới đất khai thác từ hệ thống các giếng khoan dọc bờ sông Cầu để cung cấp nước thô cho khu sử lý.

Hệ thống giếng thị xã Bắc Kạn 07 giếng khoan nước, công suất mỗi giếng 400m3/ngày đêm, trông đó có 6 giếng hoạt động, 01 giếng dự phòng.

4.2.4. H thng và quy trình x lý nước thi ca bnh vin Đa khoa tnh Bc Kn Bc Kn

- Hệ thống: Nước thải sinh hoạt được xử lý qua hệ thống bể tự hoại được lắp đặt sau khu nhà sau đó cùng với nước thải từ các khoa, phòng sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh và xét nghiệm theo đường ống thoát nước dẫn đến khu xử lý nước thải tập trung của bệnh viện với công suất 150 m3

/ ngày đêm. Đây là hệ thống xử lý nước thải bênh viện theo phương pháp sinh học, được xây dựng từ năm 2004 với công suất 150m3/ngày đêm

Quy trình công nghệ xử lý nước thải bệnh viện như sau:

Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhận viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được xử lý qua hệ thống bể tự hoại sau đó được thải ra hệ thống chung của bệnh viện bao gồm nước mưa chảy tràn và nước thải từ các khoa phòng khám bệnh, xét nghiệm, phòng mổ…. Trước khi chảy vào bể chứa nước thải, nước thải được lọc qua song chắn rác với mục đích loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn như vỏ đồ hộp, các loại rác…. Vì chúng có thể gây ra sự cố trong hoạt động của hệ thống. Đây là bước quan trọng đảm

bảo an toàn và làm hoạt động thuận lợi cho cả hệ thống xử lý. Sau đó nước thải được bơm lên bể phản ứng tiếp tục được đưa lên bể lắng Lamen qua hai bể Aroten 1 và Aroten 2(hai bể sinh học khi nước thải vào đó đồng thời cũng được cung cấp khí 02 bằng hệ thống bơm khí) sau đó sang bể lắng thứ cấp. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn lại bể lắng Aroten 1. Trước khi thải ra môi trường nước thải được khử trùng bằng hóa chất clo.

- Quy trình

Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Nước thải Bể chứa - Song chắn rác Bể phản ứng Bể lắng Lamen Bể Aroten 1 Bể Aroten 2 Bể lắng thứ cấp

Nước thải đã qua xử lý Hóa chất (NaOH. Fe+) Cấp khí 02 Bùn thải

Trạm xử lý nước thải bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn gồm có các loại máy sau:

-Máy bơm nước thải: 04 chiếc -Máy thổi khí cạn: 03 chiếc -Máy bơm bùn: 01 chiếc

-Tủ điều khiển, bộ van phao + rơ le tự động: 01 bộ -Bộ hòa trộn bơm định lượng hóa chất: 03

Máy bơm nước thải

-Các thông số : Máy hiệu Foras – Q = 15 m3/h, P = 1.35 kw, sản xuất tại Italia.

-Đặc tính: Máy bơm thuộc loại bơm chìm, cánh hở. Khe hở của bánh xe công tác có thể cho phép bùn, sạn đi qua. Toàn bộ than, vỏ máy được chế tạo bằng inox, riêng bánh xe công tác được chế tạo bằng hợp kim chống ăn mòn..

-Lắp đặt: 02 máy bơm được lắp từ bể thu gom đến bể điều hòa, 02 máy lắp từ bể điều hòa đến container. Độ chênh cao trình giữa bể điều hòa và thiết bị hợp khối không lớn nên lưu lượng của bơm đạt khoảng 9 m3

/h. Các máy bơm này được nối với hệ thống van phao tự động cho phép tự động bơm khi có nước thải và tự động ngắt khi nước thải ít.

Máy thổi khí cạn

-Các thông số: Máy thổi khí trên cạn: HUNGPUMP – Đài Loan, SSR – 65, P = 3.7 kw.

-Đặc tính : Máy thổi khí trên cạn (Air – blowe) hoạt động trên nguyên tắc chèn ép thể tích bằng bánh răng. Do đặc tính trên, cần đặt máy ở nơi không bụi, sạn và thường xuyên vệ sinh ống lọc bụi không khí để tránh ăn mòn bánh răng.

-Lắp đặt : 02 chiếc phục vụ container, 01 chiếc phục vụ bể điều hòa và xử lý sơ bộ 1&2. Do hoạt động trên nguyên tắc chèn ép thể tích nên máy thổi khí gây tiếng ồn .

Máy bơm bùn

-Các thông số : Máy hiệu FORAS, Q = 4 – 8 m3/h, P = 0.75 kw, sản xuất tại Italia.

-Đặc tính: Máy bơm thuộc loại bơm trên cạn, khe hở và tính chất chịu ăn mòn của bánh xe công tác đảm bảo vận chuyển bùn sinh học với độ ẩm = 98%. Do máy đặt tại cót âm nên thao tác không cần mồi bơm.

-Lắp đặt : Trong khối lắp đặt xử lý có lắp đặt một máy bơm bùn với mục đích hút bùn từ các ngăn xử lý sinh học về ngăn nén bùn. Ngoài ra một lượng bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn về ngăn đầu tiên hòa trộn với nước thải chưa xử lý để điều khiển hoạt động của bơm bùn. Một hệ thống van khóa hoàn chỉnh được lắp đặt.

Hệ thống khuấy trộn, bơm định lượng hóa chất

-Đặc điểm : Hệ thống hòa trộn, bơm định lượng hóa chất được lắp đặt đồng bộ và chia làm 2 ngăn riêng biệt,, dùng để bơm hóa chất vào nước thải.

-Hệ thống hòa trộn gồm 2 máy bơm cánh khuấy : một loại bơm khác dùng để bơm hóa chất hòa trộn với nước thải theo một lưu lượng nhất định cũng bao gồm 1 máy bơm định lượng.

-Lắp đặt : Hệ thống bơm trộn và bơm định lượng được nối với bảng điều khiển bằng 2 hệ thống công tắc riêng.

Chế độ vận hành

Trạm xử lý nước thải bệnh viện gồm 2 cụm công trình xử lý : bể điều hòa, xử lý sơ bộ và bể xử lý sinh học kết hợp lắng, khử trùng.Hệ thống điều khiển gồm 2 chế độ : chế độ vận hành tự động và chế độ vận hành bằng tay. Chế độ vận hành tự động dựa vào hệ thống van phao lắp đặt sẵn trong bể, theo mực nước trong bể điều khiển các máy. Chế độ này cho phép tiết kiệm điện năng và nhân công khi vận hành.

Vận hành bơm nước thải

Tại công trình này có 02 hệ thống bơm nước thải từ bể điều hòa lên cụm thiết bị xử lý.

Máy bơm nước thải từ bể điều hòa lên thiết bị

Mở toàn bộ van kí hiệu N1 trên đường ống đẩy của máy bơm tại vị trí bể điều hòa. Các van N1 này có tác dụng điều khiển khhi từng máy bơm làm việc riêng hoặc khi tháo từng bơm để bảo dưỡng.

Tại vị trí đặt bảng điều khiển (nhà trạm), đặt chế độ NC (nhân công) và ấn nút MB cấp 2 (màu xanh) – khởi động hệ thống máy bơm. Khi hệ thống bơm làm việc, đèn tín hiệu màu xanh bật sang.

Ở chế độ vận hành nhân công, luôn để ý tới mực nước trong bể điều hòa, tránh cạn nước mà bơm vẫn hoạt động, gây cháy máy bơm.

Để tắt hệ thống bơm, ấn nút màu đỏ tại vị trí MB1.

Khi vận hành ở chế độ tự động, chuyển công tác từ vị trí nhân công sang tự động.

Vận hành hệ thống máy thổi khí

Trạm xử lý nước thải được trang bị 03 máy thổi khí cạn (Air – blower) có công suất 3.7kw, hai máy dung để cấp khí vào cụm thiết bị xử lý, một máy để cấp khí vào bể điều hòa và xử lý sơ bộ. Theo thiết kế, máy có thể hoạt động ở 2 chế độ: chế độ tự động và chế độ điều khiển bằng nhân công.

Ở chế độ điều khiển tự động, hệ thống máy khí được hoạt động trên cơ sở mực nước có trong bể điều hòa nhờ vào bộ van phao.

Máy thổi khí trên cạn được nối vào hệ thống phân phối khí dẫn đến từng ngăn thiết bị qua hệ thống dàn ống phân phối

Trước khi vận hành máy thổi khí, cần kiểm tra các hệ thống van khí để ở vị trí mở. Nếu vận hành máy khí các van đều đóng sẽ gây ra hiện tượng quá tải cho động cơ máy thổi khí dẫn đến cháy động cơ hoặc phá hủ khớp nối mềm trên đường ống dẫn khí do áp suất quá cao.

Khi vận hành máy thổi khí ở chế độ điều khiển bằng tay, trên bảng điều khiển ấn nút máy thổi khí cạn màu xanh. Đèn tín hiệu làm việc sẽ báo (đèn màu xanh). Khi dừng thổi khí, ấn nút màu đỏ tại vị trí tương ứng, đồng thời đèn tín hiệu tắt. Khi ở chế độ tự động, các máy thổi khí sẽ tự hoạt động theo mực nước trong bể.

Vận hành hệ thống máy bơm bùn

Chức năng của hệ thống máy bơm bùn là vận chuyển lượng bùn sinh học với độ ẩm cao ( xấp xỉ 98% ) về ngăn nén bùn và hồi lưu, hòa trộn bùn với nước thải mới. Để thực hiện được chức năng này, hệ thống xử lý đã lắp đặt một máy bơm bùn và hệ thống các van hút, van đẩy.

Mỗi ngày vận hành hệ thống bơm bùn một lần vào giờ “cao điểm” của nước thải để tận dụng lượng bùn hoạt tính có chứa vi inh vật hòa trộn với nước thải đầu vào. Thời gian vận hành khoảng 15 đến 20 phút tùy theo lượng bùn được sinh ra (do tính chất của nước thải).

Hệ thống bơm bùn phải được vận hành bằng tay, không có chế độ tự động. Khi vận hành, ấn nút bơm bùn màu xanh trên bảng điều khiển. Khi làm việc đèn tín hiệu ở vị trí BB bật sang. Khi dừng vận hành, ấn nút màu đỏ tại vị trí BB.

Cần chú ý khi vận hành hệ thống bơm bùn thì phải có ít nhất là các van trên một nhánh hút được mở và trên đường ống đẩy cũng phải có một van mở để không gây quá tải, cháy động cơ làm hỏng bơm.

Vận hành hệ thống máy bơm hòa trộn, định lượng hóa chất

Hệ thống pha trộn hóa chất được cấu tạo gồm 2 bơm khuấy trộn, 2 bơm định lượng tách riêng và 2 thùng hóa chất.

Hóa chất sử dụng gồm chất keo tụ PACN – 95 và chất khử trùng. Hóa chất khử trùng có thể ở dạng bột hay dạng nước, trước khi được bơm vào để khử trùng nước phải qua quá trình pha loãng để đảm bảo liều lượng nhất định, không gây độc hại và lãng phí hóa chất.

Khi sử dụng bột clorua vôi: Đổ đầy 3/4 nước sạch vào bình nhựa, dung tích của mỗi bình khoảng 40l, sau đó dở bột clorua vôi vào và bật máy bơm hòa trộn. Đậy nắp thùng nhựa trước khi bật máy bơm hòa trộn.

-Liều lượng clo đưa vào nước thải khoảng 3mg/l -Với công suất bơm định lượng 4 – 5 l/h

-Công suất xử lý của hệ thống 6 – 8 m3 /h

-Trung bình một lit dung dịch clorua vôi dùng cho 5 m3nước thải. -Để có hàm lượng clo 3 mg/l cần có 15g clo cho 5 m3 nước thải.

-Lượng clo chiếm trong bột clorua vôi khoảng 70% nên cần 20g bột clorua vôi hòa tan trong 1lit dung dịch cho 5 m3 nước thải.

-Với dung tích 30 – 35 lit mỗi lần pha 600g bột clorua vôi.

Trong quá trình vận hành, ta có thể để hàm lượng clo nhỏ đi bằng cách vặn núm điều chỉnh trên bơm định lượng. Tùy theo cách điều chỉnh, từ 1 – 2 ta phải pha trộn bột clorua vôi 1 lần.

Trong quá trình vận hành cần luôn luôn chú ý không để thùng hóa chất cạn nước khi bom định lượng làm việc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)