Phương pháp kế thừa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. (Trang 30)

Tham khảo các tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn báo cáo khoa học… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài bằng cách thu thập số liệu từ các cơ quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục bảo vệ môi trường và các cơ quan có liên quan.

Đây là phương pháp thu thập số liệu truyền thống, nhanh và có hiệu quả. Chúng ta có thể thu thập được nhiều kiến thức từ phương pháp này, các tài liệu thu thập được giúp chúng ta khái quát các vấn đề cần nghiên cứu.

3.4.2. Phương pháp thu thp s liu th cp

- Thu thập các số liệu về tổ chức hoạt động (quy mô, diện tích, cơ cấu tổ chức, công nghệ thiết bị sử dụng…) của bệnh viện.

- Thu thập các số liệu ở các văn bản, báo chí của tỉnh và trên internet.

3.4.3. Phương pháp ly mu nước thi * V trí ly mu * V trí ly mu

Bng 3.1: V trí, s lượng và phương pháp ly mu

Loại mẫu Số lượng Vị trí

Nước thải bệnh viện trước

khi xử lý 1

Cống thoát nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện sau

khi xử lý 1

Nước thải tập trung sau xử lý thải ra môi trường

( Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Kạn, 2013)

* Cách ly mu nước:

Tiến hành theo tiêu chuẩn 5999 :1995 + Dụng cụ hóa chất

Chai nhựa polytylen, dung tích 500; 1000ml

Tất cả các chai lọ lấy mẫu càn phải rửa sạch bằng nước xà phòng, sau đó rửa kĩ bằng nước sạch, tráng bằng nước cất, trước khi lấy mẫu ít nhất phải tráng một lần bằng chính nước thải cần lấy mẫu rồi mới lấy mẫu đó .

+ Tiến hành lấy mẫu

Do nước thải của bệnh viện sau khi xử lý thải ra hệ thống cống xả nhỏ nên mẫu được lấy tại cửa xả với lượng khoảng 5 mẫu , mỗi mẫu 1 lít.

Mẫu được lấy khi hệ thống xử lý nước thải của bênh viện đang hoạt động. Kèm theo mẫu phải có ghi rõ ( ngày, giờ, tên mẫu, người lấy mẫu, điều kiện thời tiết, vị trí lấy mẫu…..)

* Bo qun và vn chuyn mu: Theo tiêu chuẩn 5999 : 1995

Thời gian vận chuyển mẫu từ nơi lấy mẫu đến phòng thí nghiệm càng ngắn càng tốt, tránh để mẫu thay đổi tính chất và thành phần cần phân tích, đặc biết đối với mẫu của nước thải bệnh viện có chứa nhiều vi sinh vật dễ bị thay đổi về tính chất.

Các điều kiện bảo quản tùy thuộc vào từng chỉ tiêu phân tích.

Mẫu nước thải phải được công phá trước khi tiến hành phân tích, giai đoạn công phá giúp tách được các hợp chất hữu cơ không liên quan tới các chất phân tích trong quá trình này , giúp cho quá trình phân tích được chính xác hơn. Quá trình công phá nươc thải được tiến hành trên máy công phá mẫu 705( đặt ở nhiệt độ 900C trong thời gian 45phút).

- Lựa chọn chỉ tiêu phân tích: lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng cho nước thải bệnh viện theo QCVN 28:2010/BTNMT về chất lượng nước thải bệnh viện.

3.4.4. Phương pháp phân tích ti phòng thí nghim

Các mẫu nước được lấy và bảo quản, phân tích theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5999 : 1995 ) và theo phương pháp trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản và phân tích mẫu nước có thể được trình bày như sau:

* Cách xác định pH, nhit độ: Đo bằng máy đo pH cầm tay matter * Phương pháp xác định Coliform: Xác định theo tiêu chuẩn ISO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9308 – 2000.

* Cách xác định màu ca nước: Xác định bằng phương pháp so màu thông qua máy quang phổ tử ngoại khả biến.

* Cách xác định BOD: Có thể tính toán theo lượng oxi hoá thông qua nhu cầu ôxi hoá học ở một số nguồn thải. Khi thông số COD đánh giá nhu cầu oxi học để phân huỷ tất cả các chất hữu cơ, trong khi BOD5 chỉ có thể đánh giá thành phần các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học. Thông thường tỷ lệ COD/BOD là 2,7.

* Cách xác định COD : Xác đinh trên máy VARIO

+ Máy móc thiết bị:máy đo COD Vario, máy ổn nhiệt Al 38. Chuẩn 0- 150mg/l, chuẩn 0-15000mg/l,

+ Phương pháp xác định: Phương pháp được tiến hành dựa trên nguyên lý so mầu, đó là phương pháp đo cường độ màu của dung dịch, chủ yếu là Cr3+ ở 3 khoảng đo với 3 bước sóng khác nhau đã được cài sẵn trên máy,

+ Chuẩn bị mẫu và đo: Cho vào lít ( lọ thủy tinh chuyên dùng để đo COD) mẫu trắng 2ml nước cất khửu ion và các mẫu cần đo, mỗi kít 2ml nước

mẫu rồi đậy nắp lại. Đưa kít mẫu trắng và mẫu cần đo lên đun trên máy ASL 38 ở nhiệt độ là 1480C trong 2h và lấy ra để nguội ở nhiệt độ phòng.

* Cách xác định Tng N: SMEWW 4500 - N * Cách xác định Tng P: SMEWW 4500 - P * Cách xác định TSS:

- Nội dung: Sấy mẫu ở nhiệt độ 1050

C cho khi đến lượng không khí thay đổi và xác định sự thay đổi khối lượng này trong quá trình sấy.

- Dụng cụ:

Cần phân tích với độ chính xác đến +_ 0,001 gam. Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ +_10C.

Hộp nhôm và nắp có đường kính 65mm, cao 30mm.

Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm trong vòng 4h từ khi nhiệt độ của tủ sấy đạt 2050

C.

- Các bước tiến hành:

Sấy hộp nhôm và nắp ở nhiệt độ 105o

C trong vòng 30phut sau đó để nguội trong bình hút ẩm, đem cân chính xác đến 0,0001 gam.

Hút 10ml mẫu ở trạng thái ban đầu vào hộp nhôm , đem cần được khối lượng( Đã trừ khối lượng hộp). Mở nắp hộp nhôm, đặt nắp xuống đáy của hộp sau đó cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1050C ( chú ý thời gian đạt ở nhiệt độ 1050C tính từ lúc bắt đầu cho hộp nhôm vào sấy không được quá 30 phút ) cho đến khi đạt khối lượng không đổi, chúng ta đậy nắp hộp nhôm lại sau đó lấy ra cho vào bình hút ẩm. Sau khi để nguội đem cân bằng phân tích. Khối lượng hao hụt sau khi sấy được gọi là tổng chất rắn trong nước thải.

- Tính toán tổng lượng chất rắn trong mẫu phân tích:

- Tổng lượng chất rắn trong mẫu phân tích (S) được tinh bằng công thức phần trăm

S = M

Trong đó: S là tổng chất rắn trong mẫu.

M1: Khối lượng mẫu nước trước khi sấy ở 1050 C. M2: Khối lượng mẫu sau khi sấy ở 1050

3.4.5. Phương pháp đánh giá tng hp

Qua các số liệu thu thập được, các kết quả phân tích chúng tôi tiến hành đánh giá tổng hợp, so sánh đánh giá nhằm xác định được độ tin cậy của thông tin thu được. So sánh với tiêu chuẩn của Việt Nam để đánh giá được chất lượng nước thải tại địa điểm lấy mẫu nước thải. Từ đó có thể đưa ra các đánh giá, kết luận sơ bộ về nguồn thải, mức độ ô nhiễm của nguồn thải, sự ảnh hưởng tới các nguồn tiếp nhận.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

4.1.1. Điu kin t nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Bắc Kạn là tỉnh vùng cao miền núi thuộc vùng núi Đông Bắc Việt Nam, với diện tích tự nhiên là 485.941,0 ha. Có toạ độ địa lý từ 21o

48”22” đến 22o44”17” vĩ độ Bắc, từ 105o25”08” đến 106o24”47” kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:

- Phía Đông: Tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn; - Phía Tây: Tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang; - Phía Nam: Tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên; - Phía Bắc: Tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng.

Vị trí địa lý của Bắc Kạn ở vào thế khó khăn so với nhiều tỉnh khác trong vùng, xa trung tâm phát triển kinh tế của vùng, lại không có cửa khẩu biên giới nên việc giao lưu kinh tế, thu hút nguồn lực để đầu tư khó khăn.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Bắc Kạn có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh gồm nhiều dạng địa hình như: Thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình và núi đá vôi... núi đá xen lẫn núi đất dễ gây sạt lở. Độ dốc bình quân của địa hình là 260.

- Phía Tây của tỉnh có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, có nhiều đỉnh cao trên 1000 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26- 300, nhiều dãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện Ba Bể xen kẽ núi đất tạo thành những thung lũng hẹp.

- Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc, có dãy núi đá vôi Kim Hỷ là khối đá đồ sộ, dân cư thưa thớt.

- Phía Tây Bắc là hồ Ba Bể có diện tích tự nhiên khoảng 500 ha, độ sâu khoảng 20 - 25 m, thiên nhiên đã tạo ra nơi đây một phong cảnh đẹp, một khu du lịch lý tưởng.

- Phía Nam của tỉnh là vùng đồi núi, độ cao bình quân từ 300 - 400 m so với mặt nước biển, đây là phần cuối cùng của cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn - Yên Lạc. Tuy độ cao không lớn, độ dốc bình quân 260 nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các thung lũng nhiều hơn và rộng hơn điển hình là các thung lũng ven sông Cầu.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn

Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm.

Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 17,20

C - 28,40C. Từ tháng 5 đến tháng 10 khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 27,00C. Từ tháng 11 đến tháng 4 khí hậu lạnh và ít mưa, nhiệt độ trung bình khoảng 19,50

C. Tháng 1 và tháng 12 có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (17,20C). Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,30

Bng 4.1: Nhit độ trung bình tháng trong năm 2013

Nhiệt độ trung bình tháng (0C)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giá trị 17,2 19,8 21 22,7 27,4 28,3 28,4 27,2 27,1 23,6 19,2 17,2

(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Kạn, 2013)

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của khu vực. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt to hơn và rơi ngay xuống đất. Từ mặt đất các vi sinh vật phát tán vào môi trường không khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào các hạt bụi ẩm lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây truyền nhiễm bệnh. Độ ẩm còn có tác dụng với các chất khí như SO2 , NOx ,… hòa hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các axit.

- Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất: 87% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất: 78%

Bng 4.2: Độm không khí trung bình tháng trong năm 2013

Độ ẩm trung bình tháng (%)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giá trị 80 78 78 85 83 84 85 87 87 78 79 81

(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Kạn, 2013)

Lượng mưa trung bình trong năm trong khu vực khoảng từ 1.000 - 1.100mm. Mưa ở đây chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa trùng với mùa nắng trong năm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với 85% - 90% lượng mưa cả năm. Thời gian còn lại là mùa ít mưa. Trong mùa mưa có những tháng có thể có tới gần 20 ngày có mưa. Mùa ít mưa thì lượng mưa không đáng kể, hoặc chỉ là mưa phùn.

+ Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (tháng 7):242 mm + Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 11):0,5 mm + Lượng mưa trung bình năm:1.084 mm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bng 4.3: Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2013

Lượng mưa trung bình tháng (mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giá trị 68,1 1,7 14,9 89 88,4 237,9 242 186,2 97,5 3,1 0,5 54,7

(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Kạn, 2013)

+ Tốc độ gió trung bình tháng nhỏ nhất:2,1 m/s. + Tốc độ gió trunh bình tháng lớn nhất:3,2 m/s. + Tốc độ gió trung bình năm: 2,5 m/s.

Bng 4.4: Tc độ gió trung bình tháng trong năm 2013

Tốc độ gió trung bình tháng (m/s)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giá trị 2,8 2,8 2,7 3,2 2,9 2,5 2,3 2,1 2,4 2,2 2,3 2,5

(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Kạn, 2013)

Bng 4.5: S gi nng trung bình tháng trong năm 2013

Số giờ nắng trung bình tháng (giờ)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giá trị 61 136 80 67 121 131 185 168 174 143 130 87

(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Kạn, 2013)

Do đặc điểm địa hình là miền núi cao với 2 mạch vòng cung lớn, nên Bắc Kạn là khởi nguồn của nhiều sông, suối, mạng lưới khá dày đặc và chảy theo những hướng khác nhau:

- Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phja Bjoóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn. Trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, sông Cầu dài 103 km, diện tích lưu vực 510 km2, lưu lượng bình quân năm 73 m3/s, mùa lũ là 123 m3

/s, mùa khô là 8,05 m3/s. Tổng lượng nước khoảng 798 triệu m3

.

- Sông Năng bắt nguồn từ vùng núi thuộc địa phận huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng. Phần thượng nguồn sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và chảy vào tỉnh Bắc Kạn ở địa phận phía Bắc xã Bằng Thành huyện Pác Nặm. Sông Năng có tổng chiều dài là 113 km, phần nội tỉnh Bắc Kạn, sông có chiều dài 87 km. Tổng lưu vực rộng 2270 km2

km2, tổng lượng nước 1330 triệu m3, lưu lượng bình quân 42,1 m3 /s.

- Sông Phó Đáy là một nhánh của sông Lô, sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Nam của rặng núi Phja Bjoóc thuộc cánh cung sông Gâm. Phần nội tỉnh sông Phó Đáy có chiều dài 36 km, lưu vực sông rộng 250 km2, nằm gọn trong phần phía Nam huyện Chợ Đồn, lưu lượng bình quân 9,70 m3

/s.

- Sông Bắc Giang bắt nguồn từ một vùng núi có độ cao 1188 m thuộc xã Thượng Quan phía Bắc huyện Ngân Sơn. Sông chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển theo hướng Tây - Đông, đến phía Bắc huyện Na Rì với độ dài 28,6 km qua các xã Lương Thượng, Lương Thành, Lương Hạ, Kim Lư rồi chảy sang địa phận tỉnh Lạng Sơn nhập vào hệ thống sông Kỳ Cùng của Lạng Sơn. Lòng sông có chiều rộng trung bình từ 40 - 60 m, lưu lượng dòng chảy bình quân năm 24,2 m3

/s.

- Sông Na Rì bắt nguồn từ vùng núi đá vôi có độ cao 825 m, thuộc xã Yên Cư huyện Chợ Mới chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tại Pắc Cáp (xã Lương Thành). Sông Na Rì có chiều dài 55,5 km chảy uốn khúc theo chân các dãy núi cao, thủy chế thất thường, lưu lượng dòng chảy thay đổi đột ngột, lòng sông hẹp.

Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn có hồ Ba Bể, đây là một hồ kiến tạo lớn nhất và cũng là một danh thắng nổi tiếng cả nước. Hồ Ba Bể nằm trên độ cao 145 m, rộng khoảng gần 5 triệu m2, gồm 3 hồ (Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng) dài gần 9 km, nơi rộng nhất tới 2 km, độ sâu trung bình khoảng 20 - 25 m, nơi sâu nhất là 29 m. Là một hồ kiến tạo được cấu tạo trong đá phiến và đá vôi. Ngày 5/6/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã trao quyết định của UNESCO công nhận Hồ Ba Bể là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế), sự kiện này đưa Hồ Ba Bể trở thành khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam sau hồ Xuân Thủy, Nam Định và hồ Bàu Sấu, Đồng Nai.

4.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. (Trang 30)